Quán Bên Đường
Nằm Mơ Với Nắng California
“Californians still dreaming” đó là đề tài một bài viết của ký giả Cathleen Decker viết trên tờ Los Angeles Times ngày 1 tháng 3, 2015 sau một cuộc thăm dò ý kiến (*) tại California. ** Trần Bình Nam phóng thuật **
California vốn là vùng đất mời gọi. Các nhà truyền giáo Tây Ban Nha; những kẻ đi tìm vàng; những kẻ chạy trốn khỏi vùng đất cằn vì gió tại vùng Trung Nam Hoa Kỳ vào thập niên 1930 (Dust Bowl refugees); những người từ miền Đông giá lạnh; miền Nam thiếu thốn kéo về. Và gần đây những kẻ thích lang thang và thợ không nghề. Và không thể không nói đến hàng chục ngàn người Việt từ trại tị nạn Pendleton đến định cư năm 1975 và sau mấy chục năm kéo theo cả trăm ngàn người Việt di dân khác.
Người về California chỉ thấy nắng vàng, biển xanh, đất tốt, mà không quan tâm đến những khó khăn khác đang chờ đợi tại California. Đường sá ngập xe cộ, khí thải, nhà cửa khó mua, giá thuê nhà đắt đỏ, hệ thống giáo dục trung tiểu học xuống cấp, và sưu cao thuế nặng.
Nhưng kêu cứ kêu, than cứ than, người ta vẫn tìm về California, buổi sáng có nắng vàng rực rỡ chiếu qua đỉnh núi thấp và buổi chiều xòa xuống hòa với làn nước trong xanh của biển Thái Bình. Với người California nắng ấm đán đổi với bất cứ khó khăn nào, đe dọa nào kể cả “Big one” mà các chuyên viên chấn động không ngớt lên tiếng cảnh giác và nhà cầm quyền đã bắt đầu những bước cụ thể để giảm thiểu tổn thất. Người ở California lâu ngày có linh tính “Big one” không còn là chuyện xa vời – 30 năm nữa – mà dường như đang chờ đâu đó.
Một thăm dò của USC (University of Southern California, một trường đại học tư nằm ở trung tâm thành phố Los Angeles) và nhật báo LA Times cho thấy, nếu đặt thuận lợi và khó khăn của California lên bàn cân thì 7 trên 10 người chấp nhận đương đầu với khó khăn để hưởng thuận lợi của nó nhất là về thời tiết và con người xuề xòa dễ tính ở đây.
Bà Kellie White sinh ra lớn lên ở Simi Valley (Ventura County, California) suốt 45 năm, trừ 3 năm sống ở bang Minnesota lạnh lẽo vì công ăn việc làm. Bà nhớ lại thời gian xa cách đã làm bà chỉ nhớ nắng ấm California và quên đi những khó khăn đang chờ bà ở đó nếu trở về. Bà ước phải chi mình giàu có để khỏi lo chuyện nhà cửa thì sung sướng biết bao.
Bà White nói, người California dễ tính và chấp nhận cái lạ, cái khác biệt một cách dễ dàng không như người Mỹ sống bên miền Đông. Và còn khung cảnh thiên nhiên của Callifornia: biển dài, sóng lặng, đất nông nghiệp mênh mông, đất vườn thừa thãi, với những hàng cây “palm” xanh tươi quanh năm như những cô gái mời gọi, những cây “redwood” còn lại từ hàng trăm năm trước và những ngôi nhà tường trét vôi bên ngoài chỉ ở California mới có. Nhưng để đánh đổi ít nhất bạn phải có khả năng thuê nhà, có tiền để dành cho con học đại học, đủ kiên nhẫn khi kẹt xe trên xa lộ và biết thế nào là cẩn thận khi lái xe giữa những con đường chật ních xe cộ. Ít ai lái xe ở Callifornia mà không một lần bị hích, bị đụng.
Thế nhưng, California bây giờ khá hơn California của thời đã qua về mặt nhân văn. Một cuộc thăm dò ý kiến của phân khoa nghệ thuật và nhân văn của trường USC cho thấy ý của đa số là: “California không phải là thiên đàng, nhưng nếu bạn thích đời sống nghệ thuật thì không nơi nào bằng California!”
Thăm dò ý kiến của những cử tri có ghi danh đi bầu, kết quả càng tích cực hơn. Từ năm 2010, năm ông Jerry Brown đắc cử thống đốc, sự tin cậy của dân đối với chính quyền là 15% bây giờ leo lên đến 45% và quốc hội cũng được đánh giá làm việc khá hơn trước.
Tuy nhiên nếu có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. Người da trắng bảo thủ, người thuộc đảng Cộng Hòa buồn. Buồn vì tiểu bang California đang dần dần trở thành một tiểu bang của người gốc Mễ, gốc Á. Và sự biến dạng này đang diễn ra từng ngày. Năm 1997, bà Loretta Sanchez (gốc Mễ, Dân Chủ) đánh bại ông Robert Dornan, một dân biểu Cộng Hòa kỳ cựu ở đơn vị 46 (nay là đơn vị 47) ngay tại quận Orange và nắm giữ chức dân biểu tại quốc hội Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Và hiện nay tại 3 thành phố kế cận nhau trong quận Orange (Garden Grove, Westminster, Fountain Valley) 3 vị thị trưởng đều là người Mỹ gốc Việt. Tại vùng Vịnh (Bay Area) người Việt gốc Mỹ đang tranh nhau ra tranh cử vào quốc hội tiểu bang hay nghị viên thành phố tạo thành một không khí rất ngoạn mục.
Mike Madrid, một đảng viên đảng Cộng Hòa, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Chính trị Jesse Unruh thuộc đại học USC nói, “không khí chính trị tại bang California ảnh hưởng nhiều đến chuyện ở hay đi hơn là những yếu tố thời tiết và vật chất”. 34% người bảo thủ hay người Cộng Hòa muốn đi, 86% người phóng khoáng và Dân chủ muốn ở.
Khi được hỏi California có còn là một nơi đáng đến lập nghiệp và sống không thì 60% thành phần bảo thủ nói, “thời vàng son hết rồi” trong khi 71% thành phần phóng khoáng nói “đáng lắm” vì những sắc thái đặc biệt của nó.
Thăm dò ý kiến về sinh hoạt kinh tế với câu hỏi, “kinh tế California khá hay tệ hơn qua thời gian?” 52% người bảo thủ và 53% người Cộng Hòa nói “tệ hơn” trong khi 61% người phóng khoáng và 52% người Dân Chủ nói “khá hơn”.
Nhưng khi hỏi chế độ thuế khóa của California thì 80% người Cộng Hòa và 60% người Dân Chủ đều than thuế nặng. Và nếu hỏi về lưu thông, nhà cửa và học phí đại học thì Cộng Hòa hay Dân Chủ đều than như bộng.
Hiện nay có một khác biệt rất đáng quan tâm: Người gốc Mễ bắt đầu bớt lạc quan dù vẫn xem California là đất hứa, nhưng người gốc Á châu, nhất là gốc Việt thì rất lạc quan. Phải chăng, nắng Cali bắt đầu thay thế nắng đẹp của quê hương!
Hãy lấy một thí dụ cụ thể để hình dung chuyện “California có gì hấp dẫn để định cư lập nghiệp” và chuyện “nên ở hay đi”. Cô Cori Redstone người bang Utah về California theo học một lớp hậu đại học dành cho các nghệ sĩ. Cô đang phân vân không biết nên ở lại hay xách gói trở về quê sau khi tốt nghiệp. Kinh tế California được vực dậy cùng với nền kinh tế cả nước, nhưng kinh tế vững thì nhà cửa trở nên mắc mỏ và khan hiếm. Chính phủ hứa nhưng vẫn không đủ can đảm cấm fracking, một kỹ thuật “bắn nát đá dưới lòng đất để vắt dầu” sinh ra ô nhiễm môi trường và làm cho nạn động đất đang đe dọa California trở nên nghiêm trọng hơn.
Cô Redstone chưa dứt khoát “về hay ở”. Cô chờ xem có kiếm được việc làm không, và có đủ lương để thuê một ngôi nhà đàng hoàng ở một nơi an toàn để ở không. Cô Redstone nói nếu phải trở về Utah thì thật là tiếc. Cô nói: “Tôi thích phong cách của người California: yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và nhiều sáng kiến nghệ thuật sống động không nơi nào bằng.”
Trần Bình Nam
March 8, 2015
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
http://nguoivietboston.com/?p=28609
(*) Cuộc thăm dò 1,505 cử tri (có ghi danh bầu cử) qua điện thoại trong thời gian từ 18 đến 24 tháng 2 năm 2015. Tỉ số sai chệch là ± 2.7%.
Nằm Mơ Với Nắng California
“Californians still dreaming” đó là đề tài một bài viết của ký giả Cathleen Decker viết trên tờ Los Angeles Times ngày 1 tháng 3, 2015 sau một cuộc thăm dò ý kiến (*) tại California. ** Trần Bình Nam phóng thuật **
California vốn là vùng đất mời gọi. Các nhà truyền giáo Tây Ban Nha; những kẻ đi tìm vàng; những kẻ chạy trốn khỏi vùng đất cằn vì gió tại vùng Trung Nam Hoa Kỳ vào thập niên 1930 (Dust Bowl refugees); những người từ miền Đông giá lạnh; miền Nam thiếu thốn kéo về. Và gần đây những kẻ thích lang thang và thợ không nghề. Và không thể không nói đến hàng chục ngàn người Việt từ trại tị nạn Pendleton đến định cư năm 1975 và sau mấy chục năm kéo theo cả trăm ngàn người Việt di dân khác.
Người về California chỉ thấy nắng vàng, biển xanh, đất tốt, mà không quan tâm đến những khó khăn khác đang chờ đợi tại California. Đường sá ngập xe cộ, khí thải, nhà cửa khó mua, giá thuê nhà đắt đỏ, hệ thống giáo dục trung tiểu học xuống cấp, và sưu cao thuế nặng.
Nhưng kêu cứ kêu, than cứ than, người ta vẫn tìm về California, buổi sáng có nắng vàng rực rỡ chiếu qua đỉnh núi thấp và buổi chiều xòa xuống hòa với làn nước trong xanh của biển Thái Bình. Với người California nắng ấm đán đổi với bất cứ khó khăn nào, đe dọa nào kể cả “Big one” mà các chuyên viên chấn động không ngớt lên tiếng cảnh giác và nhà cầm quyền đã bắt đầu những bước cụ thể để giảm thiểu tổn thất. Người ở California lâu ngày có linh tính “Big one” không còn là chuyện xa vời – 30 năm nữa – mà dường như đang chờ đâu đó.
Một thăm dò của USC (University of Southern California, một trường đại học tư nằm ở trung tâm thành phố Los Angeles) và nhật báo LA Times cho thấy, nếu đặt thuận lợi và khó khăn của California lên bàn cân thì 7 trên 10 người chấp nhận đương đầu với khó khăn để hưởng thuận lợi của nó nhất là về thời tiết và con người xuề xòa dễ tính ở đây.
Bà Kellie White sinh ra lớn lên ở Simi Valley (Ventura County, California) suốt 45 năm, trừ 3 năm sống ở bang Minnesota lạnh lẽo vì công ăn việc làm. Bà nhớ lại thời gian xa cách đã làm bà chỉ nhớ nắng ấm California và quên đi những khó khăn đang chờ bà ở đó nếu trở về. Bà ước phải chi mình giàu có để khỏi lo chuyện nhà cửa thì sung sướng biết bao.
Bà White nói, người California dễ tính và chấp nhận cái lạ, cái khác biệt một cách dễ dàng không như người Mỹ sống bên miền Đông. Và còn khung cảnh thiên nhiên của Callifornia: biển dài, sóng lặng, đất nông nghiệp mênh mông, đất vườn thừa thãi, với những hàng cây “palm” xanh tươi quanh năm như những cô gái mời gọi, những cây “redwood” còn lại từ hàng trăm năm trước và những ngôi nhà tường trét vôi bên ngoài chỉ ở California mới có. Nhưng để đánh đổi ít nhất bạn phải có khả năng thuê nhà, có tiền để dành cho con học đại học, đủ kiên nhẫn khi kẹt xe trên xa lộ và biết thế nào là cẩn thận khi lái xe giữa những con đường chật ních xe cộ. Ít ai lái xe ở Callifornia mà không một lần bị hích, bị đụng.
Thế nhưng, California bây giờ khá hơn California của thời đã qua về mặt nhân văn. Một cuộc thăm dò ý kiến của phân khoa nghệ thuật và nhân văn của trường USC cho thấy ý của đa số là: “California không phải là thiên đàng, nhưng nếu bạn thích đời sống nghệ thuật thì không nơi nào bằng California!”
Thăm dò ý kiến của những cử tri có ghi danh đi bầu, kết quả càng tích cực hơn. Từ năm 2010, năm ông Jerry Brown đắc cử thống đốc, sự tin cậy của dân đối với chính quyền là 15% bây giờ leo lên đến 45% và quốc hội cũng được đánh giá làm việc khá hơn trước.
Tuy nhiên nếu có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. Người da trắng bảo thủ, người thuộc đảng Cộng Hòa buồn. Buồn vì tiểu bang California đang dần dần trở thành một tiểu bang của người gốc Mễ, gốc Á. Và sự biến dạng này đang diễn ra từng ngày. Năm 1997, bà Loretta Sanchez (gốc Mễ, Dân Chủ) đánh bại ông Robert Dornan, một dân biểu Cộng Hòa kỳ cựu ở đơn vị 46 (nay là đơn vị 47) ngay tại quận Orange và nắm giữ chức dân biểu tại quốc hội Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Và hiện nay tại 3 thành phố kế cận nhau trong quận Orange (Garden Grove, Westminster, Fountain Valley) 3 vị thị trưởng đều là người Mỹ gốc Việt. Tại vùng Vịnh (Bay Area) người Việt gốc Mỹ đang tranh nhau ra tranh cử vào quốc hội tiểu bang hay nghị viên thành phố tạo thành một không khí rất ngoạn mục.
Mike Madrid, một đảng viên đảng Cộng Hòa, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Chính trị Jesse Unruh thuộc đại học USC nói, “không khí chính trị tại bang California ảnh hưởng nhiều đến chuyện ở hay đi hơn là những yếu tố thời tiết và vật chất”. 34% người bảo thủ hay người Cộng Hòa muốn đi, 86% người phóng khoáng và Dân chủ muốn ở.
Khi được hỏi California có còn là một nơi đáng đến lập nghiệp và sống không thì 60% thành phần bảo thủ nói, “thời vàng son hết rồi” trong khi 71% thành phần phóng khoáng nói “đáng lắm” vì những sắc thái đặc biệt của nó.
Thăm dò ý kiến về sinh hoạt kinh tế với câu hỏi, “kinh tế California khá hay tệ hơn qua thời gian?” 52% người bảo thủ và 53% người Cộng Hòa nói “tệ hơn” trong khi 61% người phóng khoáng và 52% người Dân Chủ nói “khá hơn”.
Nhưng khi hỏi chế độ thuế khóa của California thì 80% người Cộng Hòa và 60% người Dân Chủ đều than thuế nặng. Và nếu hỏi về lưu thông, nhà cửa và học phí đại học thì Cộng Hòa hay Dân Chủ đều than như bộng.
Hiện nay có một khác biệt rất đáng quan tâm: Người gốc Mễ bắt đầu bớt lạc quan dù vẫn xem California là đất hứa, nhưng người gốc Á châu, nhất là gốc Việt thì rất lạc quan. Phải chăng, nắng Cali bắt đầu thay thế nắng đẹp của quê hương!
Hãy lấy một thí dụ cụ thể để hình dung chuyện “California có gì hấp dẫn để định cư lập nghiệp” và chuyện “nên ở hay đi”. Cô Cori Redstone người bang Utah về California theo học một lớp hậu đại học dành cho các nghệ sĩ. Cô đang phân vân không biết nên ở lại hay xách gói trở về quê sau khi tốt nghiệp. Kinh tế California được vực dậy cùng với nền kinh tế cả nước, nhưng kinh tế vững thì nhà cửa trở nên mắc mỏ và khan hiếm. Chính phủ hứa nhưng vẫn không đủ can đảm cấm fracking, một kỹ thuật “bắn nát đá dưới lòng đất để vắt dầu” sinh ra ô nhiễm môi trường và làm cho nạn động đất đang đe dọa California trở nên nghiêm trọng hơn.
Cô Redstone chưa dứt khoát “về hay ở”. Cô chờ xem có kiếm được việc làm không, và có đủ lương để thuê một ngôi nhà đàng hoàng ở một nơi an toàn để ở không. Cô Redstone nói nếu phải trở về Utah thì thật là tiếc. Cô nói: “Tôi thích phong cách của người California: yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và nhiều sáng kiến nghệ thuật sống động không nơi nào bằng.”
Trần Bình Nam
March 8, 2015
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
http://nguoivietboston.com/?p=28609
(*) Cuộc thăm dò 1,505 cử tri (có ghi danh bầu cử) qua điện thoại trong thời gian từ 18 đến 24 tháng 2 năm 2015. Tỉ số sai chệch là ± 2.7%.