Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất
Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Zaria Gorvett BBC Future
Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Những động vật duy nhất có thể trụ được sẽ là loài có nhiều lông, có thân hình nhỏ nhắn và có lẽ là sống dưới lòng đất. Cũng giống như loài khủng long 65 triệu năm về trước, hầu hết con người sẽ không có cơ hội sống sót.
Vậy thì nguyên nhân gì khiến Nasa muốn bắt lấy một trong những thiên thạch khổng lồ này và ném nó về phái Trái Đất? Họ đang nghĩ gì vậy?
"Mục tiêu hiện nay là 2008 EZ5," Humberto Campins, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hành tinh và là cố vấn cho dự án này, nói qua điện thoại. "Đó là một cái tên rất mang tính diễn đạt cao và rất văn vẻ," ông đùa.
Thiên thạch mà ông đang nói tới lớn đến nỗi nó sẽ khiến khủng long bạo chúa cũng phải rùng mình. Nó được khám phá vào năm 2008 và có kích thước từ 230 đến 710 mét. Nếu va chạm với Trái Đất, nó sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá lớn hơn hàng triệu lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Thế nhưng bạn chưa cần vội chạy lên núi lánh nạn.
Nasa không muốn di chuyển toàn bộ thiên thạch này và cũng không có ý định dùng nó để huỷ diệt Trái Đất. Thay vào đó, kế hoạch của họ là gắp một khối đá nặng 20 tấn từ bề mặt của nó và đẩy nó vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
Image copyright Science Photo Library
Image caption Các vụ thiên thạch lao vào Trái Đất trước đây được cho là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt diệt
Để tiện so sánh, ta có thể lấy số liệu là với 6 sứ vụ, vốn được tiến hành từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các du hành gia tàu Apollo đã mang 382kg đá Mặt Trăng - nặng ngang với một con gấu nâu to - về Trái Đất.
Sứ vụ mới đang được nhắc tới sẽ giúp đưa về một khối đá nặng gấp 50 lần - với trọng lượng ngang hai con khủng long bạo chúa, chỉ trong một chuyến đi.
Thế nhưng chỉ cần nhìn vào một thiên thạch di chuyển ở tốc độ 90 nghìn km/h và thường có khoảng cách tầm 292 triệu dặm, có lẽ cũng dễ nhận ra rằng đây không phải là một dự án dễ dàng.
Vậy làm sao và vì sao họ muốn thực hiện dự án này?
Các thiên thạch được cho là những gì còn lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta; một số thiên thạch đã va chạm với nhau để tạo thành các hành tinh, còn một số khác tiếp tục bay quanh Mặt Trời trong 5 tỷ năm qua.
Có nhiều thiên thạch có quỹ đạo bay khá gần với Trái Đất. Thế nhưng chưa có ai thiệt mạng do các vụ rơi thiên thạch trong hàng nghìn năm qua, và cũng không có thiên thạch nào sẽ lao vào Trái Đất trong hàng trăm năm tới.
Tuy nhiên, lịch sử cổ đại của Trung Quốc đã từng ghi lại những cái chết do các vụ rơi thiên thạch.
Gần đây nhất là vụ xảy ra vào năm 1908, khi một thiên thạch rơi xuống vùng Siberia hoang vắng của Nga và san bằng một vùng rộng ngang với Luxembourg.
"Chúng đã từng lao vào Trái Đất trước đây và chúng sẽ tiếp tục lao vào chúng ta trừ khi chúng ta có thể ngăn cản điều này," Campins nói.
( BBC )
Zaria Gorvett BBC Future
Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Những động vật duy nhất có thể trụ được sẽ là loài có nhiều lông, có thân hình nhỏ nhắn và có lẽ là sống dưới lòng đất. Cũng giống như loài khủng long 65 triệu năm về trước, hầu hết con người sẽ không có cơ hội sống sót.
Vậy thì nguyên nhân gì khiến Nasa muốn bắt lấy một trong những thiên thạch khổng lồ này và ném nó về phái Trái Đất? Họ đang nghĩ gì vậy?
"Mục tiêu hiện nay là 2008 EZ5," Humberto Campins, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hành tinh và là cố vấn cho dự án này, nói qua điện thoại. "Đó là một cái tên rất mang tính diễn đạt cao và rất văn vẻ," ông đùa.
Thiên thạch mà ông đang nói tới lớn đến nỗi nó sẽ khiến khủng long bạo chúa cũng phải rùng mình. Nó được khám phá vào năm 2008 và có kích thước từ 230 đến 710 mét. Nếu va chạm với Trái Đất, nó sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá lớn hơn hàng triệu lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Thế nhưng bạn chưa cần vội chạy lên núi lánh nạn.
Nasa không muốn di chuyển toàn bộ thiên thạch này và cũng không có ý định dùng nó để huỷ diệt Trái Đất. Thay vào đó, kế hoạch của họ là gắp một khối đá nặng 20 tấn từ bề mặt của nó và đẩy nó vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
Image copyright Science Photo Library
Image caption Các vụ thiên thạch lao vào Trái Đất trước đây được cho là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt diệt
Để tiện so sánh, ta có thể lấy số liệu là với 6 sứ vụ, vốn được tiến hành từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các du hành gia tàu Apollo đã mang 382kg đá Mặt Trăng - nặng ngang với một con gấu nâu to - về Trái Đất.
Sứ vụ mới đang được nhắc tới sẽ giúp đưa về một khối đá nặng gấp 50 lần - với trọng lượng ngang hai con khủng long bạo chúa, chỉ trong một chuyến đi.
Thế nhưng chỉ cần nhìn vào một thiên thạch di chuyển ở tốc độ 90 nghìn km/h và thường có khoảng cách tầm 292 triệu dặm, có lẽ cũng dễ nhận ra rằng đây không phải là một dự án dễ dàng.
Vậy làm sao và vì sao họ muốn thực hiện dự án này?
Các thiên thạch được cho là những gì còn lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta; một số thiên thạch đã va chạm với nhau để tạo thành các hành tinh, còn một số khác tiếp tục bay quanh Mặt Trời trong 5 tỷ năm qua.
Có nhiều thiên thạch có quỹ đạo bay khá gần với Trái Đất. Thế nhưng chưa có ai thiệt mạng do các vụ rơi thiên thạch trong hàng nghìn năm qua, và cũng không có thiên thạch nào sẽ lao vào Trái Đất trong hàng trăm năm tới.
Tuy nhiên, lịch sử cổ đại của Trung Quốc đã từng ghi lại những cái chết do các vụ rơi thiên thạch.
Gần đây nhất là vụ xảy ra vào năm 1908, khi một thiên thạch rơi xuống vùng Siberia hoang vắng của Nga và san bằng một vùng rộng ngang với Luxembourg.
"Chúng đã từng lao vào Trái Đất trước đây và chúng sẽ tiếp tục lao vào chúng ta trừ khi chúng ta có thể ngăn cản điều này," Campins nói.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất
Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Zaria Gorvett BBC Future
Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Những động vật duy nhất có thể trụ được sẽ là loài có nhiều lông, có thân hình nhỏ nhắn và có lẽ là sống dưới lòng đất. Cũng giống như loài khủng long 65 triệu năm về trước, hầu hết con người sẽ không có cơ hội sống sót.
Vậy thì nguyên nhân gì khiến Nasa muốn bắt lấy một trong những thiên thạch khổng lồ này và ném nó về phái Trái Đất? Họ đang nghĩ gì vậy?
"Mục tiêu hiện nay là 2008 EZ5," Humberto Campins, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hành tinh và là cố vấn cho dự án này, nói qua điện thoại. "Đó là một cái tên rất mang tính diễn đạt cao và rất văn vẻ," ông đùa.
Thiên thạch mà ông đang nói tới lớn đến nỗi nó sẽ khiến khủng long bạo chúa cũng phải rùng mình. Nó được khám phá vào năm 2008 và có kích thước từ 230 đến 710 mét. Nếu va chạm với Trái Đất, nó sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá lớn hơn hàng triệu lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Thế nhưng bạn chưa cần vội chạy lên núi lánh nạn.
Nasa không muốn di chuyển toàn bộ thiên thạch này và cũng không có ý định dùng nó để huỷ diệt Trái Đất. Thay vào đó, kế hoạch của họ là gắp một khối đá nặng 20 tấn từ bề mặt của nó và đẩy nó vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
Image copyright Science Photo Library
Image caption Các vụ thiên thạch lao vào Trái Đất trước đây được cho là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt diệt
Để tiện so sánh, ta có thể lấy số liệu là với 6 sứ vụ, vốn được tiến hành từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các du hành gia tàu Apollo đã mang 382kg đá Mặt Trăng - nặng ngang với một con gấu nâu to - về Trái Đất.
Sứ vụ mới đang được nhắc tới sẽ giúp đưa về một khối đá nặng gấp 50 lần - với trọng lượng ngang hai con khủng long bạo chúa, chỉ trong một chuyến đi.
Thế nhưng chỉ cần nhìn vào một thiên thạch di chuyển ở tốc độ 90 nghìn km/h và thường có khoảng cách tầm 292 triệu dặm, có lẽ cũng dễ nhận ra rằng đây không phải là một dự án dễ dàng.
Vậy làm sao và vì sao họ muốn thực hiện dự án này?
Các thiên thạch được cho là những gì còn lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta; một số thiên thạch đã va chạm với nhau để tạo thành các hành tinh, còn một số khác tiếp tục bay quanh Mặt Trời trong 5 tỷ năm qua.
Có nhiều thiên thạch có quỹ đạo bay khá gần với Trái Đất. Thế nhưng chưa có ai thiệt mạng do các vụ rơi thiên thạch trong hàng nghìn năm qua, và cũng không có thiên thạch nào sẽ lao vào Trái Đất trong hàng trăm năm tới.
Tuy nhiên, lịch sử cổ đại của Trung Quốc đã từng ghi lại những cái chết do các vụ rơi thiên thạch.
Gần đây nhất là vụ xảy ra vào năm 1908, khi một thiên thạch rơi xuống vùng Siberia hoang vắng của Nga và san bằng một vùng rộng ngang với Luxembourg.
"Chúng đã từng lao vào Trái Đất trước đây và chúng sẽ tiếp tục lao vào chúng ta trừ khi chúng ta có thể ngăn cản điều này," Campins nói.
( BBC )