Văn Học & Nghệ Thuật

NHỮNG GIAI ĐIỆU VÀNG

Từ thuở hồng hoang xa xưa khi con người chưa xuất hiện trên trái đất thì gió vẫn vi vu trên đồi, biển vẫn rì rào tiếng sóng, và rừng vẫn xao xác lá.

NHỮNG GIAI ĐIỆU VÀNG

Ðỗ Bình
Từ thuở hồng hoang xa xưa khi con người chưa xuất hiện trên trái đất thì gió vẫn vi vu trên đồi, biển vẫn rì rào tiếng sóng, và rừng vẫn xao xác lá. Những tiếng động va chạm phát ra trong thiên nhiên thoảng nghe chỉ là những tạp âm, nhưng nếu tất cả những âm thanh đó cùng hòa nhịp, quyện với nhau thì biết đâu chẳng phải là bản giao hưởng tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho con người ? Trái đất có ý nghĩa hơn từ khi con người xuất hiện làm cho cuộc sống vui lên, nhờ trí khôn của con người và sự đa cảm của những tâm hồn nghệ sĩ biết rung động trước cái hay cái đẹp của thiên nhiên. Nhạc sĩ nhờ có thính giác thẩm âm phân biệt được các âm sắc, biết vận dụng kỹ thuật chắt lọc các âm thanh phối hợp thành một thứ nghệ thuật gọi là âm nhạc làm ngôn ngữ; để diễn đạt tư tưởng và tình cảm của con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc để trị liệu bệnh tâm thần (musicothérapie). Âm nhạc gồm những đặc tính như cao độ, trường độ, âm sắc v.v... những ký hiệu hình nốt diễn tả những cảm xúc của nhạc sĩ qua những giai điệu dìu dặt khoan thai như thả hồn vào một cõi mộng.Từ những cánh bưồm xa khơi thấp thoáng dần khuất trong bóng hoàng hôn, đến cơn mưa chiều rả rích trên phố…Chỉ với những hình ảnh ấy cũng đủ gợi nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ vút hồn tận chốn ngàn khơi để nghe trùng dương thì thầm lời biển cả, hay nghe tiếng mưa buồn tí tách như lời thở than. Tâm hồn nghệ sĩ thật nhạy bén, dù sự rung động của con tim mỗi người có khác nhau nhưng tính đam mê vẫn chót vót, hòa điệu chung cuộc sống như giọt nước long lanh trong nắng tỏa sắc muôn màu.

Trong dòng lịch sử tân nhạc Việt Nam đã gần thế kỷ khởi từ những nhạc sĩ đầu tiên như Nguyễn Văn Tuyên (Kiếp Hoa, Bông Cúc Vàng), Nguyễn Xuân Khoát (Bình Minh, phổ thơ Thế Lữ), Lê Yên (Bẽ Bàng,Nghệ Sĩ Hành Khúc, Ngựa Phi Đường Xa), Thẩm Oánh (Khúc Yêu Đương, Đôi Oanh Vàng, Xuân Về), Nguyễn Thiện Tơ (Giáo Đường In Bóng, Trên ường Về, Nhắn Gió Chiều), Dương Thiệu Tước (Vầng Trăng Sáng, Áng Mây Chiều, Ngọc Lan, Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự …), Lê Thương (Bản Đàn Xuân, Hòn Vọng Phu 1,2,3, Tiếng Thu,
phổ thơ Lưu Trọng Lư), Văn Chung (Bóng Ai Qua Thềm), Doãn Mẫn (Biệt Ly, Gío Xa Khơi, Hương Cố Nhân),Đan Trường (Trách Người Đi),Văn Cao (Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ), Hoàng Qúy (Cô Láng Giềng, Chiều Quê), Nguyễn Đình Phúc (Lời Người Lãng Tử, Cô Lái Đò, phổ thơ Nguyễn Bính), Tử Phác (Tiếng Hát Quay Tơ), Lương Ngọc Châu &Tử Phác (Tiếng Hát Lênh Đênh), Phan Huỳnh Điểu (Tràu Cau), Đặng Thế Phong (Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu), Nguyễn Văn Thương (Đêm Đông, Bướm Hoa), Hoàng Giác (Lỡ Cung Đàn, Khúc Hát Thương Binh),Trần Hoàn (Sơn NCa), Tô Hải (Nụ Cười Sơn Cước), Việt Lang (Tình quê hương), Nguyễn Mỹ Ca (Dạ Khúc), Phạm Duy (Cô Hái Mơ, phổ thơ Nguyễn Bính, Cây Đàn Bỏ Quên, Chinh Phụ Ca),Tô Vũ(Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa, Tạ Từ), Nguyễn Văn Tý (Dư Âm), Nguyễn Văn Khánh (Nỗi Lòng), Hoàng Trọng (Đêm Trăng, Một Thuở Yêu Đàn, Chiều Tha Hương, Dừng Bước Giang Hồ), Nguyễn Hiền (Người Em Nhỏ, phổ thơ Thiệu Giang, Anh Cho Em Mùa Xuân, phổ thơ Kim Tuấn, Ngàn năm mây bay), Thông Đạt (Ai Về Sông Tương), Tu My (Tan Tác), Anh Việt ( Bến Cũ), Lê Mông Nguyên (Trăng Mờ Bên Suối, Quê Tôi, Bài Thơ Huế), Lê Trạch Lựu (Em Tôi), Đoàn Chuẩn &Từ Linh (Ánh Trăng Mùa Thu, Lá Thư, Tà Áo Tím, Thu Quyến Rũ, Chuyển Bến, Lá Đổ Muôn Chiều),...vv…Dòng nhạc tiền chiến với những giai điệu mang tính lãng mạn trữ tình ảnh hưởng của dòng nhạc bán cổ điển Tây Phương, nhất là nhạc Pháp do các danh ca, trong đó có danh ca: Josephine Becker, Tino Rossi với những giai điệu trữ tình Foxtrott, Valse,Tango:C’est À Capri (1934), Il Pleut Sur La Route (1935), Marinella (1936) thể điệu rộn rã vui tươi, J’ attendrai(1937), Ave Maria (1938) giai điệu dìu dặt khoan thai, Ecis Moi (1945), J’ai deux Amours, Mon Pays et Paris …Thời đó có một số ít nhạc sĩ đã từng học nhạc Tây Phương nên đã đem những dòng nhạc ấy vào hòa với dòng Dân Nhạc của Việt Nam thành cổ kim hòa điệu. Tính chất nhạc Việt Nam dựa trên nền âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt, lấy chất liệu từ các thể điệu dân ca như Ca Dao, Hát Nói, Hát Quan Họ… trong khi nhạc Tây Phương âm giai 7 nốt lại giàu giai điệu, do đó càng về sau, hướng sáng tác ca khúc càng chịu nhiều ảnh hưởng dòng nhạc Tây Phương. Nhạc sĩ không chỉ đơn thuần viết cho ca khúc mà có người còn viết cho những dòng nhạc giao hưởng đại hòa tấu có cấu trúc nhạc rất phức tạp, đòi hỏi phần hòa thanh, âm sắc phong phú. Hơn nữa ngôn ngữ của Việt Nam có nhiều thay đổi đã xuất hiện nhiều cụm từ và chữ mới, do đó cấu trúc âm nhạc từ giai điệu, tiết tấu, hòa âm có thêm chất liệu giúp cho việc sáng tác những ca khúc thêm màu sắc, giai điệu đẹp. Những ca khúc có từ thời tiền chiến được phổ biến ở Hà Nội, Hài Phòng và một số thành phố lớn miền Bắc trải dài cho đến năm 1954 thì chịu chung số phận đau thương chia cắt của đất nước. Nền văn nghệ của miền bắc bị cưỡng bách o ép một chiều, điển hình là vụ án «Nhân Văn Giai Phẩm », giới văn nghệ sĩ không những bị cấm sáng tác mà còn bị cầm tù, có người bị nhốt nhiều năm dài ! Văn học nghệ thuật cũng có lúc hưng thịnh, lúc suy vi, âm nhạc nhạc cũng thế, gặp lúc trái thời dù cho dòng nhạc đậm tình quê hương đang được công chúng say đắm, tính nghệ thuật đã lôi cuốn lòng người bởi những ca khúc trữ tình lãng mạng, giai điệu mượt mà ca từ như một bài thơ, thế mà nhạc sĩ và tác phẩm bỗng nhiên tắt nghẹn, đành phải lẫn khuất trong xó tối sống hẩm hiu, nhưng vẫn bị chính quyền Cộng Sản lôi ra kết tội là “phản động”vì nhạc Vàng mang tính bi lụy, giai điệu ẻo lả, ca từ ủy mị chỉ biết than thở không mang tính đấu tranh theo tinh thần“cách mạng”! Người ta đã mang chính trị vào nghệ thuật, biến nó thành một thứ công cụ tuyên truyền cho quyền lực, nghĩa là phải viết những ca khúc đầy tính chiến đấu sát máu, nghệ sĩ phải đoạn lìa thứ chủ nghĩa cá nhân, nghệ thuật vị nghệ thuật, mà phải hướng về tình yêu Nước, yêu Đảng nên các văn nghệ sĩ bị dày vò tả tơi ! Vì sự hệ lụy đó dòng Nhạc Tiền Chiến đã biến mất một thời gian khá dài ở miền Bắc , và sau 1975 trên toàn quê hương, nhưng qua thế kỷ mới vì nhu cầu mở của để đón nhận những luồn gió mới trên thế giới du nhập vào Việt Nam, văn nghệ cởi trói, dòng nhạc Vàng từ cõi chết sống dậy, được khôi phục giá trị. Những ai đã từng là nạn nhân của văn hóa Vàng này, hôm nay đọc lại những cuốn sách cũ , hát lại dòng nhạc xưa chắc lòng không khỏi ngao ngán buông tiếng thở dài ? Năm xưa có một nhạc sĩ ở Sài Gòn chỉ vì cất giữ ít nhạc lưu niệm của các bạn, trong đó có một số nhạc phẩm của ông sáng tác thế mà bị kết tội 8 năm tù ! Thảm hơn nữa, ở Hà Nội có người chỉ vì hát nhạc Đoàn Chuẩn Từ Linh, vì những bài tình ca ấy mà bị tù 14 năm hết cả đời thanh xuân ! Cũng từ đó dòng nhạc Vàng gắn liền tên người nghệ sĩ. Chân giá trị của Nghệ Thuật đòi hỏi từ sự rung cảm chân thật để diễn tả tiếng nói của con tim trước những biến đổi của ngoại cảnh, dù có những điều khác ý một số người chỉ vì người nghệ sĩ luôn đi trước thời đại, nên dễ bị ngộ nhận biến thành vật hy sinh, bị dập vùi trước bạo lực hay phe nhóm tranh giành quyền lực ! Sau năm 1954 nhạc Vàng bị kết tội là văn hóa đồi trụy ! Phải chăng vì sợ hãi mà chẳng còn ai dám nghe, hay sáng tác những ca khúc vàng đầy chất nghệ thuật thắm tình người nữa ? Nếu có, thì họ cũng cất dấu chẳng dám khoe ra là đi tù ngay ! Một dân tộc tự hào về một nền văn hóa lâu đời, thấm nhuần lẽ đạo, lại có một nguồn Ca Dao vô tận, thì con người phải thắm tính Thơ và chan chứa Tình Người ? Than ôi, lòng đố kỵ và bạo lực đã tước đoạt ý nghĩa cao đẹp đó. Tình yêu và Quê hương là nhũng đề tài muôn thuở trong văn học nghệ thuật, đó là nguồn sáng tác vô tận của nghệ sĩ; nhất là đối với những ai đã từng trải qua chiến tranh và ngục tù, hay chứng kiến sự thăng trầm của đất nước, khó mà quên được những mất mát, chia ly, đổ vỡ…Từ trong sâu thẳm của nỗi buồn đó vết hằn quê hương đã bật lên cung bậc chất chứa những đau thương minh họa bằng hình nốt, tiết tấu gieo thành bản hòa tấu mang chung giai điệu :Tiếng nấc nghẹn của tâm hồn ! Trong suốt thời gian đất nước chia đôi vì chiến tranh Quốc Cộng, cả hai miền đều có biết bao cuộc chia ly mất mát, biết bao cuộc tình dang dở. Bao nỗi lòng của người mẹ tiễn con lên đường ra trận. Cuộc chiến đã làm vợ chồng, cha con, anh chị em xa nhau ! Những tình cảnh đó ở hai miền Bắc Nam tuy giống nhau ở truyền thống dân tộc, nhưng lại hoàn toàn khác về cách diễn đạt tình cảm qua văn học và nghệ thuật. Trong thời kháng chiến chống Pháp vào thập niên 40 của thế kỷ trước, những văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước trước khi lên đường vào chiến khu kháng Pháp họ là những thành phần trí thức tiểu tư sản, ngoài tình yêu nước, tâm hồn họ còn mang chất nghệ sĩ. Họ yêu nghệ thuật và sáng tác những bài tình quê, hay những bài ca chiến đấu đều mang tính nghệ thuật đượm đầy tình cảm của con người. Những hình ảnh nhớ nhung, chia lìa và đợi mong đều được thể hiện trong văn thơ, trên nét nhạc, ca từ. Do đó những ca khúc hay mang tính xuất sắc thường ca ngợi tình quê hương, tình người, lẽ đạo dựa trên nghệ thuật vì thế, dù thời gian đã qua lâu nhưng giá trị tác phẩm vẫn còn và được lưu truyền mãi đến hôm nay. Những hnhạc sĩ tài danh : Văn Cao, Phạm Duy(Tình ca, Bà Mẹ Gio Linh, Nương Chiều, Ngày Trở Về, Chiến Sĩ Vô Danh, Về Miền Trung, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê…) Nhị Hà ( Mẹ Tội, Trở Về Thôn Cũ), Việt Lang (Tình Quê Hương), Lưu Hữu Phước(Tiếng Gọi Thanh Niên), Nguyễn Văn Thương, Văn Chung (Đợi Anh Về), Tô Hải, Tô Vũ, Phan Hùynh Điểu, Huy Du, Huy Thục (Đợi),….Trong thời ly loạn không một ai là không bị ảnh hưởng, thân phận người đàn bà có lẽ còn chịu nhiều thiệt thòi đắng cay nghiệt ngã hơn ! Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lên ca khúc Bà Mẹ Gio Linh, bài ca mang tính biểu tượng bà mẹ Việt Nam chống ngoại xâm :
«Mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày. Dù cho áo rách sờn
vai, cơm ăn bát vơi bát đầy.».
Hình ảnh quê hương được nhân cách hóa với người mẹ. Sự gian khổ, nhẫn nại và đức tính hy sinh của người mẹ được gắn liền với sự thăng trầm của đất nước. Nhạc sĩ Nhị Hà đã viết lên ca khúc Mẹ Tôi để diễn tả tâm tình của người mẹ có con ở ngoài chiến trận,giai điệu buồn xa xót, ca từ có lẫn những giọt nước mắt thấm vào hồn người nghe như tiếng chuông vọng buồn từ cõi xa. Thuở ấy người nghệ sĩ chưa bị uốn bút nên đã dám bộc bạch cõi lòng
:
«Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày. Mẹ tôi đau buồn nặng chĩu đôi vai, bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại, cầu mong con mình có một ngày mai. Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn, Mẹ tôi mỉm cười nhìn bóng con ngoan. Không than không phiền dù lâm hoạn nạn. Lòng mong con mình xứng thành người dân…Nhưng nay con nên người, thì nay còn đâu bà mẹ hiền xưa ! Chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ, Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa. Công ơn sinh thành ngày nao đền trả. Mẹ ơi con mẹ nhớ lời mẹ khuyên. »

Trở Về
Thôn Cũ của Nhị Hà và TÌNH QUÊ HƯƠNG của Việt Lang là những bức tranh quê mang những gam màu buồn. Ca từ là một bài thơ hòa quyện dòng nhạc Tây phương với âm giai ngũ cung thành giai điệu đẹp làm xao xuyến lòng người. Những Ca khúc tiền chiến đã gợi trong lòng người nghe thoáng hiện những hình ảnh đặc sắc như bức tranh ấn tượng. Nghe xong bản nhạc mà giai điệu và hình ảnh vẫn còn đọng trong hồn :
«Làng tôi nghiêng mình soi bóng Hương Giang
Những đêm trăng sáng long lanh giòng sông
Dáng ai giặt yếm bên bờ dịu dàng
Thả tiếng "khoan hò" theo nhịp chèo vọng xa
Làng tôi những chiều khi gió lên khơi
Nắng hanh phơn phớt pha hồng gò má
Những cô thôn nữ trên đường về chợ
Và tiếng sáo diều diu dặt buông lời thơ
Nhưng sao hôm nay ta trở lại quê hương
Tuy con sông xưa vẫn êm đềm uốn quanh
Còn đâu đồng xanh? Còn đâu gia đình?
Còn đâu bóng hình mẹ già mến yêu?
Nơi đây điêu linh
Nơi đây quạnh quẽ
Nơi đây chẳng còn bóng người ngày trước
Nơi đây tang thương buông bức màn thê lương
Quê hương còn đó nhưng người về đâu?
Vì đâu thôn làng thành chốn nương hoang?
Cớ sao bao cánh chim xa tổ ấm?
Biết bao giờ gió tha hương trở về
Cùng tiếng sáo diều dìu dặt lời nhạc xưa?»
(
Nhị Hà)

TÌNH QUÊ HƯƠNG
«
Ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ
Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa
Tình quê lai láng dưới trời thu
Khói xây thành chập chùng mây đưa
Cành tơ liễu thấp thoáng bên hồ
Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ.
Ta ra đi một chiều thắm
Vang lời ca buồn trong khóm lá
Nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi.
Miền xa thương nhớ
Tình quê hương thiết tha buồn lắng
Nhắn theo lời gió.
Mùa trăng êm tiếng tơ một trời còn vương
Ôi buồn nhớ quê hương!»

(Việt Lang)
Nhạc sĩ Văn Chung trong chiến khu đã không dấu lòng viết lên ca khúc : Đợi Anh Về, diễn tả nỗi nhớ nhung người thương :
«Em ơi ! Đợi anh về ! Đợi anh hoài em nhé,
mưa có rơi dầm dề, ngày có buồn lê thê
thì em ơi em cứ đợi ...»

Chất lãng mạn theo nghệ sĩ bàng bạc trong không gian, lan tỏa núi rừng làm tâm hồn nghệ sĩ dào dạt nguồn cảm hứng sáng tác nên đã có những tác phẩm hay. Nhưng chỉ vài năm sau, sự sáng tác được chỉ đạo, những mộng mơ, nhớ nhà , nhớ gia đình, nhớ người yêu…đều ngủ kỹ trong đáy hồn ! Sau năm 1954 nền văn nghệ miền Bắc chỉ còn là chiếc loa phóng thanh hò hét thúc giục thanh niên lên đường và ca ngợi Đảng, mặc dù những văn nghệ sĩ còn ở lại trên đất Bắc đa số đều có tài, bạo lực đã làm trầy trụa tâm hồn họ ! Trong vòm trời khép kín, vườn văn nghệ chỉ có một loài hoa đỏ được phép nở, cho dù màu hoa có rực rỡ vì đậm sắc thì cũng không thể thay thế được tất cả những màu sắc khác ?! Bỗng vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, có một số thơ nhạc trữ tình được rộ ra do một số văn nghệ sĩ có từ thời kháng chiến, những bài thơ phổ nhạc đó đã đi lệch hướng chỉ đạo, dám ca ngợi tình lứa đôi, một tình cảm thiêng liêng của con người. Bản nhạc được công chúng đón nhận vì dân miền Bắc đã lâu bỗng được nghe lại những giai điệu trữ tình, những vần thơ lãng mạn thắm tình người mà không hò hét thi đua ccách mạng. Người nghệ sĩ chỉ cần một lần trong đời dám làm theo con tim dù phải chết, hay bị tù đày thì cũng mãn nguyện. Nhạc sĩ Huy Du phổ bài Tình Em của nhà thơ Ngọc Sơn :
«Khi chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh. Mà sao em xa anh ; đời vẫn xanh vời vợi. Có gì đâu em ơi ! Tình yêu là sự sống ; nên nắng ửng trong lòng. Tình yêu như khe suối, lưu luyến và nhớ thương, chảy theo anh khắp rừng….» Nhạc sĩ Huy Thục phổ bài thơ Đợi của nhà thơ Vũ Quần Phương :
«Em đứng trên cầu đợi anh
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm.
Ngày xưa đã chảy sau còn chảy
Nước chảy bên lòng em đợi anh»
Ở miền Nam nam trước 75 nền văn nghệ được tự do, trăm hoa đua nở, mặc dù chính quyền cũng cổ võ văn nghệ hướng ra tuyền tuyến, nha tâm lý chiến khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác các nhạc phẩm ca ngợi lòng dũng cảm của người lính, nhất là những bài chiến đấu ca. Giới văn nghệ sĩ được tự do sáng tác dù hòa vào chiến tranh nhưng những giai điệu quê hương hoặc tình đôi lứa vẫn dựa trên nghệ thuật, mang tính lãng mạn trữ tình của dòng nhạc Vàng, mà ca từ phải đẹp như lời thơ, hoạc lời bài hát là bài thơ được phổ, hòa quyện với giai điệu đẹp đẽ của nhạc diễn tả những cảm xúc của tuyệt vời của tâm hồn. Những bài thơ được các nhạc sĩ cảm được hồn thơ nên đã hòa thêm âm thanh vào biến những bài thơ và nhạc cùng bất tử : Thuyền Viễn Xứ, thơ Huyền Chi, Phạm Duy phổ nhạc. Mộng Dưới Hoa, thơ Ðinh Hùng, phạm Ðình Chương phổ nhạc. Nguyệt Cầm, thơ Xuân Diệu, Cung Tiến phổ nhạc. Tình Khúc Thứ Nhất, thơ Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành An phổ nhạc. Màu Tím Hoa Sum, thơ Hữu Loan, Dzũng Chinh phổ nhạc. Mái Tóc Dạ Hương, thơ Ðinh Hùng, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Chiều Tím, thơ Ðinh Hùng, Ðan Thọ phổ nhạc. Áo Lụa Hà Ðông, thơ Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên phổ nhạc..vv…Trong khi đó dòng nhạc tiền chiến dần dần bị chìm vào không khí chiến tranh, những ca khúc vàng êm dịu lắng sâu vào hồn khách mộ đìệu nhường chỗ cho một thể loại khác được gọi là nhạc Thời trang trong đó có dòng nhạc viết về Lính, dòng nhạcTrẻ cho những thanh niêm nam nữ đang còn ngồi ghế nhà trường, nhạc mang lời Việt hoặc lời ngoại quốc mà thể điệu đang thịnh hành ở các nước Âu Mỹ. Nhạc Thời trang nhằm diễn tả cái thực trạng của xã hội đang bị cuốn hút bởi những quyến rũ vật chất, đang vội vã hưởng thụ hầu quên đi thực tại của vòng khói lửa chiến tranh vây hãm ! Chính ở thời đìểm khốc liệt này, làng tân nhạc miền nam xuất hiện nhiều ca khúc quê hương trữ tình đượm chất lãng mạn trữ tình pha chút chiến chinh. Những thể điệu rất thịnh hành trong giai đoạn đó: Valse, Slow, Boston nhẹ nhàng phảng phất chút âm hưởng bán cổ điển tây phương, đìệu Blues Jazz lãng mạn, buồn tê tái như lời than chứa đầy những giọt nước mắt của những người da đen nô lệ xa xưa. Làn điệu Boléro mềm mại, ai oán diễn tả nỗi u uất thân phận người Gitan hát rong Tây Ban Nha, hay những thể điệu Tango, Habanera, Rumba…dịu dàng tha thiết vọng theo nhịp sóng vỗ từ những hải đảo xa xăm bên kia bờ đại dương kết thành cung bậc gần gũi với dân ca Việt Nam để diễn tả về thân phận con người trong chiến tranh qua giai đìệu trầm bổng ngũ cung. Lời ca tiếng nhạc đã đi vào lòng người, bàng bạc kắp mọi nơi, từ hang cùng ngõ hẻm nơi phố thị đến những thôn làng hẻo lánh nơi rừng sâu núi thẳm. Ở thời đìểm chiến tranh hừng hực lửa ấy, nếu chỉ cần rời xa thành phố cư ngụ ít ngày hay thoáng nghe lại những giọng ca truyền cảm quen thuộc phát ra từ một máy thu thanh chắc hẳn ta không khỏi xao xuyến về một khung trời kỷ nìệm mà chính ca khúc và nghệ sĩ đã làm sống lại. Ca sĩ tuy có khác nhau về các chất giọng và cách trình diễn, nhưng lại có chung sự quyến rũ làm say đắm khách mộ điệu. Giới thưởng thức, mỗi người một sở thích, tùy tâm trạng của người nghe chọn lựa bài hát và ca sĩ được ưa thích, nếu chất giọng nào mà mang nhiều ấn tượng của kỷ niệm, làm lòng họ xao xuyến thì họ sẽ yêu thích. Do đó có những ca sĩ chất giọng rất hay, kỹ thuật thanh nhạc cao, trình bày đẹp mắt nhưng chưa chắc bài nào cũng được mọi người thích ? Ở Sài gòn năm xưa, nếu ai đó tình cờ đi ngang qua một quán bên đường sẽ nghe từ trong quán vẳng ra tiếng kèn đồng nức nở giai điệu trầm bổng trong điệu blues hòa với chất giọng khàn của ca sĩ nghe não nuột, u uất ! Lời ca điệu nhạc diễn tả tâm trạng lớp người của chốn phồn hoa đô thị đầy ánh đèn màu, men rượu, khói thuốc, vũ trường, những thứ đó đã làm chóa mắt họ, mà quên, hay không biết hiện trạng của đất nước đang mịt mù khói lửa, phần đất tự do đang bấp bênh giữa cái mất còn ! Sự rung động của tâm hồn nhạc sĩ tuy có khác nhau về cảm nhận và cách diễn đạt nhưng những ca khúc thời chiến lại gần gũi, quyện vào nhau về cấu trúc lẫn giai đìệu, phải chăng sự đồng đìệu này đã biến những cảm âm thành những dòng nhạc liên khúc sau này? Nhưng có một đìều chắc chắn chẳng có một nghệ sĩ nào dửng dưng sống bên lề chiến cuộc. Chiến tranh đã ảnh hưởng đến tâm hồn họ, nhưng trong sáng tác những ca từ trong loại nhạc phổ thông ở giai đoạn đó lại thật hiền hòa, nhân bản. Nhạc sĩ Lam Phương đã xúc cảm nỗi lòng của người Mẹ, ông viết lên ca khúc Tình Mẹ như tiếng ru buồn diễn tả nỗi lòng cô quạnh của thiếu phụ chờ chồng và tấm lòng của người mẹ trong thời chiến, và thực trạng đó là nỗi buồn quê hương :
«Đêm khuya rồi à ơi..con yên ngủ. Trăng xa vời đèn gầy nào soi kiếp người. Mái tranh nghèo lạnh lùng hắt gío sương rơi, được nhìn con thân mẹ dường ấm cuộc đời. Hận loạn thù tình cha dứt bước ra đi, tháng năm qua thôn nghèo chờ mối duyên quê. Rồi một ngày người người lừng chiến công về, mừng thầm mẹ hỏi tin cha, ngờ đâu bóng đã khuất xa !»
Hình ảnh những người lính trận được dệt trong ca khúc mang vóc dáng hào hùng và rất đa cảm, lãng mạn mà ghệ sĩ đã phản ánh mô tả bộ mặt nhân bản của xã hội đương thời. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc Anh Về Với Em diễn tả tâm trạng người lính trận xa nhà mong ước về thămm vợ, sự nhớ nhung da diết đó nói lên tình yêu chân thật của con tim. Nếu ở vào tâm trạng người lính miền Bắc sẽ không dám nói những lời ủy mị đó, vì sẽ bị khép tội mất cảnh giác chiến đấu ! :
Anh về với em, như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông, như nước xuôi giòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim
côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi, ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi...
Anh về với em, mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
Bao ngày nhớ nhung, vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
Sao em anh lại khóc khi anh ra đi vì em? Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách? Mai nay anh đi rồi, mai nay anh đi rồi, mai nay anh lại đi...»
Cùng sống giai đoạn đó, nhạc sĩ Hàn Châu đã viết ca khúc Những Đóm Mắt Hỏa Châu diễn tả một ước mơ hòa bình của những người sắp bước vào cuộc chiến nhưng tâm thức đã không thích chiến tranh, điều đó đã thể hiện qua nét nhạc viết lên nỗi lòng mình. Những trái hỏa châu làm sáng rực đêm tối, lộ những hình ảnh quê hương, nơi đó đầy những hiểm nguy và nỗi sợ ! Chỉ cần một tia sáng trong đêm đen cũng là chút hy vọng, dù đó là những vũ khí dành cho chiến tranh để soi rọi vào nỗi chết ! Nhạc sĩ Hàn Châu hình tượng hóa nhnững hỏa châu trong đêm sẽ là hoa đăng nếu quê hương thanh bình. Ca từ như thế lại hòa trong thể điệu Boléro buồn bã, bài hát da diết thấm vào lòng người mà chẳng làm giao động những người trai tiền tuyến ; vì hòa bình là ước nguyện chung của con người.
« Có những đêm dài, anh ngồi nhìn hỏa châu rơi, n ghe vùng tâm tư cháy đỏ xoay ngang lưng trời. Những đóm mắt hỏa châu bừng lên trong màn tối, như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối, những đêm không ngủ anh ngồi tâm sự cùng hỏa châu rơi. Ôi đẹp làm sao, màu hỏa châu đêm đêm tô son, tô phấn những con đường, Ôi những con đường mang nặng đau thương ! Cho anh nhận diện quê hương giữa đêm đen buồn, bằng những dòng sông chảy xuôi đêm trường, Ôi những dòng sông nhẫn nhục đau thương... Dưới ánh châu hồng, anh ngồi gọi thầm tên em, mơ một ngày mai pháo nổ vang trên lối về .Những đóm mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới, khi chiến chinh hết rồi, tương lai ta tìm tới, có nhau trong đời đêm trường không sợ lạc loài yêu thương.. ».
Đầu thập niên 70, nhà thơ Lê Thị Ý sống ở thành phố Pleiku cao nguyên sương mù, hàng ngày nghe toàn tiếng bom đạn và chứng kiến những thảm cảnh chiến tranh
nên cảm xúc viết bài thơ :“Tưởng Như Còn Người Yêu”được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Thơ nhạc hòa quyện nhau như tiếng đau thương của sự chia lìa đã gây xúc động trong công chúng, vì đó là nỗi lòng , tâm trạng của những người thiếu nữ trong thời chiến, nhất là ở thời điểm chiến tranh khốc liệt. :
«Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu… »

Cùng thời gian đó nhà thơ Vũ Hũu Định đang nhập cuộc chiến, nhìn phố núi qua lăng kính thi vị, nhà thơ đã gởi tâm sự trong bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ, viết về một thành phố bụi đỏ và bom đạn được nhạc sĩ Phạm Duy đồng cảm phổ nhạc:
«
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương.
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông !
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong.
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân.
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng !
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên.
( Còn Một Chút Gì Nhớ)

Trong khi đó ở Miền Bắc cũng có biết bao người trai lên đường và không bao giờ trở lại, biết bao bà mẹ mất con, vợ mất chồng thế mà chẳng có nhiều giọt nước mắt ghi lại trong âm nhạc, thực tế thì chắc có nhiều nước mắt vì có mẹ nào mà không thương nhớ và muốn xa con ?! Nhưng những hình ảnh nhớ nhung xa cách, và đợi mong đều bị «đóng khung» trong văn thơ, âm nhạc ! Vì sợ bị kết tội ủy mị nên nghệ sĩ ít dám biểu lộ « nỗi buồn» trong tác phẩm mà đã dấu những giọt nước mắt ấy. Nay chiến tranh đã lui vào dĩ vãng thì những gì của thời đó nếu còn đọng lại, cõ lẽ chỉ còn là kỷ niệm trong thơ văn âm nhạc, mãi sau này trong văn có những tácphẩm Bến Không Chồng của Nhà văn Dương Hướng, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Nhà văn Bảo Ninh, Phố của Nhà văn Chu Lai,…tâm hồn của người lính, dù là miền Bắc hay miền Nam thì cũng rung động trước những nỗi buồn vui xa cách. Nhưng tâm tình người lính miền Bắc được dấu kỹ, do đó ít thấy những giọt nước mắt của sự chia lìa đổ vỡ trong những ca khúc ! Những nhạc sĩ đã tự kiểm và tự diệt tính lãng mạn để trở thành bộ máy sáng tác rập khuôn nhau ca ngợi Đảng và chiến công ! Thỉnh thoảng có vài văn nghệ sĩ dám phá lệ viết những đề tài của tình yêu đôi lứa đượn triết lý làm tâm hồn người đọc xao xuyến dạt dào. Làm sao cấm được những gì chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn con người ? Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc bài thơ Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ của Nhà thơ Trần Hoài Thu :
«Có một không gian nào đó chiều dài nỗi nhớ.
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương,

Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm.
Đêm nghe tiếng mưa rơi đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ.

Ở hai đầu nỗi nhớ yêu và thương sâu hơn…»

Ông cũng phổ nhạc bài thơ Thuyền Và Biển của Nhà thơ Xuân Quỳnh :

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
"Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
……..Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc dầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố »

Hai bài thơ : Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ, Thuyền Và Biển là những áng thơ hay lại được chắp cánh bởi nhạc vì những văn nghệ sĩ đó đã dám bày tỏ cảm xúc chân thật của mình cho nghệ thuật, biến những sự vật quen thuộc trở thành nhưng ngôn ngữ thơ đặc sắc, đầy lãng mạn mang tính triết lý mà không sợ lệch đường «Nhà nước». Viết ra những thứ trái cấm lại còn phổ biến cho những tâm hồn đồng điệu quả là can đảm, và hiếm hoi dưới chế độ kiểm duyệt ấy ! Tác giả đã không sợ lòng đố kỵ hẹp hòi của những «thợ hót» dèm pha phê phán là nhạc Vàng nên hôm nay đời có thêm tác phẩm hay. Sự sợ hãi làm vây kín tâm hồn người nên các nhạc sĩ phải chừng mực khi diễn tả ; Họ chỉ vút nguồn cảm hứng qua những bài dân ca và những bài ca chiến đấu qua lối viết điêu luyện, những cấu trúc cầu kỳ. Làm sao diễn tả hết những gì xảy ra trong giai đoạn chiến tranh ấy ? Người nghệ sĩ không thể đem tâm tình hôm nay để viết về tâm cảnh năm xưa, nếu có viết thì cảm xúc cũng không thật ! Cảm xúc của nghệ sĩ chợt đến như sương khói, mây bay rồi tan biến trong bầu trời, nhưng sẽ để lại cho đời tác phẩm. Âm nhạc miền Bắc đã thiếu vắng những bài ca diễn tả tình cảm chân thật của con người, thay vào đó là những bài thúc quân tô điểm cho Đường Trường Sơn, để hôm nay chỉ còn những ca khúc một thời của miền Nam nói về tâm tình những người lính trẻ, những hạnh phúc và sự đổ vỡ, những mất mát và sự hy sinh. Một lần nữa chính trị lại xen vào tình cảm thiêng liêng của con người, đó là được nghe những giai điệu dìu dặt để sống lại với những kỷ niệm một thời. Vì những người «quản lý văn nghệ » đã cấm nên không có dòng nhạc Vàng trong thời kỳ chiến tranh , nay họ muốn xóa bỏ thực thể đó nên kết tội nhạc Vàng đồng nghĩa với Nhạc Sến ! Thuở ấy ở miền Nam có một dòng nhạc hòa trong thể loại thời trang nhưng nét nhạc mang dấu ấn riêng vì giai điệu êm dịu làm thổn thức lòng người qua những ca khúc trữ tình tuyệt vời mà ca từ là những ngôn ngữ thơ đầy chất hình tượng nhạc tính. Đang vút hồn vào cõi tình lãng mạn, người nhạc sĩ đó bỗng chuyển hướng sáng tác dấn sâu vào thế sự. Dòng cảm xúc ngùn ngụt lửa chiến tranh, rồi bật lên những ca khúc phẫn nộ như muốn nói lên hết nỗi niềm của thân phận làm người trong một đất nước chiến tranh. Lời ca có tính triết lý mang đầy màu sắc hình tượng, giai điệu là tiếng khóc tỉ tê, tiếng thì thầm từ một cõi âm nào đó vọng về buồn tê tái như quyện chất ma túy, làm xói mòn tâm thức lớp trai cùng thế hệ của miền nam! Trong khi đó ở miền bắc, đối với lớp trai cùng thế hệ chẳng một chút hay biết gì về những lời ca này nên chẳng ảnh hưởng đến cái tâm thức «phản chiến », vì đã bị đảng và nhà nước CS đã bưng bít cấm phổ biến! Quả thật chiến tranh đã gieo vào tâm hồn Trịnh Công Sơn một ấn tượng mạnh tạo dòng cảm xúc tột độ nên ông viết được những tác phẩm làm xao xuyến lòng người. Giai điệu và ca từ sâu lắng đó réo rắc, trầm bổng như tiếng kinh gọi hồn nghe ai oán bi thương đến rợn người, làm xói mòn tâm thức của những người trai cùng thế hệ đang cầm súng làm nhiệm vụ bảo vệ sự tự do quê hương! Người ta tự hỏi có nên trách người nghệ sĩ sáng tác về những nỗi buồn chiến tranh? Làm sao cấm được dòng cảm xúc của người nghệ sĩ ?Một tác phẩm ở bất cứ một thể loại nào dù là văn học hay nghệ thuật giá trị đích thực không hẳn ở lời khen tiếng chê mà tùy thuộc vào bản thể tác phẩm có thực đi vào lòng người hay không. Tuy nhiên người đời vẫn lầm lẫn gữa tác phẩm và nhân cách tác giả !Người nghệ sĩ và tác phẩm là hai thực thể tách rời nhau nhưng lại khắn khít, có chung một niềm bất hạnh chứa đầy rủi ro, đôi khi bị vùi dập vì ngộ nhận! Tâm hồn nghệ sĩ rất phóng khoáng, bao dung, yêu thiên nhiên, yêu tha nhân, yêu cuộc đời cho dù đời muôn cay đắng! Người nghệ sĩ chân chính yêu nghệ thuật và yêu tự do như hơi thở mạng sống. » Những tinh hoa văn nghệ sáng rực giữa vòm trời của miền bắc một thời, không những họ được ca ngợi về tác phẩm mà còn ở phong cách nghệ sĩ như: Văn Cao, Hữu Loan, Quang Dũng, Trần Dần, Lê Ðat, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Phùng Cung, Thụy An, Phan Khôi, …. Họ đã từng ấp ủ được tự do sáng tạo, nhưng mơ ước ấy chỉ là mây khói ! Niềm vui chẳng bao lâu đã bị bạo lực nhân danh chủ nghĩa và quyền lợi đảng bóp chết mầm sống của muôn đóa hoa văn nghệ xứ bắc…Và từ đấy những vì sao sáng kia đã tắt lịm trong tăm tối, buồn thảm ! Phải chăng ngay những lúc tác phẩm ở vị thế sáng chói nhất tác giả vẫn cảm thấy cô đơn và đã nghe từng con chữ nhòa theo bóng thời gian, trong lãng quên hững hờ của người đời ?! Số phận một tác phẩm chìm nổi tùy theo tác động của xã hội. Sau năm 1975 ngọn lửa bạo lực đã thiêu rụi mạch sống của vườn hoa văn nghệ miền nam. Biết bao văn nghệ sĩ tinh hoa của đất nước bị tước đoạt ngòi bút, không những thế còn bị đầy ải cầm tù trong chiến dịch mệnh danh «chiến dịch đánh văn nghệ sĩ phản động» như: Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hồ Hữu Tường, Hồ Văn Ðồng,Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Hải Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Hồ Nam, Họa sĩ Chóe, Họa sĩ Ðằng Giao, Sơn Ðìền Nguyễn Viết Khánh, Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Minh Ðăng Khánh, Lê Văn Vũ Bác Tiến, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Như Phong Lê Văn Tiến, Mạc Thu, Thái Thủy, Thanh Thương Hoàng, Tô Ngọc, Thái Dương, Trần Việt Sơn, Lý Ðại Nguyên, Trịnh Viết Thành, Cao Sơn, Trịnh Hưng, Nguyễn Khánh Giư, Ngô Công Minh, Ðậu Phi Lục, Võ Xuân Ðình, Anh Quân, Nguyễn Văn Minh ( Minh Vồ), Ninh Chữ, Uyên Thao ..vv..Những người đã chết trong tù : Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Hiếu Chân, Ngọc Thứ Lang, Dương Hùng Cường, Minh Vồ, Thục Vũ, Minh Kỳ, Hồ Ðình Phương, Minh Ðăng Khánh..Hoặc những người được thả ra về nhà chét:Vũ Hoàng Chương, TrịnhViết Thành, Anh Quân, Trần Việt Sơn…Bạo lực có thể cướp đi mạng sống của con người, nhưng vẫn không thể nào hủy diệt được tâm hồn nghệ sĩ chân chính và những người yêu tự do. Những hương thơm đó vẫn đọng với thời gian.
Ở thời kỳ cực thịnh của dòng nhạc Vàng, những tác phẩm thi nhau nở rộ, được phổ biến hàng ngày trên các băng đài, những ca khúc có nội dung:«Quê Hương Trong Ly Loạn, Tâm Sự Người Lính, Tình Yêu Lứa Ðôi…đượm màu sắc dang dở, biệt ly..vv..» Xin hãy bước vào vườn hoa nghệ thuật để thấy mùa xuân bất tận của những ca từ trong nhạc, nó đượm đầy chất thơ và chứa sãn tính nhạc. Ðìển hình những lời ca đã đi sâu vào lòng người, đó là những tài sản trong kho tàng của văn hóa dân tộc :

Phạm Ðình Chương :
« ..Người đi qua đời tôi
trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời...
Hồn lưng miền rét mướt
Vàng xưa đầy dấu chân

(Người Ði Qua Ðời Tôi)

Lam Phương:

“...Người đi hoa lá chết trong mùa nhớ

Ngfười về lạng lẽ, tình vẫn bơ vơ !

Thà rằng ôm kín mộng ước xa nhau

Quên đi cho hết một kiếp thương đau...”
(Thu Sầu)


Trịnh Công Sơn :
«Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi..
»
(Như Cánh Vạc Bay)


Ngô Thụy Miên:

“...Nhớ tới năm xưa bên nhau

Bước trong chiều mưa phiếm du nhẹ đưa

Bến cũ đam mê say xưa lá thu còn rơi...

Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây

Tóc mây nào bay...Tình đã xa rồi !”
(Mắt Biếc)


Y Vân :

« …Rồi đây mây trên đồi vắng

lang tìm kìm kiếm, đá xưa rêu mòn….

Biệt ly hôn nhau lần cuối…

Dư âm còn đây, lệ trong mắt ai… »
(Mắt Lệ Cho Người Tình)


Từ Công Phụng:

« …Thôi đừng tìm đến nhau làm gì !

Thôi, đừng tìm nhau nữa mà chi !

Ðường về nhà em xa lắm,

Tương lai chưa vừa tầm hái tay này.

Trời đọa đày cho cay đắng

Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi.. »

(Lời Cuối)


Lê Uyên Phương :

« …Ngày em thắp sao trời

Chờ trăng gió lên khơi

Mùa mưa bão tơi bời

Một ngày mưa bão không rời

Trên vai thanh xuân ướp hôn nồng trên gối đắm say

Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy

Cùng rót bao nhiêu ngày hoang

Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn..”

(Dạ khúc Cho Tình Nhân)


Vũ Thành An:

“...Một làn khói trắng

Ru đời vào quên lãng

Nâng sầu thành hơi ấm

Hơ dịu tình đau.

Ngày tàn im lắng

Yêu người làn tóc trắng

Tâm sự rồi đến đắng

Như lệ giờ biết nhau...“

( Bài Không Tên Số 7)


Trường Hải:

„..Những chiều không có em

Ngõ hồn sao hoang vắng.

Ôi! Dừng chân đây,

đường phố cũngùi nhớ tới người em thơ

cùng bước dưới trời mưa lòng trao chuyện lòng...”

(Những Chiều Không Có Em)


Trường Sa:

“...Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng

Chiều đông đưa những bước chân đau mòn

Chợt nghe mùa thu bay trên trời không

Còn ai giữa mênh mông đời mình?

Cho nỗi đau mù lấp tuổi thơ!...”

(Xin Còn Gọi Tên Nhau)


Phạm Duy:

“...Nha Trang ngày về

ngồi đây tôi lắng nghe

đê mê lòng tôi khóc

như oan hồn trách móc

Ôi trăng vàng lẻ loi! Ôi đời!

Trời biển ôi! Không có nuôi tình tôi.

Nha Trang biển này tình yêu không có đây

Tôi như là con ốc chui sâu vào thân xác lưu đày

Dã tràng ơi sao lấp cho vơi sầu này!”

(Nha Trang Ngày Về)


Thanh Trang:
«Một vì sao sáng trong đêm lặng lẽ
nhạc buồn xa vắng mênh mông trần thế
ánh mắt sáng ngời lòng trời u tối
không gian xa vời...
Tìm đến với nhau cho quên hận sầu
ngày đó lứa đôi vui duyên tình đầu
mộng ước tan rồi để buồn mai sau
để buồn mai sau …»
(Duyên Thề)

Không thể trích hết lời ca đã từng vang bóng một thời của làng âm nhạc miền Nam. Những nhạc sĩ mang chút hồn thơ như:

Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Ưng Lang, Văn Phụng, Hoàng Trọng, Trọng Khương, Lâm Tuyền, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Cung Tiến, Trúc Phương, , Lê Trọng Nguyễn, , Hoàng Thi Thơ, Y Vân,Thu Hồ, Trịnh Hưng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Mạnh Cương, Khánh Băng, Huỳnh Anh, Châu Kỳ, , Tuấn Khanh, Lê Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương,Vũ Thành, Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Lê Dinh, Trần Thiện Thanh, Vũ Ðức Sao Biển, Thanh Sơn, Hoàng Trang, Ðỗ Lễ, Lê Hoàng Long, Thanh Bình, Hiếu Nghĩa, Văn Giảng, Phó Quốc Thăng, Thúc Ðăng, Hoài An, Duy Khánh , Anh Việt Thu, Anh Việt Thanh, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Nguyễn Ánh 9, Y Vũ, Mai Châu, Nam Lộc ; Lê Hữu Hà , Nguyễn Trung Cang..vv….Ðó là chưa kể đến những nhạc sĩ thời tiền chiến, họ là những nhạc sĩ mang tâm hồn thơ, đã cống hiến cho đời những lời ca đượm đầy chất hương thơ hòa trong ý nhạc, dệt lên những giai điệu đặc sắc.
Trong vườn hoa âm nhạc miền Nam, dòng nhạc Vàng được mùa, đ
ây là cơ hội cho những con buôn văn nghệ làm giàu, và cũng là cơ hội giúp cho nhạc sĩ có dịp trình làng tác phẩm. Phong trào nhạc thời trang tuy có rầm rộ khắp nơi, được công chúng ưa thích vì có nhiều nhạc phẩm hay, độc đáo, nhưng lẫn trong đó có những nhạc phẩm kém cỏi, thiếu phẩm chất nghệ thuật do những nhạc phẩm viết vội, cóp xén của nhau, xào xáo giai đìệu, ráp nối ca từ để tung ra thị trường bán, hoặc bản nhạc viết chưa ráo mực đã bán đứt bản quyền do người khác đứng tên, làng âm nhạc gọi là «bán cỏ non». Tình trạng khai thác bừa bãi, quá độ khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán nên xem nhẹ âm nhạc, thậm chí người khó tính còn gọi là nhạc «sến»! Dù chỉ là số ít nhưng cũng làm ảnh hưởng chung đến giới sáng tác và giới yêu nhạc. Dòng nhạc có tính chất thính phòng trở nên khan hiếm, thu hẹp lại chỉ xuất hiện ở những tụ điểm quán nhạc sinh viên hoặc những đêm nhạc chủ đề do văn nghệ sĩ thực hiện, mà cấu trúc lẫn ca từ có chọn lọc hơn.

Thời gian trôi nhanh như gió thoảng, nhiều lúc đọc lại quyển sách cổ, nghe lại bài hát xưa cả khung trời ngày cũ hiện về thật êm đềm,thơ mộng, dù trong đó có dấu tích chiến tranh lẫn những giọt nước mắt qưê hương ! Dù ở bất cứ phương trời nào những giai điệu Vàng vẫn làm thổn thức dòng kỷ niệm về qưê hương./.

Đỗ Bình

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG GIAI ĐIỆU VÀNG

Từ thuở hồng hoang xa xưa khi con người chưa xuất hiện trên trái đất thì gió vẫn vi vu trên đồi, biển vẫn rì rào tiếng sóng, và rừng vẫn xao xác lá.

NHỮNG GIAI ĐIỆU VÀNG

Ðỗ Bình
Từ thuở hồng hoang xa xưa khi con người chưa xuất hiện trên trái đất thì gió vẫn vi vu trên đồi, biển vẫn rì rào tiếng sóng, và rừng vẫn xao xác lá. Những tiếng động va chạm phát ra trong thiên nhiên thoảng nghe chỉ là những tạp âm, nhưng nếu tất cả những âm thanh đó cùng hòa nhịp, quyện với nhau thì biết đâu chẳng phải là bản giao hưởng tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho con người ? Trái đất có ý nghĩa hơn từ khi con người xuất hiện làm cho cuộc sống vui lên, nhờ trí khôn của con người và sự đa cảm của những tâm hồn nghệ sĩ biết rung động trước cái hay cái đẹp của thiên nhiên. Nhạc sĩ nhờ có thính giác thẩm âm phân biệt được các âm sắc, biết vận dụng kỹ thuật chắt lọc các âm thanh phối hợp thành một thứ nghệ thuật gọi là âm nhạc làm ngôn ngữ; để diễn đạt tư tưởng và tình cảm của con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc để trị liệu bệnh tâm thần (musicothérapie). Âm nhạc gồm những đặc tính như cao độ, trường độ, âm sắc v.v... những ký hiệu hình nốt diễn tả những cảm xúc của nhạc sĩ qua những giai điệu dìu dặt khoan thai như thả hồn vào một cõi mộng.Từ những cánh bưồm xa khơi thấp thoáng dần khuất trong bóng hoàng hôn, đến cơn mưa chiều rả rích trên phố…Chỉ với những hình ảnh ấy cũng đủ gợi nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ vút hồn tận chốn ngàn khơi để nghe trùng dương thì thầm lời biển cả, hay nghe tiếng mưa buồn tí tách như lời thở than. Tâm hồn nghệ sĩ thật nhạy bén, dù sự rung động của con tim mỗi người có khác nhau nhưng tính đam mê vẫn chót vót, hòa điệu chung cuộc sống như giọt nước long lanh trong nắng tỏa sắc muôn màu.

Trong dòng lịch sử tân nhạc Việt Nam đã gần thế kỷ khởi từ những nhạc sĩ đầu tiên như Nguyễn Văn Tuyên (Kiếp Hoa, Bông Cúc Vàng), Nguyễn Xuân Khoát (Bình Minh, phổ thơ Thế Lữ), Lê Yên (Bẽ Bàng,Nghệ Sĩ Hành Khúc, Ngựa Phi Đường Xa), Thẩm Oánh (Khúc Yêu Đương, Đôi Oanh Vàng, Xuân Về), Nguyễn Thiện Tơ (Giáo Đường In Bóng, Trên ường Về, Nhắn Gió Chiều), Dương Thiệu Tước (Vầng Trăng Sáng, Áng Mây Chiều, Ngọc Lan, Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự …), Lê Thương (Bản Đàn Xuân, Hòn Vọng Phu 1,2,3, Tiếng Thu,
phổ thơ Lưu Trọng Lư), Văn Chung (Bóng Ai Qua Thềm), Doãn Mẫn (Biệt Ly, Gío Xa Khơi, Hương Cố Nhân),Đan Trường (Trách Người Đi),Văn Cao (Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ), Hoàng Qúy (Cô Láng Giềng, Chiều Quê), Nguyễn Đình Phúc (Lời Người Lãng Tử, Cô Lái Đò, phổ thơ Nguyễn Bính), Tử Phác (Tiếng Hát Quay Tơ), Lương Ngọc Châu &Tử Phác (Tiếng Hát Lênh Đênh), Phan Huỳnh Điểu (Tràu Cau), Đặng Thế Phong (Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu), Nguyễn Văn Thương (Đêm Đông, Bướm Hoa), Hoàng Giác (Lỡ Cung Đàn, Khúc Hát Thương Binh),Trần Hoàn (Sơn NCa), Tô Hải (Nụ Cười Sơn Cước), Việt Lang (Tình quê hương), Nguyễn Mỹ Ca (Dạ Khúc), Phạm Duy (Cô Hái Mơ, phổ thơ Nguyễn Bính, Cây Đàn Bỏ Quên, Chinh Phụ Ca),Tô Vũ(Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa, Tạ Từ), Nguyễn Văn Tý (Dư Âm), Nguyễn Văn Khánh (Nỗi Lòng), Hoàng Trọng (Đêm Trăng, Một Thuở Yêu Đàn, Chiều Tha Hương, Dừng Bước Giang Hồ), Nguyễn Hiền (Người Em Nhỏ, phổ thơ Thiệu Giang, Anh Cho Em Mùa Xuân, phổ thơ Kim Tuấn, Ngàn năm mây bay), Thông Đạt (Ai Về Sông Tương), Tu My (Tan Tác), Anh Việt ( Bến Cũ), Lê Mông Nguyên (Trăng Mờ Bên Suối, Quê Tôi, Bài Thơ Huế), Lê Trạch Lựu (Em Tôi), Đoàn Chuẩn &Từ Linh (Ánh Trăng Mùa Thu, Lá Thư, Tà Áo Tím, Thu Quyến Rũ, Chuyển Bến, Lá Đổ Muôn Chiều),...vv…Dòng nhạc tiền chiến với những giai điệu mang tính lãng mạn trữ tình ảnh hưởng của dòng nhạc bán cổ điển Tây Phương, nhất là nhạc Pháp do các danh ca, trong đó có danh ca: Josephine Becker, Tino Rossi với những giai điệu trữ tình Foxtrott, Valse,Tango:C’est À Capri (1934), Il Pleut Sur La Route (1935), Marinella (1936) thể điệu rộn rã vui tươi, J’ attendrai(1937), Ave Maria (1938) giai điệu dìu dặt khoan thai, Ecis Moi (1945), J’ai deux Amours, Mon Pays et Paris …Thời đó có một số ít nhạc sĩ đã từng học nhạc Tây Phương nên đã đem những dòng nhạc ấy vào hòa với dòng Dân Nhạc của Việt Nam thành cổ kim hòa điệu. Tính chất nhạc Việt Nam dựa trên nền âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt, lấy chất liệu từ các thể điệu dân ca như Ca Dao, Hát Nói, Hát Quan Họ… trong khi nhạc Tây Phương âm giai 7 nốt lại giàu giai điệu, do đó càng về sau, hướng sáng tác ca khúc càng chịu nhiều ảnh hưởng dòng nhạc Tây Phương. Nhạc sĩ không chỉ đơn thuần viết cho ca khúc mà có người còn viết cho những dòng nhạc giao hưởng đại hòa tấu có cấu trúc nhạc rất phức tạp, đòi hỏi phần hòa thanh, âm sắc phong phú. Hơn nữa ngôn ngữ của Việt Nam có nhiều thay đổi đã xuất hiện nhiều cụm từ và chữ mới, do đó cấu trúc âm nhạc từ giai điệu, tiết tấu, hòa âm có thêm chất liệu giúp cho việc sáng tác những ca khúc thêm màu sắc, giai điệu đẹp. Những ca khúc có từ thời tiền chiến được phổ biến ở Hà Nội, Hài Phòng và một số thành phố lớn miền Bắc trải dài cho đến năm 1954 thì chịu chung số phận đau thương chia cắt của đất nước. Nền văn nghệ của miền bắc bị cưỡng bách o ép một chiều, điển hình là vụ án «Nhân Văn Giai Phẩm », giới văn nghệ sĩ không những bị cấm sáng tác mà còn bị cầm tù, có người bị nhốt nhiều năm dài ! Văn học nghệ thuật cũng có lúc hưng thịnh, lúc suy vi, âm nhạc nhạc cũng thế, gặp lúc trái thời dù cho dòng nhạc đậm tình quê hương đang được công chúng say đắm, tính nghệ thuật đã lôi cuốn lòng người bởi những ca khúc trữ tình lãng mạng, giai điệu mượt mà ca từ như một bài thơ, thế mà nhạc sĩ và tác phẩm bỗng nhiên tắt nghẹn, đành phải lẫn khuất trong xó tối sống hẩm hiu, nhưng vẫn bị chính quyền Cộng Sản lôi ra kết tội là “phản động”vì nhạc Vàng mang tính bi lụy, giai điệu ẻo lả, ca từ ủy mị chỉ biết than thở không mang tính đấu tranh theo tinh thần“cách mạng”! Người ta đã mang chính trị vào nghệ thuật, biến nó thành một thứ công cụ tuyên truyền cho quyền lực, nghĩa là phải viết những ca khúc đầy tính chiến đấu sát máu, nghệ sĩ phải đoạn lìa thứ chủ nghĩa cá nhân, nghệ thuật vị nghệ thuật, mà phải hướng về tình yêu Nước, yêu Đảng nên các văn nghệ sĩ bị dày vò tả tơi ! Vì sự hệ lụy đó dòng Nhạc Tiền Chiến đã biến mất một thời gian khá dài ở miền Bắc , và sau 1975 trên toàn quê hương, nhưng qua thế kỷ mới vì nhu cầu mở của để đón nhận những luồn gió mới trên thế giới du nhập vào Việt Nam, văn nghệ cởi trói, dòng nhạc Vàng từ cõi chết sống dậy, được khôi phục giá trị. Những ai đã từng là nạn nhân của văn hóa Vàng này, hôm nay đọc lại những cuốn sách cũ , hát lại dòng nhạc xưa chắc lòng không khỏi ngao ngán buông tiếng thở dài ? Năm xưa có một nhạc sĩ ở Sài Gòn chỉ vì cất giữ ít nhạc lưu niệm của các bạn, trong đó có một số nhạc phẩm của ông sáng tác thế mà bị kết tội 8 năm tù ! Thảm hơn nữa, ở Hà Nội có người chỉ vì hát nhạc Đoàn Chuẩn Từ Linh, vì những bài tình ca ấy mà bị tù 14 năm hết cả đời thanh xuân ! Cũng từ đó dòng nhạc Vàng gắn liền tên người nghệ sĩ. Chân giá trị của Nghệ Thuật đòi hỏi từ sự rung cảm chân thật để diễn tả tiếng nói của con tim trước những biến đổi của ngoại cảnh, dù có những điều khác ý một số người chỉ vì người nghệ sĩ luôn đi trước thời đại, nên dễ bị ngộ nhận biến thành vật hy sinh, bị dập vùi trước bạo lực hay phe nhóm tranh giành quyền lực ! Sau năm 1954 nhạc Vàng bị kết tội là văn hóa đồi trụy ! Phải chăng vì sợ hãi mà chẳng còn ai dám nghe, hay sáng tác những ca khúc vàng đầy chất nghệ thuật thắm tình người nữa ? Nếu có, thì họ cũng cất dấu chẳng dám khoe ra là đi tù ngay ! Một dân tộc tự hào về một nền văn hóa lâu đời, thấm nhuần lẽ đạo, lại có một nguồn Ca Dao vô tận, thì con người phải thắm tính Thơ và chan chứa Tình Người ? Than ôi, lòng đố kỵ và bạo lực đã tước đoạt ý nghĩa cao đẹp đó. Tình yêu và Quê hương là nhũng đề tài muôn thuở trong văn học nghệ thuật, đó là nguồn sáng tác vô tận của nghệ sĩ; nhất là đối với những ai đã từng trải qua chiến tranh và ngục tù, hay chứng kiến sự thăng trầm của đất nước, khó mà quên được những mất mát, chia ly, đổ vỡ…Từ trong sâu thẳm của nỗi buồn đó vết hằn quê hương đã bật lên cung bậc chất chứa những đau thương minh họa bằng hình nốt, tiết tấu gieo thành bản hòa tấu mang chung giai điệu :Tiếng nấc nghẹn của tâm hồn ! Trong suốt thời gian đất nước chia đôi vì chiến tranh Quốc Cộng, cả hai miền đều có biết bao cuộc chia ly mất mát, biết bao cuộc tình dang dở. Bao nỗi lòng của người mẹ tiễn con lên đường ra trận. Cuộc chiến đã làm vợ chồng, cha con, anh chị em xa nhau ! Những tình cảnh đó ở hai miền Bắc Nam tuy giống nhau ở truyền thống dân tộc, nhưng lại hoàn toàn khác về cách diễn đạt tình cảm qua văn học và nghệ thuật. Trong thời kháng chiến chống Pháp vào thập niên 40 của thế kỷ trước, những văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước trước khi lên đường vào chiến khu kháng Pháp họ là những thành phần trí thức tiểu tư sản, ngoài tình yêu nước, tâm hồn họ còn mang chất nghệ sĩ. Họ yêu nghệ thuật và sáng tác những bài tình quê, hay những bài ca chiến đấu đều mang tính nghệ thuật đượm đầy tình cảm của con người. Những hình ảnh nhớ nhung, chia lìa và đợi mong đều được thể hiện trong văn thơ, trên nét nhạc, ca từ. Do đó những ca khúc hay mang tính xuất sắc thường ca ngợi tình quê hương, tình người, lẽ đạo dựa trên nghệ thuật vì thế, dù thời gian đã qua lâu nhưng giá trị tác phẩm vẫn còn và được lưu truyền mãi đến hôm nay. Những hnhạc sĩ tài danh : Văn Cao, Phạm Duy(Tình ca, Bà Mẹ Gio Linh, Nương Chiều, Ngày Trở Về, Chiến Sĩ Vô Danh, Về Miền Trung, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê…) Nhị Hà ( Mẹ Tội, Trở Về Thôn Cũ), Việt Lang (Tình Quê Hương), Lưu Hữu Phước(Tiếng Gọi Thanh Niên), Nguyễn Văn Thương, Văn Chung (Đợi Anh Về), Tô Hải, Tô Vũ, Phan Hùynh Điểu, Huy Du, Huy Thục (Đợi),….Trong thời ly loạn không một ai là không bị ảnh hưởng, thân phận người đàn bà có lẽ còn chịu nhiều thiệt thòi đắng cay nghiệt ngã hơn ! Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lên ca khúc Bà Mẹ Gio Linh, bài ca mang tính biểu tượng bà mẹ Việt Nam chống ngoại xâm :
«Mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày. Dù cho áo rách sờn
vai, cơm ăn bát vơi bát đầy.».
Hình ảnh quê hương được nhân cách hóa với người mẹ. Sự gian khổ, nhẫn nại và đức tính hy sinh của người mẹ được gắn liền với sự thăng trầm của đất nước. Nhạc sĩ Nhị Hà đã viết lên ca khúc Mẹ Tôi để diễn tả tâm tình của người mẹ có con ở ngoài chiến trận,giai điệu buồn xa xót, ca từ có lẫn những giọt nước mắt thấm vào hồn người nghe như tiếng chuông vọng buồn từ cõi xa. Thuở ấy người nghệ sĩ chưa bị uốn bút nên đã dám bộc bạch cõi lòng
:
«Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày. Mẹ tôi đau buồn nặng chĩu đôi vai, bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại, cầu mong con mình có một ngày mai. Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn, Mẹ tôi mỉm cười nhìn bóng con ngoan. Không than không phiền dù lâm hoạn nạn. Lòng mong con mình xứng thành người dân…Nhưng nay con nên người, thì nay còn đâu bà mẹ hiền xưa ! Chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ, Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa. Công ơn sinh thành ngày nao đền trả. Mẹ ơi con mẹ nhớ lời mẹ khuyên. »

Trở Về
Thôn Cũ của Nhị Hà và TÌNH QUÊ HƯƠNG của Việt Lang là những bức tranh quê mang những gam màu buồn. Ca từ là một bài thơ hòa quyện dòng nhạc Tây phương với âm giai ngũ cung thành giai điệu đẹp làm xao xuyến lòng người. Những Ca khúc tiền chiến đã gợi trong lòng người nghe thoáng hiện những hình ảnh đặc sắc như bức tranh ấn tượng. Nghe xong bản nhạc mà giai điệu và hình ảnh vẫn còn đọng trong hồn :
«Làng tôi nghiêng mình soi bóng Hương Giang
Những đêm trăng sáng long lanh giòng sông
Dáng ai giặt yếm bên bờ dịu dàng
Thả tiếng "khoan hò" theo nhịp chèo vọng xa
Làng tôi những chiều khi gió lên khơi
Nắng hanh phơn phớt pha hồng gò má
Những cô thôn nữ trên đường về chợ
Và tiếng sáo diều diu dặt buông lời thơ
Nhưng sao hôm nay ta trở lại quê hương
Tuy con sông xưa vẫn êm đềm uốn quanh
Còn đâu đồng xanh? Còn đâu gia đình?
Còn đâu bóng hình mẹ già mến yêu?
Nơi đây điêu linh
Nơi đây quạnh quẽ
Nơi đây chẳng còn bóng người ngày trước
Nơi đây tang thương buông bức màn thê lương
Quê hương còn đó nhưng người về đâu?
Vì đâu thôn làng thành chốn nương hoang?
Cớ sao bao cánh chim xa tổ ấm?
Biết bao giờ gió tha hương trở về
Cùng tiếng sáo diều dìu dặt lời nhạc xưa?»
(
Nhị Hà)

TÌNH QUÊ HƯƠNG
«
Ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ
Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa
Tình quê lai láng dưới trời thu
Khói xây thành chập chùng mây đưa
Cành tơ liễu thấp thoáng bên hồ
Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ.
Ta ra đi một chiều thắm
Vang lời ca buồn trong khóm lá
Nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi.
Miền xa thương nhớ
Tình quê hương thiết tha buồn lắng
Nhắn theo lời gió.
Mùa trăng êm tiếng tơ một trời còn vương
Ôi buồn nhớ quê hương!»

(Việt Lang)
Nhạc sĩ Văn Chung trong chiến khu đã không dấu lòng viết lên ca khúc : Đợi Anh Về, diễn tả nỗi nhớ nhung người thương :
«Em ơi ! Đợi anh về ! Đợi anh hoài em nhé,
mưa có rơi dầm dề, ngày có buồn lê thê
thì em ơi em cứ đợi ...»

Chất lãng mạn theo nghệ sĩ bàng bạc trong không gian, lan tỏa núi rừng làm tâm hồn nghệ sĩ dào dạt nguồn cảm hứng sáng tác nên đã có những tác phẩm hay. Nhưng chỉ vài năm sau, sự sáng tác được chỉ đạo, những mộng mơ, nhớ nhà , nhớ gia đình, nhớ người yêu…đều ngủ kỹ trong đáy hồn ! Sau năm 1954 nền văn nghệ miền Bắc chỉ còn là chiếc loa phóng thanh hò hét thúc giục thanh niên lên đường và ca ngợi Đảng, mặc dù những văn nghệ sĩ còn ở lại trên đất Bắc đa số đều có tài, bạo lực đã làm trầy trụa tâm hồn họ ! Trong vòm trời khép kín, vườn văn nghệ chỉ có một loài hoa đỏ được phép nở, cho dù màu hoa có rực rỡ vì đậm sắc thì cũng không thể thay thế được tất cả những màu sắc khác ?! Bỗng vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, có một số thơ nhạc trữ tình được rộ ra do một số văn nghệ sĩ có từ thời kháng chiến, những bài thơ phổ nhạc đó đã đi lệch hướng chỉ đạo, dám ca ngợi tình lứa đôi, một tình cảm thiêng liêng của con người. Bản nhạc được công chúng đón nhận vì dân miền Bắc đã lâu bỗng được nghe lại những giai điệu trữ tình, những vần thơ lãng mạn thắm tình người mà không hò hét thi đua ccách mạng. Người nghệ sĩ chỉ cần một lần trong đời dám làm theo con tim dù phải chết, hay bị tù đày thì cũng mãn nguyện. Nhạc sĩ Huy Du phổ bài Tình Em của nhà thơ Ngọc Sơn :
«Khi chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh. Mà sao em xa anh ; đời vẫn xanh vời vợi. Có gì đâu em ơi ! Tình yêu là sự sống ; nên nắng ửng trong lòng. Tình yêu như khe suối, lưu luyến và nhớ thương, chảy theo anh khắp rừng….» Nhạc sĩ Huy Thục phổ bài thơ Đợi của nhà thơ Vũ Quần Phương :
«Em đứng trên cầu đợi anh
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm.
Ngày xưa đã chảy sau còn chảy
Nước chảy bên lòng em đợi anh»
Ở miền Nam nam trước 75 nền văn nghệ được tự do, trăm hoa đua nở, mặc dù chính quyền cũng cổ võ văn nghệ hướng ra tuyền tuyến, nha tâm lý chiến khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác các nhạc phẩm ca ngợi lòng dũng cảm của người lính, nhất là những bài chiến đấu ca. Giới văn nghệ sĩ được tự do sáng tác dù hòa vào chiến tranh nhưng những giai điệu quê hương hoặc tình đôi lứa vẫn dựa trên nghệ thuật, mang tính lãng mạn trữ tình của dòng nhạc Vàng, mà ca từ phải đẹp như lời thơ, hoạc lời bài hát là bài thơ được phổ, hòa quyện với giai điệu đẹp đẽ của nhạc diễn tả những cảm xúc của tuyệt vời của tâm hồn. Những bài thơ được các nhạc sĩ cảm được hồn thơ nên đã hòa thêm âm thanh vào biến những bài thơ và nhạc cùng bất tử : Thuyền Viễn Xứ, thơ Huyền Chi, Phạm Duy phổ nhạc. Mộng Dưới Hoa, thơ Ðinh Hùng, phạm Ðình Chương phổ nhạc. Nguyệt Cầm, thơ Xuân Diệu, Cung Tiến phổ nhạc. Tình Khúc Thứ Nhất, thơ Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành An phổ nhạc. Màu Tím Hoa Sum, thơ Hữu Loan, Dzũng Chinh phổ nhạc. Mái Tóc Dạ Hương, thơ Ðinh Hùng, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Chiều Tím, thơ Ðinh Hùng, Ðan Thọ phổ nhạc. Áo Lụa Hà Ðông, thơ Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên phổ nhạc..vv…Trong khi đó dòng nhạc tiền chiến dần dần bị chìm vào không khí chiến tranh, những ca khúc vàng êm dịu lắng sâu vào hồn khách mộ đìệu nhường chỗ cho một thể loại khác được gọi là nhạc Thời trang trong đó có dòng nhạc viết về Lính, dòng nhạcTrẻ cho những thanh niêm nam nữ đang còn ngồi ghế nhà trường, nhạc mang lời Việt hoặc lời ngoại quốc mà thể điệu đang thịnh hành ở các nước Âu Mỹ. Nhạc Thời trang nhằm diễn tả cái thực trạng của xã hội đang bị cuốn hút bởi những quyến rũ vật chất, đang vội vã hưởng thụ hầu quên đi thực tại của vòng khói lửa chiến tranh vây hãm ! Chính ở thời đìểm khốc liệt này, làng tân nhạc miền nam xuất hiện nhiều ca khúc quê hương trữ tình đượm chất lãng mạn trữ tình pha chút chiến chinh. Những thể điệu rất thịnh hành trong giai đoạn đó: Valse, Slow, Boston nhẹ nhàng phảng phất chút âm hưởng bán cổ điển tây phương, đìệu Blues Jazz lãng mạn, buồn tê tái như lời than chứa đầy những giọt nước mắt của những người da đen nô lệ xa xưa. Làn điệu Boléro mềm mại, ai oán diễn tả nỗi u uất thân phận người Gitan hát rong Tây Ban Nha, hay những thể điệu Tango, Habanera, Rumba…dịu dàng tha thiết vọng theo nhịp sóng vỗ từ những hải đảo xa xăm bên kia bờ đại dương kết thành cung bậc gần gũi với dân ca Việt Nam để diễn tả về thân phận con người trong chiến tranh qua giai đìệu trầm bổng ngũ cung. Lời ca tiếng nhạc đã đi vào lòng người, bàng bạc kắp mọi nơi, từ hang cùng ngõ hẻm nơi phố thị đến những thôn làng hẻo lánh nơi rừng sâu núi thẳm. Ở thời đìểm chiến tranh hừng hực lửa ấy, nếu chỉ cần rời xa thành phố cư ngụ ít ngày hay thoáng nghe lại những giọng ca truyền cảm quen thuộc phát ra từ một máy thu thanh chắc hẳn ta không khỏi xao xuyến về một khung trời kỷ nìệm mà chính ca khúc và nghệ sĩ đã làm sống lại. Ca sĩ tuy có khác nhau về các chất giọng và cách trình diễn, nhưng lại có chung sự quyến rũ làm say đắm khách mộ điệu. Giới thưởng thức, mỗi người một sở thích, tùy tâm trạng của người nghe chọn lựa bài hát và ca sĩ được ưa thích, nếu chất giọng nào mà mang nhiều ấn tượng của kỷ niệm, làm lòng họ xao xuyến thì họ sẽ yêu thích. Do đó có những ca sĩ chất giọng rất hay, kỹ thuật thanh nhạc cao, trình bày đẹp mắt nhưng chưa chắc bài nào cũng được mọi người thích ? Ở Sài gòn năm xưa, nếu ai đó tình cờ đi ngang qua một quán bên đường sẽ nghe từ trong quán vẳng ra tiếng kèn đồng nức nở giai điệu trầm bổng trong điệu blues hòa với chất giọng khàn của ca sĩ nghe não nuột, u uất ! Lời ca điệu nhạc diễn tả tâm trạng lớp người của chốn phồn hoa đô thị đầy ánh đèn màu, men rượu, khói thuốc, vũ trường, những thứ đó đã làm chóa mắt họ, mà quên, hay không biết hiện trạng của đất nước đang mịt mù khói lửa, phần đất tự do đang bấp bênh giữa cái mất còn ! Sự rung động của tâm hồn nhạc sĩ tuy có khác nhau về cảm nhận và cách diễn đạt nhưng những ca khúc thời chiến lại gần gũi, quyện vào nhau về cấu trúc lẫn giai đìệu, phải chăng sự đồng đìệu này đã biến những cảm âm thành những dòng nhạc liên khúc sau này? Nhưng có một đìều chắc chắn chẳng có một nghệ sĩ nào dửng dưng sống bên lề chiến cuộc. Chiến tranh đã ảnh hưởng đến tâm hồn họ, nhưng trong sáng tác những ca từ trong loại nhạc phổ thông ở giai đoạn đó lại thật hiền hòa, nhân bản. Nhạc sĩ Lam Phương đã xúc cảm nỗi lòng của người Mẹ, ông viết lên ca khúc Tình Mẹ như tiếng ru buồn diễn tả nỗi lòng cô quạnh của thiếu phụ chờ chồng và tấm lòng của người mẹ trong thời chiến, và thực trạng đó là nỗi buồn quê hương :
«Đêm khuya rồi à ơi..con yên ngủ. Trăng xa vời đèn gầy nào soi kiếp người. Mái tranh nghèo lạnh lùng hắt gío sương rơi, được nhìn con thân mẹ dường ấm cuộc đời. Hận loạn thù tình cha dứt bước ra đi, tháng năm qua thôn nghèo chờ mối duyên quê. Rồi một ngày người người lừng chiến công về, mừng thầm mẹ hỏi tin cha, ngờ đâu bóng đã khuất xa !»
Hình ảnh những người lính trận được dệt trong ca khúc mang vóc dáng hào hùng và rất đa cảm, lãng mạn mà ghệ sĩ đã phản ánh mô tả bộ mặt nhân bản của xã hội đương thời. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc Anh Về Với Em diễn tả tâm trạng người lính trận xa nhà mong ước về thămm vợ, sự nhớ nhung da diết đó nói lên tình yêu chân thật của con tim. Nếu ở vào tâm trạng người lính miền Bắc sẽ không dám nói những lời ủy mị đó, vì sẽ bị khép tội mất cảnh giác chiến đấu ! :
Anh về với em, như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông, như nước xuôi giòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim
côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi, ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi...
Anh về với em, mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
Bao ngày nhớ nhung, vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
Sao em anh lại khóc khi anh ra đi vì em? Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách? Mai nay anh đi rồi, mai nay anh đi rồi, mai nay anh lại đi...»
Cùng sống giai đoạn đó, nhạc sĩ Hàn Châu đã viết ca khúc Những Đóm Mắt Hỏa Châu diễn tả một ước mơ hòa bình của những người sắp bước vào cuộc chiến nhưng tâm thức đã không thích chiến tranh, điều đó đã thể hiện qua nét nhạc viết lên nỗi lòng mình. Những trái hỏa châu làm sáng rực đêm tối, lộ những hình ảnh quê hương, nơi đó đầy những hiểm nguy và nỗi sợ ! Chỉ cần một tia sáng trong đêm đen cũng là chút hy vọng, dù đó là những vũ khí dành cho chiến tranh để soi rọi vào nỗi chết ! Nhạc sĩ Hàn Châu hình tượng hóa nhnững hỏa châu trong đêm sẽ là hoa đăng nếu quê hương thanh bình. Ca từ như thế lại hòa trong thể điệu Boléro buồn bã, bài hát da diết thấm vào lòng người mà chẳng làm giao động những người trai tiền tuyến ; vì hòa bình là ước nguyện chung của con người.
« Có những đêm dài, anh ngồi nhìn hỏa châu rơi, n ghe vùng tâm tư cháy đỏ xoay ngang lưng trời. Những đóm mắt hỏa châu bừng lên trong màn tối, như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối, những đêm không ngủ anh ngồi tâm sự cùng hỏa châu rơi. Ôi đẹp làm sao, màu hỏa châu đêm đêm tô son, tô phấn những con đường, Ôi những con đường mang nặng đau thương ! Cho anh nhận diện quê hương giữa đêm đen buồn, bằng những dòng sông chảy xuôi đêm trường, Ôi những dòng sông nhẫn nhục đau thương... Dưới ánh châu hồng, anh ngồi gọi thầm tên em, mơ một ngày mai pháo nổ vang trên lối về .Những đóm mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới, khi chiến chinh hết rồi, tương lai ta tìm tới, có nhau trong đời đêm trường không sợ lạc loài yêu thương.. ».
Đầu thập niên 70, nhà thơ Lê Thị Ý sống ở thành phố Pleiku cao nguyên sương mù, hàng ngày nghe toàn tiếng bom đạn và chứng kiến những thảm cảnh chiến tranh
nên cảm xúc viết bài thơ :“Tưởng Như Còn Người Yêu”được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Thơ nhạc hòa quyện nhau như tiếng đau thương của sự chia lìa đã gây xúc động trong công chúng, vì đó là nỗi lòng , tâm trạng của những người thiếu nữ trong thời chiến, nhất là ở thời điểm chiến tranh khốc liệt. :
«Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu… »

Cùng thời gian đó nhà thơ Vũ Hũu Định đang nhập cuộc chiến, nhìn phố núi qua lăng kính thi vị, nhà thơ đã gởi tâm sự trong bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ, viết về một thành phố bụi đỏ và bom đạn được nhạc sĩ Phạm Duy đồng cảm phổ nhạc:
«
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương.
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông !
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong.
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân.
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng !
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên.
( Còn Một Chút Gì Nhớ)

Trong khi đó ở Miền Bắc cũng có biết bao người trai lên đường và không bao giờ trở lại, biết bao bà mẹ mất con, vợ mất chồng thế mà chẳng có nhiều giọt nước mắt ghi lại trong âm nhạc, thực tế thì chắc có nhiều nước mắt vì có mẹ nào mà không thương nhớ và muốn xa con ?! Nhưng những hình ảnh nhớ nhung xa cách, và đợi mong đều bị «đóng khung» trong văn thơ, âm nhạc ! Vì sợ bị kết tội ủy mị nên nghệ sĩ ít dám biểu lộ « nỗi buồn» trong tác phẩm mà đã dấu những giọt nước mắt ấy. Nay chiến tranh đã lui vào dĩ vãng thì những gì của thời đó nếu còn đọng lại, cõ lẽ chỉ còn là kỷ niệm trong thơ văn âm nhạc, mãi sau này trong văn có những tácphẩm Bến Không Chồng của Nhà văn Dương Hướng, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Nhà văn Bảo Ninh, Phố của Nhà văn Chu Lai,…tâm hồn của người lính, dù là miền Bắc hay miền Nam thì cũng rung động trước những nỗi buồn vui xa cách. Nhưng tâm tình người lính miền Bắc được dấu kỹ, do đó ít thấy những giọt nước mắt của sự chia lìa đổ vỡ trong những ca khúc ! Những nhạc sĩ đã tự kiểm và tự diệt tính lãng mạn để trở thành bộ máy sáng tác rập khuôn nhau ca ngợi Đảng và chiến công ! Thỉnh thoảng có vài văn nghệ sĩ dám phá lệ viết những đề tài của tình yêu đôi lứa đượn triết lý làm tâm hồn người đọc xao xuyến dạt dào. Làm sao cấm được những gì chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn con người ? Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc bài thơ Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ của Nhà thơ Trần Hoài Thu :
«Có một không gian nào đó chiều dài nỗi nhớ.
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương,

Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm.
Đêm nghe tiếng mưa rơi đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ.

Ở hai đầu nỗi nhớ yêu và thương sâu hơn…»

Ông cũng phổ nhạc bài thơ Thuyền Và Biển của Nhà thơ Xuân Quỳnh :

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
"Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
……..Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc dầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố »

Hai bài thơ : Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ, Thuyền Và Biển là những áng thơ hay lại được chắp cánh bởi nhạc vì những văn nghệ sĩ đó đã dám bày tỏ cảm xúc chân thật của mình cho nghệ thuật, biến những sự vật quen thuộc trở thành nhưng ngôn ngữ thơ đặc sắc, đầy lãng mạn mang tính triết lý mà không sợ lệch đường «Nhà nước». Viết ra những thứ trái cấm lại còn phổ biến cho những tâm hồn đồng điệu quả là can đảm, và hiếm hoi dưới chế độ kiểm duyệt ấy ! Tác giả đã không sợ lòng đố kỵ hẹp hòi của những «thợ hót» dèm pha phê phán là nhạc Vàng nên hôm nay đời có thêm tác phẩm hay. Sự sợ hãi làm vây kín tâm hồn người nên các nhạc sĩ phải chừng mực khi diễn tả ; Họ chỉ vút nguồn cảm hứng qua những bài dân ca và những bài ca chiến đấu qua lối viết điêu luyện, những cấu trúc cầu kỳ. Làm sao diễn tả hết những gì xảy ra trong giai đoạn chiến tranh ấy ? Người nghệ sĩ không thể đem tâm tình hôm nay để viết về tâm cảnh năm xưa, nếu có viết thì cảm xúc cũng không thật ! Cảm xúc của nghệ sĩ chợt đến như sương khói, mây bay rồi tan biến trong bầu trời, nhưng sẽ để lại cho đời tác phẩm. Âm nhạc miền Bắc đã thiếu vắng những bài ca diễn tả tình cảm chân thật của con người, thay vào đó là những bài thúc quân tô điểm cho Đường Trường Sơn, để hôm nay chỉ còn những ca khúc một thời của miền Nam nói về tâm tình những người lính trẻ, những hạnh phúc và sự đổ vỡ, những mất mát và sự hy sinh. Một lần nữa chính trị lại xen vào tình cảm thiêng liêng của con người, đó là được nghe những giai điệu dìu dặt để sống lại với những kỷ niệm một thời. Vì những người «quản lý văn nghệ » đã cấm nên không có dòng nhạc Vàng trong thời kỳ chiến tranh , nay họ muốn xóa bỏ thực thể đó nên kết tội nhạc Vàng đồng nghĩa với Nhạc Sến ! Thuở ấy ở miền Nam có một dòng nhạc hòa trong thể loại thời trang nhưng nét nhạc mang dấu ấn riêng vì giai điệu êm dịu làm thổn thức lòng người qua những ca khúc trữ tình tuyệt vời mà ca từ là những ngôn ngữ thơ đầy chất hình tượng nhạc tính. Đang vút hồn vào cõi tình lãng mạn, người nhạc sĩ đó bỗng chuyển hướng sáng tác dấn sâu vào thế sự. Dòng cảm xúc ngùn ngụt lửa chiến tranh, rồi bật lên những ca khúc phẫn nộ như muốn nói lên hết nỗi niềm của thân phận làm người trong một đất nước chiến tranh. Lời ca có tính triết lý mang đầy màu sắc hình tượng, giai điệu là tiếng khóc tỉ tê, tiếng thì thầm từ một cõi âm nào đó vọng về buồn tê tái như quyện chất ma túy, làm xói mòn tâm thức lớp trai cùng thế hệ của miền nam! Trong khi đó ở miền bắc, đối với lớp trai cùng thế hệ chẳng một chút hay biết gì về những lời ca này nên chẳng ảnh hưởng đến cái tâm thức «phản chiến », vì đã bị đảng và nhà nước CS đã bưng bít cấm phổ biến! Quả thật chiến tranh đã gieo vào tâm hồn Trịnh Công Sơn một ấn tượng mạnh tạo dòng cảm xúc tột độ nên ông viết được những tác phẩm làm xao xuyến lòng người. Giai điệu và ca từ sâu lắng đó réo rắc, trầm bổng như tiếng kinh gọi hồn nghe ai oán bi thương đến rợn người, làm xói mòn tâm thức của những người trai cùng thế hệ đang cầm súng làm nhiệm vụ bảo vệ sự tự do quê hương! Người ta tự hỏi có nên trách người nghệ sĩ sáng tác về những nỗi buồn chiến tranh? Làm sao cấm được dòng cảm xúc của người nghệ sĩ ?Một tác phẩm ở bất cứ một thể loại nào dù là văn học hay nghệ thuật giá trị đích thực không hẳn ở lời khen tiếng chê mà tùy thuộc vào bản thể tác phẩm có thực đi vào lòng người hay không. Tuy nhiên người đời vẫn lầm lẫn gữa tác phẩm và nhân cách tác giả !Người nghệ sĩ và tác phẩm là hai thực thể tách rời nhau nhưng lại khắn khít, có chung một niềm bất hạnh chứa đầy rủi ro, đôi khi bị vùi dập vì ngộ nhận! Tâm hồn nghệ sĩ rất phóng khoáng, bao dung, yêu thiên nhiên, yêu tha nhân, yêu cuộc đời cho dù đời muôn cay đắng! Người nghệ sĩ chân chính yêu nghệ thuật và yêu tự do như hơi thở mạng sống. » Những tinh hoa văn nghệ sáng rực giữa vòm trời của miền bắc một thời, không những họ được ca ngợi về tác phẩm mà còn ở phong cách nghệ sĩ như: Văn Cao, Hữu Loan, Quang Dũng, Trần Dần, Lê Ðat, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Phùng Cung, Thụy An, Phan Khôi, …. Họ đã từng ấp ủ được tự do sáng tạo, nhưng mơ ước ấy chỉ là mây khói ! Niềm vui chẳng bao lâu đã bị bạo lực nhân danh chủ nghĩa và quyền lợi đảng bóp chết mầm sống của muôn đóa hoa văn nghệ xứ bắc…Và từ đấy những vì sao sáng kia đã tắt lịm trong tăm tối, buồn thảm ! Phải chăng ngay những lúc tác phẩm ở vị thế sáng chói nhất tác giả vẫn cảm thấy cô đơn và đã nghe từng con chữ nhòa theo bóng thời gian, trong lãng quên hững hờ của người đời ?! Số phận một tác phẩm chìm nổi tùy theo tác động của xã hội. Sau năm 1975 ngọn lửa bạo lực đã thiêu rụi mạch sống của vườn hoa văn nghệ miền nam. Biết bao văn nghệ sĩ tinh hoa của đất nước bị tước đoạt ngòi bút, không những thế còn bị đầy ải cầm tù trong chiến dịch mệnh danh «chiến dịch đánh văn nghệ sĩ phản động» như: Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hồ Hữu Tường, Hồ Văn Ðồng,Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Hải Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Hồ Nam, Họa sĩ Chóe, Họa sĩ Ðằng Giao, Sơn Ðìền Nguyễn Viết Khánh, Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Minh Ðăng Khánh, Lê Văn Vũ Bác Tiến, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Như Phong Lê Văn Tiến, Mạc Thu, Thái Thủy, Thanh Thương Hoàng, Tô Ngọc, Thái Dương, Trần Việt Sơn, Lý Ðại Nguyên, Trịnh Viết Thành, Cao Sơn, Trịnh Hưng, Nguyễn Khánh Giư, Ngô Công Minh, Ðậu Phi Lục, Võ Xuân Ðình, Anh Quân, Nguyễn Văn Minh ( Minh Vồ), Ninh Chữ, Uyên Thao ..vv..Những người đã chết trong tù : Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Hiếu Chân, Ngọc Thứ Lang, Dương Hùng Cường, Minh Vồ, Thục Vũ, Minh Kỳ, Hồ Ðình Phương, Minh Ðăng Khánh..Hoặc những người được thả ra về nhà chét:Vũ Hoàng Chương, TrịnhViết Thành, Anh Quân, Trần Việt Sơn…Bạo lực có thể cướp đi mạng sống của con người, nhưng vẫn không thể nào hủy diệt được tâm hồn nghệ sĩ chân chính và những người yêu tự do. Những hương thơm đó vẫn đọng với thời gian.
Ở thời kỳ cực thịnh của dòng nhạc Vàng, những tác phẩm thi nhau nở rộ, được phổ biến hàng ngày trên các băng đài, những ca khúc có nội dung:«Quê Hương Trong Ly Loạn, Tâm Sự Người Lính, Tình Yêu Lứa Ðôi…đượm màu sắc dang dở, biệt ly..vv..» Xin hãy bước vào vườn hoa nghệ thuật để thấy mùa xuân bất tận của những ca từ trong nhạc, nó đượm đầy chất thơ và chứa sãn tính nhạc. Ðìển hình những lời ca đã đi sâu vào lòng người, đó là những tài sản trong kho tàng của văn hóa dân tộc :

Phạm Ðình Chương :
« ..Người đi qua đời tôi
trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời...
Hồn lưng miền rét mướt
Vàng xưa đầy dấu chân

(Người Ði Qua Ðời Tôi)

Lam Phương:

“...Người đi hoa lá chết trong mùa nhớ

Ngfười về lạng lẽ, tình vẫn bơ vơ !

Thà rằng ôm kín mộng ước xa nhau

Quên đi cho hết một kiếp thương đau...”
(Thu Sầu)


Trịnh Công Sơn :
«Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi..
»
(Như Cánh Vạc Bay)


Ngô Thụy Miên:

“...Nhớ tới năm xưa bên nhau

Bước trong chiều mưa phiếm du nhẹ đưa

Bến cũ đam mê say xưa lá thu còn rơi...

Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây

Tóc mây nào bay...Tình đã xa rồi !”
(Mắt Biếc)


Y Vân :

« …Rồi đây mây trên đồi vắng

lang tìm kìm kiếm, đá xưa rêu mòn….

Biệt ly hôn nhau lần cuối…

Dư âm còn đây, lệ trong mắt ai… »
(Mắt Lệ Cho Người Tình)


Từ Công Phụng:

« …Thôi đừng tìm đến nhau làm gì !

Thôi, đừng tìm nhau nữa mà chi !

Ðường về nhà em xa lắm,

Tương lai chưa vừa tầm hái tay này.

Trời đọa đày cho cay đắng

Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi.. »

(Lời Cuối)


Lê Uyên Phương :

« …Ngày em thắp sao trời

Chờ trăng gió lên khơi

Mùa mưa bão tơi bời

Một ngày mưa bão không rời

Trên vai thanh xuân ướp hôn nồng trên gối đắm say

Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy

Cùng rót bao nhiêu ngày hoang

Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn..”

(Dạ khúc Cho Tình Nhân)


Vũ Thành An:

“...Một làn khói trắng

Ru đời vào quên lãng

Nâng sầu thành hơi ấm

Hơ dịu tình đau.

Ngày tàn im lắng

Yêu người làn tóc trắng

Tâm sự rồi đến đắng

Như lệ giờ biết nhau...“

( Bài Không Tên Số 7)


Trường Hải:

„..Những chiều không có em

Ngõ hồn sao hoang vắng.

Ôi! Dừng chân đây,

đường phố cũngùi nhớ tới người em thơ

cùng bước dưới trời mưa lòng trao chuyện lòng...”

(Những Chiều Không Có Em)


Trường Sa:

“...Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng

Chiều đông đưa những bước chân đau mòn

Chợt nghe mùa thu bay trên trời không

Còn ai giữa mênh mông đời mình?

Cho nỗi đau mù lấp tuổi thơ!...”

(Xin Còn Gọi Tên Nhau)


Phạm Duy:

“...Nha Trang ngày về

ngồi đây tôi lắng nghe

đê mê lòng tôi khóc

như oan hồn trách móc

Ôi trăng vàng lẻ loi! Ôi đời!

Trời biển ôi! Không có nuôi tình tôi.

Nha Trang biển này tình yêu không có đây

Tôi như là con ốc chui sâu vào thân xác lưu đày

Dã tràng ơi sao lấp cho vơi sầu này!”

(Nha Trang Ngày Về)


Thanh Trang:
«Một vì sao sáng trong đêm lặng lẽ
nhạc buồn xa vắng mênh mông trần thế
ánh mắt sáng ngời lòng trời u tối
không gian xa vời...
Tìm đến với nhau cho quên hận sầu
ngày đó lứa đôi vui duyên tình đầu
mộng ước tan rồi để buồn mai sau
để buồn mai sau …»
(Duyên Thề)

Không thể trích hết lời ca đã từng vang bóng một thời của làng âm nhạc miền Nam. Những nhạc sĩ mang chút hồn thơ như:

Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Ưng Lang, Văn Phụng, Hoàng Trọng, Trọng Khương, Lâm Tuyền, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Cung Tiến, Trúc Phương, , Lê Trọng Nguyễn, , Hoàng Thi Thơ, Y Vân,Thu Hồ, Trịnh Hưng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Mạnh Cương, Khánh Băng, Huỳnh Anh, Châu Kỳ, , Tuấn Khanh, Lê Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương,Vũ Thành, Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Lê Dinh, Trần Thiện Thanh, Vũ Ðức Sao Biển, Thanh Sơn, Hoàng Trang, Ðỗ Lễ, Lê Hoàng Long, Thanh Bình, Hiếu Nghĩa, Văn Giảng, Phó Quốc Thăng, Thúc Ðăng, Hoài An, Duy Khánh , Anh Việt Thu, Anh Việt Thanh, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Nguyễn Ánh 9, Y Vũ, Mai Châu, Nam Lộc ; Lê Hữu Hà , Nguyễn Trung Cang..vv….Ðó là chưa kể đến những nhạc sĩ thời tiền chiến, họ là những nhạc sĩ mang tâm hồn thơ, đã cống hiến cho đời những lời ca đượm đầy chất hương thơ hòa trong ý nhạc, dệt lên những giai điệu đặc sắc.
Trong vườn hoa âm nhạc miền Nam, dòng nhạc Vàng được mùa, đ
ây là cơ hội cho những con buôn văn nghệ làm giàu, và cũng là cơ hội giúp cho nhạc sĩ có dịp trình làng tác phẩm. Phong trào nhạc thời trang tuy có rầm rộ khắp nơi, được công chúng ưa thích vì có nhiều nhạc phẩm hay, độc đáo, nhưng lẫn trong đó có những nhạc phẩm kém cỏi, thiếu phẩm chất nghệ thuật do những nhạc phẩm viết vội, cóp xén của nhau, xào xáo giai đìệu, ráp nối ca từ để tung ra thị trường bán, hoặc bản nhạc viết chưa ráo mực đã bán đứt bản quyền do người khác đứng tên, làng âm nhạc gọi là «bán cỏ non». Tình trạng khai thác bừa bãi, quá độ khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán nên xem nhẹ âm nhạc, thậm chí người khó tính còn gọi là nhạc «sến»! Dù chỉ là số ít nhưng cũng làm ảnh hưởng chung đến giới sáng tác và giới yêu nhạc. Dòng nhạc có tính chất thính phòng trở nên khan hiếm, thu hẹp lại chỉ xuất hiện ở những tụ điểm quán nhạc sinh viên hoặc những đêm nhạc chủ đề do văn nghệ sĩ thực hiện, mà cấu trúc lẫn ca từ có chọn lọc hơn.

Thời gian trôi nhanh như gió thoảng, nhiều lúc đọc lại quyển sách cổ, nghe lại bài hát xưa cả khung trời ngày cũ hiện về thật êm đềm,thơ mộng, dù trong đó có dấu tích chiến tranh lẫn những giọt nước mắt qưê hương ! Dù ở bất cứ phương trời nào những giai điệu Vàng vẫn làm thổn thức dòng kỷ niệm về qưê hương./.

Đỗ Bình

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm