Kinh Khổ
Nelson Mandela liệt truyện
Trên Thiên giới, một ngày đẹp trời,
ngài Nelson Mandela rời chốn thị thành huyên náo, chống gậy đi vào chơi
núi Sóc. Bên hồ rộng dưới chân núi, ngài dừng bước trước một trang viên
có bờ dâm bụt bao quanh. Cả hàng rào nở hoa muôn hồng ngàn tía dân dã
và rất đẹp mắt. Ngài kéo chuông, tiếng chuông leng keng rất vui tai. Từ
trên căn gác nhà sàn, chủ nhân, tóc râu trắng muốt, tiên phong đạo cốt
đi ra mở cửa. Chủ nhân có đôi mắt sáng như sao, vừa nhìn thấy khách liền
cười ha hả:
-Ngài Nel lên Thiên giới cả năm nay mà sao giờ này mới ghé thăm tệ xá của lão phu?Khách cảm động:
-Dạ. Vãn bối thật có lỗi với tiên sinh.
Chủ vui vẻ khoác vai khách thân mật cùng đi ra vườn sau. Tiểu đồng hiểu ý, ra cổng treo tấm bảng “Chủ nhân bận, không tiếp khách” rồi vội vàng chạy vào nhà chuẩn bị rượu quý. Khách nói:
- Dưới trần gian, công tiên sinh cao như núi.
Chủ khoan thai rót rượu, nâng chén, giọng ấm áp:
-Chúng ta hãy cùng thưởng rượu, ngắm hoa.
Uống được mấy chén, mặt khách đỏ lừ:
-Rượu quý… Mỹ tửu… Ngon chưa từng có… Chỉ hơi nặng đô…
Chủ vuốt râu ung dung:
-Thời chiến khu, sống trong hang núi lạnh lắm, phải uống rượu cho nóng người. Rượu đồng bào vốn nặng nên “đô” của lão phu cũng lên từ đó.
Hai bên chủ khách đối ẩm rất tương đắc. Tiểu đồng vào nhà lễ mễ bê ra bàn cờ, quân cờ làm bằng thứ hồng ngọc. Hai bên dàn quân, chơi được dăm ván thì khách đứng dậy thi lễ:
-Tiên sinh là kì thủ, cở Trương Ba mới đáng cùng ngồi hầu cờ.
Chủ mỉm cười ngâm:
-Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ/ Kiên quyết không ngừng thế tiếng công…
Khách ngập ngừng hỏi:
- Xin được hỏi, tiên sinh học chơi cờ lúc nào?
-Thời ở tù. Ngài bảo trong tù thì biết làm gì cho qua ngày.
Chủ vuốt râu ngửa mặt đọc mấy câu, giọng sang sảng:
-Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi/ Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài/ Tiến công phòng thủ không sơ hở/ Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
Khách chắp tay trân trọng:
-Xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
Từ phương Đông, trăng ngời ngời nhô lên, ánh vàng rắc xuống lung linh
huyền ảo. Hai bên chủ khách lại cùng thưởng nguyệt ngâm thơ. Ngài Nel
đang hí hoáy chưa gieo xong một vần thì chủ đã vung bút thảo được cả
chục bài tứ tuyệt. Bài nào đọc lên cũng chan chứa ánh trăng, trong ngần
như tiếng suối xa lại nghe trầm hùng như có tiếng gươm giáo, tiếng quân
reo. Thực vô cùng ảo diệu.
Khách cung kính vái lạy mà rằng:
-Tiên sinh thực là Thần thơ, Nel này xin hết kiếp đến mài mực cho tiên sinh, may ra học lỏm được vài chút thi pháp chăng? Chẳng hay cái sự ảo diệu, cái chất thép chất tình đó, tiên sinh tu luyện từ lúc nào?
-Thời ở tù! Lão phu nguyên bất ái ngâm thi/ Nhân vị tù trung vô sở vi.
Tiểu đồng nhanh nhảu dịch:
-Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây…
Khách thán phục nói:
-Tiên sinh đúng là Tiên khách, thân tù tội mà chí lớn rong chơi khắp năm châu bốn bể. Không biết trong giấc ngủ, tiên sinh có nằm mơ…
Gã tiểu đồng đứng cạnh đỡ lời:
-Dạ, tiên sinh chúng con lúc nào cũng canh cánh vận nước. Dân nô lệ, nước mất nhà tan, trằn trọc năm canh, cứ chợt mắt là sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Nel tròn mắt kinh ngạc:
-Dạ, Nel tôi người trần mắt thịt, lỗ mảng đáng kinh. Nói ra thật xấu hổ, đêm vẫn thường mơ về nhà ôm vợ [1].
Chủ vuốt râu cảm khái:
-Đấng trượng phu ở đời, phải có dũng khí chặt phăng đi cái nợ quần thoa đi chứ!
Ngài Nel mặt đỏ lựng như gấc:
-Dạ, vẫn biết vậy, nhưng thân trai tráng, tích tụ mãi trong lao tù, thật khó chịu. Ngày vừa được trả tự do, Nel tôi chạy vội về nhà, cùng vợ đóng kín cửa, đúng một tháng sau mới mở cửa tiếp khách và bàn chuyện quốc gia đại sự.
Chủ nhân nhìn khách tỏ ý thương hại, hỏi:
-Ngài Nel, nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Ngài ngồi tù 27 năm dài bằng vạn năm bên ngoài. Không đánh cờ, không làm thơ, đêm không nằm mơ về vận nước nổi trôi, cả vạn năm đó ngài làm gì vậy?
-Dạ không dấu gì tiên sinh, Nel tôi chỉ biết cắm đầu học. Học thuật cai trị sơn hà bằng luật pháp, học phép điều hành kinh tế xã tắc, học về hòa hợp và hòa giải dân tộc, học cách bắt tay với bọn tư bản thù địch, học cách tránh xa bọn độc tài hắc ám… Đúng một năm khi ra tù Nel tôi mới kiếm được tấm bằng cử nhân luật của Đại học Nam Phi [2].
Gã tiểu đồng nhanh nhảu cướp lời:
-Vậy thì đầu của ngài Nel cũng không sáng hơn đầu con chút nào. Chẳng như tiên sinh chúng con, thời gian rỗi thì lo học ngoại ngữ. Tính sơ sơ, tiên sinh nhà con thông thạo 29 ngoại ngữ. Đi khắp năm châu bốn bể, khỏi cần phiên dịch…
-Loại ngu si bép xép. Cút mau nếu không muốn nhừ đòn!
Chủ nhà chỉ thẳng vào mặt gã tiểu đồng thét lớn. Lần đầu tiên sau hàng chục năm theo hầu tiên sinh, gã tiểu đồng chứng kiến một sự lạ. Ấy là gương mặt chủ nhân tái nhợt như trúng gió độc, râu tóc dựng ngược, tay run run… Nó mất vía, cắm cổ bỏ chạy.
[1] Trong cuốn Nelson Mandela tự thoại, NXB Trẻ, nhiều lần cụ Nel ghi trong nhật kí về việc này. Ví như ngày 23/5/79, cụ viết: “mình mơ về nhà vào ban đêm, cửa mở rộng, Zami ngủ trên một giường… Mình ôm lấy Zami và cô ấy đưa mình vào giường“.
[2] Cụ Nel tốt nghiệp đại học trong tù, lúc mới có 71 tuổi, “cổ lai hy”. Trong tù cụ mộng học đến tiến sĩ, lần đó thi mấy môn không biết, ngày 12/12/86, cụ viết “rớt cả 6 môn“. Cụ Nel này thật thà đến kinh ngạc!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Nelson Mandela liệt truyện
Trên Thiên giới, một ngày đẹp trời,
ngài Nelson Mandela rời chốn thị thành huyên náo, chống gậy đi vào chơi
núi Sóc. Bên hồ rộng dưới chân núi, ngài dừng bước trước một trang viên
có bờ dâm bụt bao quanh. Cả hàng rào nở hoa muôn hồng ngàn tía dân dã
và rất đẹp mắt. Ngài kéo chuông, tiếng chuông leng keng rất vui tai. Từ
trên căn gác nhà sàn, chủ nhân, tóc râu trắng muốt, tiên phong đạo cốt
đi ra mở cửa. Chủ nhân có đôi mắt sáng như sao, vừa nhìn thấy khách liền
cười ha hả:
-Ngài Nel lên Thiên giới cả năm nay mà sao giờ này mới ghé thăm tệ xá của lão phu?Khách cảm động:
-Dạ. Vãn bối thật có lỗi với tiên sinh.
Chủ vui vẻ khoác vai khách thân mật cùng đi ra vườn sau. Tiểu đồng hiểu ý, ra cổng treo tấm bảng “Chủ nhân bận, không tiếp khách” rồi vội vàng chạy vào nhà chuẩn bị rượu quý. Khách nói:
- Dưới trần gian, công tiên sinh cao như núi.
Chủ khoan thai rót rượu, nâng chén, giọng ấm áp:
-Chúng ta hãy cùng thưởng rượu, ngắm hoa.
Uống được mấy chén, mặt khách đỏ lừ:
-Rượu quý… Mỹ tửu… Ngon chưa từng có… Chỉ hơi nặng đô…
Chủ vuốt râu ung dung:
-Thời chiến khu, sống trong hang núi lạnh lắm, phải uống rượu cho nóng người. Rượu đồng bào vốn nặng nên “đô” của lão phu cũng lên từ đó.
Hai bên chủ khách đối ẩm rất tương đắc. Tiểu đồng vào nhà lễ mễ bê ra bàn cờ, quân cờ làm bằng thứ hồng ngọc. Hai bên dàn quân, chơi được dăm ván thì khách đứng dậy thi lễ:
-Tiên sinh là kì thủ, cở Trương Ba mới đáng cùng ngồi hầu cờ.
Chủ mỉm cười ngâm:
-Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ/ Kiên quyết không ngừng thế tiếng công…
Khách ngập ngừng hỏi:
- Xin được hỏi, tiên sinh học chơi cờ lúc nào?
-Thời ở tù. Ngài bảo trong tù thì biết làm gì cho qua ngày.
Chủ vuốt râu ngửa mặt đọc mấy câu, giọng sang sảng:
-Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi/ Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài/ Tiến công phòng thủ không sơ hở/ Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
Khách chắp tay trân trọng:
-Xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
Từ phương Đông, trăng ngời ngời nhô lên, ánh vàng rắc xuống lung linh
huyền ảo. Hai bên chủ khách lại cùng thưởng nguyệt ngâm thơ. Ngài Nel
đang hí hoáy chưa gieo xong một vần thì chủ đã vung bút thảo được cả
chục bài tứ tuyệt. Bài nào đọc lên cũng chan chứa ánh trăng, trong ngần
như tiếng suối xa lại nghe trầm hùng như có tiếng gươm giáo, tiếng quân
reo. Thực vô cùng ảo diệu.
Khách cung kính vái lạy mà rằng:
-Tiên sinh thực là Thần thơ, Nel này xin hết kiếp đến mài mực cho tiên sinh, may ra học lỏm được vài chút thi pháp chăng? Chẳng hay cái sự ảo diệu, cái chất thép chất tình đó, tiên sinh tu luyện từ lúc nào?
-Thời ở tù! Lão phu nguyên bất ái ngâm thi/ Nhân vị tù trung vô sở vi.
Tiểu đồng nhanh nhảu dịch:
-Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây…
Khách thán phục nói:
-Tiên sinh đúng là Tiên khách, thân tù tội mà chí lớn rong chơi khắp năm châu bốn bể. Không biết trong giấc ngủ, tiên sinh có nằm mơ…
Gã tiểu đồng đứng cạnh đỡ lời:
-Dạ, tiên sinh chúng con lúc nào cũng canh cánh vận nước. Dân nô lệ, nước mất nhà tan, trằn trọc năm canh, cứ chợt mắt là sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Nel tròn mắt kinh ngạc:
-Dạ, Nel tôi người trần mắt thịt, lỗ mảng đáng kinh. Nói ra thật xấu hổ, đêm vẫn thường mơ về nhà ôm vợ [1].
Chủ vuốt râu cảm khái:
-Đấng trượng phu ở đời, phải có dũng khí chặt phăng đi cái nợ quần thoa đi chứ!
Ngài Nel mặt đỏ lựng như gấc:
-Dạ, vẫn biết vậy, nhưng thân trai tráng, tích tụ mãi trong lao tù, thật khó chịu. Ngày vừa được trả tự do, Nel tôi chạy vội về nhà, cùng vợ đóng kín cửa, đúng một tháng sau mới mở cửa tiếp khách và bàn chuyện quốc gia đại sự.
Chủ nhân nhìn khách tỏ ý thương hại, hỏi:
-Ngài Nel, nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Ngài ngồi tù 27 năm dài bằng vạn năm bên ngoài. Không đánh cờ, không làm thơ, đêm không nằm mơ về vận nước nổi trôi, cả vạn năm đó ngài làm gì vậy?
-Dạ không dấu gì tiên sinh, Nel tôi chỉ biết cắm đầu học. Học thuật cai trị sơn hà bằng luật pháp, học phép điều hành kinh tế xã tắc, học về hòa hợp và hòa giải dân tộc, học cách bắt tay với bọn tư bản thù địch, học cách tránh xa bọn độc tài hắc ám… Đúng một năm khi ra tù Nel tôi mới kiếm được tấm bằng cử nhân luật của Đại học Nam Phi [2].
Gã tiểu đồng nhanh nhảu cướp lời:
-Vậy thì đầu của ngài Nel cũng không sáng hơn đầu con chút nào. Chẳng như tiên sinh chúng con, thời gian rỗi thì lo học ngoại ngữ. Tính sơ sơ, tiên sinh nhà con thông thạo 29 ngoại ngữ. Đi khắp năm châu bốn bể, khỏi cần phiên dịch…
-Loại ngu si bép xép. Cút mau nếu không muốn nhừ đòn!
Chủ nhà chỉ thẳng vào mặt gã tiểu đồng thét lớn. Lần đầu tiên sau hàng chục năm theo hầu tiên sinh, gã tiểu đồng chứng kiến một sự lạ. Ấy là gương mặt chủ nhân tái nhợt như trúng gió độc, râu tóc dựng ngược, tay run run… Nó mất vía, cắm cổ bỏ chạy.
[1] Trong cuốn Nelson Mandela tự thoại, NXB Trẻ, nhiều lần cụ Nel ghi trong nhật kí về việc này. Ví như ngày 23/5/79, cụ viết: “mình mơ về nhà vào ban đêm, cửa mở rộng, Zami ngủ trên một giường… Mình ôm lấy Zami và cô ấy đưa mình vào giường“.
[2] Cụ Nel tốt nghiệp đại học trong tù, lúc mới có 71 tuổi, “cổ lai hy”. Trong tù cụ mộng học đến tiến sĩ, lần đó thi mấy môn không biết, ngày 12/12/86, cụ viết “rớt cả 6 môn“. Cụ Nel này thật thà đến kinh ngạc!