Đoạn Đường Chiến Binh

NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ TRONG TRẬN PHƯỚC LONG

Ngày 10 tháng năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”. ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh Bình Long là “Bình Long Anh Dũng”,

Bùi Anh Trinh

Ngày 10 tháng năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”. ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh Bình Long là “Bình Long Anh Dũng”, tỉnh Kontum là “Kontum Kiêu Hùng, Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên là “Trị Thiên Vùng Dậy” ).  Có nghĩa là Tổng thống Thiệu bỏ luôn tỉnh Phước Long chứ không có ý định tái chiếm trở lại như năm 1972.  Đơn giản chỉ vì lúc đó ông ta đang toan tính bỏ luôn Vùng 1 và Vùng 2 nếu Tổng thống Ford quyết định không can thiệp sau khi Phước Long rơi vào tay quân Cọng sản.

* Chú giải :  Năm 1973, ngày 14-1, Tướng Alexander Haig đến Sài Gòn với tối hậu thư của Nixon cam kết “Chúng tôi sẽ không nhìn nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc nào trên mãnh đất Miền Nam.  Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Hiệp định bị vi phạm… …Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho VNCH ”.

Đêm 17-1-1973 Đại sứ Bunker lại chuyển đến Tổng thống Thiệu một điện văn của Nixon, cho biết sau ngày ký hiệp ước, dự trù vào ngày 27-1, Phó tổng thống Agnew sẽ đến Sài Gòn với một bản mật ước của Tổng thống Nixon, trong đó nêu rõ ba vấn đề : (1)  Hoa Kỳ công nhận chính phủ của ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam (2)  Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ của Miền Nam. (3)  Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp định bị vi phạm.  ( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập ).

Về phía CSVN, mới đầu Tướng Lê Đức Anh sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 3 chiếm dễ dàng 2 quận Đức Phong và Bố Đức.  Đây là hai trung đoàn chủ lực Miền của quân đội GPMN, tiếng là Sư đoàn 3 nhưng thực sự chỉ có 2 trung đoàn.  Sau đó không thấy phía VNCH có phản ứng cho nên Hà Nội ra lệnh cho Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  ( Tự truyện của Tướng Lê Đức Anh do Khuất Biên Hòa ghi ).

Tướng Cầm đã điều động cả 3 sư đoàn và 1 trung đoàn đặc công ( tổng cộng 27 tiểu đoàn ) để đạt được chiến thắng.  Trong khi đó lực lượng phòng thủ của Phước Long chỉ có 5 tiểu đoàn Địa phương quân, mà đã có 2 tiểu đoàn tự tan rã ngay ngày đầu và 1 tiểu đoàn tan rã trong ngày thứ hai.

Lê Duẩn và Tướng CSVN Trần Văn Trà chưng hửng

Theo Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse :  Để đối phó với lực lượng tấn công hơn 3 sư đoàn của CSVN, Bộ Tổng tham mưu và BTL Quân đoàn 3 VNCH chỉ gởi vào chiến trường 1 tiểu đoàn bộ binh vào ngày thứ hai của trận chiến.  Và đến ngày thứ 25, sau khi quân CSVN dùng xe tăng tấn công vào thị xã Phước Long thì Bộ TTM gởi thêm 2 đại đội Biệt kích dù.

Ba sư đoàn CSVN khoảng 30.000 người, 1 tiểu đoàn VNCH khoảng 500 người, 2 đại đội BKD được ghi rõ là 250 người..!  Đây là một điều hoàn toàn không hiểu nổi đối với các nhà quân sự học.  Ngoại trừ ngay từ đầu Tướng Thiệu và Tướng Viên đã quyết định bỏ thí Phước Long.

Về phía CSVN lại càng khó hiểu hơn :  Để đối phó với lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn ĐPQ của VNCH mà hơn 3 sư đoàn quân CSVN phải đánh suốt 25 ngày đêm mới giành được chiến thắng…?  Đây cũng là một điều vô lý nhưng sau này được Tướng CSVN Trần Văn Trà giải thích trong hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm :

“Bổng một hôm trong lúc đang họp, một đồng chí trong Cục tác chiến đưa đến và đọc một bức điện từ chiến trường báo cáo rằng “ Vì địch đã tăng viện được Lữ 81 Biệt kích dù vào thị xã, chúng đã cố thủ nên chúng tôi tạm cho dẫn bộ đội ra chấn chỉnh để nghiên cứu đánh lại”

Tôi sửng sốt, không tin.  Tôi ngồi gần như đối diện với anh Ba ( Lê Duẩn ), khi nghe đọc xong, anh nhìn thẳng vào tôi có ý hỏi tại sao vậy.  Trước đây, khi xin được đánh Phước Long và được sử dụng một ít pháo lớn và xe tăng, tôi đã khẳng định với anh Ba rằng ta đánh chắc thắng và địch không thể tăng viện được.  Nay nếu đánh không nổi tỉnh lỵ Phước Long thì mọi việc đánh giá khác của tôi sẽ khó mà tin được là đúng.  Trình độ tác chiến của quân chủ lực ta ở Miền Đông rõ ràng chứng tỏ còn thấp kém” ( Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm trang 189 ).

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2017/02/cac-chien-si-ld81bcnd-chuan-bi-nhay-vao-phupc-long.jpg?w=475&h=697

Thực ra lực lượng tăng viện của Biệt cách 81 không phải là một lữ đoàn ( 16 đại đội ) mà chỉ có 2 đại đội khoảng 250 người ( Tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên ).  Hai đại đội đủ khiến cho 3 sư đoàn CSVN ( khoảng 30.000 người ) phải rút ra ngoài.  Vậy thì chỉ cần 4 đại đội hay 6 đại đội là dư sức giữ được Phước Long với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân.  Trong khi Liên đoàn BCD còn 14 đại đội đang nằm trừ bị, chưa sử dụng đến.

Trước đó hồi ký của tướng CSVN Trần Văn Trà cho thấy chủ trương của Bộ chỉ huy CSVN vào cuối năm 1974 : “Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long.  Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B.2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ ( Bộ Tổng tư lệnh tại Hà Nội ) không đồng ý”. 

Sau đó Trần Văn Trà cùng Phạm Hùng ra Hà Nội để gặp Lê Duẫn để bàn kế hoạch trong năm 1975.  Trong khi Hùng và Trà đang còn ở Hà Nội thì ở trong Nam Lê Đức Anh cho quân chiếm hai quận Đôn Luân và Bố Đức mà không tốn hao công sức ( thực ra là do hai tiểu đoàn người Thượng làm phản ).

Nghe được tin đó Trà thuyết phục Duẩn cho phép đánh Phước Long với toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 4 CSVN.  Không ngờ chỉ cần 2 đại đội Biệt cách mà 3 sư đoàn của Tướng Hoàng Cầm suýt thất bại ( Quân số 1 sư đoàn khoảng từ 8.000 đến 10.000 người trong khi 1 đại đội khoảng trên dưới 100 người ).

Nếu lúc đó người chỉ huy chiến trường là Tướng Phạm Quốc Thuần thì 3 sư đoàn của Tướng Trà sẽ bị đánh tan như năm 1972 mà chỉ cần điều tới Phước Long 1 thiết đoàn chiến xa.  Mặc dầu 1975 VNCH không còn B.52, nhưng phía CSVN cũng không khá gì hơn, họ không còn đạn đại bác, không còn vũ khí chống tăng và chống máy bay ( Hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái ).  Tướng Thuần sẽ điều ít nhất 10 tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chủ lực của Quân đoàn 3, hoặc tệ lắm thì cũng là 16 đại đội của Liên đoàn Biệt cách 81.

Thái độ khó hiểu của Tướng Cao Văn Viên

Phản ứng của Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao Văn Viên đã khiến cho Tướng CSVN Lê Đức Anh có một quyết định làm thay đổi hẳn số phận của VNCH : “ Sau 4 ngày chiến đấu… … Thấy quân địch không có phản ứng gì lớn, ông Anh hội ý trong Bộ chỉ huy Miền, quyết định tấn công đợt 3, tiêu diệt khu vực phòng thủ cuối cùng, giải phóng Phước Long ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 136 ).

Ngày nay lục lại hồ sơ trận Phước Long thì rõ ràng Phước Long thất thủ do Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao văn Viên đã án binh bất động cho quân CSVN tha hồ tiến chiếm.  Và rồi kết quả mất Phước long đã khiến Hà Nội quyết định đánh Ban Mê Thuột.

Theo như hồi ký của Tướng Cao Văn Viên thì Tướng Đống quá tệ;  ông ta  xin thêm Sư đoàn Dù, sau khi bị từ chối Sư đoàn Dù thì Đống đòi 1 sư đoàn bộ binh nào khác, nếu không có thì ông từ chức.  Trong khi đó Tướng Đống chớ hề điều động được 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn chiến xa và 3 liên đoàn BĐQ mà ông đang nắm trong tay, ông chỉ ngắt ra được mỗi một  tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chính quy của Quân đoàn III.

Sự thực không thể như vậy, đặt giả dụ Tướng Đống không có khả năng nhưng dưới ông còn có Tướng Tư lệnh phó Nguyễn Văn Hiếu và ban tham mưu Quân đoàn. Nhưng tướng Hiếu là một ông tướng xuất sắc, chính ông là người làm nên chiến thắng Pleime năm 1965, lúc đó ông là Đại tá Tham mưu trưởng Quân Khu 2.

Ngoài ra còn có Tướng Cao Văn Viên và Bộ Tổng tham mưu đang đứng đằng sau. ( Theo hồi ký của Đại tá Phạm Bá Hoa thì Tướng Đống là đàn em thân tín của Tướng Viên, chắc chắn Tướng Đống đã có cầu cứu với Tướng Viên nhưng Tướng Viên làm lơ ). Chỉ có một cách giải thích duy nhất là Tướng Thiệu và Tướng Viên muốn bỏ Phước Long cho nên chẳng những không giúp đỡ Tướng Đống mà thậm chí còn tỏ thái độ lơ là khiến cho ông ta đòi từ chức.

Việc Tướng Thiệu không chấp nhận cho Tướng Đống từ chức chứng tỏ rằng lỗi không phải nơi Tướng Đống.  Chẳng qua là Tướng Đống không hiểu ý của Tướng Thiệu và Tướng Viên mà thôi.  Có như vậy mới thấy Đại sứ Martin đẩy tướng Thuần ra khỏi vị trí Tư lệnh Quân khu 2 là có âm mưu.

Nếu là Tướng Thuần thì Tướng Thiệu và Tướng Viên không qua mắt được ông ta.  Dĩ nhiên là 2 trung đoàn CSVN của Tướng Lê Đức Anh sẽ bị đánh tan tại Bù Na và Bù Đăng.  Lúc đó Hà Nội sẽ không chỉ thị Quân đoàn 4 CSVN của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  Và như thế Phước Long sẽ không mất và trận Ban Mê Thuột sẽ không xảy ra.

Nhưng giữa Tướng Thiệu và tướng Viên thì ai là người chủ trương bỏ thí Phước Long?  Hồi ký của Tướng Viên cho thấy Tướng Thiệu quyết định không tiếp ứng cho Phước Long sau khi nghe thuyết giải của Tướng Viên trong buổi họp tại dinh Độc Lập vào ngày 2-1-1975, tức là ngày thứ 22 sau khi trận đánh xảy ra và chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc.

Như vậy có thể hiểu là ngay từ đầu cho tới ngày thứ 22 mọi tin tức về tình hình Phước Long đến tai Tổng thống Thiệu như hằng ngàn trận lẻ tẻ khác trên toàn quốc cho nên ông không để ý.  Chỉ đến khi xe tăng CSVN xuất hiện và tràn vào thành phố, báo chi loan tin từng giờ thì Tổng thống Thiệu mới hay.

Nhưng khi ông hay được thì Tướng Cao Văn Viên cho ông biết là : (1) Quân trừ bị của Bộ TTM không còn ( Tướng Viên quên mất là ông còn Liên đoàn 81 Biệt cách nhảy dù và Liên đoàn 7 BĐQ ).  (2) Hai sư đoàn trực thuộc Quân đoàn 3 là Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh mắc phòng thủ Tây Ninh ( Tướng Viên quên mất là Tướng Đống còn Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 Liên đoàn  Biệt Động quân trừ bị ).   (3) Không còn trực thăng chở quân và đại bác.  (4) Nếu điều động máy bay không vận cho Phước Long thì sẽ bị tổn thất, làm giảm khả năng vận chuyển của Không quân VNCH về sau này ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 107-108 ).

Sự lý giải của Tướng Viên vô tình cho thấy chỉ có một mình ông cân nhắc bỏ Phước Long chứ không phải là doTướng Thiệu.  Tướng Thiệu chỉ quyết định sau khi Tướng Viên trình bày 4 lý do không thể tiếp viện cho Phước Long.

Thái độ im lặng của Tướng Nguyễn Văn Hiếu 

Trong khi đó có một người thấy rõ những điều lý giải của Tướng Viên là vô lý.  Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III;  ông biết rõ Tướng Đống dư sức ngắt bớt quân đang phòng thủ Tây Ninh ( 2 sư đoàn ) để kéo sang Phước Long, ông biết rõ Quân đoàn III đang còn 1 Liên đoàn BĐQ và 1 Lữ đoàn Thiết kỵ làm trừ bị, ông cũng biết rõ máy bay tiếp tế cho Phước Long có nhiều điểm tiếp tế an toàn và nhiều cách thả dù tiếp tế an toàn, chuyện tổn thất lực lượng phi cơ vận chuyển là điều chưa chắc sẽ xảy ra.

*Chú giải : Tướng Hiếu nổi danh từ khi ông còn làm Tham mưu trưởng Quân khu 2 với chiến thắng Pleime.  Năm 1973 ông với tướng Phạm Quốc Thuần được Tướng Thiệu cắt cử làm trụ chống nhà của Quân khu 3 nhưng tháng 11 năm 1974 Đại sứ HK Martin buộc Tướng Thiệu đổi tướng Thuần đi khỏi Quân khu 3 để đưa tướng Đống là đàn em thân cận của tướng Viên vào thế. ( CIA and The Generals ).

Cuốn sách “Why Pleime” của Tướng Hiếu là một bằng chứng cho thấy ông là một tướng tài,  Ông nổi tiếng thông minh, thanh liêm và trực tính.  Cho nên ông không thể nào gục đầu im lặng trước những lệnh điều động trái khoáy, phi lý của Tướng Viên.  Sau này em trai Tướng Hiếu cho rằng cái chết của Tướng Hiếu có nhiều “bí ẩn”.  Vậy nếu Tướng Hiếu chết vì quốc gia đại sự thì chuyện không tán đồng lệnh lui binh của Bộ TTM, hoặc lên tiếng báo động dịch làm phản của cựu Biệt kích Thượng là những giả thuyết đáng lưu ý .

BÙI ANH TRINH

https://vietcongonline.com/2016/01/11/nhung-dieu-vo-ly-trong-tran-phuoc-long/

Bàn ra tán vào (1)

Lê Tân
10 tháng 5 năm 1975 ??? Tội nghiệp những vị được đề cập trong bài đều đã qua đời ,bị vu khống ,xuyên tạc cũng phải chịu !!!

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ TRONG TRẬN PHƯỚC LONG

Ngày 10 tháng năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”. ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh Bình Long là “Bình Long Anh Dũng”,

Bùi Anh Trinh

Ngày 10 tháng năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”. ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh Bình Long là “Bình Long Anh Dũng”, tỉnh Kontum là “Kontum Kiêu Hùng, Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên là “Trị Thiên Vùng Dậy” ).  Có nghĩa là Tổng thống Thiệu bỏ luôn tỉnh Phước Long chứ không có ý định tái chiếm trở lại như năm 1972.  Đơn giản chỉ vì lúc đó ông ta đang toan tính bỏ luôn Vùng 1 và Vùng 2 nếu Tổng thống Ford quyết định không can thiệp sau khi Phước Long rơi vào tay quân Cọng sản.

* Chú giải :  Năm 1973, ngày 14-1, Tướng Alexander Haig đến Sài Gòn với tối hậu thư của Nixon cam kết “Chúng tôi sẽ không nhìn nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc nào trên mãnh đất Miền Nam.  Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Hiệp định bị vi phạm… …Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho VNCH ”.

Đêm 17-1-1973 Đại sứ Bunker lại chuyển đến Tổng thống Thiệu một điện văn của Nixon, cho biết sau ngày ký hiệp ước, dự trù vào ngày 27-1, Phó tổng thống Agnew sẽ đến Sài Gòn với một bản mật ước của Tổng thống Nixon, trong đó nêu rõ ba vấn đề : (1)  Hoa Kỳ công nhận chính phủ của ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam (2)  Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ của Miền Nam. (3)  Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp định bị vi phạm.  ( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập ).

Về phía CSVN, mới đầu Tướng Lê Đức Anh sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 3 chiếm dễ dàng 2 quận Đức Phong và Bố Đức.  Đây là hai trung đoàn chủ lực Miền của quân đội GPMN, tiếng là Sư đoàn 3 nhưng thực sự chỉ có 2 trung đoàn.  Sau đó không thấy phía VNCH có phản ứng cho nên Hà Nội ra lệnh cho Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  ( Tự truyện của Tướng Lê Đức Anh do Khuất Biên Hòa ghi ).

Tướng Cầm đã điều động cả 3 sư đoàn và 1 trung đoàn đặc công ( tổng cộng 27 tiểu đoàn ) để đạt được chiến thắng.  Trong khi đó lực lượng phòng thủ của Phước Long chỉ có 5 tiểu đoàn Địa phương quân, mà đã có 2 tiểu đoàn tự tan rã ngay ngày đầu và 1 tiểu đoàn tan rã trong ngày thứ hai.

Lê Duẩn và Tướng CSVN Trần Văn Trà chưng hửng

Theo Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse :  Để đối phó với lực lượng tấn công hơn 3 sư đoàn của CSVN, Bộ Tổng tham mưu và BTL Quân đoàn 3 VNCH chỉ gởi vào chiến trường 1 tiểu đoàn bộ binh vào ngày thứ hai của trận chiến.  Và đến ngày thứ 25, sau khi quân CSVN dùng xe tăng tấn công vào thị xã Phước Long thì Bộ TTM gởi thêm 2 đại đội Biệt kích dù.

Ba sư đoàn CSVN khoảng 30.000 người, 1 tiểu đoàn VNCH khoảng 500 người, 2 đại đội BKD được ghi rõ là 250 người..!  Đây là một điều hoàn toàn không hiểu nổi đối với các nhà quân sự học.  Ngoại trừ ngay từ đầu Tướng Thiệu và Tướng Viên đã quyết định bỏ thí Phước Long.

Về phía CSVN lại càng khó hiểu hơn :  Để đối phó với lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn ĐPQ của VNCH mà hơn 3 sư đoàn quân CSVN phải đánh suốt 25 ngày đêm mới giành được chiến thắng…?  Đây cũng là một điều vô lý nhưng sau này được Tướng CSVN Trần Văn Trà giải thích trong hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm :

“Bổng một hôm trong lúc đang họp, một đồng chí trong Cục tác chiến đưa đến và đọc một bức điện từ chiến trường báo cáo rằng “ Vì địch đã tăng viện được Lữ 81 Biệt kích dù vào thị xã, chúng đã cố thủ nên chúng tôi tạm cho dẫn bộ đội ra chấn chỉnh để nghiên cứu đánh lại”

Tôi sửng sốt, không tin.  Tôi ngồi gần như đối diện với anh Ba ( Lê Duẩn ), khi nghe đọc xong, anh nhìn thẳng vào tôi có ý hỏi tại sao vậy.  Trước đây, khi xin được đánh Phước Long và được sử dụng một ít pháo lớn và xe tăng, tôi đã khẳng định với anh Ba rằng ta đánh chắc thắng và địch không thể tăng viện được.  Nay nếu đánh không nổi tỉnh lỵ Phước Long thì mọi việc đánh giá khác của tôi sẽ khó mà tin được là đúng.  Trình độ tác chiến của quân chủ lực ta ở Miền Đông rõ ràng chứng tỏ còn thấp kém” ( Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm trang 189 ).

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2017/02/cac-chien-si-ld81bcnd-chuan-bi-nhay-vao-phupc-long.jpg?w=475&h=697

Thực ra lực lượng tăng viện của Biệt cách 81 không phải là một lữ đoàn ( 16 đại đội ) mà chỉ có 2 đại đội khoảng 250 người ( Tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên ).  Hai đại đội đủ khiến cho 3 sư đoàn CSVN ( khoảng 30.000 người ) phải rút ra ngoài.  Vậy thì chỉ cần 4 đại đội hay 6 đại đội là dư sức giữ được Phước Long với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân.  Trong khi Liên đoàn BCD còn 14 đại đội đang nằm trừ bị, chưa sử dụng đến.

Trước đó hồi ký của tướng CSVN Trần Văn Trà cho thấy chủ trương của Bộ chỉ huy CSVN vào cuối năm 1974 : “Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long.  Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B.2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ ( Bộ Tổng tư lệnh tại Hà Nội ) không đồng ý”. 

Sau đó Trần Văn Trà cùng Phạm Hùng ra Hà Nội để gặp Lê Duẫn để bàn kế hoạch trong năm 1975.  Trong khi Hùng và Trà đang còn ở Hà Nội thì ở trong Nam Lê Đức Anh cho quân chiếm hai quận Đôn Luân và Bố Đức mà không tốn hao công sức ( thực ra là do hai tiểu đoàn người Thượng làm phản ).

Nghe được tin đó Trà thuyết phục Duẩn cho phép đánh Phước Long với toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 4 CSVN.  Không ngờ chỉ cần 2 đại đội Biệt cách mà 3 sư đoàn của Tướng Hoàng Cầm suýt thất bại ( Quân số 1 sư đoàn khoảng từ 8.000 đến 10.000 người trong khi 1 đại đội khoảng trên dưới 100 người ).

Nếu lúc đó người chỉ huy chiến trường là Tướng Phạm Quốc Thuần thì 3 sư đoàn của Tướng Trà sẽ bị đánh tan như năm 1972 mà chỉ cần điều tới Phước Long 1 thiết đoàn chiến xa.  Mặc dầu 1975 VNCH không còn B.52, nhưng phía CSVN cũng không khá gì hơn, họ không còn đạn đại bác, không còn vũ khí chống tăng và chống máy bay ( Hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái ).  Tướng Thuần sẽ điều ít nhất 10 tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chủ lực của Quân đoàn 3, hoặc tệ lắm thì cũng là 16 đại đội của Liên đoàn Biệt cách 81.

Thái độ khó hiểu của Tướng Cao Văn Viên

Phản ứng của Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao Văn Viên đã khiến cho Tướng CSVN Lê Đức Anh có một quyết định làm thay đổi hẳn số phận của VNCH : “ Sau 4 ngày chiến đấu… … Thấy quân địch không có phản ứng gì lớn, ông Anh hội ý trong Bộ chỉ huy Miền, quyết định tấn công đợt 3, tiêu diệt khu vực phòng thủ cuối cùng, giải phóng Phước Long ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 136 ).

Ngày nay lục lại hồ sơ trận Phước Long thì rõ ràng Phước Long thất thủ do Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao văn Viên đã án binh bất động cho quân CSVN tha hồ tiến chiếm.  Và rồi kết quả mất Phước long đã khiến Hà Nội quyết định đánh Ban Mê Thuột.

Theo như hồi ký của Tướng Cao Văn Viên thì Tướng Đống quá tệ;  ông ta  xin thêm Sư đoàn Dù, sau khi bị từ chối Sư đoàn Dù thì Đống đòi 1 sư đoàn bộ binh nào khác, nếu không có thì ông từ chức.  Trong khi đó Tướng Đống chớ hề điều động được 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn chiến xa và 3 liên đoàn BĐQ mà ông đang nắm trong tay, ông chỉ ngắt ra được mỗi một  tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chính quy của Quân đoàn III.

Sự thực không thể như vậy, đặt giả dụ Tướng Đống không có khả năng nhưng dưới ông còn có Tướng Tư lệnh phó Nguyễn Văn Hiếu và ban tham mưu Quân đoàn. Nhưng tướng Hiếu là một ông tướng xuất sắc, chính ông là người làm nên chiến thắng Pleime năm 1965, lúc đó ông là Đại tá Tham mưu trưởng Quân Khu 2.

Ngoài ra còn có Tướng Cao Văn Viên và Bộ Tổng tham mưu đang đứng đằng sau. ( Theo hồi ký của Đại tá Phạm Bá Hoa thì Tướng Đống là đàn em thân tín của Tướng Viên, chắc chắn Tướng Đống đã có cầu cứu với Tướng Viên nhưng Tướng Viên làm lơ ). Chỉ có một cách giải thích duy nhất là Tướng Thiệu và Tướng Viên muốn bỏ Phước Long cho nên chẳng những không giúp đỡ Tướng Đống mà thậm chí còn tỏ thái độ lơ là khiến cho ông ta đòi từ chức.

Việc Tướng Thiệu không chấp nhận cho Tướng Đống từ chức chứng tỏ rằng lỗi không phải nơi Tướng Đống.  Chẳng qua là Tướng Đống không hiểu ý của Tướng Thiệu và Tướng Viên mà thôi.  Có như vậy mới thấy Đại sứ Martin đẩy tướng Thuần ra khỏi vị trí Tư lệnh Quân khu 2 là có âm mưu.

Nếu là Tướng Thuần thì Tướng Thiệu và Tướng Viên không qua mắt được ông ta.  Dĩ nhiên là 2 trung đoàn CSVN của Tướng Lê Đức Anh sẽ bị đánh tan tại Bù Na và Bù Đăng.  Lúc đó Hà Nội sẽ không chỉ thị Quân đoàn 4 CSVN của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  Và như thế Phước Long sẽ không mất và trận Ban Mê Thuột sẽ không xảy ra.

Nhưng giữa Tướng Thiệu và tướng Viên thì ai là người chủ trương bỏ thí Phước Long?  Hồi ký của Tướng Viên cho thấy Tướng Thiệu quyết định không tiếp ứng cho Phước Long sau khi nghe thuyết giải của Tướng Viên trong buổi họp tại dinh Độc Lập vào ngày 2-1-1975, tức là ngày thứ 22 sau khi trận đánh xảy ra và chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc.

Như vậy có thể hiểu là ngay từ đầu cho tới ngày thứ 22 mọi tin tức về tình hình Phước Long đến tai Tổng thống Thiệu như hằng ngàn trận lẻ tẻ khác trên toàn quốc cho nên ông không để ý.  Chỉ đến khi xe tăng CSVN xuất hiện và tràn vào thành phố, báo chi loan tin từng giờ thì Tổng thống Thiệu mới hay.

Nhưng khi ông hay được thì Tướng Cao Văn Viên cho ông biết là : (1) Quân trừ bị của Bộ TTM không còn ( Tướng Viên quên mất là ông còn Liên đoàn 81 Biệt cách nhảy dù và Liên đoàn 7 BĐQ ).  (2) Hai sư đoàn trực thuộc Quân đoàn 3 là Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh mắc phòng thủ Tây Ninh ( Tướng Viên quên mất là Tướng Đống còn Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 Liên đoàn  Biệt Động quân trừ bị ).   (3) Không còn trực thăng chở quân và đại bác.  (4) Nếu điều động máy bay không vận cho Phước Long thì sẽ bị tổn thất, làm giảm khả năng vận chuyển của Không quân VNCH về sau này ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 107-108 ).

Sự lý giải của Tướng Viên vô tình cho thấy chỉ có một mình ông cân nhắc bỏ Phước Long chứ không phải là doTướng Thiệu.  Tướng Thiệu chỉ quyết định sau khi Tướng Viên trình bày 4 lý do không thể tiếp viện cho Phước Long.

Thái độ im lặng của Tướng Nguyễn Văn Hiếu 

Trong khi đó có một người thấy rõ những điều lý giải của Tướng Viên là vô lý.  Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III;  ông biết rõ Tướng Đống dư sức ngắt bớt quân đang phòng thủ Tây Ninh ( 2 sư đoàn ) để kéo sang Phước Long, ông biết rõ Quân đoàn III đang còn 1 Liên đoàn BĐQ và 1 Lữ đoàn Thiết kỵ làm trừ bị, ông cũng biết rõ máy bay tiếp tế cho Phước Long có nhiều điểm tiếp tế an toàn và nhiều cách thả dù tiếp tế an toàn, chuyện tổn thất lực lượng phi cơ vận chuyển là điều chưa chắc sẽ xảy ra.

*Chú giải : Tướng Hiếu nổi danh từ khi ông còn làm Tham mưu trưởng Quân khu 2 với chiến thắng Pleime.  Năm 1973 ông với tướng Phạm Quốc Thuần được Tướng Thiệu cắt cử làm trụ chống nhà của Quân khu 3 nhưng tháng 11 năm 1974 Đại sứ HK Martin buộc Tướng Thiệu đổi tướng Thuần đi khỏi Quân khu 3 để đưa tướng Đống là đàn em thân cận của tướng Viên vào thế. ( CIA and The Generals ).

Cuốn sách “Why Pleime” của Tướng Hiếu là một bằng chứng cho thấy ông là một tướng tài,  Ông nổi tiếng thông minh, thanh liêm và trực tính.  Cho nên ông không thể nào gục đầu im lặng trước những lệnh điều động trái khoáy, phi lý của Tướng Viên.  Sau này em trai Tướng Hiếu cho rằng cái chết của Tướng Hiếu có nhiều “bí ẩn”.  Vậy nếu Tướng Hiếu chết vì quốc gia đại sự thì chuyện không tán đồng lệnh lui binh của Bộ TTM, hoặc lên tiếng báo động dịch làm phản của cựu Biệt kích Thượng là những giả thuyết đáng lưu ý .

BÙI ANH TRINH

https://vietcongonline.com/2016/01/11/nhung-dieu-vo-ly-trong-tran-phuoc-long/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm