Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nam Cực xuất hiện vết băng nứt khổng lồ: Thảm họa khiến giới khoa học đứng ngồi không yên
Băng đứt gãy là một hiện tượng bình thường trong chu kỳ sống của các dòng sông băng. Chúng sẽ hình thành và ổn định trở lại. Tuy nhiên, tảng băng trôi khổng lồ này có thể khiến Larsen C trở nên mất ổn định"
Nam Cực xuất hiện vết băng nứt khổng lồ: Thảm họa khiến giới khoa học đứng ngồi không yên
Vết nứt khổng lồ ở Nam Cực lớn bằng tòa nhà Empire State của Mỹ.
Các nhà khoa học tỏ ra lo ngại khi phát hiện vết băng nứt khổng lồ ở Nam Cực có xu hướng ngày càng “bành trướng”. Đến nay, nó đã có kích thước bằng tòa nhà Empire State (Mỹ).
Vết nứt không ngừng mở rộng, gần như sắp rời khỏi thềm băng Larsen C và sắp thành một tảng băng trôi khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu ước tính, tảng băng có diện tích hơn 5.000 km², xấp xỉ kích thước của Delaware (tiểu bang của Mỹ) hay xứ Wales (Anh), có thể tạo nên một sự thay đổi lớn đối với thềm băng Larsen C và gây nên "thảm họa" nước biển dâng.
Vết nứt trên thềm băng Larsen C đang phát triển quá nhanh. Ảnh. British Antartic
Tiến sĩ Paul Holland, một chuyên viên đại dương tham gia vào dự án khảo sát Nam Cực của Anh, cho biết: "Băng đứt gãy là một hiện tượng bình thường trong chu kỳ sống của các dòng sông băng. Chúng sẽ hình thành và ổn định trở lại. Tuy nhiên, tảng băng trôi khổng lồ này có thể khiến Larsen C trở nên mất ổn định".
Sự ổn định của thềm băng đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng giúp chống lại dòng chảy của các dòng sông băng.
Vết nứt quá lớn có thể hình thành lên một tảng băng trôi khổng lồ. Ảnh: NASA
Nhìn về quá khứ, hệ quả của việc sụp đổ thềm băng Larsen B đã góp phần tăng tốc dòng chảy của sông băng và khiến cho mực nước biển gia tăng.
Vệ tinh quan sát trong tháng 2/2017 cho thấy, vết nứt phát triển ngày càng lớn và tảng băng lớn có diện tích hơn 5.000 km² có khả năng đứt vỡ rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu của dự án MIDAS (một dự án theo dõi những thay đổi của băng ở Tây Nam Cực) tại Đại học Swansea (xứ Wales), cảnh báo rằng vết nứt phát triển mạnh trong những năm gần đây và có chỗ mở rộng đến 1500m.
Các nhà khoa học đang tham gia vào một chương trình nghiên cứu lâu dài để theo dõi dải băng và truy tìm nguyên nhân hình thành vết nứt và tác động khủng khiếp của nó tới cảnh quan xung quanh.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật địa chấn để khảo sát vùng đáy biển dưới các tảng băng ở thềm băng Larsen C.
Qua quá chính nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bằng chứng về biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây "loãng" tảng băng và hình thành băng trôi khổng lồ.
Một sự "đổ vỡ" khác đang cận kề
Trước đó, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đưa ra cảnh báo lo ngại một vết nứt khổng lồ đươc mệnh danh là "vết nứt Halloween" đang không ngừng phát triển. Hiện tại, vết nứt đang mở rộng với tốc độ 200 m mỗi ngày.
Vết nứt Halloween ở Nam Cực cũng đang không ngừng phát triển, khiến các nhà nghiên cứu lo ngại. Ảnh: ESA
Đây là dữ liệu mới nhất về vết nứt Halloween kể từ sau khi Trạm nghiên cứu di động Halley VI của Anh có quyết định di dời. Trong tháng 11 và 12/2016, vết nứt phát triển ở mức "báo động" tới 600 m mỗi ngày.
Trước đó, vào hồi tháng 10/2016, vết nứt gãy mở rộng xảy ra cách vị trí của Trạm nghiên cứu Halley là 17 km. Thông tin về vết nứt luôn được cập nhật liên tục nhờ hai vệ tinh ưu việt Sentinel-1 và Sentinel-2 của dự án Copernicus – một chương trình quan sát Trái Đất quy mô lớn của ESA.
Theo quan sát từ vệ tinh Sentinel - 1, vết nứt Halloween đang tiếp tục phát triển mạnh. Ảnh: ESA
Các nhà nghiên cứu nhận định, với hai vết nứt khổng lồ có xu hướng phát triển quá nhanh thì hiện tượng đứt gãy, và hình thành nên những tảng băng trôi khổng lồ ở Nam Cực là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở thềm băng Larsen C và Brunt.
***Tòa nhà Empire State là một tòa nhà 102 tầng, cao 129,2m và rộng 57m.
Tòa nhà tọa lạc tại giao điểm của Đại lộ 5 và Phố 34 Wall Street Thành phố New York, Mỹ.
Nguồn: Dailymail
theo Trí Thức Trẻ
Nguyễn Hằng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nam Cực xuất hiện vết băng nứt khổng lồ: Thảm họa khiến giới khoa học đứng ngồi không yên
Băng đứt gãy là một hiện tượng bình thường trong chu kỳ sống của các dòng sông băng. Chúng sẽ hình thành và ổn định trở lại. Tuy nhiên, tảng băng trôi khổng lồ này có thể khiến Larsen C trở nên mất ổn định"
Nam Cực xuất hiện vết băng nứt khổng lồ: Thảm họa khiến giới khoa học đứng ngồi không yên
Vết nứt khổng lồ ở Nam Cực lớn bằng tòa nhà Empire State của Mỹ.
Các nhà khoa học tỏ ra lo ngại khi phát hiện vết băng nứt khổng lồ ở Nam Cực có xu hướng ngày càng “bành trướng”. Đến nay, nó đã có kích thước bằng tòa nhà Empire State (Mỹ).
Vết nứt không ngừng mở rộng, gần như sắp rời khỏi thềm băng Larsen C và sắp thành một tảng băng trôi khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu ước tính, tảng băng có diện tích hơn 5.000 km², xấp xỉ kích thước của Delaware (tiểu bang của Mỹ) hay xứ Wales (Anh), có thể tạo nên một sự thay đổi lớn đối với thềm băng Larsen C và gây nên "thảm họa" nước biển dâng.
Vết nứt trên thềm băng Larsen C đang phát triển quá nhanh. Ảnh. British Antartic
Tiến sĩ Paul Holland, một chuyên viên đại dương tham gia vào dự án khảo sát Nam Cực của Anh, cho biết: "Băng đứt gãy là một hiện tượng bình thường trong chu kỳ sống của các dòng sông băng. Chúng sẽ hình thành và ổn định trở lại. Tuy nhiên, tảng băng trôi khổng lồ này có thể khiến Larsen C trở nên mất ổn định".
Sự ổn định của thềm băng đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng giúp chống lại dòng chảy của các dòng sông băng.
Vết nứt quá lớn có thể hình thành lên một tảng băng trôi khổng lồ. Ảnh: NASA
Nhìn về quá khứ, hệ quả của việc sụp đổ thềm băng Larsen B đã góp phần tăng tốc dòng chảy của sông băng và khiến cho mực nước biển gia tăng.
Vệ tinh quan sát trong tháng 2/2017 cho thấy, vết nứt phát triển ngày càng lớn và tảng băng lớn có diện tích hơn 5.000 km² có khả năng đứt vỡ rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu của dự án MIDAS (một dự án theo dõi những thay đổi của băng ở Tây Nam Cực) tại Đại học Swansea (xứ Wales), cảnh báo rằng vết nứt phát triển mạnh trong những năm gần đây và có chỗ mở rộng đến 1500m.
Các nhà khoa học đang tham gia vào một chương trình nghiên cứu lâu dài để theo dõi dải băng và truy tìm nguyên nhân hình thành vết nứt và tác động khủng khiếp của nó tới cảnh quan xung quanh.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật địa chấn để khảo sát vùng đáy biển dưới các tảng băng ở thềm băng Larsen C.
Qua quá chính nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bằng chứng về biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây "loãng" tảng băng và hình thành băng trôi khổng lồ.
Một sự "đổ vỡ" khác đang cận kề
Trước đó, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đưa ra cảnh báo lo ngại một vết nứt khổng lồ đươc mệnh danh là "vết nứt Halloween" đang không ngừng phát triển. Hiện tại, vết nứt đang mở rộng với tốc độ 200 m mỗi ngày.
Vết nứt Halloween ở Nam Cực cũng đang không ngừng phát triển, khiến các nhà nghiên cứu lo ngại. Ảnh: ESA
Đây là dữ liệu mới nhất về vết nứt Halloween kể từ sau khi Trạm nghiên cứu di động Halley VI của Anh có quyết định di dời. Trong tháng 11 và 12/2016, vết nứt phát triển ở mức "báo động" tới 600 m mỗi ngày.
Trước đó, vào hồi tháng 10/2016, vết nứt gãy mở rộng xảy ra cách vị trí của Trạm nghiên cứu Halley là 17 km. Thông tin về vết nứt luôn được cập nhật liên tục nhờ hai vệ tinh ưu việt Sentinel-1 và Sentinel-2 của dự án Copernicus – một chương trình quan sát Trái Đất quy mô lớn của ESA.
Theo quan sát từ vệ tinh Sentinel - 1, vết nứt Halloween đang tiếp tục phát triển mạnh. Ảnh: ESA
Các nhà nghiên cứu nhận định, với hai vết nứt khổng lồ có xu hướng phát triển quá nhanh thì hiện tượng đứt gãy, và hình thành nên những tảng băng trôi khổng lồ ở Nam Cực là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở thềm băng Larsen C và Brunt.
***Tòa nhà Empire State là một tòa nhà 102 tầng, cao 129,2m và rộng 57m.
Tòa nhà tọa lạc tại giao điểm của Đại lộ 5 và Phố 34 Wall Street Thành phố New York, Mỹ.
Nguồn: Dailymail
theo Trí Thức Trẻ
Nguyễn Hằng