Văn Học & Nghệ Thuật
NHỮNG NHÀ VĂN HÔM XƯA
Đỗ Bình
Con đường văn học nghệ thuật mênh mông vô tận, người nghệ sĩ tự mình tìm con đường riêngđể đi, và họ đã gặp nhau ởchốn Chân Thiện Mỹ, từ đó mọi sự vật trong cõi đời mới có tên.
RU ĐỜI PHÙ ẢO
Trong căn phòng bày biện khang trang, khói thuốc và hương rượu làm tăng sự ấm cúng bữa tiệc thân mật. Anh chị nhà văn Duyên Anh và tôi là những khách đặc biệt của vợ chồng giáo sư NNC, chị Duyên Anh là bạn cũ cùng quê với nữ gia chủ, còn tôi là người hàng xóm với ông bà gia chủ. Ngoài chúng tôi những người khách khác đều là những người du học trước năm 75, đây là những người thành đạt trong xã hội Pháp, và may mắn thoát khỏi chiến tranh VN nhưng lại thích nói về máu lửa ! Rượu khai vị đã làm họ hăng tranh luận hết đề tài thời sự nước Pháp, rồi chuyển qua đề tài văn chương Pháp. Anh Duyên Anh giữ thái độ im lặng, khuôn mặt toát ra nét lạnh lùng, thoáng chút cao ngạo, còn tôi vì đã trải qua chiến tranh và tù đày nên rất sợ máu lửa mà chỉ qúy tình người. Bữa tiệc kéo dài gần 2 giò sáng, những người khách lần lượt ra về, chỉ còn lại vợ chồng anh Duyên Anh và tôi. Anh Duyên Anh muốn tôi ở lại tiếp tục nói chuyện thơ văn, và nghe anh tán chuyện đời. Mọi người đều đi ngủ chỉ còn hai chúng tôi với những dòng tâm sự cho đến sáng. Anh Duyên Anh rất ghét những lố lăng của một số người khoe khoang, và những trò bịp đời nên anh hay biểu lộ thái thái độ phê phán. Vì tự lập thân bằng những cố gắng của mình nên anh phải cứng rắn, và tự mãn về sự hành đạt nổi tiếng trong văn chương nên tính trở thành ngông ! Vào tháng 9 năm 1998 nhân dịp Đại Hội Các Nhà Thơ Hải Ngoại họp mặt ở Sacramento do nhà thơ Lê quang Sinh tổ chức, có mời tôi sang nói chuyện về đề tài Thơ, nhân tiện tôi đi thăm các văn hữu ở Cali. Trước ngày tôi trở về Paris các văn nghệ sĩ San Jose tổ chức họp mặt thân hữu như : Nhà thơ Hà Thượng Nhân, Nhà thơ Dương Huệ Anh, Nhà thơ Diên Nghị Nhà thơ Duy Năng, Nhà thơ Song Nhị, Nhà thơ Song Linh, Nhà thơ Nguyên Phương, Nhà thơ, Dạ Chi, Nhà thơ Yên Bình, Nhà thơ Hà Ngọc Lân, Nhà thơ Phạm Ngọc, Nhà văn Nhật Thịnh, Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, Nhà báo Tô Ngọc, Nữ sĩ Trùng Quang, Nữ sĩ Đinh Việt Liên, nhà văn nữ Khuê Dung, Nhà thơ nữ Huệ Thu, nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh, Nhà thơ nữ Phan Ngọc An, Nhà thơ nữ Sương Mai.vv…Chiều hôm đó mỗi người hiện diện đều đọc thơ văn và kể chuyện, (tôi sẽ viết lại từng chân dung ở chương khác.) Nhân nói về Chân Thiên Mỹ trong sáng tạo của giới nghệ sĩ, thi sĩ Hà Thượng Nhân đã kể một câu chuyện cho các bạn cùng nghe về cái tài và cái ngông của nhà văn Duyên Anh. Thi sĩ Hà Thượng Nhân : «Đã lâu lắm trước năm 75, có một lần Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức một cuộc họp báo mời các chủ báo, trong đó có một số báo quy tụ những cây viết chuyên đánh phá. Không biết ban tổ chức sắp đặt chỗ thế nào mà xếp nhà văn Duyên Anh ngồi cạnh Trung Tướng Tổng Cục Trưởng Trần Văn Trung. Với bản tính ngông và bưóng, bất cần thiên hạ của Duyên Anh làm cho những sĩ quan trong ban tổ chức vừa sợ vừa lo lắng. Ký giả Laurent Trung tá Phan Lạc Phúc phải chạy đến tôi cầu viện. Tôi nói : Anh và tôi đồng cấp thì nói cũng như nhau ! Ký giả Lô Răng : «Không , anh phải đến thì mới êm.». Khi tôi đến gặp Duyên Anh, tôi nói :« Anh là nhà văn tức là ngưòi sáng tạo những giá trị Chân Thiện Mỹ. Như anh biết kẻ cướp hay giang hồ chúng cũng có luật triêng, cũng biết có người trên,chúng ta là người cầm bút không thể nào sử sự thua kẻ giang hồ ? Nhà văn Duyên Anh vui vẻ đến chỗ ngồi khác nhường lại chỗ cho ông Trần Viết Sơn.» Nghe câu chuyện tôi nhớ lại chuyện mà ký giả Đặng Văn Nhâm đã có lần kể cho tôi nghe những chuyện trong đời làm báo của anh trước năm 1975 ở sài Gòn, anh cũng có những lần chám trán tóe lửa với nhà văn Duyên Anh, nhưng sau đó cả hai đã hóa giải.
(Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Tháu BìnhThái. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : dạy kèm, dạy nhạc..vv. Năm 1960190,được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn,Thằng Vũ, Con Thúy.... ở thể loại lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bú, chủ báo, giám đốc nhà xuấtbản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống,Chính Luận, Công Luận, Con Ong,Tuổi Ngọc...Những tác hẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thục xã hội, diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền…vv. Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa- Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Duyên Anh bị bắt đi t ù cải t ạo Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4, 1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệsĩ khác đều bị bắt vào tù . Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Ph áp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài CS VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa,Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông còn làm thơvà soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 th áng 2 năm 19977, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Ph áp,để lại hơn 100 tác phẩm.) ( trích Vikipedia)
MỘT ĐỜI CẦM BÚT
Làng văn nghệ Paris rất vui vì được tin nhà văn An Khê một cây bút lão thành trong giới cầm bút trước 75 ờ sài Gòn mới từ Việt Nam qua Pháp định cư vào cuối năm 1988. Nhà văn An Khê tên thật là Nguyễn Bính Thinh sinh 01.09.1923 tại làng Tân An, tỉnh Sa Đéc ; nhưng trưởng thành ở Rạch GiáKiên Giang). Ông là một cây bút lâu năm trong nghề, gia nhập vào làng báo VN từ đầu năm 1950 cho đến ngày 30. 04. 1975, với các bút hiệu : Nguyễn Bính Long viết về gián điệp, Trương Thanh Vân viết về trinh thám. Năm 1952 ông vào quân đội và năm 1954 ông bị thươngở đèo An Khê hỏng cánh tay mặt. Từ đó ông lấy bút hiệu An Khê và gõ máy một tay để viết tiểu thuyết Dã Sử VN. Ông viết rất khỏe, viết tiểu thuyết đăng các báo hàng ngày cho các nhựt báo ở thủ đô. Năm 1966 ông là chủ nhiệm nhụt báo Miền Tây, là tờ báo đầu tiên của vùng. Sau biến cố năm Mậu Thân tờ báo đình bản. Trước năm 1975 ông cộng tác với các tạp chí : Đời Mới, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiếng Chuông, Buổi sáng, Công Nhân,Dân Tiến, Vận Hội mới, Tin Sớm, Tia Sáng, Quyết Tiến, Thời Báo, Cấp Tiến, Dân Chúng, Dân Nguyện, Tiến,… Đã viết khoảng250 quyển tiểu thuyết, và đã in thành sách ở VN được22 bộ. Ra hải ngoại vì tuổi tác và sức khỏe kém, nhất là cánh tay bị đau nhức nên ông chỉ viết được ít truyện ngắn cộng tác với một số báo ở hải ngoại như : Làng Văn, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Văn Nghệ Tiền Phong, Viên Giác Ái Hữu và Ngày Mai. Năm 1993 Cơ sở Làng Văn (Canada) có giúp ông hoàn thành tác phẩm cuối đời cuốn hồi ký ngắn : Từ Khám Lớn Đến Côn Đảo. Nhà văn An Khê có người cháu ruột là cựu thiếu tá Lực Lượng Đặc Biệt, Nguyễn Bính Quang là bạn chúng tôi : LS Phạm Thanh Dân, nhà Báo Nguyễn Cao, và tôi, nhưng chúng tôi được nhà văn An Khê nhận làm anh em kết nghĩa, cchúng tôi gọi nhà văn An Khê là Anh Hai. Có thể nói nhà văn An Khê là người khởi xướng đầu tiên Phong Trào yểm Trợ PhếBinh VNCH ở hải ngoại? Mà chúng tôi là những thành viên rất ít ỏi ban đầu, trong đó có GS Lương Thị Nga, anh chị BS Nguyễn Văn Màu đã tận tình giúp đỡ. Thuở ấy viết những bài về phế binh kêu gọi tình người rất nhạy cảm, dễ bị ngộ nhận ! Cũng may sự trong sáng và lòng chân thật đã giúp chúng tôi vượt những trở ngại. Ngày ấy tôi được các chiến hữu trao cho trách nhiệm chủ bút nguyệt san: Vùng Dậy, chủ nhiệm là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung, gồn những cây viết ở Paris như nhà báo Phan Ngọc Khuê, GS Nguyễn Vô Kỷ, nhà văn Nguyễn Vân Xuyên, nhà thơ Hoa Tiên Phan Thế Nghiệp, nhà thơ Tôn Thất Phú Sỹ, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng, nhà báo Hoàng Thụy Long, Thiếu tá Trịnh Long Hải, Thiếu tá Nguyễn Quang Hạnh (hiện là chủ tịch Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH và là chủ nhiệm tờ Nạng Gỗ) ..vvv... Ngoài thời gian làm việc để nuôi gia đình, chúng tôi đều bỏ tiền túi, và dành những thì giờ còn lại chăm sóc tờ báo. Sau khi nghe lời kêu gọi của nhà văn An Khê dành một số ngày cuối tuần đi vận động giúp cho anh em phế binh VNCH còn nơi quê nhà. Các anh trong tòa soạn sợ tôi bỏ thì giờ nhiều vào công việc vận động yểm trợ thương phế binh VNCH mà sao lãng trách vụtờ báo. Nhiều lần từ Paris xuống Marseille thấy anh An Khê cặm cụi gõ máy, ngón tay của anh bị chảy máu chúng tôi thấy xót xa ! Hiểu lòng chúng tôi anh nói: “Xá gì chút máu các chú ơi ! Anh em phế binh bên nhà còn khổ gấp trăm ngàn lần nữa. Chỉ có chúng ta bị thương tật nên mới thông cảm được những mất mát của anh em.” Vì được chúng kiến tấm lòng của nhà văn An Khê, và câu châm ngôn “Lá lành đùm lá rách ” được chúng tôi thêm vào:“ Lá rách đùm lá nát”, chúng tôi thêm vào để tự an ủi mình trên con đường làm việc nghĩa. Những bài viết của chúng tôi đã động lòng người, đồng bào ở Pháp đã hưởng ứng. Các chiến hữu Nguyễn Quang Hạnh vì quá thận trọng sợ bị chụp mũ, từ việc ngăn cản tôi, chuyển sang nhận trách nhiệm hội Bạn Của Phế Binh VNCH từ đó cho đến hôm nay đã hai mươi năm, các anh Nguyễn Quang Hạnh, Nguyễn Đức Tăng, BS Nguyễn Bá Linh.vv… đã làm công việc chia sẻ Tình Thương của những người có một thời là lính, và vì việc nghĩa nên đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng hương, đặc biệt là chị Nguyễn Quang Hạnh đã theo chồng đi khắp nơi giúp đỡ chồng trong việc yểm trợ. Những tấm lòng nhân đã không phân biệt tuổi tác, nam nữ đã cộng tác nhiệt thành như: Nhà thơ nữ Hà Lan Phương, nhà thơ nữ Kim Lan, nhà báo Ngô Thị Ngoan, và nhiều nhà hảo tâm ẩn danh…Ttrong đó phải kể BS Phan Minh Hiển và GS Nguyễn Văn Huy những người chưa một lần mặc áo lính nhưng thương những người đã vì tự do và quê hương mà mất đi phần thân thể. Hai người này đã viết một cuốn sách nói về sự khốn cùng của người phế binh VNCH còn lại trong nước, cuốn sách gây động lòng người làm rơi bao nước mắt.
QuynhMai Post
Bàn ra tán vào (0)
NHỮNG NHÀ VĂN HÔM XƯA
Đỗ Bình
Con đường văn học nghệ thuật mênh mông vô tận, người nghệ sĩ tự mình tìm con đường riêngđể đi, và họ đã gặp nhau ởchốn Chân Thiện Mỹ, từ đó mọi sự vật trong cõi đời mới có tên.
RU ĐỜI PHÙ ẢO
Trong căn phòng bày biện khang trang, khói thuốc và hương rượu làm tăng sự ấm cúng bữa tiệc thân mật. Anh chị nhà văn Duyên Anh và tôi là những khách đặc biệt của vợ chồng giáo sư NNC, chị Duyên Anh là bạn cũ cùng quê với nữ gia chủ, còn tôi là người hàng xóm với ông bà gia chủ. Ngoài chúng tôi những người khách khác đều là những người du học trước năm 75, đây là những người thành đạt trong xã hội Pháp, và may mắn thoát khỏi chiến tranh VN nhưng lại thích nói về máu lửa ! Rượu khai vị đã làm họ hăng tranh luận hết đề tài thời sự nước Pháp, rồi chuyển qua đề tài văn chương Pháp. Anh Duyên Anh giữ thái độ im lặng, khuôn mặt toát ra nét lạnh lùng, thoáng chút cao ngạo, còn tôi vì đã trải qua chiến tranh và tù đày nên rất sợ máu lửa mà chỉ qúy tình người. Bữa tiệc kéo dài gần 2 giò sáng, những người khách lần lượt ra về, chỉ còn lại vợ chồng anh Duyên Anh và tôi. Anh Duyên Anh muốn tôi ở lại tiếp tục nói chuyện thơ văn, và nghe anh tán chuyện đời. Mọi người đều đi ngủ chỉ còn hai chúng tôi với những dòng tâm sự cho đến sáng. Anh Duyên Anh rất ghét những lố lăng của một số người khoe khoang, và những trò bịp đời nên anh hay biểu lộ thái thái độ phê phán. Vì tự lập thân bằng những cố gắng của mình nên anh phải cứng rắn, và tự mãn về sự hành đạt nổi tiếng trong văn chương nên tính trở thành ngông ! Vào tháng 9 năm 1998 nhân dịp Đại Hội Các Nhà Thơ Hải Ngoại họp mặt ở Sacramento do nhà thơ Lê quang Sinh tổ chức, có mời tôi sang nói chuyện về đề tài Thơ, nhân tiện tôi đi thăm các văn hữu ở Cali. Trước ngày tôi trở về Paris các văn nghệ sĩ San Jose tổ chức họp mặt thân hữu như : Nhà thơ Hà Thượng Nhân, Nhà thơ Dương Huệ Anh, Nhà thơ Diên Nghị Nhà thơ Duy Năng, Nhà thơ Song Nhị, Nhà thơ Song Linh, Nhà thơ Nguyên Phương, Nhà thơ, Dạ Chi, Nhà thơ Yên Bình, Nhà thơ Hà Ngọc Lân, Nhà thơ Phạm Ngọc, Nhà văn Nhật Thịnh, Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, Nhà báo Tô Ngọc, Nữ sĩ Trùng Quang, Nữ sĩ Đinh Việt Liên, nhà văn nữ Khuê Dung, Nhà thơ nữ Huệ Thu, nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh, Nhà thơ nữ Phan Ngọc An, Nhà thơ nữ Sương Mai.vv…Chiều hôm đó mỗi người hiện diện đều đọc thơ văn và kể chuyện, (tôi sẽ viết lại từng chân dung ở chương khác.) Nhân nói về Chân Thiên Mỹ trong sáng tạo của giới nghệ sĩ, thi sĩ Hà Thượng Nhân đã kể một câu chuyện cho các bạn cùng nghe về cái tài và cái ngông của nhà văn Duyên Anh. Thi sĩ Hà Thượng Nhân : «Đã lâu lắm trước năm 75, có một lần Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức một cuộc họp báo mời các chủ báo, trong đó có một số báo quy tụ những cây viết chuyên đánh phá. Không biết ban tổ chức sắp đặt chỗ thế nào mà xếp nhà văn Duyên Anh ngồi cạnh Trung Tướng Tổng Cục Trưởng Trần Văn Trung. Với bản tính ngông và bưóng, bất cần thiên hạ của Duyên Anh làm cho những sĩ quan trong ban tổ chức vừa sợ vừa lo lắng. Ký giả Laurent Trung tá Phan Lạc Phúc phải chạy đến tôi cầu viện. Tôi nói : Anh và tôi đồng cấp thì nói cũng như nhau ! Ký giả Lô Răng : «Không , anh phải đến thì mới êm.». Khi tôi đến gặp Duyên Anh, tôi nói :« Anh là nhà văn tức là ngưòi sáng tạo những giá trị Chân Thiện Mỹ. Như anh biết kẻ cướp hay giang hồ chúng cũng có luật triêng, cũng biết có người trên,chúng ta là người cầm bút không thể nào sử sự thua kẻ giang hồ ? Nhà văn Duyên Anh vui vẻ đến chỗ ngồi khác nhường lại chỗ cho ông Trần Viết Sơn.» Nghe câu chuyện tôi nhớ lại chuyện mà ký giả Đặng Văn Nhâm đã có lần kể cho tôi nghe những chuyện trong đời làm báo của anh trước năm 1975 ở sài Gòn, anh cũng có những lần chám trán tóe lửa với nhà văn Duyên Anh, nhưng sau đó cả hai đã hóa giải.
(Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Tháu BìnhThái. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : dạy kèm, dạy nhạc..vv. Năm 1960190,được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn,Thằng Vũ, Con Thúy.... ở thể loại lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bú, chủ báo, giám đốc nhà xuấtbản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống,Chính Luận, Công Luận, Con Ong,Tuổi Ngọc...Những tác hẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thục xã hội, diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền…vv. Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa- Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Duyên Anh bị bắt đi t ù cải t ạo Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4, 1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệsĩ khác đều bị bắt vào tù . Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Ph áp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài CS VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa,Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông còn làm thơvà soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 th áng 2 năm 19977, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Ph áp,để lại hơn 100 tác phẩm.) ( trích Vikipedia)
MỘT ĐỜI CẦM BÚT
Làng văn nghệ Paris rất vui vì được tin nhà văn An Khê một cây bút lão thành trong giới cầm bút trước 75 ờ sài Gòn mới từ Việt Nam qua Pháp định cư vào cuối năm 1988. Nhà văn An Khê tên thật là Nguyễn Bính Thinh sinh 01.09.1923 tại làng Tân An, tỉnh Sa Đéc ; nhưng trưởng thành ở Rạch GiáKiên Giang). Ông là một cây bút lâu năm trong nghề, gia nhập vào làng báo VN từ đầu năm 1950 cho đến ngày 30. 04. 1975, với các bút hiệu : Nguyễn Bính Long viết về gián điệp, Trương Thanh Vân viết về trinh thám. Năm 1952 ông vào quân đội và năm 1954 ông bị thươngở đèo An Khê hỏng cánh tay mặt. Từ đó ông lấy bút hiệu An Khê và gõ máy một tay để viết tiểu thuyết Dã Sử VN. Ông viết rất khỏe, viết tiểu thuyết đăng các báo hàng ngày cho các nhựt báo ở thủ đô. Năm 1966 ông là chủ nhiệm nhụt báo Miền Tây, là tờ báo đầu tiên của vùng. Sau biến cố năm Mậu Thân tờ báo đình bản. Trước năm 1975 ông cộng tác với các tạp chí : Đời Mới, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiếng Chuông, Buổi sáng, Công Nhân,Dân Tiến, Vận Hội mới, Tin Sớm, Tia Sáng, Quyết Tiến, Thời Báo, Cấp Tiến, Dân Chúng, Dân Nguyện, Tiến,… Đã viết khoảng250 quyển tiểu thuyết, và đã in thành sách ở VN được22 bộ. Ra hải ngoại vì tuổi tác và sức khỏe kém, nhất là cánh tay bị đau nhức nên ông chỉ viết được ít truyện ngắn cộng tác với một số báo ở hải ngoại như : Làng Văn, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Văn Nghệ Tiền Phong, Viên Giác Ái Hữu và Ngày Mai. Năm 1993 Cơ sở Làng Văn (Canada) có giúp ông hoàn thành tác phẩm cuối đời cuốn hồi ký ngắn : Từ Khám Lớn Đến Côn Đảo. Nhà văn An Khê có người cháu ruột là cựu thiếu tá Lực Lượng Đặc Biệt, Nguyễn Bính Quang là bạn chúng tôi : LS Phạm Thanh Dân, nhà Báo Nguyễn Cao, và tôi, nhưng chúng tôi được nhà văn An Khê nhận làm anh em kết nghĩa, cchúng tôi gọi nhà văn An Khê là Anh Hai. Có thể nói nhà văn An Khê là người khởi xướng đầu tiên Phong Trào yểm Trợ PhếBinh VNCH ở hải ngoại? Mà chúng tôi là những thành viên rất ít ỏi ban đầu, trong đó có GS Lương Thị Nga, anh chị BS Nguyễn Văn Màu đã tận tình giúp đỡ. Thuở ấy viết những bài về phế binh kêu gọi tình người rất nhạy cảm, dễ bị ngộ nhận ! Cũng may sự trong sáng và lòng chân thật đã giúp chúng tôi vượt những trở ngại. Ngày ấy tôi được các chiến hữu trao cho trách nhiệm chủ bút nguyệt san: Vùng Dậy, chủ nhiệm là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung, gồn những cây viết ở Paris như nhà báo Phan Ngọc Khuê, GS Nguyễn Vô Kỷ, nhà văn Nguyễn Vân Xuyên, nhà thơ Hoa Tiên Phan Thế Nghiệp, nhà thơ Tôn Thất Phú Sỹ, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng, nhà báo Hoàng Thụy Long, Thiếu tá Trịnh Long Hải, Thiếu tá Nguyễn Quang Hạnh (hiện là chủ tịch Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH và là chủ nhiệm tờ Nạng Gỗ) ..vvv... Ngoài thời gian làm việc để nuôi gia đình, chúng tôi đều bỏ tiền túi, và dành những thì giờ còn lại chăm sóc tờ báo. Sau khi nghe lời kêu gọi của nhà văn An Khê dành một số ngày cuối tuần đi vận động giúp cho anh em phế binh VNCH còn nơi quê nhà. Các anh trong tòa soạn sợ tôi bỏ thì giờ nhiều vào công việc vận động yểm trợ thương phế binh VNCH mà sao lãng trách vụtờ báo. Nhiều lần từ Paris xuống Marseille thấy anh An Khê cặm cụi gõ máy, ngón tay của anh bị chảy máu chúng tôi thấy xót xa ! Hiểu lòng chúng tôi anh nói: “Xá gì chút máu các chú ơi ! Anh em phế binh bên nhà còn khổ gấp trăm ngàn lần nữa. Chỉ có chúng ta bị thương tật nên mới thông cảm được những mất mát của anh em.” Vì được chúng kiến tấm lòng của nhà văn An Khê, và câu châm ngôn “Lá lành đùm lá rách ” được chúng tôi thêm vào:“ Lá rách đùm lá nát”, chúng tôi thêm vào để tự an ủi mình trên con đường làm việc nghĩa. Những bài viết của chúng tôi đã động lòng người, đồng bào ở Pháp đã hưởng ứng. Các chiến hữu Nguyễn Quang Hạnh vì quá thận trọng sợ bị chụp mũ, từ việc ngăn cản tôi, chuyển sang nhận trách nhiệm hội Bạn Của Phế Binh VNCH từ đó cho đến hôm nay đã hai mươi năm, các anh Nguyễn Quang Hạnh, Nguyễn Đức Tăng, BS Nguyễn Bá Linh.vv… đã làm công việc chia sẻ Tình Thương của những người có một thời là lính, và vì việc nghĩa nên đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng hương, đặc biệt là chị Nguyễn Quang Hạnh đã theo chồng đi khắp nơi giúp đỡ chồng trong việc yểm trợ. Những tấm lòng nhân đã không phân biệt tuổi tác, nam nữ đã cộng tác nhiệt thành như: Nhà thơ nữ Hà Lan Phương, nhà thơ nữ Kim Lan, nhà báo Ngô Thị Ngoan, và nhiều nhà hảo tâm ẩn danh…Ttrong đó phải kể BS Phan Minh Hiển và GS Nguyễn Văn Huy những người chưa một lần mặc áo lính nhưng thương những người đã vì tự do và quê hương mà mất đi phần thân thể. Hai người này đã viết một cuốn sách nói về sự khốn cùng của người phế binh VNCH còn lại trong nước, cuốn sách gây động lòng người làm rơi bao nước mắt.
QuynhMai Post