Tin nóng trong ngày
Nga nói cáo buộc của Mỹ về việc tấn công email là ‘sỗ sàng’
"Họ cần phải hoặc là chấm dứt nói về chuyện này, hoặc rốt cuộc phải đưa ra bằng chứng nào đó," phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
Việc Hoa Kỳ nói Nga tấn công tin tặc vào hệ thống email chính thức mà không có chứng cứ, là 'sỗ sàng', Điện Kremlin nói.
"Họ cần phải hoặc là chấm dứt nói về chuyện này, hoặc rốt cuộc phải đưa ra bằng chứng nào đó," phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ có hành động đáp trả Nga vì cáo buộc can thiệp chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi cần và sẽ hành động," ông nói với đài phát thanh NPR.
Nga đứng trước cáo buộc của Mỹ về việc xâm nhập email của Đảng Dân chủ và một trợ lý của bà Hillary Clinton, điều mà điện Kremlin kiên quyết phủ nhận.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng bác cáo buộc mà ông gọi là "vô lý" và có động cơ chính trị.
Lúng túng và yếu kém
Theo một chuyên gia từ Nga, vụ lùm xùm mới nhất này cho thấy sự lúng túng và yếu kém của chính Đảng Dân chủ.
Ông Vassily Kashin, nhà phân tích khoa học chính trị, nói với BBC rằng thu thập thông tin tình báo là "điều bình thường" trong xã hội hiện đại.
Theo ông, "tình báo kỹ thuật và can thiệp bầu cử là hai chuyện khác hẳn nhau".
"Giữa Hoa Kỳ và Nga không có thỏa thuận nào về cấm không được tiến hành hoạt động thu thập thông tin tình báo về nhau.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Vassily Kashin, chuyên gia chính trị học
Nga có quyền do thám Mỹ và Mỹ cũng có quyền do thám Nga. Đồng thời cơ quan an ninh hai bên cũng có quyền làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn và phòng chống.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Chỉ khi nào từ thu thập thông tin tình báo dẫn đến hoạt động lật đổ thì mới có thể phản ứng như Đảng Dân chủ đang làm. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy có hoạt động như vậy, thí dụ chưa có bằng chứng chuyển dữ liệu của một đảng cho đảng kia.
Nếu như Hillary Clinton và bộ sậu của bà ta không tuân thủ quy định về an ninh để bị tin tặc xâm nhập thì đó chính là lỗi của bà ta. Và Clinton cùng Obama đang có nguy cơ khiến Nhà Trắng bị xem là đáng thương và yếu kém khi không biết làm gì hơn là chỉ trích đối thủ và liên hệ của ông ta với nước ngoài."
Kremlin liên quan
Các cơ quan tình báo nói rằng họ có nhiều bằng chứng cho thấy những tin tặc Nga liên quan đến điện Kremlin đứng sau vụ hack.
Hôm 15/12, phát ngôn viên Nhà Trắng nói Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến các cuộc tấn công mạng.
Vài giờ sau, ông Obama cho hay: "Tôi nghĩ rằng không còn nghi ngờ gì nữa, một khi bất kỳ chính phủ nước ngoài mưu toan tác động đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ, chúng tôi cần phải và sẽ hành động, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi chọn."
"Một số phần của việc đáp trả có thể được công khai, một số khác thì không."
"Ông Putin cũng nhận biết được thái độ của tôi về chuyện này, vì tôi đã trao đổi với ông ta."
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ có hành động gì trong lúc ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ngày 20/1.
Việc rò rỉ các email đã gây bất lợi cho Đảng Dân chủ tại thời điểm rất quan trọng trong chiến dịch tranh cử của họ.
CIA kết luận rằng động cơ của Nga là nhằm tạo thuận lợi cho ông Trump, nhưng không có bằng chứng được công bố.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ bịa đặt sự dính líu của Nga để che đậy thất bại của họ.
Ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho ông Putin, và việc ông chọn người làm ngoại trưởng - ông trùm dầu khí Rex Tillerson, người có quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Nga - làm dấy lên quan ngại.
Ông Trump viết trên Twitter hôm 15/12: "Nếu Nga hoặc bên nào khác tấn công mạng thì tại sao Nhà Trắng lại chờ đợi quá lâu để hành động? Tại sao họ chỉ phàn nàn sau khi Hillary thua cuộc?"
Tuy nhiên, chính quyền Obama hồi tháng Mười đã cáo buộc Nga tấn công các website chính trị Mỹ và tài khoản email người của đảng Dân chủ với mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử.
( BBC )
Việc Hoa Kỳ nói Nga tấn công tin tặc vào hệ thống email chính thức mà không có chứng cứ, là 'sỗ sàng', Điện Kremlin nói.
"Họ cần phải hoặc là chấm dứt nói về chuyện này, hoặc rốt cuộc phải đưa ra bằng chứng nào đó," phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ có hành động đáp trả Nga vì cáo buộc can thiệp chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi cần và sẽ hành động," ông nói với đài phát thanh NPR.
Nga đứng trước cáo buộc của Mỹ về việc xâm nhập email của Đảng Dân chủ và một trợ lý của bà Hillary Clinton, điều mà điện Kremlin kiên quyết phủ nhận.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng bác cáo buộc mà ông gọi là "vô lý" và có động cơ chính trị.
Lúng túng và yếu kém
Theo một chuyên gia từ Nga, vụ lùm xùm mới nhất này cho thấy sự lúng túng và yếu kém của chính Đảng Dân chủ.
Ông Vassily Kashin, nhà phân tích khoa học chính trị, nói với BBC rằng thu thập thông tin tình báo là "điều bình thường" trong xã hội hiện đại.
Theo ông, "tình báo kỹ thuật và can thiệp bầu cử là hai chuyện khác hẳn nhau".
"Giữa Hoa Kỳ và Nga không có thỏa thuận nào về cấm không được tiến hành hoạt động thu thập thông tin tình báo về nhau.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Vassily Kashin, chuyên gia chính trị học
Nga có quyền do thám Mỹ và Mỹ cũng có quyền do thám Nga. Đồng thời cơ quan an ninh hai bên cũng có quyền làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn và phòng chống.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Chỉ khi nào từ thu thập thông tin tình báo dẫn đến hoạt động lật đổ thì mới có thể phản ứng như Đảng Dân chủ đang làm. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy có hoạt động như vậy, thí dụ chưa có bằng chứng chuyển dữ liệu của một đảng cho đảng kia.
Nếu như Hillary Clinton và bộ sậu của bà ta không tuân thủ quy định về an ninh để bị tin tặc xâm nhập thì đó chính là lỗi của bà ta. Và Clinton cùng Obama đang có nguy cơ khiến Nhà Trắng bị xem là đáng thương và yếu kém khi không biết làm gì hơn là chỉ trích đối thủ và liên hệ của ông ta với nước ngoài."
Kremlin liên quan
Các cơ quan tình báo nói rằng họ có nhiều bằng chứng cho thấy những tin tặc Nga liên quan đến điện Kremlin đứng sau vụ hack.
Hôm 15/12, phát ngôn viên Nhà Trắng nói Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến các cuộc tấn công mạng.
Vài giờ sau, ông Obama cho hay: "Tôi nghĩ rằng không còn nghi ngờ gì nữa, một khi bất kỳ chính phủ nước ngoài mưu toan tác động đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ, chúng tôi cần phải và sẽ hành động, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi chọn."
"Một số phần của việc đáp trả có thể được công khai, một số khác thì không."
"Ông Putin cũng nhận biết được thái độ của tôi về chuyện này, vì tôi đã trao đổi với ông ta."
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ có hành động gì trong lúc ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ngày 20/1.
Việc rò rỉ các email đã gây bất lợi cho Đảng Dân chủ tại thời điểm rất quan trọng trong chiến dịch tranh cử của họ.
CIA kết luận rằng động cơ của Nga là nhằm tạo thuận lợi cho ông Trump, nhưng không có bằng chứng được công bố.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ bịa đặt sự dính líu của Nga để che đậy thất bại của họ.
Ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho ông Putin, và việc ông chọn người làm ngoại trưởng - ông trùm dầu khí Rex Tillerson, người có quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Nga - làm dấy lên quan ngại.
Ông Trump viết trên Twitter hôm 15/12: "Nếu Nga hoặc bên nào khác tấn công mạng thì tại sao Nhà Trắng lại chờ đợi quá lâu để hành động? Tại sao họ chỉ phàn nàn sau khi Hillary thua cuộc?"
Tuy nhiên, chính quyền Obama hồi tháng Mười đã cáo buộc Nga tấn công các website chính trị Mỹ và tài khoản email người của đảng Dân chủ với mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Nga nói cáo buộc của Mỹ về việc tấn công email là ‘sỗ sàng’
"Họ cần phải hoặc là chấm dứt nói về chuyện này, hoặc rốt cuộc phải đưa ra bằng chứng nào đó," phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
Việc Hoa Kỳ nói Nga tấn công tin tặc vào hệ thống email chính thức mà không có chứng cứ, là 'sỗ sàng', Điện Kremlin nói.
"Họ cần phải hoặc là chấm dứt nói về chuyện này, hoặc rốt cuộc phải đưa ra bằng chứng nào đó," phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ có hành động đáp trả Nga vì cáo buộc can thiệp chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi cần và sẽ hành động," ông nói với đài phát thanh NPR.
Nga đứng trước cáo buộc của Mỹ về việc xâm nhập email của Đảng Dân chủ và một trợ lý của bà Hillary Clinton, điều mà điện Kremlin kiên quyết phủ nhận.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng bác cáo buộc mà ông gọi là "vô lý" và có động cơ chính trị.
Lúng túng và yếu kém
Theo một chuyên gia từ Nga, vụ lùm xùm mới nhất này cho thấy sự lúng túng và yếu kém của chính Đảng Dân chủ.
Ông Vassily Kashin, nhà phân tích khoa học chính trị, nói với BBC rằng thu thập thông tin tình báo là "điều bình thường" trong xã hội hiện đại.
Theo ông, "tình báo kỹ thuật và can thiệp bầu cử là hai chuyện khác hẳn nhau".
"Giữa Hoa Kỳ và Nga không có thỏa thuận nào về cấm không được tiến hành hoạt động thu thập thông tin tình báo về nhau.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Vassily Kashin, chuyên gia chính trị học
Nga có quyền do thám Mỹ và Mỹ cũng có quyền do thám Nga. Đồng thời cơ quan an ninh hai bên cũng có quyền làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn và phòng chống.
Tình báo là công việc bình thường, cần thiết và thậm chí là có ích trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc còn làm việc này mạnh và rộng rãi hơn Nga.
Chỉ khi nào từ thu thập thông tin tình báo dẫn đến hoạt động lật đổ thì mới có thể phản ứng như Đảng Dân chủ đang làm. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy có hoạt động như vậy, thí dụ chưa có bằng chứng chuyển dữ liệu của một đảng cho đảng kia.
Nếu như Hillary Clinton và bộ sậu của bà ta không tuân thủ quy định về an ninh để bị tin tặc xâm nhập thì đó chính là lỗi của bà ta. Và Clinton cùng Obama đang có nguy cơ khiến Nhà Trắng bị xem là đáng thương và yếu kém khi không biết làm gì hơn là chỉ trích đối thủ và liên hệ của ông ta với nước ngoài."
Kremlin liên quan
Các cơ quan tình báo nói rằng họ có nhiều bằng chứng cho thấy những tin tặc Nga liên quan đến điện Kremlin đứng sau vụ hack.
Hôm 15/12, phát ngôn viên Nhà Trắng nói Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến các cuộc tấn công mạng.
Vài giờ sau, ông Obama cho hay: "Tôi nghĩ rằng không còn nghi ngờ gì nữa, một khi bất kỳ chính phủ nước ngoài mưu toan tác động đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ, chúng tôi cần phải và sẽ hành động, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi chọn."
"Một số phần của việc đáp trả có thể được công khai, một số khác thì không."
"Ông Putin cũng nhận biết được thái độ của tôi về chuyện này, vì tôi đã trao đổi với ông ta."
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ có hành động gì trong lúc ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ngày 20/1.
Việc rò rỉ các email đã gây bất lợi cho Đảng Dân chủ tại thời điểm rất quan trọng trong chiến dịch tranh cử của họ.
CIA kết luận rằng động cơ của Nga là nhằm tạo thuận lợi cho ông Trump, nhưng không có bằng chứng được công bố.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ bịa đặt sự dính líu của Nga để che đậy thất bại của họ.
Ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho ông Putin, và việc ông chọn người làm ngoại trưởng - ông trùm dầu khí Rex Tillerson, người có quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Nga - làm dấy lên quan ngại.
Ông Trump viết trên Twitter hôm 15/12: "Nếu Nga hoặc bên nào khác tấn công mạng thì tại sao Nhà Trắng lại chờ đợi quá lâu để hành động? Tại sao họ chỉ phàn nàn sau khi Hillary thua cuộc?"
Tuy nhiên, chính quyền Obama hồi tháng Mười đã cáo buộc Nga tấn công các website chính trị Mỹ và tài khoản email người của đảng Dân chủ với mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử.
( BBC )