Quán Bên Đường
Ngàn Trùng Xa Cách
Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009.
Tôn-Nữ Mai-Tâm
(Phu Nhân Mũ Nâu Hồ-Khắc-Đàm)
Vài dòng tiểu sử:
Tác giả Mai Tâm- Sinh ra trên xứ Huế, Công-Huyền Tôn-Nữ Mai-Tâm được nuôi dưỡng và lớn lên trong ngôi trường Đồng Khánh. Năm 1965, bà theo học Khoa Chính Trị Kinh Doanh, thuộc Viện Đại Học Đà- Lạt, và tốt nghiệp Cử Nhân. Lập gia đình với ông Hồ Khắc Đàm, sĩ quan QLVNCH.
- Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009. Hiện nay, ngoài việc vui với gia đình và phục vụ Chúa, bà viết văn ghi lại ký ức nhẹ nhàng để nhớ lại quãng đường mà Thiên Chúa đã cho bà đi qua cùng với người thân ruột thịt và bằng hữu.
- Văn của bà mang đậm nét yêu thương, vì trên cõi đời này con người chỉ tìm kiếm có 3 điều, đó là: đức tin, sự trông cậy, và tình yêu thương, mà điều quan trọng hơn cả là tình yêu thương…
Mậu Thân Đợt Một
Kính dâng hương hồn những người đã nằm xuống…
Tặng những ai đã từng cứu trợ xứ Huế…
…Tết Mậu Thân 1968…
Mậu Thân năm nay được mẹ cho phép về Huế ăn Tết với gia đình,Uyển Nhi lòng hớn hở vui mừng, vì năm ngoái nàng đã phải ở lại Đà Lạt trong cái Tết rất cô đơn, buồn tẻ ở cư xá. Có lẻ vì đi học xa, nhớ nhà, nên lòng nàng vừa hồi hộp, vừa nao nức chờ đợi những ngày sắp đến. Uyển Nhi mua một ít cà rốt, su hào, ít trà artichoque, ít mứt mận, mứt dâu tây, là những sản phẩm của Đà Lạt, đem về Huế cho mẹ. Uyển Nhi thương mẹ đơn chiếc ở vậy nuôi anh em của nàng, vì ba chết lúc Uyển Nhi chỉ mới hơn một tuổi. Theo dự định, nàng sẽ ở lại Huế một tuần. Uyển Nhi đã trở về Huế trong bầu trời lạnh, mưa phùn lất phất.
Đúng không khí Tết, cái lạnh thấm vào da thịt, trời âm u, chứ không có ánh nắng chan hòa như xứ hoa anh đào. Ngay ngày hôm sau, Uyển Nhi thay chiếc áo dài màu hoa cà, choàng thêm chiếc áo len trắng. Nhớ đến những nhịp cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương, nước sông lững lờ trôi êm đềm, như giải lụa chia cách Thành Nội và trường ĐK, nên nàng đẩy chiếc xe đạp ra, nhất định hôm nay phải đạp xe ngang trên chiếc cầu đặc biệt kia của xứ Huế, mà đã lâu lắm rồi Uyển Nhi không được nhìn… Uyển Nhi đạp xe chầm chậm trên con đường trước trường ĐK, dọc theo bờ sông Hương -con đường của những tà áo trắng và những mái tóc thề xỏa ngang lưng, con đường đầy cây long não với lá rụng vào mùa thu buồn, con đường của những gót chân hồng trong mùa nước lụt- từ trường ĐK, ngang qua bệnh viện Huế, đến Morin, vành lên chiếc cầu sáu vài mười hai nhịp của những câu hò ru em:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Thà rằng không biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn…
Gió thổi ngược nên chiếc xe nặng và khó đạp. Như bao lần khác, lòng nao nao khi nhìn thấy chiếc cầu thân yêu. Rồi những kỹ niệm trong sáng, đơn sơ của thời trung học thoáng nhanh qua đầu nàng… chiếc cầu mềm mại nối hàng cây me và hàng phượng vĩ hai bên bờ sông lại với nhau. Chợ hoa bên kia cầu đã thưa người, những người bán mứt bánh, hối hả lo dọn dẹp về nhà, để cùng gia đình chuẩn bị ăn Tết.Cầu Trường Tiền bị VC phá sập, 1968
Đối với những người dân ở Cố Đô Huế, Tết là một ngày đặc biệt. Phần nhiều gia đình nào cũng chuẩn bị thức ăn ít nhất cho ba ngày Tết. Họ không thể thiếu nồi giò heo hầm với cải xanh, miếng thịt phay và một hũ tôm chua màu đỏ rất đẹp, nồi thịt rim, những đòn bánh tét với hủ dưa món gồm ít trái ớt đỏ, củ cải trắng, cà rốt và đu đủ đã được tỉa hình các loại hoa hồng, hoa ngọc lan… rất công phu -mà mỗi lần ăn, các cô gái Huế chỉ cắn cầm chừng vì sợ hoa mau tàn, vài xâu nem chua gói bằng lá chuối nhìn thật hấp dẫn. Thêm vài hộp mứt được bày trên chiếc khay để trên bàn, sát cành mai vàng được cắm trong chiếc lục bình xinh xinh, những nụ hoa búp màu ngọc đang hé nở, tỏa mùi thơm nhẹ nhàng quý phái. Uyển Nhi mĩm cười, nhớ anh… Nàng hát nho nhỏ câu hát trong bài Đồn Vắng Chiều Xuân của Trần Thiện Thanh, mà Hoàng Mai hay thủ thỉ bên tai nàng:
Đồn anh… đóng ven rừng Mai…
Nếu Mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?…
Sáng mồng một -30 tháng một năm 1968- lòng rộn ràng sau một đêm nôn nao nằm chờ sáng, Uyển Nhi thức dậy sớm nhất nhà. Theo phong tục, nàng lựa chiếc áo dài đẹp nhất diện vào, chải tóc gọn gàng, tươm tất, nấu nước sôi chế bình trà nóng, rồi lột lá chuối, mở đòn bánh tét, lấy sợi dây lạt cột bên ngoài chiếc bánh, tẻ ra từng sợi rất mảnh, rồi cẩn thận tét từng lát bánh mỏng, sắp vào dĩa, sau đó gắp dưa món để vào dĩa nhỏ. Nàng bày những trái ớt đỏ và miếng dưa cà rốt tỉa hình hoa cúc lên chính giữa miếng bánh cho đẹp mắt, rồi hâm lại thức ăn cho nóng, múc giò heo và cải xanh ra tô. Nàng nhớ lời mẹ dặn, không được rắc hành lên tô canh để khỏi bị nói hành quanh năm. Sau khi chuẩn bị xong, nàng mời mẹ và mọi người ra ăn Tết.
Sau khi chúc Tết mẹ, cả nhà -gồm có mẹ, người chị, em trai và Uyển Nhi, ngồi bên nhau vui vẻ. Dù đã lớn, nhưng nàng vẫn được mẹ lì xì cho phong bì đỏ nho nhỏ để lấy hên. Một ngày thật đầy ý nghĩa. Mọi người ngồi quây quần ấm cúng bên chiếc bàn nhỏ, nhắc lại những kỷ niệm của tuổi thơ, thưởng thức những món ăn đơn sơ nhưng đượm hương vị Tết, nhâm nhi những lát mứt gừng, mứt hột sen, rồi uống chầm chậm tách trà nóng.
Mồng một Tết trôi qua êm đềm. Trời đã chiều, Uyển Nhi không tính đi đâu, chỉ muốn luẩn quẩn quanh nhà, nhìn từng tấm hình cũ, mân mê từng vật kỹ niệm mà mình đã để lại nhà khi đi học xa. Đây là “gia tài” riêng tư mà nàng nâng niu trân quý.
Ăn cơm tối xong khoảng gần 8 giờ, dọn dẹp đâu vào đó, nàng lại xà xuống bên mẹ và chị trò chuyện, tron g khi người em trai phải đi trực ở bệnh viện Huế. Uyển Nhi không muốn đi ngủ, ngồi thủ thỉ bên mẹ đến khuya, kể về những bận rộn việc học của mình, ôm và cám ơn mẹ đã cho nàng lên Đà Lạt học. Đây là niềm vui lớn nhất đối với Uyển Nhi, vì như giấc mơ, nàng đã gặp và yêu người sĩ quan mũ nâu trẻ tuổi, chững chạc hiên ngang…
Quá nữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng hai Tết, thoáng nghe đâu đó, xa xa có nhiều tiếng lạch tạch nho nhỏ, như tiếng pháo nổ mừng xuân, nhưng rồi từ từ, tiếng nổ nghe rõ hơn, cách khoảng nhau nhưng không ngừng nghỉ. Những tiếng nổ không hàng loạt và lách tách như tiếng pháo, mà nghe rì rầm, đì đùng, lớn dần và cũng nhiều dần. Uyển Nhi hoang mang, tại sao ngày mồng một thì ít người mừng xuân, nay đã bắt đầu qua ngày mồng hai rồi mà ai đốt pháo liên miên nhiều như vậy? Ngược đời quá! Thoáng chút suy tư… ngước nhìn mẹ, không biết có chuyện gì? Cả nhà im lặng nằm lắng nghe tiếng nổ. Càng gần sáng thì những tiếng nổ càng nhiều hơn, nghe gần và rất rõ, âm thanh đoàng đoàng, đoành đoành to như tiếng súng, nhưng không thể định hướng được từ đâu vọng về, và cũng không ai có thể nghĩ ra, để tin rằng đó là tiếng súng.
Tảng sáng lúc trời còn mờ mờ, bỗng nhiên những tiếng la hét ầm ĩ vọng ra vang dội từ nhà tù của Tỉnh Thừa Thiên Huế, kế ngay bên trái trường ĐK. Hai bên chỉ cách nhau có một con đường và hai bức tường -một bức tường cao màu đen xám, đầy giây kẽm gai và có gắn mảnh chai sắc nhọn phía trên, bọc quanh nhà tù; và một bức tường thấp màu đỏ hồng, vòng quanh trường ĐK. Có tiếng xôn xao, ồn ào, đập phá, những tiếng súng nổ dữ dội mà nay không thể lầm được.
Cả nhà chạy đến cửa sổ trên lầu, nhìn qua… thấy rất đông những lớp người nhốn nháo, hung hăng, xô đẩy chen nhau tràn ra khỏi cửa nhà tù. Phía bên ngoài, có rất nhiều người áo đen tay cầm súng thì cố tràn vào bên trong, rất hổn độn. Mẹ Uyển Nhi có kinh nghiệm, bà thất sắc, hốt hoảng: “Mang dép vào. Các con lấy được áo quần nào thì lấy cột lại và chạy xuống lầu mau lên…”
Đang hối hả chuẩn bị thì bổng nhiên nghe tiếng “xịt”, rồi tiếng “chiu” rất dài, như xé bầu trời, sau đó một tiếng nổ “ầm” vang dội, nghe gần đâu đó, rồi tiếng nổ thứ hai, thứ ba…Uyển Nhi cuống quýt chạy theo mẹ xuống những bực thang lầu, hai chân như dính vào nhau, té lên, té xuống. Cả nhà ập vào trốn trong lớp học phía dưới lầu, nơi đây đã có rất nhiều người đang chạy tràn vào trường, vào những lớp học để núp.
Bên ngoài trường, con đường còn vắng hoe. Mới ngồi xuống, chưa kịp hoàn hồn thì bỗng nhiên có tiếng “ầm” chát chúa như nổ trúng một lớp học nào đó không xa nơi gia đình Uyển Nhi đang trốn, trời đất như rung chuyển. Mọi người sợ hãi vùng đứng dậy, nhiều tiếng la và khóc thét. Mạnh ai nấy chạy. Dân chúng chen nhau tứ tán ra bên ngoài lớp học, ùa ra khỏi khung trường, rồi cứ cắm đầu chạy trên con đường trước cổng, mà không biết mình chạy đi đâu vì quá hốt hoảng.
Sau một thời gian ngắn, và với một quảng đường rất ngắn, con đường trước trường ĐK đến Bệnh Viện Huế, đã đầy những xác người nằm rải dài đây đó, áo quần vất tung toé khắp nơi. Con đường đầy những vũng máu chưa kịp đổi màu; một hố sâu do đạn pháo kích rớt xuống, chận ngay phía trước cửa bệnh viện. Thật kinh hồn!
Tết Mậu Thân ở Huế là cái Tết của sự chết chóc, một thước đất lại có một xác người bị bắn hay bị đạn lạc. Họ nằm xuống một cách oan ức, nhưng không ai dám dừng lại bên những người đang quằn quại, hay đã chết trên những con đường đầy dấu vết đạn pháo kích, mà cứ cắm đầu chạy trong cái lạnh run người, chạy không suy nghĩ, chạy trong nỗi kinh hoàng.
Đâu đâu cũng có VC, chúng xả súng ngay vào đoàn dân đang tất tả chạy, bao nhiêu người gục ngã. Nhiều ngày qua, khung trời như đóng lại, sự sợ hãi bao trùm mọi người, họ quá mỏi mệt, mất hết hy vọng, không biết chạy đi đâu! Khắp nơi đều tang thương như một nhà xác lớn, trên đường những vết cày của đạn, biến thành những hố lớn, nhỏ.
Uyển Nhi cúi gầm mặt xuống, người rã rời, tơi tả… đau thương tột cùng… Nàng thấy khắp nơi những người mặc đồ đen, có mang chiếc túi nhỏ bên hông, miệng la hét. Có nơi rất nhiều những người khác lại mặc bộ áo quần màu ô-liu, trên tay áo có hình cờ đỏ sao vàng, lăm le cây súng, mắt lườm lườm, họ có thể bắn nàng chết như chơi! Chao ơi là rùng rợn… quá sợ hãi. Mọi người dìu nhau, mau lê lết chạy ngược trở về trường ĐK, hai chân run rẫy, đứng không vững, vấp ngã, lại cố gượng đứng lên, rồi cùng chen vào trốn trong một lớp học đã chật cứng người.
Tiếng rên rỉ, khóc than của những người bị trúng đạn nghe thật não lòng. Chị Th. bị bắn gãy một chân, nắm thoi thóp, đau đớn quằn quại, máu chảy thấm ra sàn lớp học, mọi người chỉ xé áo cột vết thương để giúp cầm bớt máu lại.
Nỗi lo sợ lấn mất những cơn đói khát. Mà có gì nữa để ăn! Có người còn ít cơm nguội và chút ít bánh tét thì chia nhau, dành ưu tiên cho những đứa bé, và những người yếu sức, già nua. Thời gian chậm chạp trôi qua trong ghê sợ khiến mặt ai cũng thất thần, mắt nhìn thẩn thờ không định hướng.
Uyển Nhi nhắm mắt, ngồi gục đầu trên cánh tay đang ôm chặt đầu gối, tay kia ôm ngang lưng mẹ, đau buồn, thương mẹ xác xơ, mòn mỏi. Đầu tóc muối tiêu của mẹ rối tung đè nặng trên vai nàng. Mọi người lo sợ, không biết khi nào đến phiên ai nằm xuống.
Tiếng súng vẫn nổ rền dữ dội không dứt, tiếng pháo kích vẫn ầm ầm liên tục, trong khi trời lại quá lạnh, âm u, ủ rũ như hòa đồng với nỗi đau của người dân Huế. Mọi người ngồi xích lại lại gần nhau, ôm choàng lấy nhau. Những hàm răng đánh cầm cập, những vòng tay run rẩy vì quá sợ hãi, và vì cái lạnh tê cóng của mùa Xuân năm nay.
Nỗi lo âu làm tê dại lòng người. Mặc cho súng nổ, mọi người như chai lỳ trong nỗi lo sợ cùng cực của mình. Hình như tiếng súng thưa dần? Và đột nhiên mọi người bừng tỉnh… họ gọi nhau khi thấy bóng dáng của quân đội VNCH xuất hiện, đang di chuyển từ gốc cây này qua gốc cây nọ, tay gườm súng hướng về phía trước. Tiếng súng lại nổ, nhìn ra ngoài cổng trường, thấy bóng dáng các anh chiến sĩ đang gian nan dành lại từng thước đất trong sự nguy hiểm tột cùng.VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Khi những đơn vị quân đội VNCH đã đẩy lui được địch quân ra khỏi thành phố, thì tiếng súng và tiếng pháo kích thưa dần, Uyển Nhi cùng gia đình lần mò bước trở lên căn nhà của mình ở lầu ba trường ĐK. Lúc này, nhà nàng đã đầy người chạy nạn đang tạm trú, ngơ ngác, thiếu thốn, cùng cực, dơ bẩn và đau thương. Đồ đạc trong nhà bị mất gần hết, Uyển Nhi ngẩn ngơ trước những mất mát.
Điều làm Uyển Nhi thổn thức và tiếc nuối vô cùng là những vật kỹ niệm thân thương chứa đựng bao ý nghĩa cho riêng nàng, cùng những cuốn ảnh lưu niệm quý giá bị lục tung và lấy mất! Mắt nhòa ướt… Uyển Nhi không thể tìm lại được hình ảnh ghi lại những kỹ niệm của thời trẻ thơ. Thấy có người cầm chiếc áo ấm của mình, Uyển Nhi xin lại, vì chiếc áo nàng đang mặc đã dính đầy đất và máu.
Có tin một nhịp cầu Trường Tiền bị giật sập, niềm thương tiếc ngập tràn, tim như oà vỡ, Uyển Nhi khóc trong nhớ nhung, xót xa, tiếc nuối.
Với những bờ tường đầy vết đạn lỗ chỗ, rạn nứt, xạm đen bởi khói thuốc súng. Có những lớp học mà nền nhà đã bị đạn pháo kích đào sâu, nhiều nơi mái nhà bể nát để lại những lỗ hủng lớn. Trường ĐK, sau đó đã được biến thành một trong những Trại Tỵ Nạn Cộng Sản do Chính Phủ VNCH lập ra để giúp đỡ những người dân lánh nạn. Chính phủ đã phải lập kế hoạch cứu trợ với thực phẩm, thuốc men, quần áo cũ, mền chiếu, tạo nơi tạm trú cho người dân tị nạn. Gia đình Uyển Nhi cũng được trợ giúp gạo, chăn màng như những gia đình khác. Sân trường ĐK đã trở thành khu chợ chồm hổm ngay trên sân cỏ đã bị dẫm nát, nhèm nhẹp bùn đất vì mưa phùn, hầu như không thiếu món gì được bày bán. Ai có tiền thì không thiếu thức ăn, nhưng phần đông dân sót sống nhờ gạo được chính phủ phát cho.
Lần hồi, rất nhiều phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế cứu trợ. Uyển Nhi gia nhập theo phái đoàn Sinh Viên Sài Gòn, cùng với họ, đi giúp những nạn nhân Mậu Thân khốn khổ, mất cha, mất chồng, mất con, để rồi được chứng kiến những hố chôn đầy xác người, tay bị cột sau lưng. Nhiều người bị cột dính chùm với nhau bằng những sợi lạt tre chẻ mỏng, hay giây điện, giây thừng, và cả giây kẽm gai. Khi những xác được quật lên, da xác chết thâm đen nứt nẻ, mắt trợn ngược, miệng há ra như để tìm hơi thở, và phình to như trái cam, trong miệng có nhét những giẻ… Mùi tử khí bốc lên kinh hồn từ những hố chôn tập thể, bám mãi trong áo quần Uyển Nhi, mà dầu Nhị Thiên Đường mà các bà lớn tuổi đã thương xức cho nàng cũng không át mất mùi buồn nôn đó. Uyển Nhi sợ hãi, rụng rời, không dám đứng quá gần để quan sát những thây người đã chết, mà chỉ đứng xa xa, rơi nước mắt theo những người mẹ, người vợ, những người cha già, những người con. Khác với nàng, họ không sợ những xác chết đầy mùi hôi kia, mà đã lăn xả vào, gào khóc thảm thiết để nhận diện người thân yêu.
Các sinh viên được chia ra từng nhóm nhỏ, có người hướng dẫn đưa đến từng nơi khác nhau để giúp thu dọn những nơi đổ nát, rác rưởi vương vãi khắp nơi, dơ dáy, đầy nguy hiểm, vì mảnh đạn có thể còn lưu lại dưới những lớp rác đó. Họ cũng giúp băng bó những vết thương không quá nặng, giúp phân phát thuốc men cho những người đau.
Mắt nhạt nhòa, Uyển Nhi, cùng một nhóm sinh viên vượt qua cửa Đông Ba đã bị đạn pháo kích tàn phá, để vào Thành Nội. Khắp nơi nhà cửa đổ xuống thành những đống đổ nát, điêu tàn, tất cả như bình địa. Những con đường quằn xuống, không còn mang hình hài của một con đường. Nàng đã chứng kiến những cảnh hãi hùng… giật thót mình, che mặt lại, rợn người buồn nôn, khi thấy cảnh bầy chó đói chạy trên những con đường nồng nặc mùi xác chết, giành nhau những khúc xương tay, chân, hay ngoạm những mảnh xương còn dính chút thịt đã rữa nát…
Mỗi buổi chiều, sau suốt một ngày dài bận rộn, các sinh viên được đưa về khu Trường Đại Học ở Morin, ăn, nghỉ ngơi,và tắm. Uyển Nhi hay ngồi im lặng, nhắm mắt, dựa lưng vào bức tường của lớp học với nhiều mệt mỏi, thẫn thờ. Tối lại, các sinh viên quây quần bên nhau để cùng ăn cơm chiều, Uyển Nhi nuốt cơm mà không có cảm giác đói, vì những hình ảnh thảm thương luôn lởn vởn trong đầu. Uyển Nhi ngủ lại tại nơi dành cho đoàn Sinh Viên Sài Gòn và Đoàn Thanh Niên Thiện Chí. Họ thức rất khuya, dựa vào nhau chập chờn, hay ngồi bên nhau hát những bài du ca, anh hùng ca, và cả những bài tình ca, cho lòng dịu bớt những căng thẳng.
Uyển Nhi, lòng đau xót trước những cảnh tương tàn cho chính xứ Huế yêu quý của mình, mảnh đất đã nghèo lại nghèo thêm. VC đã chất tràn thêm trên những nỗi khổ đau, làm cho đời sống người dân Huế khốn khổ đến cùng tận, những mất mát không thể kể nên lời. Lòng người dân Huế tuôn tràn sự căm hận dành cho những kẻ quá tàn ác, như không còn trái tim.
Những gì xảy ra đã ảnh hưởng sâu đậm trên người dân đất Thần Kinh. Huế tang thương đã thay đổi, cả con người và cả cảnh vật. Tất cả đều rũ rượi, héo úa, điêu tàn. Nét e ấp, nề nếp của các cô gái Huế, nói chung, và Đồng Khánh nói riêng, mất đi rất nhiều. Còn đâu nếp sống hiền lành, hiếu học của người dân Huế! Nay họ sống bất cần, có ai dám đoan chắc cho họ còn có một ngày mai!
Lòng tràn đầy niềm uất hận, nghẹn ngào, người dân đất Thần Kinh như bừng tỉnh, thấm hiểu sự nham hiểm của bọn CS và VC nằm vùng. Những con người hung tàn đó sinh ra, sống và lớn lên ở Huế, đã đi theo VC vào bưng, vào rừng, nay họ tràn về để bắn giết chính dân, và bạn bè mình một cách hằn học, tàn ác nhất, như để trả thù cho những mối hận cá nhân -đúng là một buổi tiệc máu của những hung thần Mậu Thân Huế- trong đó có hai anh em Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ… Những việc làm dã man, đầy máu lạnh của những kẻ quá tàn bạo này đã dính liền với vết nhơ của Mậu Thân Huế. Chúng đã mắc một món nợ quá lớn và quá nhơ nhớp đối với người dân Huế.
Uyển Nhi trưởng thành hơn, sau những bận rộn cùng đoàn sinh viên, sau khi trải qua những buồn đau và nguy hiểm do hoàn cảnh đưa đến, trong đầu vang lên câu hỏi, “Tại sao mình còn sống giữa hằng lớp người gục ngã nằm xuống một cách oan ức, tức tưởi kia?” Nàng hiểu rằng mình còn được Thiên Chúa cho sống sót trước những cảnh thê thảm đó, để có cơ hội yêu thương và giúp đỡ những con người quá khốn khổ.
Những trãi nghiệm quý giá này cho nàng thấy cuộc sống thật mong manh như cánh hoa sớm nở, tối tàn. Cuộc đời này rồi sẽ qua, vì tất cả chỉ là tạm bợ, không có gì đáng để bon chen. Uyển Nhi không còn dành thì giờ lo cho bản thân mình nhiều như trước nữa. Nếp sống đơn giản, với chiếc quần jean đã phai màu theo thời gian, và chiếc áo ấm rộng xệch xạc, cùng đôi dép da. Uyển Nhi sống hòa đồng với mọi người chung quanh.
Như cô bé lọ lem gặp may mắn, nàng đã có rất nhiều người bạn chân tình. Tình bạn chân thật khắng khít, thâm sâu, đã giúp họ an ủi nâng đở nhau. Khi chứng kiến những cảnh cùng khổ, họ chia sẻ những vui buồn rất quý bên nhau. Nếu không có những tình bạn ấm áp đó, chắc gì Uyển Nhi có thể chịu đựng được qua những tang thương nàng đã chứng kiến. Uyển Nhi cảm động nhớ mãi một người… đã cho nàng thêm chiếc áo len…
Trải qua nhiều ngày cùng làm việc với nhau, Uyển Nhi cảm kích khi thấy những người bạn trẻ Sinh Viên, những Thanh Niên Thiện Chí, không quản mệt nhọc, giúp những người già, những em bé, và tất cả những ai cần đến với tấm lòng vô vị lợi và rộng mở, chan chứa tình người, đầy sự cảm thông. Họ quên mình, không nề hà khó nhọc, đầy nhiệt huyết, hăng hái, quên ăn, quên uống, quên thời gian, cho những nhu cầu chung quanh quá lớn. Uyển Nhi xót xa khi nhìn những người dân hiền lành tan lạc, không nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ cần thiết, run rẩy, mặt mất thần như người không hồn, lang thang thất tha thất thểu, như những thây người đang đi vào cõi chết.
Khắp nơi đều có bóng dáng của các anh chiến binh Quốc gia đáng mến, thân thiện, đầy nhân bản, vì nghĩa vụ đã liều mình để bảo vệ những nguời dân cùng khổ. Họ là nguồn hy vọng, đưa tình yêu và lòng tin tưởng đến cho những người dân đã bị lừa gạt một cách trắng trợn, mất hết niềm tin, nơm nớp sợ hãi. Nay những người dân này đã yên tâm trở lại, trên khuôn mặt họ đã có nụ cười. Uyển Nhi vui khi thấy nhiều người dân lôi kéo các anh chiến binh để muốn được giúp đở: “Anh ơi, đi ngã ni nì…”, “Anh ơi, nước đây nì, anh uống chút đi…” Những chiếc áo hoa rừng đã làm Uyển Nhi như khựng lại, lòng bồi hồi, xúc động ngẩn ngơ, khiến nàng liên tưởng đến một người…VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Hôm nay, tự nhiên bầu trời xứ Huế như bừng tỉnh. Huế yêu của Uyển Nhi như được hồi sinh sau những ngày điêu tàn. Khung trời chan hòa ánh nắng dịu dàng, lung linh. Những giải nắng mờ ảo, mềm mại của mùa Xuân bắt đầu rơi xuống. Trải qua nhiều ngày tang thương u ám, nay các tia nắng thủy tinh nhẹ nhàng xuyên qua màng mờ mờ trắng mong manh của mưa phùn lất phất, như đang mơn trớn những tâm hồn đau thương vì những âm dương cách biệt. Ôi! Anh nắng trong suốt đẹp ngỡ ngàng làm sao! Như là lời hứa hẹn hy vọng cho những kẻ yêu nhau, lòng Uyển Nhi bất chợt rung động, xao xuyến
Uyển Nhi, đã rất bận rộn như những sinh viên khác, nhưng lồng vào đó, rất nhiều lần nàng nhớ người yêu, tim se thắt đau buồn, vì Uyển Nhi không thể tìm đâu, hay hỏi thăm ai để có được chút ít tin tức của Hoàng Mai. Thẩn thờ nghĩ đến người lính mũ nâu mà giờ đây thật ngàn trùng xa cách. Không biết anh đang ở đâu? Hẳn anh cũng đang phải chiến đấu gay go cùng kẻ thù? Có chuyện gì bất an xảy ra cho anh không? Ngay giờ phút này, Uyển Nhi ước chi mình được ngã vào vòng tay khép chặt của người yêu. Nàng mơ một vòng tay ôm siết ấm áp… mơ được nghe tiếng nói của anh yêu, để biết chắc anh còn hiện diện trên cõi đời này.
Những đêm dài thao thức lo lắng cho tính mạng của anh, xa anh vời vợi. Hình ảnh người yêu luôn chập chờn trong đầu, trong tim. Nhớ anh, nhớ thiệt nhớ. Uyển Nhi chỉ biết nhắm mắt lại, thổn thức: “Anh yêu ráng đợi cho em được gặp lại anh, dù chỉ một lần”, để cho những giọt nước mắt nhạt nhòa trên má, và âm thầm rơi xuống ướt đẫm chiếc áo kê đầu.
Sự dã man của VC -nhất là những kẻ nằm vùng- qua biến cố Tết Mậu Thân quá đậm nét, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Huế. Văng vẳng đâu đó trong các lớp học tang thương đầy những mảnh hồn tan vỡ, những câu hò ru em, bay vút lên, hòa trong không gian tĩnh mịch, buồn thấm thía, phản ảnh sự chịu đựng, cam phận của người dân Huế trong niềm đau tột cùng của những mất mát:
“Ù… ơ… ru em cho thét cho mùi, Em ngủ cho giỏi, để mạ đi tìm xác cha…
Ù… ơ… Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”
“Ù… ơ… Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”
“Ù… ơ… Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng…”
“Ù… ơ… chơ răng mà khổ quá ai ơi! Bây chừ… biết anh nằm nơi mô? Ù… ơ… Con thơ còn dại, lấy gì tui nuôi… Ù… ơ… ờ…”
Nước mắt Uyển Nhi lại tuôn tràn…
Một thời gian sau, Uyển Nhi bùi ngùi từ giã gia đình và xứ Huế với niềm luyến tiếc ngập lòng, quay lưng lại với những bức tường còn đầy vết sẹo, và lỗ chỗ những mảng nám đen của khói lửa. Lòng ngổn ngang, nàng theo phái đoàn sinh viên bước lên máy bay vào Sài Gòn. Đây là điều Thiên Chúa đã ưu đãi nàng, vì nếu không hoạt động cùng đoàn sinh viên Sài Gòn và đoàn Thanh Niên Thiện Chí, và được những người trong ban tổ chức chương trình cứu trợ Mậu Thân Huế thương và hết lòng giúp đỡ, thì làm sao Uyển Nhi có thể tìm được vé máy bay trong thời buổi nhiễu nhương, khó khăn như vậy!
Đến Sài Gòn, cũng phải chen chân khó nhọc, chờ đợi thật lâu, Uyển Nhi, mới có thể mua được vé xe đò Minh Trung để lên Đà Lạt, khiến nàng trở lại cư xá rất trễ với bao vất vả ở dọc đường. Vì tình hình chưa yên, khi đến Định Quán, xe đã phải ngừng lại khá lâu, làm Uyển Nhi bồn chồn, lo lắng, sợ những bất trắc có thể xảy đến. Nhưng sau vài giờ chờ đợi, xe tiếp tục chạy ngang qua Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, qua đèo Prenn để vào thành phố Đà Lạt. Một ngày mệt mỏi, đầy lo âu, nhưng rồi Uyển Nhi cũng đến nơi an toàn.
Đà Lạt cũng có những cuộc giao tranh quyết liệt với VC trong những ngày Tết vừa qua. Phải đến mùng 6 Tết, TĐ11 BĐQ, mới được tăng cường đến, giải tỏa thị xã dành được chiến thắng trong nỗi vui mừng của toàn thể dân chúng.
Viện Đại Học Đà Lạt ra thông cáo cho sinh viên nghỉ học một thời gian dài, nên việc học của nàng không bị ảnh hưởng. Uyển Nhi vừa bước chân vào phòng khách Đại Học Xá, TC thấy mặt nàng, mừng rỡ ôm chầm lấy:
- Uyển Nhi ơi, sao lâu quá, giờ này bạn mới trở lên? Lo cho bạn có chuyện gì. Gặp lại bạn thiệt là mừng. Có thư cho bạn đây này.
Thư gởi cho mình? Của ai? Có thể nào lại là tin nhắn của anh, trong lúc tình hình còn trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, khói lửa ngút ngàn. Lòng nhói đau, Uyền Nhi ngồi thụp xuống ghế, nhắm mắt lại, lo sợ những điều bất an.
Sự căng thẳng làm Uyển Nhi như ngừng thở, đầu gục xuống. Nàng liên tưởng đến bao cảnh mất mát, những chia ly vĩnh viễn, những ly biệt tang thương ở Huế. Những đau khổ đó đã làm cho lòng người xứ Huế mòn mỏi, tràn đầy nước mắt. Tim nàng se thắt khiến từng giọt nước mắt rơi xuống làm nhạt nhòa mảnh giấy trên tay.
Quá xúc cảm, hồi hộp, đôi tay run run, Uyển Nhi mở lá thư nhỏ đã ướt nước mắt của nàng. Những hàng chữ ngắn chập chờn hiện ra trước mắt nàng:
“Uyển Nhi yêu của anh, Tết qua đã lâu rồi mà em đang ở đâu? Anh ghé tìm em hai lần mà không gặp! Anh lo cho em lắm. Nhớ em. Anh bình yên và đang ở Đà Lạt cùng TĐ11 BĐQ. Em đừng đi đâu để anh đến thăm khi tình hình cho phép. Hôn em – Yêu em nhiều -Anh- HM”
Người run lên vì cảm động và vì quá ngạc nhiên, Uyển Nhi khép chặt đôi mi. Người lính mũ nâu nàng yêu lại đang ở ngay đây! Uyển Nhi cảm thấy như bay bổng không dám tin đây là sự thật! Có đúng như vậy không? Chính anh lại là người đưa đơn vị, TĐ11BĐQ, lên bảo vệ thành phố Đà Lạt yêu quý mà Uyển Nhi đang ở, và đang đi học! Niềm hạnh phúc ấm áp tràn ngập lòng, như trong giấc mơ, khiến tim nàng đập liên hồi, lòng nàng ngây ngất.
Trải qua những chuỗi ngày dài xa vắng, căng thẳng dồn dập, giờ đạy lòng nàng đang tươi thắm trở lại. Uyển Nhi quên những vất vả dọc đường, ép chặt mảnh giấy nhỏ gói trọn tình yêu của người lính mũ nâu vào ngực, vì nàng đã đón nhận tin “anh bình yên” với niềm vui đầy trọn.
Úp mặt vào bàn tay, những giọt nước mắt mừng vui tuôn tràn, nàng thầm cảm tạ Thiên Chúa đã che chở cho anh và nàng được bình yên sau bao biến cố đổi thay, và có cơ hội trở lại Đà Lạt để còn có dịp được gặp lại nhau:Viện đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, 1968
“Thiên Chúa quý mến! Con biết ơn Ngài, con yêu Ngài. Ngài đã sắp xếp mọi chuyện tốt đẹp nhất mà con không thể nghĩ ra được…”
Tình hình Đà Lạt có vẻ đã tạm yên, nhưng tuy tiếng súng vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mỗi ngày qua là một quãng thời gian đợi chờ dài. Những câu hỏi dồn dập trong đầu thoáng qua trong đầu nàng khi nhớ và lo cho người yêu. Qua cửa sổ phòng mình, nhìn xuyên qua những ngọn đồi và thung lũng ngút ngàn, xa xa, thấp thoáng sau những dãy núi màu xanh xám lạnh lùng kia, có phải anh đang ở nơi sâu thẳm đó không? Có phải anh đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù nguy hiểm kia?
Khi đang quay cuồng với niềm nhớ và nỗi lo âu, người lính mũ nâu bất ngờ xuất hiện, oai nghiêm trên chiếc xe Jeep đậu trước cổng cư xá cùng người tài xế và hai người lính cận vệ.
Hoàng Mai mừng rỡ khi thấy bóng dáng người yêu,đang yên lặng ngồi chờ, khi nàng bước vào phòng khách.
Bước ra bên ngoài, khép chặt Uyển Nhi trong vòng tay gói trọn tình yêu, Hoàng Mai nhìn sâu vào đôi mắt long lanh ướt, cảm động của nàng. Uyển Nhi ôm anh chặt cứng như sợ anh biến mất. Qua bao nguy hiểm rình chờ, sau bao xa cách, cuối cùng hai người đã gặp lại. Hoàng Mai thật xúc động khi gặp lại nàng. Anh bồi hồi, ngậm ngùi trân quý khoảng thời gian ngắn có được bên nhau của hai người.
Dựa đầu vào ngực anh, những sợ tóc đen dài vướng lên chiếc áo hoa rừng thơm mùi cây cỏ và ngát mùi đất của người yêu, Uyển Nhi, lòng đầy xúc cảm, lắng nghe nhịp đập của tim anh, cùng tiếng nói trầm ấm của anh.Từng âm thanh một như thấm vào lòng, mà đã quá lâu nàng thiếu cảm giác êm đềm đó.
Với nét mặt trầm lặng, anh kể cho Uyển Nhi nghe về những chuyện đã xảy ra trong những ngày qua.
Lợi dụng thời gian hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền, CS đã đồng loạt mở các cuộc tấn công nhiều nơi nhắm vào thành phố để gây tiếng vang trên chính trường quốc tế.
TĐ11 BĐQ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Biển Hồ, Pleiku, thì sáng mùng một Tết đơn vị đã phải cùng với lực lượng địa phương mở những cuộc phản công đẩy lui Cộng Quân ra khỏi thành phố Pleiku.
Khi đã thanh toán xong những ổ kháng cự cuối cùng và mở rộng vòng đai an toàn cho thành phố, đơn vị anh đã được không vận ngay qua Ban Mê Thuột để giải tỏa áp lực của địch cũng đang đe dọa thành phố này. Sau những ngày cùng với các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 đẩy lui địch quân ra khỏi thành phố, Tiểu Đoàn lại được lệnh di chuyển gấp qua Đalat để chận đứng các cuộc tấn công của địch quân nhắm vào các trung tâm huấn luyện và thành phố Đà Lạt.
Từ khi TĐ11 BĐQ đến thành phố, tình hình nơi đây trở nên yên tĩnh. Sinh hoạt của dân chúng trở lại náo nhiệt như thường lệ, có lẽ vì họ thấy được bóng dáng của đơn vị mũ nâu xuất hiện ở nhiều nơi. Là trung tâm văn hoá và du lịch, Đà Lạt không có bóng dáng của chiến tranh trong suốt nhiều thập niên; bỗng nhiên qua đêm súng nổ khắp nơi khiến người dân bàng hoàng lo sợ. Giờ đây, khi thấy đơn vị BĐQ xuất hiện để bảo vệ an ninh cho họ, sự vui mừng lại bùng dậy một cách tự nhiên như hơi thở qua nếp sinh hoạt của người dân.
Các đơn vị hành chánh vững tin, các trung tâm huấn luyện cũng lên tinh thần để tiếp tục nhiệm vụ đào tạo cấp chỉ huy quân sự và dân sự cho đất nước. Đà Lạt lấy lại sinh khí của những ngày thanh bình trước đó, phần lớn là dựa vào yếu tố tâm lý hơn là quân sự, vì Tiểu Đoàn chưa thấy bóng dáng của VC kể từ ngày tới đây.
Đúng với dự đoán, tình hình yên tĩnh không kéo dài, sau một tuần có vẻ bình yên, tiếng súng bắt đầu nổ trở lại trong đêm về hướng Suối Vàng. Đơn vị tiền đồn của TĐ11 BĐQ nổ súng khi phát giác sự di chuyển của địch quân, khiến chúng để lại vài xác cùng với vài khẩu AK47. Sáng ngày tin tức của dân chúng xác nhận có sự xuất hiện của “dép râu” tại nhiều nơi.
Các đơn vị BĐQ bung ra lục soát đã chạm địch trên các đồi trọc vùng Cây Số 4. Trận đánh bắt đầu, Cộng Quân đào hố “hàm ếch” trên những ngọn đồi không cây cối, nhưng vẫn có những lượn cỏ lau cao bao phủ đầu người, mà chiếc L19 bay lượn trên trên cao không thể thấy được dấu vết hầm hố nào của chúng. Vì địa thế trống trải, BĐQ không thể tiến lên đồi mà không bị tổn thất.
Trận đánh kéo dài, dân chúng hỗ trợ tinh thần với những chiếc xe lam chở thực phẩm tiếp tế cho đơn vị phía sau. Trong khi đó, đơn vị phía trước vẫn tìm cách bò lên gần phòng tuyến của địch với sự yểm trợ của hai khẩu 105 ly đặt tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng cạnh Tu Viện Domain Marie.
Đến chiều ngày thứ nhì, sau khi đã cô lập đơn vị CS trên đồi, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn mới chấp nhận cho đánh “bom đìa” để bứng chúng ra khỏi hầm hố. Chưa hoàn hồn vì sức ép của bom, lại thấy BĐQ hò hét xung phong lên đồi, chúng đã hoảng hốt bỏ chạy.BĐQ xả súng đuổi theo nhưng trời đã sụp tối nên phải ngưng lại để bố trí và thâu lượm chiến trường trước khi trời tối hẳn.
Hoàng Mai cho nàng biết nay tình hình đã khá hơn, cuộc sống của người dân đã tạm ổn trở lại, Đà Lạt không tang thương như Huế! TĐ11 BĐQ đã đẩy lui VC ra khỏi thành phố, đem lại niềm vui và an bình cho dân chúng, và niềm tự hào cho những người lính mũ nâu.
Hoàng Mai lùa những ngón tay vào mái tóc đen dài, giọng nói ấm áp của anh như xuyên qua tim Uyển Nhi:
- Em đừng buồn nữa. Anh rất vui khi được gặp lại em. Anh yêu và nhớ em nhiều lắm. Tình hình đã tốt hơn. Anh sẽ còn lưu lại Đà Lạt khá lâu. Anh sẽ rất bận trong thời gian tạm ở Đà Lạt, nhưng… anh hứa chắc với em, bất cứ ở đâu, khi có cơ hội, anh sẽ tìm cách đến thăm em.
Vài ngày sau, Hoàng Mai lại đột ngột ghé cư xá thăm nàng, cùng với người tài xế và hai chú nghe máy truyền tin. Anh lái xe đưa nàng đến con đường mòn, âm u, đầy những cây thông cao vun vút trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương.
Anh ngừng xe, dìu nàng bước xuống, cả hai đi sát bên nhau. Con đường mòn và dốc dẫn xuống hồ đầy lá thông khô rơi rụng nên trơn trợt, dễ ngã. Hai bên đường lác đác vài cánh hoa dại đơn sơ, ẩn mình trong những đám cỏ ven đường. Ôm chặt cánh tay anh, Uyển Nhi dựa vào anh bước từng bước. Anh dắt nàng đi chầm chậm hướng xuống bờ hồ im vắng. Rồi cả hai dừng chân trên thảm cỏ non, tựa vào gốc thông bên hồ, ngắm nhìn mặt nước gợn sóng lăn tăn, Nước hồ xanh thẳm êm đềm, dịu dàng, khiến hồn họ như lắng đọng, hoà cùng tiếng gió vi vu.
Vòng tay thắm thiết dành cho hai kẻ yêu nhau khi hai chiếc đầu kề nhau… Hoàng Mai thủ thỉ bên tai Uyển Nhi những lời nhớ nhung. Như giấc mơ, Uyển Nhi ngả đầu trên vai anh, im lặng không nói nên lời, lắng nghe tiếng nói mà nàng đã quá yêu:
- Anh yêu và nhớ em nhiều. Anh mong em hiểu cho bổn phận của anh đối với đơn vị trong lúc này. Em hãy hứa là đợi anh, Uyển Nhi nhé…
Chiến trường đang sôi động, đã không cho phép anh có nhiều thì giờ dành cho Uyển Nhi như anh mong ước. Uyển Nhi, trong vòng tay ấm áp của người yêu, như ngừng thở, xúc động… và rồi thất vọng nhiều, vì lát nữa đây nàng lại phải rời xa anh. Niềm vui thật không trọn vẹn, vì thời gian bên anh quá ngắn! Hồn nàng lại chơi vơi, lạc lõng.Huy hiệu TĐ 11 BĐQ
Sau một tuần ở Đà Lạt, Tiểu Đoàn được lệnh di chuyển về Đức Trọng, đóng quân ở khu rừng gần phi trường Liên Khương, cách cư xá thông reo khoảng 30km.
Trong những ngày anh ở đây, thỉnh thoảng Uyển Nhi được đến thăm anh. Khu rừng đẹp man dại, phong cảnh thiên nhiên với những cây thông cao xanh mát, với những thác nước hùng vĩ cao ngất. Nước ầm ầm trút xuống những tảng đá to phía dưới, chia ra thành những nhánh suối. Dòng suối trong veo, róc rách chảy len qua những khe đá, không khí mát lạnh, những hạt nước nho nhỏ văng lên. Hai bên suối, bờ cỏ và rất nhiều lùm cây hoang và ít hoa dại mọc chen nhau vòng quanh các tảng đá lớn, nhỏ, trải ra cả một vùng rộng, dài dọc theo bờ rừng.
Uyển Nhi e dè với phong cảnh ngút ngàn hùng tráng, những tàng cây cao hằng hằng, lớp lớp, không bóng dáng người dân, khi nàng quanh quẩn trong rừng sâu âm u, những lùm cây và cỏ dại. Khi anh bận với công việc của đơn vị, Uyển Nhi hay ngồi đợi anh trên những phiến đá có nhiều đám lau cao quá đầu người vây quanh, đôi lúc nàng đứng tựa vào thân cây cao vút, tư lự nhìn suối nước ào ạt đổ xuống những khối đá, rồi chia ra thành những nhánh nhỏ với dòng nước chảy mãi không ngừng như dòng đời vô tình trôi qua… trôi qua… mà không bao giờ quay trở lại
Có lúc khi nàng đến thăm thì anh còn đang vùi đầu với công việc của đơn vị không thể tiếp nàng, Uyển Nhi một mình trầm ngâm, thấy mình quá bé nhỏ trước khung cảnh núi rừng bát ngát. Hồn nàng như chìm đắm trong khung cảnh bao la của cánh rừng thông còn ngập trong sương mù, đầy giá lạnh, bâng khuâng nhìn những giọt sương tròn còn đọng trên những ngọn lá ở bụi cây ven đường. Uyển Nhi thông cảm, hiểu những điều anh cần phải chu toàn. “Anh yêu! Em không thể ngừng yêu anh…”
Rồi anh ra tìm sau khi tạm xong công việc, Uyển Nhi bám sát theo người yêu, dựa đầu vào vai anh, lắng nghe anh kể lại những cảm tưởng trong khoảng thời gian xa nhau.
Hồi tưởng lại những biến cố vừa qua, khi anh cùng đơn vị liên tục đối đầu với VC trong sự sống và cái chết cận kề., anh vẫn luôn theo dõi tình hình sôi động ở Huế làm. Lòng anh nóng như lửa, vì anh lo cho tính mạng Uyển Nhi. Anh sợ chiến tranh sẽ cướp mất người yêu! Nay được gặp nhau trong hoàn cảnh rất đặc biệt như thế này, thật như một giấc mơ!
Giờ đây, khi được nàng kể về những ngày đầ kinh hoàng mà nàng đã trải qua khi VC tấn công vào thành phố Huế, anh đã bàng hoàng. Hằng ngàn người dân của đất Thần Kinh đã bị sát hại không thương tiếc, vậy mà mạng sống của nàng lại được an toàn giữa dòng người ngã gục. Để rồi, sau đó nàng lại được tham gia vào đoàn cứu trợ giúp làm dịu bớt những đau thương của biết bao người chung quanh đang phải gánh chịu. Trong dịp này Uyển Nhi đã có dịp chứng kiến bao cảnh tang thương, tàn ác, đầy máu lạnh của những kẻ không còn tình người, từ trong rừng ùa vào thành phố chỉ để bắn giết những người dân vô tội quen nếp sống hiền hòa, rồi lại chạy trốn trở lại rừng sâu.
Uyển Nhi không còn như lúc trước -vô tư với tình yêu ngọt ngào anh dành cho mình- mà nay nàng hay suy nghĩ về tình yêu trong thời chiến, sẽ không còn có một sự hứa hẹn vững chắc nào cho bất cứ một mối tình nào của riêng ai. Nàng thật sự lo cho cuộc sống đầy gian nguy của anh. Uyển Nhi ngậm ngùi, không biết chắc mình sẽ có một ngày mai được sống bên anh không? Bấp bênh quá! Sự chia ly sao cứ mãi hiện diện trong cuộc tình của anh dành cho mình!
Sau khi Hoàng Mai trải áo “sô” trên cỏ dại, cả hai ngồi xuống bên nhau. Trời âm u mát lạnh, anh lấy áo khoác choàng cho nàng, lòng chùng xuống, xốn xang. Anh hiểu chính mối tình Uyển Nhi dành cho anh đã đem lại cho nàng nhiều suy tư hơn niềm vui đơn giản. Khuôn mặt trong sáng, tươi vui của người yêu nay phảng phất nét buồn man mác, trong khi đôi mắt đen ngơ ngác, long lanh nay đã pha chút trầm ngâm xa vắng.
Anh không muốn thấy nàng mất đi tánh hồn nhiên ngây thơ. Anh tin tưởng mình sẽ đem hạnh phúc đến cho nàng. Anh muốn Uyển Nhi vững tâm hơn, hoàn toàn tin tưởng nơi tình yêu anh dành cho nàng. Anh biết mình sẽ phải làm gì để không quá trể. Hoàng Mai thiết tha nhắc nhở:
- Anh đang ở bên cạnh em, em yêu vui lên đi. Em hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Em phải hiểu trách nhiệm của anh đối với đơn vị quan trọng như thế nào, anh mong em hiểu để giúp anh. Riêng với em, anh muốn em hoàn toàn đặt lòng tin vào anh. Em phải luôn nhớ là anh yêu em nhiều lắm…
Uyển Nhi biết rằng khi đã chọn yêu người lính mũ nâu, nàng không thể ích kỷ, anh đã có quá nhiều căng thẳng, gian khổ với cuộc chiến. Nàng không thể là một gánh nặng thêm vào cuộc sống của anh.
Có phải mình luôn tự hào là đã vượt qua nhiều ngăn trở để giữ vững tình yêu dành cho Hoàng Mai? Đây là tình yêu Uyển Nhi tự chọn lựa, nàng không thể làm gì khác hơn là yêu anh nồng nàn như nàng đã yêu, và sẽ yêu anh mãi… Mình phải là nguồn an ủi cho anh tìm đến sau những mệt mỏi do cuộc chiến đưa lại. Muốn vậy, nàng phải là người thông cảm những gian khổ đời lính của anh hơn ai hết.
Uyển Nhi, mơ được có thì giờ bên Hoàng Mai nhiều hơn, “Anh ơi, anh đã hiến cả đời người cho lính. Xa anh quá lâu nên em nhớ anh lắm. Thời gian bên anh quá ít, mà lại trôi qua quá nhanh!”
Trách nhiệm và bổn phận của người chỉ huy đối với đơn vị luôn là ưu tiên hàng đầu, Uyển Nhi hiểu rõ điều đó. Vì thế, nàng chỉ được gặp anh những khi anh không bận việc hành quân. Những giây phút bên anh thật quá ít, không đủ để làm vơi đi những nhớ thương trong lòng.
Cũng không có được bao nhiêu ngày đơn vị anh ở lại Đà Lạt, những lần gặp anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những lúc không đến thăm anh, nàng một mình cô đơn thơ thẩn trong cánh rừng hoang dã, cùng với tiếng nước đổ ầm ầm suốt ngày. Những lúc chờ đợi anh, Uyển Nhi đi loanh quanh một mình dưới những tàng cây xanh, ngạc nhiên, thích thú khi khám phá ra những cành phong lan hoang dại, thanh cảnh, quý phái, màu sắc khác lạ đặc biệt, mọc gởi xa tít trên các thân cây cao vun vút kia, như những nàng tiên kiêu xa đi lạc chốn trần! Những lần đến thăm anh, Uyển Nhi như được bao phủ bởi những chiếc áo hoa rừng, cùng những chiếc mũ nâu rãi rác chung quanh, nàng không thể nghĩ, và tưởng tượng được có ngày nàng gan và liều như vậy, vì nếu có chuyện gì xảy ra thì chính nàng sẽ là gánh nặng cho chàng, và cho những người khác.
Nhìn sinh hoạt của những người lính Biệt Động Quân, Uyển Nhi cảm thương và hiểu được phần nào cuộc sống gian nan của họ, họ không có mái nhà để trú ẩn, không có giường để ngã lưng. Thay vào đó là những chiếc lều được căng lên, cùng những chiếc võng vắt ngang qua các thân cây bên dòng suối. Đời sống của họ quá giản dị, tưởng chừng không thể dản dị hơn, nhưng nàng thấy họ luôn vui vẻ cùng nhau. Hoàng Mai cũng vậy, anh hòa đồng với mọi người trong đơn vị. Nhưng anh cũng như những người lính của TĐ11 BĐQ đều như ở trong vị thế sẳn sàng để “chiến đấu”… Chưa bao giờ Uyển Nhi thấy anh cởi đôi giày đen to, cao với nhiều sợi giây chằng chịt được cột chặt ra khỏi chân. Nàng hiểu thêm được tình chiến binh gắn bó sâu đậm họ dành cho nhau, dám hy sinh cho nhau.
Càng ở gần bên anh trong khung cảnh chiến tranh, Uyển Nhi càng hiểu được trách nhiệm của người chỉ huy đối với đơn vị quan trọng như thế nào! Uyển Nhi biết vị trí của mình, nên nàng im lặng, âm thầm bên anh như một chiếc bóng…
Những giây phút được ở gần anh rất hiếm hoi, nhưng ánh mắt ngọt ngào của người lính mũ nâu dành cho mình, đã là niềm hạnh phúc không thể diễn tả được trong lòng nàng. Yêu anh sâu đậm, nên những căng thẳng, những lo âu nơi đây, Uyển Nhi đều có thể chịu đựng được một cách nhẹ nhàn, chỉ khi chiều tàn, trở về cư xá sau những buổi được đến thăm chàng, lòng lắng đọng trong căn phòng nhỏ, Uyển Nhi tê tái buồn, nghĩ đến lúc sẽ phải chia tay anh, cuộc sống rồi sẽ lại buồn tênh.
Riêng Hoàng Mai, tuy rất bận rộn, nhưng anh trân quý những khoảnh khắc có Uyển Nhi bên cạnh, luôn dành thì giờ riêng cho nàng. Anh biết sau những khoảng thời gian bận rộn và rất ngắn này, sẽ phải rời nơi đây, phải xa nàng trong một ngày thật gần. Với tình hình luôn căng thẳng như hiện tại, không biết bao lâu mới được gặp lại. Đời người lính mũ nâu rày đây mai đó mà.
Khoảng hơn hai tuần, anh cùng TĐ11 BĐQ rời Đà Lạt, di chuyển xuống Lâm Đồng, tuy không xa như Pleiku, nhưng đối với nàng cũng quá xa. Với Uyển Nhi, Pleiku hay Lâm Đồng có gì khác đâu! Sự chia ly đưa đến những trống vắng cùng niềm cô đơn, Uyển Nhi trở lại khung trời đại học với nỗi nhớ thương trong lòng.
Mới đó mà anh đã đi xa rồi. Những ngày vui bên anh trôi qua quá nhanh, thật không đủ để khỏa lấp nổi nhớ thương người yêu. Nhưng Uyển Nhi không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận vì biết đó là một phần của cuộc tình mình dành cho anh. Niềm vui không bao giờ như nàng mơ ước, vẫn mãi ngàn trùng xa cách.
Những chiếc thư xanh thay cho lời nói. Uyển Nhi tự hứa sẽ can đảm hơn để anh hãnh diện và yên tâm phục vụ tổ quốc trong thời chiến. Sau thời gian được gần bên anh, nay nàng phải quay về với việc học, mà nàng không thể sao lãng vì mẹ kỳ vọng rất nhiều ở mình. Cũng nhờ đó, nàng có thể quên bớt những ngày tháng quá dài của sự đợi mong.
Uyển Nhi cắm đầu lo học bên những ly cà phê phin đậm đặc, giúp nàng thức trắng đêm để theo kịp các bạn. Nhưng thực tế thật không dễ, có những lúc nổi nhớ dâng tràn trong mảnh tim cô đơn, dòng chữ như nhảy múa trước mắt, Uyển Nhi chỉ biết gục đầu vào những trang sách dày. Đôi mắt ướt đẩm, nàng nhớ người yêu…rồi ngày qua ngày, nàng vẫn nhớ người yêu… nhớ thiệt nhớ…lòng Uyển Nhi chùng xuống… không có anh … cô đơn quá… bao lâu nữa em mới được gặp lại anh?
Vẫn mãi ngàn trùng xa cách… Rất nhớ…
Tôn Nữ Mai Tâm
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Tôn-Nữ Mai-Tâm
(Phu Nhân Mũ Nâu Hồ-Khắc-Đàm)
Vài dòng tiểu sử:
Tác giả Mai Tâm- Sinh ra trên xứ Huế, Công-Huyền Tôn-Nữ Mai-Tâm được nuôi dưỡng và lớn lên trong ngôi trường Đồng Khánh. Năm 1965, bà theo học Khoa Chính Trị Kinh Doanh, thuộc Viện Đại Học Đà- Lạt, và tốt nghiệp Cử Nhân. Lập gia đình với ông Hồ Khắc Đàm, sĩ quan QLVNCH.
- Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009. Hiện nay, ngoài việc vui với gia đình và phục vụ Chúa, bà viết văn ghi lại ký ức nhẹ nhàng để nhớ lại quãng đường mà Thiên Chúa đã cho bà đi qua cùng với người thân ruột thịt và bằng hữu.
- Văn của bà mang đậm nét yêu thương, vì trên cõi đời này con người chỉ tìm kiếm có 3 điều, đó là: đức tin, sự trông cậy, và tình yêu thương, mà điều quan trọng hơn cả là tình yêu thương…
Mậu Thân Đợt Một
Kính dâng hương hồn những người đã nằm xuống…
Tặng những ai đã từng cứu trợ xứ Huế…
…Tết Mậu Thân 1968…
Mậu Thân năm nay được mẹ cho phép về Huế ăn Tết với gia đình,Uyển Nhi lòng hớn hở vui mừng, vì năm ngoái nàng đã phải ở lại Đà Lạt trong cái Tết rất cô đơn, buồn tẻ ở cư xá. Có lẻ vì đi học xa, nhớ nhà, nên lòng nàng vừa hồi hộp, vừa nao nức chờ đợi những ngày sắp đến. Uyển Nhi mua một ít cà rốt, su hào, ít trà artichoque, ít mứt mận, mứt dâu tây, là những sản phẩm của Đà Lạt, đem về Huế cho mẹ. Uyển Nhi thương mẹ đơn chiếc ở vậy nuôi anh em của nàng, vì ba chết lúc Uyển Nhi chỉ mới hơn một tuổi. Theo dự định, nàng sẽ ở lại Huế một tuần. Uyển Nhi đã trở về Huế trong bầu trời lạnh, mưa phùn lất phất.
Đúng không khí Tết, cái lạnh thấm vào da thịt, trời âm u, chứ không có ánh nắng chan hòa như xứ hoa anh đào. Ngay ngày hôm sau, Uyển Nhi thay chiếc áo dài màu hoa cà, choàng thêm chiếc áo len trắng. Nhớ đến những nhịp cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương, nước sông lững lờ trôi êm đềm, như giải lụa chia cách Thành Nội và trường ĐK, nên nàng đẩy chiếc xe đạp ra, nhất định hôm nay phải đạp xe ngang trên chiếc cầu đặc biệt kia của xứ Huế, mà đã lâu lắm rồi Uyển Nhi không được nhìn… Uyển Nhi đạp xe chầm chậm trên con đường trước trường ĐK, dọc theo bờ sông Hương -con đường của những tà áo trắng và những mái tóc thề xỏa ngang lưng, con đường đầy cây long não với lá rụng vào mùa thu buồn, con đường của những gót chân hồng trong mùa nước lụt- từ trường ĐK, ngang qua bệnh viện Huế, đến Morin, vành lên chiếc cầu sáu vài mười hai nhịp của những câu hò ru em:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Thà rằng không biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn…
Gió thổi ngược nên chiếc xe nặng và khó đạp. Như bao lần khác, lòng nao nao khi nhìn thấy chiếc cầu thân yêu. Rồi những kỹ niệm trong sáng, đơn sơ của thời trung học thoáng nhanh qua đầu nàng… chiếc cầu mềm mại nối hàng cây me và hàng phượng vĩ hai bên bờ sông lại với nhau. Chợ hoa bên kia cầu đã thưa người, những người bán mứt bánh, hối hả lo dọn dẹp về nhà, để cùng gia đình chuẩn bị ăn Tết.Cầu Trường Tiền bị VC phá sập, 1968
Đối với những người dân ở Cố Đô Huế, Tết là một ngày đặc biệt. Phần nhiều gia đình nào cũng chuẩn bị thức ăn ít nhất cho ba ngày Tết. Họ không thể thiếu nồi giò heo hầm với cải xanh, miếng thịt phay và một hũ tôm chua màu đỏ rất đẹp, nồi thịt rim, những đòn bánh tét với hủ dưa món gồm ít trái ớt đỏ, củ cải trắng, cà rốt và đu đủ đã được tỉa hình các loại hoa hồng, hoa ngọc lan… rất công phu -mà mỗi lần ăn, các cô gái Huế chỉ cắn cầm chừng vì sợ hoa mau tàn, vài xâu nem chua gói bằng lá chuối nhìn thật hấp dẫn. Thêm vài hộp mứt được bày trên chiếc khay để trên bàn, sát cành mai vàng được cắm trong chiếc lục bình xinh xinh, những nụ hoa búp màu ngọc đang hé nở, tỏa mùi thơm nhẹ nhàng quý phái. Uyển Nhi mĩm cười, nhớ anh… Nàng hát nho nhỏ câu hát trong bài Đồn Vắng Chiều Xuân của Trần Thiện Thanh, mà Hoàng Mai hay thủ thỉ bên tai nàng:
Đồn anh… đóng ven rừng Mai…
Nếu Mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?…
Sáng mồng một -30 tháng một năm 1968- lòng rộn ràng sau một đêm nôn nao nằm chờ sáng, Uyển Nhi thức dậy sớm nhất nhà. Theo phong tục, nàng lựa chiếc áo dài đẹp nhất diện vào, chải tóc gọn gàng, tươm tất, nấu nước sôi chế bình trà nóng, rồi lột lá chuối, mở đòn bánh tét, lấy sợi dây lạt cột bên ngoài chiếc bánh, tẻ ra từng sợi rất mảnh, rồi cẩn thận tét từng lát bánh mỏng, sắp vào dĩa, sau đó gắp dưa món để vào dĩa nhỏ. Nàng bày những trái ớt đỏ và miếng dưa cà rốt tỉa hình hoa cúc lên chính giữa miếng bánh cho đẹp mắt, rồi hâm lại thức ăn cho nóng, múc giò heo và cải xanh ra tô. Nàng nhớ lời mẹ dặn, không được rắc hành lên tô canh để khỏi bị nói hành quanh năm. Sau khi chuẩn bị xong, nàng mời mẹ và mọi người ra ăn Tết.
Sau khi chúc Tết mẹ, cả nhà -gồm có mẹ, người chị, em trai và Uyển Nhi, ngồi bên nhau vui vẻ. Dù đã lớn, nhưng nàng vẫn được mẹ lì xì cho phong bì đỏ nho nhỏ để lấy hên. Một ngày thật đầy ý nghĩa. Mọi người ngồi quây quần ấm cúng bên chiếc bàn nhỏ, nhắc lại những kỷ niệm của tuổi thơ, thưởng thức những món ăn đơn sơ nhưng đượm hương vị Tết, nhâm nhi những lát mứt gừng, mứt hột sen, rồi uống chầm chậm tách trà nóng.
Mồng một Tết trôi qua êm đềm. Trời đã chiều, Uyển Nhi không tính đi đâu, chỉ muốn luẩn quẩn quanh nhà, nhìn từng tấm hình cũ, mân mê từng vật kỹ niệm mà mình đã để lại nhà khi đi học xa. Đây là “gia tài” riêng tư mà nàng nâng niu trân quý.
Ăn cơm tối xong khoảng gần 8 giờ, dọn dẹp đâu vào đó, nàng lại xà xuống bên mẹ và chị trò chuyện, tron g khi người em trai phải đi trực ở bệnh viện Huế. Uyển Nhi không muốn đi ngủ, ngồi thủ thỉ bên mẹ đến khuya, kể về những bận rộn việc học của mình, ôm và cám ơn mẹ đã cho nàng lên Đà Lạt học. Đây là niềm vui lớn nhất đối với Uyển Nhi, vì như giấc mơ, nàng đã gặp và yêu người sĩ quan mũ nâu trẻ tuổi, chững chạc hiên ngang…
Quá nữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng hai Tết, thoáng nghe đâu đó, xa xa có nhiều tiếng lạch tạch nho nhỏ, như tiếng pháo nổ mừng xuân, nhưng rồi từ từ, tiếng nổ nghe rõ hơn, cách khoảng nhau nhưng không ngừng nghỉ. Những tiếng nổ không hàng loạt và lách tách như tiếng pháo, mà nghe rì rầm, đì đùng, lớn dần và cũng nhiều dần. Uyển Nhi hoang mang, tại sao ngày mồng một thì ít người mừng xuân, nay đã bắt đầu qua ngày mồng hai rồi mà ai đốt pháo liên miên nhiều như vậy? Ngược đời quá! Thoáng chút suy tư… ngước nhìn mẹ, không biết có chuyện gì? Cả nhà im lặng nằm lắng nghe tiếng nổ. Càng gần sáng thì những tiếng nổ càng nhiều hơn, nghe gần và rất rõ, âm thanh đoàng đoàng, đoành đoành to như tiếng súng, nhưng không thể định hướng được từ đâu vọng về, và cũng không ai có thể nghĩ ra, để tin rằng đó là tiếng súng.
Tảng sáng lúc trời còn mờ mờ, bỗng nhiên những tiếng la hét ầm ĩ vọng ra vang dội từ nhà tù của Tỉnh Thừa Thiên Huế, kế ngay bên trái trường ĐK. Hai bên chỉ cách nhau có một con đường và hai bức tường -một bức tường cao màu đen xám, đầy giây kẽm gai và có gắn mảnh chai sắc nhọn phía trên, bọc quanh nhà tù; và một bức tường thấp màu đỏ hồng, vòng quanh trường ĐK. Có tiếng xôn xao, ồn ào, đập phá, những tiếng súng nổ dữ dội mà nay không thể lầm được.
Cả nhà chạy đến cửa sổ trên lầu, nhìn qua… thấy rất đông những lớp người nhốn nháo, hung hăng, xô đẩy chen nhau tràn ra khỏi cửa nhà tù. Phía bên ngoài, có rất nhiều người áo đen tay cầm súng thì cố tràn vào bên trong, rất hổn độn. Mẹ Uyển Nhi có kinh nghiệm, bà thất sắc, hốt hoảng: “Mang dép vào. Các con lấy được áo quần nào thì lấy cột lại và chạy xuống lầu mau lên…”
Đang hối hả chuẩn bị thì bổng nhiên nghe tiếng “xịt”, rồi tiếng “chiu” rất dài, như xé bầu trời, sau đó một tiếng nổ “ầm” vang dội, nghe gần đâu đó, rồi tiếng nổ thứ hai, thứ ba…Uyển Nhi cuống quýt chạy theo mẹ xuống những bực thang lầu, hai chân như dính vào nhau, té lên, té xuống. Cả nhà ập vào trốn trong lớp học phía dưới lầu, nơi đây đã có rất nhiều người đang chạy tràn vào trường, vào những lớp học để núp.
Bên ngoài trường, con đường còn vắng hoe. Mới ngồi xuống, chưa kịp hoàn hồn thì bỗng nhiên có tiếng “ầm” chát chúa như nổ trúng một lớp học nào đó không xa nơi gia đình Uyển Nhi đang trốn, trời đất như rung chuyển. Mọi người sợ hãi vùng đứng dậy, nhiều tiếng la và khóc thét. Mạnh ai nấy chạy. Dân chúng chen nhau tứ tán ra bên ngoài lớp học, ùa ra khỏi khung trường, rồi cứ cắm đầu chạy trên con đường trước cổng, mà không biết mình chạy đi đâu vì quá hốt hoảng.
Sau một thời gian ngắn, và với một quảng đường rất ngắn, con đường trước trường ĐK đến Bệnh Viện Huế, đã đầy những xác người nằm rải dài đây đó, áo quần vất tung toé khắp nơi. Con đường đầy những vũng máu chưa kịp đổi màu; một hố sâu do đạn pháo kích rớt xuống, chận ngay phía trước cửa bệnh viện. Thật kinh hồn!
Tết Mậu Thân ở Huế là cái Tết của sự chết chóc, một thước đất lại có một xác người bị bắn hay bị đạn lạc. Họ nằm xuống một cách oan ức, nhưng không ai dám dừng lại bên những người đang quằn quại, hay đã chết trên những con đường đầy dấu vết đạn pháo kích, mà cứ cắm đầu chạy trong cái lạnh run người, chạy không suy nghĩ, chạy trong nỗi kinh hoàng.
Đâu đâu cũng có VC, chúng xả súng ngay vào đoàn dân đang tất tả chạy, bao nhiêu người gục ngã. Nhiều ngày qua, khung trời như đóng lại, sự sợ hãi bao trùm mọi người, họ quá mỏi mệt, mất hết hy vọng, không biết chạy đi đâu! Khắp nơi đều tang thương như một nhà xác lớn, trên đường những vết cày của đạn, biến thành những hố lớn, nhỏ.
Uyển Nhi cúi gầm mặt xuống, người rã rời, tơi tả… đau thương tột cùng… Nàng thấy khắp nơi những người mặc đồ đen, có mang chiếc túi nhỏ bên hông, miệng la hét. Có nơi rất nhiều những người khác lại mặc bộ áo quần màu ô-liu, trên tay áo có hình cờ đỏ sao vàng, lăm le cây súng, mắt lườm lườm, họ có thể bắn nàng chết như chơi! Chao ơi là rùng rợn… quá sợ hãi. Mọi người dìu nhau, mau lê lết chạy ngược trở về trường ĐK, hai chân run rẫy, đứng không vững, vấp ngã, lại cố gượng đứng lên, rồi cùng chen vào trốn trong một lớp học đã chật cứng người.
Tiếng rên rỉ, khóc than của những người bị trúng đạn nghe thật não lòng. Chị Th. bị bắn gãy một chân, nắm thoi thóp, đau đớn quằn quại, máu chảy thấm ra sàn lớp học, mọi người chỉ xé áo cột vết thương để giúp cầm bớt máu lại.
Nỗi lo sợ lấn mất những cơn đói khát. Mà có gì nữa để ăn! Có người còn ít cơm nguội và chút ít bánh tét thì chia nhau, dành ưu tiên cho những đứa bé, và những người yếu sức, già nua. Thời gian chậm chạp trôi qua trong ghê sợ khiến mặt ai cũng thất thần, mắt nhìn thẩn thờ không định hướng.
Uyển Nhi nhắm mắt, ngồi gục đầu trên cánh tay đang ôm chặt đầu gối, tay kia ôm ngang lưng mẹ, đau buồn, thương mẹ xác xơ, mòn mỏi. Đầu tóc muối tiêu của mẹ rối tung đè nặng trên vai nàng. Mọi người lo sợ, không biết khi nào đến phiên ai nằm xuống.
Tiếng súng vẫn nổ rền dữ dội không dứt, tiếng pháo kích vẫn ầm ầm liên tục, trong khi trời lại quá lạnh, âm u, ủ rũ như hòa đồng với nỗi đau của người dân Huế. Mọi người ngồi xích lại lại gần nhau, ôm choàng lấy nhau. Những hàm răng đánh cầm cập, những vòng tay run rẩy vì quá sợ hãi, và vì cái lạnh tê cóng của mùa Xuân năm nay.
Nỗi lo âu làm tê dại lòng người. Mặc cho súng nổ, mọi người như chai lỳ trong nỗi lo sợ cùng cực của mình. Hình như tiếng súng thưa dần? Và đột nhiên mọi người bừng tỉnh… họ gọi nhau khi thấy bóng dáng của quân đội VNCH xuất hiện, đang di chuyển từ gốc cây này qua gốc cây nọ, tay gườm súng hướng về phía trước. Tiếng súng lại nổ, nhìn ra ngoài cổng trường, thấy bóng dáng các anh chiến sĩ đang gian nan dành lại từng thước đất trong sự nguy hiểm tột cùng.VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Khi những đơn vị quân đội VNCH đã đẩy lui được địch quân ra khỏi thành phố, thì tiếng súng và tiếng pháo kích thưa dần, Uyển Nhi cùng gia đình lần mò bước trở lên căn nhà của mình ở lầu ba trường ĐK. Lúc này, nhà nàng đã đầy người chạy nạn đang tạm trú, ngơ ngác, thiếu thốn, cùng cực, dơ bẩn và đau thương. Đồ đạc trong nhà bị mất gần hết, Uyển Nhi ngẩn ngơ trước những mất mát.
Điều làm Uyển Nhi thổn thức và tiếc nuối vô cùng là những vật kỹ niệm thân thương chứa đựng bao ý nghĩa cho riêng nàng, cùng những cuốn ảnh lưu niệm quý giá bị lục tung và lấy mất! Mắt nhòa ướt… Uyển Nhi không thể tìm lại được hình ảnh ghi lại những kỹ niệm của thời trẻ thơ. Thấy có người cầm chiếc áo ấm của mình, Uyển Nhi xin lại, vì chiếc áo nàng đang mặc đã dính đầy đất và máu.
Có tin một nhịp cầu Trường Tiền bị giật sập, niềm thương tiếc ngập tràn, tim như oà vỡ, Uyển Nhi khóc trong nhớ nhung, xót xa, tiếc nuối.
Với những bờ tường đầy vết đạn lỗ chỗ, rạn nứt, xạm đen bởi khói thuốc súng. Có những lớp học mà nền nhà đã bị đạn pháo kích đào sâu, nhiều nơi mái nhà bể nát để lại những lỗ hủng lớn. Trường ĐK, sau đó đã được biến thành một trong những Trại Tỵ Nạn Cộng Sản do Chính Phủ VNCH lập ra để giúp đỡ những người dân lánh nạn. Chính phủ đã phải lập kế hoạch cứu trợ với thực phẩm, thuốc men, quần áo cũ, mền chiếu, tạo nơi tạm trú cho người dân tị nạn. Gia đình Uyển Nhi cũng được trợ giúp gạo, chăn màng như những gia đình khác. Sân trường ĐK đã trở thành khu chợ chồm hổm ngay trên sân cỏ đã bị dẫm nát, nhèm nhẹp bùn đất vì mưa phùn, hầu như không thiếu món gì được bày bán. Ai có tiền thì không thiếu thức ăn, nhưng phần đông dân sót sống nhờ gạo được chính phủ phát cho.
Lần hồi, rất nhiều phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế cứu trợ. Uyển Nhi gia nhập theo phái đoàn Sinh Viên Sài Gòn, cùng với họ, đi giúp những nạn nhân Mậu Thân khốn khổ, mất cha, mất chồng, mất con, để rồi được chứng kiến những hố chôn đầy xác người, tay bị cột sau lưng. Nhiều người bị cột dính chùm với nhau bằng những sợi lạt tre chẻ mỏng, hay giây điện, giây thừng, và cả giây kẽm gai. Khi những xác được quật lên, da xác chết thâm đen nứt nẻ, mắt trợn ngược, miệng há ra như để tìm hơi thở, và phình to như trái cam, trong miệng có nhét những giẻ… Mùi tử khí bốc lên kinh hồn từ những hố chôn tập thể, bám mãi trong áo quần Uyển Nhi, mà dầu Nhị Thiên Đường mà các bà lớn tuổi đã thương xức cho nàng cũng không át mất mùi buồn nôn đó. Uyển Nhi sợ hãi, rụng rời, không dám đứng quá gần để quan sát những thây người đã chết, mà chỉ đứng xa xa, rơi nước mắt theo những người mẹ, người vợ, những người cha già, những người con. Khác với nàng, họ không sợ những xác chết đầy mùi hôi kia, mà đã lăn xả vào, gào khóc thảm thiết để nhận diện người thân yêu.
Các sinh viên được chia ra từng nhóm nhỏ, có người hướng dẫn đưa đến từng nơi khác nhau để giúp thu dọn những nơi đổ nát, rác rưởi vương vãi khắp nơi, dơ dáy, đầy nguy hiểm, vì mảnh đạn có thể còn lưu lại dưới những lớp rác đó. Họ cũng giúp băng bó những vết thương không quá nặng, giúp phân phát thuốc men cho những người đau.
Mắt nhạt nhòa, Uyển Nhi, cùng một nhóm sinh viên vượt qua cửa Đông Ba đã bị đạn pháo kích tàn phá, để vào Thành Nội. Khắp nơi nhà cửa đổ xuống thành những đống đổ nát, điêu tàn, tất cả như bình địa. Những con đường quằn xuống, không còn mang hình hài của một con đường. Nàng đã chứng kiến những cảnh hãi hùng… giật thót mình, che mặt lại, rợn người buồn nôn, khi thấy cảnh bầy chó đói chạy trên những con đường nồng nặc mùi xác chết, giành nhau những khúc xương tay, chân, hay ngoạm những mảnh xương còn dính chút thịt đã rữa nát…
Mỗi buổi chiều, sau suốt một ngày dài bận rộn, các sinh viên được đưa về khu Trường Đại Học ở Morin, ăn, nghỉ ngơi,và tắm. Uyển Nhi hay ngồi im lặng, nhắm mắt, dựa lưng vào bức tường của lớp học với nhiều mệt mỏi, thẫn thờ. Tối lại, các sinh viên quây quần bên nhau để cùng ăn cơm chiều, Uyển Nhi nuốt cơm mà không có cảm giác đói, vì những hình ảnh thảm thương luôn lởn vởn trong đầu. Uyển Nhi ngủ lại tại nơi dành cho đoàn Sinh Viên Sài Gòn và Đoàn Thanh Niên Thiện Chí. Họ thức rất khuya, dựa vào nhau chập chờn, hay ngồi bên nhau hát những bài du ca, anh hùng ca, và cả những bài tình ca, cho lòng dịu bớt những căng thẳng.
Uyển Nhi, lòng đau xót trước những cảnh tương tàn cho chính xứ Huế yêu quý của mình, mảnh đất đã nghèo lại nghèo thêm. VC đã chất tràn thêm trên những nỗi khổ đau, làm cho đời sống người dân Huế khốn khổ đến cùng tận, những mất mát không thể kể nên lời. Lòng người dân Huế tuôn tràn sự căm hận dành cho những kẻ quá tàn ác, như không còn trái tim.
Những gì xảy ra đã ảnh hưởng sâu đậm trên người dân đất Thần Kinh. Huế tang thương đã thay đổi, cả con người và cả cảnh vật. Tất cả đều rũ rượi, héo úa, điêu tàn. Nét e ấp, nề nếp của các cô gái Huế, nói chung, và Đồng Khánh nói riêng, mất đi rất nhiều. Còn đâu nếp sống hiền lành, hiếu học của người dân Huế! Nay họ sống bất cần, có ai dám đoan chắc cho họ còn có một ngày mai!
Lòng tràn đầy niềm uất hận, nghẹn ngào, người dân đất Thần Kinh như bừng tỉnh, thấm hiểu sự nham hiểm của bọn CS và VC nằm vùng. Những con người hung tàn đó sinh ra, sống và lớn lên ở Huế, đã đi theo VC vào bưng, vào rừng, nay họ tràn về để bắn giết chính dân, và bạn bè mình một cách hằn học, tàn ác nhất, như để trả thù cho những mối hận cá nhân -đúng là một buổi tiệc máu của những hung thần Mậu Thân Huế- trong đó có hai anh em Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ… Những việc làm dã man, đầy máu lạnh của những kẻ quá tàn bạo này đã dính liền với vết nhơ của Mậu Thân Huế. Chúng đã mắc một món nợ quá lớn và quá nhơ nhớp đối với người dân Huế.
Uyển Nhi trưởng thành hơn, sau những bận rộn cùng đoàn sinh viên, sau khi trải qua những buồn đau và nguy hiểm do hoàn cảnh đưa đến, trong đầu vang lên câu hỏi, “Tại sao mình còn sống giữa hằng lớp người gục ngã nằm xuống một cách oan ức, tức tưởi kia?” Nàng hiểu rằng mình còn được Thiên Chúa cho sống sót trước những cảnh thê thảm đó, để có cơ hội yêu thương và giúp đỡ những con người quá khốn khổ.
Những trãi nghiệm quý giá này cho nàng thấy cuộc sống thật mong manh như cánh hoa sớm nở, tối tàn. Cuộc đời này rồi sẽ qua, vì tất cả chỉ là tạm bợ, không có gì đáng để bon chen. Uyển Nhi không còn dành thì giờ lo cho bản thân mình nhiều như trước nữa. Nếp sống đơn giản, với chiếc quần jean đã phai màu theo thời gian, và chiếc áo ấm rộng xệch xạc, cùng đôi dép da. Uyển Nhi sống hòa đồng với mọi người chung quanh.
Như cô bé lọ lem gặp may mắn, nàng đã có rất nhiều người bạn chân tình. Tình bạn chân thật khắng khít, thâm sâu, đã giúp họ an ủi nâng đở nhau. Khi chứng kiến những cảnh cùng khổ, họ chia sẻ những vui buồn rất quý bên nhau. Nếu không có những tình bạn ấm áp đó, chắc gì Uyển Nhi có thể chịu đựng được qua những tang thương nàng đã chứng kiến. Uyển Nhi cảm động nhớ mãi một người… đã cho nàng thêm chiếc áo len…
Trải qua nhiều ngày cùng làm việc với nhau, Uyển Nhi cảm kích khi thấy những người bạn trẻ Sinh Viên, những Thanh Niên Thiện Chí, không quản mệt nhọc, giúp những người già, những em bé, và tất cả những ai cần đến với tấm lòng vô vị lợi và rộng mở, chan chứa tình người, đầy sự cảm thông. Họ quên mình, không nề hà khó nhọc, đầy nhiệt huyết, hăng hái, quên ăn, quên uống, quên thời gian, cho những nhu cầu chung quanh quá lớn. Uyển Nhi xót xa khi nhìn những người dân hiền lành tan lạc, không nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ cần thiết, run rẩy, mặt mất thần như người không hồn, lang thang thất tha thất thểu, như những thây người đang đi vào cõi chết.
Khắp nơi đều có bóng dáng của các anh chiến binh Quốc gia đáng mến, thân thiện, đầy nhân bản, vì nghĩa vụ đã liều mình để bảo vệ những nguời dân cùng khổ. Họ là nguồn hy vọng, đưa tình yêu và lòng tin tưởng đến cho những người dân đã bị lừa gạt một cách trắng trợn, mất hết niềm tin, nơm nớp sợ hãi. Nay những người dân này đã yên tâm trở lại, trên khuôn mặt họ đã có nụ cười. Uyển Nhi vui khi thấy nhiều người dân lôi kéo các anh chiến binh để muốn được giúp đở: “Anh ơi, đi ngã ni nì…”, “Anh ơi, nước đây nì, anh uống chút đi…” Những chiếc áo hoa rừng đã làm Uyển Nhi như khựng lại, lòng bồi hồi, xúc động ngẩn ngơ, khiến nàng liên tưởng đến một người…VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Hôm nay, tự nhiên bầu trời xứ Huế như bừng tỉnh. Huế yêu của Uyển Nhi như được hồi sinh sau những ngày điêu tàn. Khung trời chan hòa ánh nắng dịu dàng, lung linh. Những giải nắng mờ ảo, mềm mại của mùa Xuân bắt đầu rơi xuống. Trải qua nhiều ngày tang thương u ám, nay các tia nắng thủy tinh nhẹ nhàng xuyên qua màng mờ mờ trắng mong manh của mưa phùn lất phất, như đang mơn trớn những tâm hồn đau thương vì những âm dương cách biệt. Ôi! Anh nắng trong suốt đẹp ngỡ ngàng làm sao! Như là lời hứa hẹn hy vọng cho những kẻ yêu nhau, lòng Uyển Nhi bất chợt rung động, xao xuyến
Uyển Nhi, đã rất bận rộn như những sinh viên khác, nhưng lồng vào đó, rất nhiều lần nàng nhớ người yêu, tim se thắt đau buồn, vì Uyển Nhi không thể tìm đâu, hay hỏi thăm ai để có được chút ít tin tức của Hoàng Mai. Thẩn thờ nghĩ đến người lính mũ nâu mà giờ đây thật ngàn trùng xa cách. Không biết anh đang ở đâu? Hẳn anh cũng đang phải chiến đấu gay go cùng kẻ thù? Có chuyện gì bất an xảy ra cho anh không? Ngay giờ phút này, Uyển Nhi ước chi mình được ngã vào vòng tay khép chặt của người yêu. Nàng mơ một vòng tay ôm siết ấm áp… mơ được nghe tiếng nói của anh yêu, để biết chắc anh còn hiện diện trên cõi đời này.
Những đêm dài thao thức lo lắng cho tính mạng của anh, xa anh vời vợi. Hình ảnh người yêu luôn chập chờn trong đầu, trong tim. Nhớ anh, nhớ thiệt nhớ. Uyển Nhi chỉ biết nhắm mắt lại, thổn thức: “Anh yêu ráng đợi cho em được gặp lại anh, dù chỉ một lần”, để cho những giọt nước mắt nhạt nhòa trên má, và âm thầm rơi xuống ướt đẫm chiếc áo kê đầu.
Sự dã man của VC -nhất là những kẻ nằm vùng- qua biến cố Tết Mậu Thân quá đậm nét, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Huế. Văng vẳng đâu đó trong các lớp học tang thương đầy những mảnh hồn tan vỡ, những câu hò ru em, bay vút lên, hòa trong không gian tĩnh mịch, buồn thấm thía, phản ảnh sự chịu đựng, cam phận của người dân Huế trong niềm đau tột cùng của những mất mát:
“Ù… ơ… ru em cho thét cho mùi, Em ngủ cho giỏi, để mạ đi tìm xác cha…
Ù… ơ… Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”
“Ù… ơ… Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”
“Ù… ơ… Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng…”
“Ù… ơ… chơ răng mà khổ quá ai ơi! Bây chừ… biết anh nằm nơi mô? Ù… ơ… Con thơ còn dại, lấy gì tui nuôi… Ù… ơ… ờ…”
Nước mắt Uyển Nhi lại tuôn tràn…
Một thời gian sau, Uyển Nhi bùi ngùi từ giã gia đình và xứ Huế với niềm luyến tiếc ngập lòng, quay lưng lại với những bức tường còn đầy vết sẹo, và lỗ chỗ những mảng nám đen của khói lửa. Lòng ngổn ngang, nàng theo phái đoàn sinh viên bước lên máy bay vào Sài Gòn. Đây là điều Thiên Chúa đã ưu đãi nàng, vì nếu không hoạt động cùng đoàn sinh viên Sài Gòn và đoàn Thanh Niên Thiện Chí, và được những người trong ban tổ chức chương trình cứu trợ Mậu Thân Huế thương và hết lòng giúp đỡ, thì làm sao Uyển Nhi có thể tìm được vé máy bay trong thời buổi nhiễu nhương, khó khăn như vậy!
Đến Sài Gòn, cũng phải chen chân khó nhọc, chờ đợi thật lâu, Uyển Nhi, mới có thể mua được vé xe đò Minh Trung để lên Đà Lạt, khiến nàng trở lại cư xá rất trễ với bao vất vả ở dọc đường. Vì tình hình chưa yên, khi đến Định Quán, xe đã phải ngừng lại khá lâu, làm Uyển Nhi bồn chồn, lo lắng, sợ những bất trắc có thể xảy đến. Nhưng sau vài giờ chờ đợi, xe tiếp tục chạy ngang qua Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, qua đèo Prenn để vào thành phố Đà Lạt. Một ngày mệt mỏi, đầy lo âu, nhưng rồi Uyển Nhi cũng đến nơi an toàn.
Đà Lạt cũng có những cuộc giao tranh quyết liệt với VC trong những ngày Tết vừa qua. Phải đến mùng 6 Tết, TĐ11 BĐQ, mới được tăng cường đến, giải tỏa thị xã dành được chiến thắng trong nỗi vui mừng của toàn thể dân chúng.
Viện Đại Học Đà Lạt ra thông cáo cho sinh viên nghỉ học một thời gian dài, nên việc học của nàng không bị ảnh hưởng. Uyển Nhi vừa bước chân vào phòng khách Đại Học Xá, TC thấy mặt nàng, mừng rỡ ôm chầm lấy:
- Uyển Nhi ơi, sao lâu quá, giờ này bạn mới trở lên? Lo cho bạn có chuyện gì. Gặp lại bạn thiệt là mừng. Có thư cho bạn đây này.
Thư gởi cho mình? Của ai? Có thể nào lại là tin nhắn của anh, trong lúc tình hình còn trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, khói lửa ngút ngàn. Lòng nhói đau, Uyền Nhi ngồi thụp xuống ghế, nhắm mắt lại, lo sợ những điều bất an.
Sự căng thẳng làm Uyển Nhi như ngừng thở, đầu gục xuống. Nàng liên tưởng đến bao cảnh mất mát, những chia ly vĩnh viễn, những ly biệt tang thương ở Huế. Những đau khổ đó đã làm cho lòng người xứ Huế mòn mỏi, tràn đầy nước mắt. Tim nàng se thắt khiến từng giọt nước mắt rơi xuống làm nhạt nhòa mảnh giấy trên tay.
Quá xúc cảm, hồi hộp, đôi tay run run, Uyển Nhi mở lá thư nhỏ đã ướt nước mắt của nàng. Những hàng chữ ngắn chập chờn hiện ra trước mắt nàng:
“Uyển Nhi yêu của anh, Tết qua đã lâu rồi mà em đang ở đâu? Anh ghé tìm em hai lần mà không gặp! Anh lo cho em lắm. Nhớ em. Anh bình yên và đang ở Đà Lạt cùng TĐ11 BĐQ. Em đừng đi đâu để anh đến thăm khi tình hình cho phép. Hôn em – Yêu em nhiều -Anh- HM”
Người run lên vì cảm động và vì quá ngạc nhiên, Uyển Nhi khép chặt đôi mi. Người lính mũ nâu nàng yêu lại đang ở ngay đây! Uyển Nhi cảm thấy như bay bổng không dám tin đây là sự thật! Có đúng như vậy không? Chính anh lại là người đưa đơn vị, TĐ11BĐQ, lên bảo vệ thành phố Đà Lạt yêu quý mà Uyển Nhi đang ở, và đang đi học! Niềm hạnh phúc ấm áp tràn ngập lòng, như trong giấc mơ, khiến tim nàng đập liên hồi, lòng nàng ngây ngất.
Trải qua những chuỗi ngày dài xa vắng, căng thẳng dồn dập, giờ đạy lòng nàng đang tươi thắm trở lại. Uyển Nhi quên những vất vả dọc đường, ép chặt mảnh giấy nhỏ gói trọn tình yêu của người lính mũ nâu vào ngực, vì nàng đã đón nhận tin “anh bình yên” với niềm vui đầy trọn.
Úp mặt vào bàn tay, những giọt nước mắt mừng vui tuôn tràn, nàng thầm cảm tạ Thiên Chúa đã che chở cho anh và nàng được bình yên sau bao biến cố đổi thay, và có cơ hội trở lại Đà Lạt để còn có dịp được gặp lại nhau:Viện đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, 1968
“Thiên Chúa quý mến! Con biết ơn Ngài, con yêu Ngài. Ngài đã sắp xếp mọi chuyện tốt đẹp nhất mà con không thể nghĩ ra được…”
Tình hình Đà Lạt có vẻ đã tạm yên, nhưng tuy tiếng súng vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mỗi ngày qua là một quãng thời gian đợi chờ dài. Những câu hỏi dồn dập trong đầu thoáng qua trong đầu nàng khi nhớ và lo cho người yêu. Qua cửa sổ phòng mình, nhìn xuyên qua những ngọn đồi và thung lũng ngút ngàn, xa xa, thấp thoáng sau những dãy núi màu xanh xám lạnh lùng kia, có phải anh đang ở nơi sâu thẳm đó không? Có phải anh đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù nguy hiểm kia?
Khi đang quay cuồng với niềm nhớ và nỗi lo âu, người lính mũ nâu bất ngờ xuất hiện, oai nghiêm trên chiếc xe Jeep đậu trước cổng cư xá cùng người tài xế và hai người lính cận vệ.
Hoàng Mai mừng rỡ khi thấy bóng dáng người yêu,đang yên lặng ngồi chờ, khi nàng bước vào phòng khách.
Bước ra bên ngoài, khép chặt Uyển Nhi trong vòng tay gói trọn tình yêu, Hoàng Mai nhìn sâu vào đôi mắt long lanh ướt, cảm động của nàng. Uyển Nhi ôm anh chặt cứng như sợ anh biến mất. Qua bao nguy hiểm rình chờ, sau bao xa cách, cuối cùng hai người đã gặp lại. Hoàng Mai thật xúc động khi gặp lại nàng. Anh bồi hồi, ngậm ngùi trân quý khoảng thời gian ngắn có được bên nhau của hai người.
Dựa đầu vào ngực anh, những sợ tóc đen dài vướng lên chiếc áo hoa rừng thơm mùi cây cỏ và ngát mùi đất của người yêu, Uyển Nhi, lòng đầy xúc cảm, lắng nghe nhịp đập của tim anh, cùng tiếng nói trầm ấm của anh.Từng âm thanh một như thấm vào lòng, mà đã quá lâu nàng thiếu cảm giác êm đềm đó.
Với nét mặt trầm lặng, anh kể cho Uyển Nhi nghe về những chuyện đã xảy ra trong những ngày qua.
Lợi dụng thời gian hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền, CS đã đồng loạt mở các cuộc tấn công nhiều nơi nhắm vào thành phố để gây tiếng vang trên chính trường quốc tế.
TĐ11 BĐQ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Biển Hồ, Pleiku, thì sáng mùng một Tết đơn vị đã phải cùng với lực lượng địa phương mở những cuộc phản công đẩy lui Cộng Quân ra khỏi thành phố Pleiku.
Khi đã thanh toán xong những ổ kháng cự cuối cùng và mở rộng vòng đai an toàn cho thành phố, đơn vị anh đã được không vận ngay qua Ban Mê Thuột để giải tỏa áp lực của địch cũng đang đe dọa thành phố này. Sau những ngày cùng với các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 đẩy lui địch quân ra khỏi thành phố, Tiểu Đoàn lại được lệnh di chuyển gấp qua Đalat để chận đứng các cuộc tấn công của địch quân nhắm vào các trung tâm huấn luyện và thành phố Đà Lạt.
Từ khi TĐ11 BĐQ đến thành phố, tình hình nơi đây trở nên yên tĩnh. Sinh hoạt của dân chúng trở lại náo nhiệt như thường lệ, có lẽ vì họ thấy được bóng dáng của đơn vị mũ nâu xuất hiện ở nhiều nơi. Là trung tâm văn hoá và du lịch, Đà Lạt không có bóng dáng của chiến tranh trong suốt nhiều thập niên; bỗng nhiên qua đêm súng nổ khắp nơi khiến người dân bàng hoàng lo sợ. Giờ đây, khi thấy đơn vị BĐQ xuất hiện để bảo vệ an ninh cho họ, sự vui mừng lại bùng dậy một cách tự nhiên như hơi thở qua nếp sinh hoạt của người dân.
Các đơn vị hành chánh vững tin, các trung tâm huấn luyện cũng lên tinh thần để tiếp tục nhiệm vụ đào tạo cấp chỉ huy quân sự và dân sự cho đất nước. Đà Lạt lấy lại sinh khí của những ngày thanh bình trước đó, phần lớn là dựa vào yếu tố tâm lý hơn là quân sự, vì Tiểu Đoàn chưa thấy bóng dáng của VC kể từ ngày tới đây.
Đúng với dự đoán, tình hình yên tĩnh không kéo dài, sau một tuần có vẻ bình yên, tiếng súng bắt đầu nổ trở lại trong đêm về hướng Suối Vàng. Đơn vị tiền đồn của TĐ11 BĐQ nổ súng khi phát giác sự di chuyển của địch quân, khiến chúng để lại vài xác cùng với vài khẩu AK47. Sáng ngày tin tức của dân chúng xác nhận có sự xuất hiện của “dép râu” tại nhiều nơi.
Các đơn vị BĐQ bung ra lục soát đã chạm địch trên các đồi trọc vùng Cây Số 4. Trận đánh bắt đầu, Cộng Quân đào hố “hàm ếch” trên những ngọn đồi không cây cối, nhưng vẫn có những lượn cỏ lau cao bao phủ đầu người, mà chiếc L19 bay lượn trên trên cao không thể thấy được dấu vết hầm hố nào của chúng. Vì địa thế trống trải, BĐQ không thể tiến lên đồi mà không bị tổn thất.
Trận đánh kéo dài, dân chúng hỗ trợ tinh thần với những chiếc xe lam chở thực phẩm tiếp tế cho đơn vị phía sau. Trong khi đó, đơn vị phía trước vẫn tìm cách bò lên gần phòng tuyến của địch với sự yểm trợ của hai khẩu 105 ly đặt tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng cạnh Tu Viện Domain Marie.
Đến chiều ngày thứ nhì, sau khi đã cô lập đơn vị CS trên đồi, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn mới chấp nhận cho đánh “bom đìa” để bứng chúng ra khỏi hầm hố. Chưa hoàn hồn vì sức ép của bom, lại thấy BĐQ hò hét xung phong lên đồi, chúng đã hoảng hốt bỏ chạy.BĐQ xả súng đuổi theo nhưng trời đã sụp tối nên phải ngưng lại để bố trí và thâu lượm chiến trường trước khi trời tối hẳn.
Hoàng Mai cho nàng biết nay tình hình đã khá hơn, cuộc sống của người dân đã tạm ổn trở lại, Đà Lạt không tang thương như Huế! TĐ11 BĐQ đã đẩy lui VC ra khỏi thành phố, đem lại niềm vui và an bình cho dân chúng, và niềm tự hào cho những người lính mũ nâu.
Hoàng Mai lùa những ngón tay vào mái tóc đen dài, giọng nói ấm áp của anh như xuyên qua tim Uyển Nhi:
- Em đừng buồn nữa. Anh rất vui khi được gặp lại em. Anh yêu và nhớ em nhiều lắm. Tình hình đã tốt hơn. Anh sẽ còn lưu lại Đà Lạt khá lâu. Anh sẽ rất bận trong thời gian tạm ở Đà Lạt, nhưng… anh hứa chắc với em, bất cứ ở đâu, khi có cơ hội, anh sẽ tìm cách đến thăm em.
Vài ngày sau, Hoàng Mai lại đột ngột ghé cư xá thăm nàng, cùng với người tài xế và hai chú nghe máy truyền tin. Anh lái xe đưa nàng đến con đường mòn, âm u, đầy những cây thông cao vun vút trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương.
Anh ngừng xe, dìu nàng bước xuống, cả hai đi sát bên nhau. Con đường mòn và dốc dẫn xuống hồ đầy lá thông khô rơi rụng nên trơn trợt, dễ ngã. Hai bên đường lác đác vài cánh hoa dại đơn sơ, ẩn mình trong những đám cỏ ven đường. Ôm chặt cánh tay anh, Uyển Nhi dựa vào anh bước từng bước. Anh dắt nàng đi chầm chậm hướng xuống bờ hồ im vắng. Rồi cả hai dừng chân trên thảm cỏ non, tựa vào gốc thông bên hồ, ngắm nhìn mặt nước gợn sóng lăn tăn, Nước hồ xanh thẳm êm đềm, dịu dàng, khiến hồn họ như lắng đọng, hoà cùng tiếng gió vi vu.
Vòng tay thắm thiết dành cho hai kẻ yêu nhau khi hai chiếc đầu kề nhau… Hoàng Mai thủ thỉ bên tai Uyển Nhi những lời nhớ nhung. Như giấc mơ, Uyển Nhi ngả đầu trên vai anh, im lặng không nói nên lời, lắng nghe tiếng nói mà nàng đã quá yêu:
- Anh yêu và nhớ em nhiều. Anh mong em hiểu cho bổn phận của anh đối với đơn vị trong lúc này. Em hãy hứa là đợi anh, Uyển Nhi nhé…
Chiến trường đang sôi động, đã không cho phép anh có nhiều thì giờ dành cho Uyển Nhi như anh mong ước. Uyển Nhi, trong vòng tay ấm áp của người yêu, như ngừng thở, xúc động… và rồi thất vọng nhiều, vì lát nữa đây nàng lại phải rời xa anh. Niềm vui thật không trọn vẹn, vì thời gian bên anh quá ngắn! Hồn nàng lại chơi vơi, lạc lõng.Huy hiệu TĐ 11 BĐQ
Sau một tuần ở Đà Lạt, Tiểu Đoàn được lệnh di chuyển về Đức Trọng, đóng quân ở khu rừng gần phi trường Liên Khương, cách cư xá thông reo khoảng 30km.
Trong những ngày anh ở đây, thỉnh thoảng Uyển Nhi được đến thăm anh. Khu rừng đẹp man dại, phong cảnh thiên nhiên với những cây thông cao xanh mát, với những thác nước hùng vĩ cao ngất. Nước ầm ầm trút xuống những tảng đá to phía dưới, chia ra thành những nhánh suối. Dòng suối trong veo, róc rách chảy len qua những khe đá, không khí mát lạnh, những hạt nước nho nhỏ văng lên. Hai bên suối, bờ cỏ và rất nhiều lùm cây hoang và ít hoa dại mọc chen nhau vòng quanh các tảng đá lớn, nhỏ, trải ra cả một vùng rộng, dài dọc theo bờ rừng.
Uyển Nhi e dè với phong cảnh ngút ngàn hùng tráng, những tàng cây cao hằng hằng, lớp lớp, không bóng dáng người dân, khi nàng quanh quẩn trong rừng sâu âm u, những lùm cây và cỏ dại. Khi anh bận với công việc của đơn vị, Uyển Nhi hay ngồi đợi anh trên những phiến đá có nhiều đám lau cao quá đầu người vây quanh, đôi lúc nàng đứng tựa vào thân cây cao vút, tư lự nhìn suối nước ào ạt đổ xuống những khối đá, rồi chia ra thành những nhánh nhỏ với dòng nước chảy mãi không ngừng như dòng đời vô tình trôi qua… trôi qua… mà không bao giờ quay trở lại
Có lúc khi nàng đến thăm thì anh còn đang vùi đầu với công việc của đơn vị không thể tiếp nàng, Uyển Nhi một mình trầm ngâm, thấy mình quá bé nhỏ trước khung cảnh núi rừng bát ngát. Hồn nàng như chìm đắm trong khung cảnh bao la của cánh rừng thông còn ngập trong sương mù, đầy giá lạnh, bâng khuâng nhìn những giọt sương tròn còn đọng trên những ngọn lá ở bụi cây ven đường. Uyển Nhi thông cảm, hiểu những điều anh cần phải chu toàn. “Anh yêu! Em không thể ngừng yêu anh…”
Rồi anh ra tìm sau khi tạm xong công việc, Uyển Nhi bám sát theo người yêu, dựa đầu vào vai anh, lắng nghe anh kể lại những cảm tưởng trong khoảng thời gian xa nhau.
Hồi tưởng lại những biến cố vừa qua, khi anh cùng đơn vị liên tục đối đầu với VC trong sự sống và cái chết cận kề., anh vẫn luôn theo dõi tình hình sôi động ở Huế làm. Lòng anh nóng như lửa, vì anh lo cho tính mạng Uyển Nhi. Anh sợ chiến tranh sẽ cướp mất người yêu! Nay được gặp nhau trong hoàn cảnh rất đặc biệt như thế này, thật như một giấc mơ!
Giờ đây, khi được nàng kể về những ngày đầ kinh hoàng mà nàng đã trải qua khi VC tấn công vào thành phố Huế, anh đã bàng hoàng. Hằng ngàn người dân của đất Thần Kinh đã bị sát hại không thương tiếc, vậy mà mạng sống của nàng lại được an toàn giữa dòng người ngã gục. Để rồi, sau đó nàng lại được tham gia vào đoàn cứu trợ giúp làm dịu bớt những đau thương của biết bao người chung quanh đang phải gánh chịu. Trong dịp này Uyển Nhi đã có dịp chứng kiến bao cảnh tang thương, tàn ác, đầy máu lạnh của những kẻ không còn tình người, từ trong rừng ùa vào thành phố chỉ để bắn giết những người dân vô tội quen nếp sống hiền hòa, rồi lại chạy trốn trở lại rừng sâu.
Uyển Nhi không còn như lúc trước -vô tư với tình yêu ngọt ngào anh dành cho mình- mà nay nàng hay suy nghĩ về tình yêu trong thời chiến, sẽ không còn có một sự hứa hẹn vững chắc nào cho bất cứ một mối tình nào của riêng ai. Nàng thật sự lo cho cuộc sống đầy gian nguy của anh. Uyển Nhi ngậm ngùi, không biết chắc mình sẽ có một ngày mai được sống bên anh không? Bấp bênh quá! Sự chia ly sao cứ mãi hiện diện trong cuộc tình của anh dành cho mình!
Sau khi Hoàng Mai trải áo “sô” trên cỏ dại, cả hai ngồi xuống bên nhau. Trời âm u mát lạnh, anh lấy áo khoác choàng cho nàng, lòng chùng xuống, xốn xang. Anh hiểu chính mối tình Uyển Nhi dành cho anh đã đem lại cho nàng nhiều suy tư hơn niềm vui đơn giản. Khuôn mặt trong sáng, tươi vui của người yêu nay phảng phất nét buồn man mác, trong khi đôi mắt đen ngơ ngác, long lanh nay đã pha chút trầm ngâm xa vắng.
Anh không muốn thấy nàng mất đi tánh hồn nhiên ngây thơ. Anh tin tưởng mình sẽ đem hạnh phúc đến cho nàng. Anh muốn Uyển Nhi vững tâm hơn, hoàn toàn tin tưởng nơi tình yêu anh dành cho nàng. Anh biết mình sẽ phải làm gì để không quá trể. Hoàng Mai thiết tha nhắc nhở:
- Anh đang ở bên cạnh em, em yêu vui lên đi. Em hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Em phải hiểu trách nhiệm của anh đối với đơn vị quan trọng như thế nào, anh mong em hiểu để giúp anh. Riêng với em, anh muốn em hoàn toàn đặt lòng tin vào anh. Em phải luôn nhớ là anh yêu em nhiều lắm…
Uyển Nhi biết rằng khi đã chọn yêu người lính mũ nâu, nàng không thể ích kỷ, anh đã có quá nhiều căng thẳng, gian khổ với cuộc chiến. Nàng không thể là một gánh nặng thêm vào cuộc sống của anh.
Có phải mình luôn tự hào là đã vượt qua nhiều ngăn trở để giữ vững tình yêu dành cho Hoàng Mai? Đây là tình yêu Uyển Nhi tự chọn lựa, nàng không thể làm gì khác hơn là yêu anh nồng nàn như nàng đã yêu, và sẽ yêu anh mãi… Mình phải là nguồn an ủi cho anh tìm đến sau những mệt mỏi do cuộc chiến đưa lại. Muốn vậy, nàng phải là người thông cảm những gian khổ đời lính của anh hơn ai hết.
Uyển Nhi, mơ được có thì giờ bên Hoàng Mai nhiều hơn, “Anh ơi, anh đã hiến cả đời người cho lính. Xa anh quá lâu nên em nhớ anh lắm. Thời gian bên anh quá ít, mà lại trôi qua quá nhanh!”
Trách nhiệm và bổn phận của người chỉ huy đối với đơn vị luôn là ưu tiên hàng đầu, Uyển Nhi hiểu rõ điều đó. Vì thế, nàng chỉ được gặp anh những khi anh không bận việc hành quân. Những giây phút bên anh thật quá ít, không đủ để làm vơi đi những nhớ thương trong lòng.
Cũng không có được bao nhiêu ngày đơn vị anh ở lại Đà Lạt, những lần gặp anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những lúc không đến thăm anh, nàng một mình cô đơn thơ thẩn trong cánh rừng hoang dã, cùng với tiếng nước đổ ầm ầm suốt ngày. Những lúc chờ đợi anh, Uyển Nhi đi loanh quanh một mình dưới những tàng cây xanh, ngạc nhiên, thích thú khi khám phá ra những cành phong lan hoang dại, thanh cảnh, quý phái, màu sắc khác lạ đặc biệt, mọc gởi xa tít trên các thân cây cao vun vút kia, như những nàng tiên kiêu xa đi lạc chốn trần! Những lần đến thăm anh, Uyển Nhi như được bao phủ bởi những chiếc áo hoa rừng, cùng những chiếc mũ nâu rãi rác chung quanh, nàng không thể nghĩ, và tưởng tượng được có ngày nàng gan và liều như vậy, vì nếu có chuyện gì xảy ra thì chính nàng sẽ là gánh nặng cho chàng, và cho những người khác.
Nhìn sinh hoạt của những người lính Biệt Động Quân, Uyển Nhi cảm thương và hiểu được phần nào cuộc sống gian nan của họ, họ không có mái nhà để trú ẩn, không có giường để ngã lưng. Thay vào đó là những chiếc lều được căng lên, cùng những chiếc võng vắt ngang qua các thân cây bên dòng suối. Đời sống của họ quá giản dị, tưởng chừng không thể dản dị hơn, nhưng nàng thấy họ luôn vui vẻ cùng nhau. Hoàng Mai cũng vậy, anh hòa đồng với mọi người trong đơn vị. Nhưng anh cũng như những người lính của TĐ11 BĐQ đều như ở trong vị thế sẳn sàng để “chiến đấu”… Chưa bao giờ Uyển Nhi thấy anh cởi đôi giày đen to, cao với nhiều sợi giây chằng chịt được cột chặt ra khỏi chân. Nàng hiểu thêm được tình chiến binh gắn bó sâu đậm họ dành cho nhau, dám hy sinh cho nhau.
Càng ở gần bên anh trong khung cảnh chiến tranh, Uyển Nhi càng hiểu được trách nhiệm của người chỉ huy đối với đơn vị quan trọng như thế nào! Uyển Nhi biết vị trí của mình, nên nàng im lặng, âm thầm bên anh như một chiếc bóng…
Những giây phút được ở gần anh rất hiếm hoi, nhưng ánh mắt ngọt ngào của người lính mũ nâu dành cho mình, đã là niềm hạnh phúc không thể diễn tả được trong lòng nàng. Yêu anh sâu đậm, nên những căng thẳng, những lo âu nơi đây, Uyển Nhi đều có thể chịu đựng được một cách nhẹ nhàn, chỉ khi chiều tàn, trở về cư xá sau những buổi được đến thăm chàng, lòng lắng đọng trong căn phòng nhỏ, Uyển Nhi tê tái buồn, nghĩ đến lúc sẽ phải chia tay anh, cuộc sống rồi sẽ lại buồn tênh.
Riêng Hoàng Mai, tuy rất bận rộn, nhưng anh trân quý những khoảnh khắc có Uyển Nhi bên cạnh, luôn dành thì giờ riêng cho nàng. Anh biết sau những khoảng thời gian bận rộn và rất ngắn này, sẽ phải rời nơi đây, phải xa nàng trong một ngày thật gần. Với tình hình luôn căng thẳng như hiện tại, không biết bao lâu mới được gặp lại. Đời người lính mũ nâu rày đây mai đó mà.
Khoảng hơn hai tuần, anh cùng TĐ11 BĐQ rời Đà Lạt, di chuyển xuống Lâm Đồng, tuy không xa như Pleiku, nhưng đối với nàng cũng quá xa. Với Uyển Nhi, Pleiku hay Lâm Đồng có gì khác đâu! Sự chia ly đưa đến những trống vắng cùng niềm cô đơn, Uyển Nhi trở lại khung trời đại học với nỗi nhớ thương trong lòng.
Mới đó mà anh đã đi xa rồi. Những ngày vui bên anh trôi qua quá nhanh, thật không đủ để khỏa lấp nổi nhớ thương người yêu. Nhưng Uyển Nhi không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận vì biết đó là một phần của cuộc tình mình dành cho anh. Niềm vui không bao giờ như nàng mơ ước, vẫn mãi ngàn trùng xa cách.
Những chiếc thư xanh thay cho lời nói. Uyển Nhi tự hứa sẽ can đảm hơn để anh hãnh diện và yên tâm phục vụ tổ quốc trong thời chiến. Sau thời gian được gần bên anh, nay nàng phải quay về với việc học, mà nàng không thể sao lãng vì mẹ kỳ vọng rất nhiều ở mình. Cũng nhờ đó, nàng có thể quên bớt những ngày tháng quá dài của sự đợi mong.
Uyển Nhi cắm đầu lo học bên những ly cà phê phin đậm đặc, giúp nàng thức trắng đêm để theo kịp các bạn. Nhưng thực tế thật không dễ, có những lúc nổi nhớ dâng tràn trong mảnh tim cô đơn, dòng chữ như nhảy múa trước mắt, Uyển Nhi chỉ biết gục đầu vào những trang sách dày. Đôi mắt ướt đẩm, nàng nhớ người yêu…rồi ngày qua ngày, nàng vẫn nhớ người yêu… nhớ thiệt nhớ…lòng Uyển Nhi chùng xuống… không có anh … cô đơn quá… bao lâu nữa em mới được gặp lại anh?
Vẫn mãi ngàn trùng xa cách… Rất nhớ…
Tôn Nữ Mai Tâm
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Ngàn Trùng Xa Cách
Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009.
Tôn-Nữ Mai-Tâm
(Phu Nhân Mũ Nâu Hồ-Khắc-Đàm)
Vài dòng tiểu sử:
Tác giả Mai Tâm- Sinh ra trên xứ Huế, Công-Huyền Tôn-Nữ Mai-Tâm được nuôi dưỡng và lớn lên trong ngôi trường Đồng Khánh. Năm 1965, bà theo học Khoa Chính Trị Kinh Doanh, thuộc Viện Đại Học Đà- Lạt, và tốt nghiệp Cử Nhân. Lập gia đình với ông Hồ Khắc Đàm, sĩ quan QLVNCH.
- Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009. Hiện nay, ngoài việc vui với gia đình và phục vụ Chúa, bà viết văn ghi lại ký ức nhẹ nhàng để nhớ lại quãng đường mà Thiên Chúa đã cho bà đi qua cùng với người thân ruột thịt và bằng hữu.
- Văn của bà mang đậm nét yêu thương, vì trên cõi đời này con người chỉ tìm kiếm có 3 điều, đó là: đức tin, sự trông cậy, và tình yêu thương, mà điều quan trọng hơn cả là tình yêu thương…
Mậu Thân Đợt Một
Kính dâng hương hồn những người đã nằm xuống…
Tặng những ai đã từng cứu trợ xứ Huế…
…Tết Mậu Thân 1968…
Mậu Thân năm nay được mẹ cho phép về Huế ăn Tết với gia đình,Uyển Nhi lòng hớn hở vui mừng, vì năm ngoái nàng đã phải ở lại Đà Lạt trong cái Tết rất cô đơn, buồn tẻ ở cư xá. Có lẻ vì đi học xa, nhớ nhà, nên lòng nàng vừa hồi hộp, vừa nao nức chờ đợi những ngày sắp đến. Uyển Nhi mua một ít cà rốt, su hào, ít trà artichoque, ít mứt mận, mứt dâu tây, là những sản phẩm của Đà Lạt, đem về Huế cho mẹ. Uyển Nhi thương mẹ đơn chiếc ở vậy nuôi anh em của nàng, vì ba chết lúc Uyển Nhi chỉ mới hơn một tuổi. Theo dự định, nàng sẽ ở lại Huế một tuần. Uyển Nhi đã trở về Huế trong bầu trời lạnh, mưa phùn lất phất.
Đúng không khí Tết, cái lạnh thấm vào da thịt, trời âm u, chứ không có ánh nắng chan hòa như xứ hoa anh đào. Ngay ngày hôm sau, Uyển Nhi thay chiếc áo dài màu hoa cà, choàng thêm chiếc áo len trắng. Nhớ đến những nhịp cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương, nước sông lững lờ trôi êm đềm, như giải lụa chia cách Thành Nội và trường ĐK, nên nàng đẩy chiếc xe đạp ra, nhất định hôm nay phải đạp xe ngang trên chiếc cầu đặc biệt kia của xứ Huế, mà đã lâu lắm rồi Uyển Nhi không được nhìn… Uyển Nhi đạp xe chầm chậm trên con đường trước trường ĐK, dọc theo bờ sông Hương -con đường của những tà áo trắng và những mái tóc thề xỏa ngang lưng, con đường đầy cây long não với lá rụng vào mùa thu buồn, con đường của những gót chân hồng trong mùa nước lụt- từ trường ĐK, ngang qua bệnh viện Huế, đến Morin, vành lên chiếc cầu sáu vài mười hai nhịp của những câu hò ru em:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Thà rằng không biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn…
Gió thổi ngược nên chiếc xe nặng và khó đạp. Như bao lần khác, lòng nao nao khi nhìn thấy chiếc cầu thân yêu. Rồi những kỹ niệm trong sáng, đơn sơ của thời trung học thoáng nhanh qua đầu nàng… chiếc cầu mềm mại nối hàng cây me và hàng phượng vĩ hai bên bờ sông lại với nhau. Chợ hoa bên kia cầu đã thưa người, những người bán mứt bánh, hối hả lo dọn dẹp về nhà, để cùng gia đình chuẩn bị ăn Tết.Cầu Trường Tiền bị VC phá sập, 1968
Đối với những người dân ở Cố Đô Huế, Tết là một ngày đặc biệt. Phần nhiều gia đình nào cũng chuẩn bị thức ăn ít nhất cho ba ngày Tết. Họ không thể thiếu nồi giò heo hầm với cải xanh, miếng thịt phay và một hũ tôm chua màu đỏ rất đẹp, nồi thịt rim, những đòn bánh tét với hủ dưa món gồm ít trái ớt đỏ, củ cải trắng, cà rốt và đu đủ đã được tỉa hình các loại hoa hồng, hoa ngọc lan… rất công phu -mà mỗi lần ăn, các cô gái Huế chỉ cắn cầm chừng vì sợ hoa mau tàn, vài xâu nem chua gói bằng lá chuối nhìn thật hấp dẫn. Thêm vài hộp mứt được bày trên chiếc khay để trên bàn, sát cành mai vàng được cắm trong chiếc lục bình xinh xinh, những nụ hoa búp màu ngọc đang hé nở, tỏa mùi thơm nhẹ nhàng quý phái. Uyển Nhi mĩm cười, nhớ anh… Nàng hát nho nhỏ câu hát trong bài Đồn Vắng Chiều Xuân của Trần Thiện Thanh, mà Hoàng Mai hay thủ thỉ bên tai nàng:
Đồn anh… đóng ven rừng Mai…
Nếu Mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?…
Sáng mồng một -30 tháng một năm 1968- lòng rộn ràng sau một đêm nôn nao nằm chờ sáng, Uyển Nhi thức dậy sớm nhất nhà. Theo phong tục, nàng lựa chiếc áo dài đẹp nhất diện vào, chải tóc gọn gàng, tươm tất, nấu nước sôi chế bình trà nóng, rồi lột lá chuối, mở đòn bánh tét, lấy sợi dây lạt cột bên ngoài chiếc bánh, tẻ ra từng sợi rất mảnh, rồi cẩn thận tét từng lát bánh mỏng, sắp vào dĩa, sau đó gắp dưa món để vào dĩa nhỏ. Nàng bày những trái ớt đỏ và miếng dưa cà rốt tỉa hình hoa cúc lên chính giữa miếng bánh cho đẹp mắt, rồi hâm lại thức ăn cho nóng, múc giò heo và cải xanh ra tô. Nàng nhớ lời mẹ dặn, không được rắc hành lên tô canh để khỏi bị nói hành quanh năm. Sau khi chuẩn bị xong, nàng mời mẹ và mọi người ra ăn Tết.
Sau khi chúc Tết mẹ, cả nhà -gồm có mẹ, người chị, em trai và Uyển Nhi, ngồi bên nhau vui vẻ. Dù đã lớn, nhưng nàng vẫn được mẹ lì xì cho phong bì đỏ nho nhỏ để lấy hên. Một ngày thật đầy ý nghĩa. Mọi người ngồi quây quần ấm cúng bên chiếc bàn nhỏ, nhắc lại những kỷ niệm của tuổi thơ, thưởng thức những món ăn đơn sơ nhưng đượm hương vị Tết, nhâm nhi những lát mứt gừng, mứt hột sen, rồi uống chầm chậm tách trà nóng.
Mồng một Tết trôi qua êm đềm. Trời đã chiều, Uyển Nhi không tính đi đâu, chỉ muốn luẩn quẩn quanh nhà, nhìn từng tấm hình cũ, mân mê từng vật kỹ niệm mà mình đã để lại nhà khi đi học xa. Đây là “gia tài” riêng tư mà nàng nâng niu trân quý.
Ăn cơm tối xong khoảng gần 8 giờ, dọn dẹp đâu vào đó, nàng lại xà xuống bên mẹ và chị trò chuyện, tron g khi người em trai phải đi trực ở bệnh viện Huế. Uyển Nhi không muốn đi ngủ, ngồi thủ thỉ bên mẹ đến khuya, kể về những bận rộn việc học của mình, ôm và cám ơn mẹ đã cho nàng lên Đà Lạt học. Đây là niềm vui lớn nhất đối với Uyển Nhi, vì như giấc mơ, nàng đã gặp và yêu người sĩ quan mũ nâu trẻ tuổi, chững chạc hiên ngang…
Quá nữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng hai Tết, thoáng nghe đâu đó, xa xa có nhiều tiếng lạch tạch nho nhỏ, như tiếng pháo nổ mừng xuân, nhưng rồi từ từ, tiếng nổ nghe rõ hơn, cách khoảng nhau nhưng không ngừng nghỉ. Những tiếng nổ không hàng loạt và lách tách như tiếng pháo, mà nghe rì rầm, đì đùng, lớn dần và cũng nhiều dần. Uyển Nhi hoang mang, tại sao ngày mồng một thì ít người mừng xuân, nay đã bắt đầu qua ngày mồng hai rồi mà ai đốt pháo liên miên nhiều như vậy? Ngược đời quá! Thoáng chút suy tư… ngước nhìn mẹ, không biết có chuyện gì? Cả nhà im lặng nằm lắng nghe tiếng nổ. Càng gần sáng thì những tiếng nổ càng nhiều hơn, nghe gần và rất rõ, âm thanh đoàng đoàng, đoành đoành to như tiếng súng, nhưng không thể định hướng được từ đâu vọng về, và cũng không ai có thể nghĩ ra, để tin rằng đó là tiếng súng.
Tảng sáng lúc trời còn mờ mờ, bỗng nhiên những tiếng la hét ầm ĩ vọng ra vang dội từ nhà tù của Tỉnh Thừa Thiên Huế, kế ngay bên trái trường ĐK. Hai bên chỉ cách nhau có một con đường và hai bức tường -một bức tường cao màu đen xám, đầy giây kẽm gai và có gắn mảnh chai sắc nhọn phía trên, bọc quanh nhà tù; và một bức tường thấp màu đỏ hồng, vòng quanh trường ĐK. Có tiếng xôn xao, ồn ào, đập phá, những tiếng súng nổ dữ dội mà nay không thể lầm được.
Cả nhà chạy đến cửa sổ trên lầu, nhìn qua… thấy rất đông những lớp người nhốn nháo, hung hăng, xô đẩy chen nhau tràn ra khỏi cửa nhà tù. Phía bên ngoài, có rất nhiều người áo đen tay cầm súng thì cố tràn vào bên trong, rất hổn độn. Mẹ Uyển Nhi có kinh nghiệm, bà thất sắc, hốt hoảng: “Mang dép vào. Các con lấy được áo quần nào thì lấy cột lại và chạy xuống lầu mau lên…”
Đang hối hả chuẩn bị thì bổng nhiên nghe tiếng “xịt”, rồi tiếng “chiu” rất dài, như xé bầu trời, sau đó một tiếng nổ “ầm” vang dội, nghe gần đâu đó, rồi tiếng nổ thứ hai, thứ ba…Uyển Nhi cuống quýt chạy theo mẹ xuống những bực thang lầu, hai chân như dính vào nhau, té lên, té xuống. Cả nhà ập vào trốn trong lớp học phía dưới lầu, nơi đây đã có rất nhiều người đang chạy tràn vào trường, vào những lớp học để núp.
Bên ngoài trường, con đường còn vắng hoe. Mới ngồi xuống, chưa kịp hoàn hồn thì bỗng nhiên có tiếng “ầm” chát chúa như nổ trúng một lớp học nào đó không xa nơi gia đình Uyển Nhi đang trốn, trời đất như rung chuyển. Mọi người sợ hãi vùng đứng dậy, nhiều tiếng la và khóc thét. Mạnh ai nấy chạy. Dân chúng chen nhau tứ tán ra bên ngoài lớp học, ùa ra khỏi khung trường, rồi cứ cắm đầu chạy trên con đường trước cổng, mà không biết mình chạy đi đâu vì quá hốt hoảng.
Sau một thời gian ngắn, và với một quảng đường rất ngắn, con đường trước trường ĐK đến Bệnh Viện Huế, đã đầy những xác người nằm rải dài đây đó, áo quần vất tung toé khắp nơi. Con đường đầy những vũng máu chưa kịp đổi màu; một hố sâu do đạn pháo kích rớt xuống, chận ngay phía trước cửa bệnh viện. Thật kinh hồn!
Tết Mậu Thân ở Huế là cái Tết của sự chết chóc, một thước đất lại có một xác người bị bắn hay bị đạn lạc. Họ nằm xuống một cách oan ức, nhưng không ai dám dừng lại bên những người đang quằn quại, hay đã chết trên những con đường đầy dấu vết đạn pháo kích, mà cứ cắm đầu chạy trong cái lạnh run người, chạy không suy nghĩ, chạy trong nỗi kinh hoàng.
Đâu đâu cũng có VC, chúng xả súng ngay vào đoàn dân đang tất tả chạy, bao nhiêu người gục ngã. Nhiều ngày qua, khung trời như đóng lại, sự sợ hãi bao trùm mọi người, họ quá mỏi mệt, mất hết hy vọng, không biết chạy đi đâu! Khắp nơi đều tang thương như một nhà xác lớn, trên đường những vết cày của đạn, biến thành những hố lớn, nhỏ.
Uyển Nhi cúi gầm mặt xuống, người rã rời, tơi tả… đau thương tột cùng… Nàng thấy khắp nơi những người mặc đồ đen, có mang chiếc túi nhỏ bên hông, miệng la hét. Có nơi rất nhiều những người khác lại mặc bộ áo quần màu ô-liu, trên tay áo có hình cờ đỏ sao vàng, lăm le cây súng, mắt lườm lườm, họ có thể bắn nàng chết như chơi! Chao ơi là rùng rợn… quá sợ hãi. Mọi người dìu nhau, mau lê lết chạy ngược trở về trường ĐK, hai chân run rẫy, đứng không vững, vấp ngã, lại cố gượng đứng lên, rồi cùng chen vào trốn trong một lớp học đã chật cứng người.
Tiếng rên rỉ, khóc than của những người bị trúng đạn nghe thật não lòng. Chị Th. bị bắn gãy một chân, nắm thoi thóp, đau đớn quằn quại, máu chảy thấm ra sàn lớp học, mọi người chỉ xé áo cột vết thương để giúp cầm bớt máu lại.
Nỗi lo sợ lấn mất những cơn đói khát. Mà có gì nữa để ăn! Có người còn ít cơm nguội và chút ít bánh tét thì chia nhau, dành ưu tiên cho những đứa bé, và những người yếu sức, già nua. Thời gian chậm chạp trôi qua trong ghê sợ khiến mặt ai cũng thất thần, mắt nhìn thẩn thờ không định hướng.
Uyển Nhi nhắm mắt, ngồi gục đầu trên cánh tay đang ôm chặt đầu gối, tay kia ôm ngang lưng mẹ, đau buồn, thương mẹ xác xơ, mòn mỏi. Đầu tóc muối tiêu của mẹ rối tung đè nặng trên vai nàng. Mọi người lo sợ, không biết khi nào đến phiên ai nằm xuống.
Tiếng súng vẫn nổ rền dữ dội không dứt, tiếng pháo kích vẫn ầm ầm liên tục, trong khi trời lại quá lạnh, âm u, ủ rũ như hòa đồng với nỗi đau của người dân Huế. Mọi người ngồi xích lại lại gần nhau, ôm choàng lấy nhau. Những hàm răng đánh cầm cập, những vòng tay run rẩy vì quá sợ hãi, và vì cái lạnh tê cóng của mùa Xuân năm nay.
Nỗi lo âu làm tê dại lòng người. Mặc cho súng nổ, mọi người như chai lỳ trong nỗi lo sợ cùng cực của mình. Hình như tiếng súng thưa dần? Và đột nhiên mọi người bừng tỉnh… họ gọi nhau khi thấy bóng dáng của quân đội VNCH xuất hiện, đang di chuyển từ gốc cây này qua gốc cây nọ, tay gườm súng hướng về phía trước. Tiếng súng lại nổ, nhìn ra ngoài cổng trường, thấy bóng dáng các anh chiến sĩ đang gian nan dành lại từng thước đất trong sự nguy hiểm tột cùng.VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Khi những đơn vị quân đội VNCH đã đẩy lui được địch quân ra khỏi thành phố, thì tiếng súng và tiếng pháo kích thưa dần, Uyển Nhi cùng gia đình lần mò bước trở lên căn nhà của mình ở lầu ba trường ĐK. Lúc này, nhà nàng đã đầy người chạy nạn đang tạm trú, ngơ ngác, thiếu thốn, cùng cực, dơ bẩn và đau thương. Đồ đạc trong nhà bị mất gần hết, Uyển Nhi ngẩn ngơ trước những mất mát.
Điều làm Uyển Nhi thổn thức và tiếc nuối vô cùng là những vật kỹ niệm thân thương chứa đựng bao ý nghĩa cho riêng nàng, cùng những cuốn ảnh lưu niệm quý giá bị lục tung và lấy mất! Mắt nhòa ướt… Uyển Nhi không thể tìm lại được hình ảnh ghi lại những kỹ niệm của thời trẻ thơ. Thấy có người cầm chiếc áo ấm của mình, Uyển Nhi xin lại, vì chiếc áo nàng đang mặc đã dính đầy đất và máu.
Có tin một nhịp cầu Trường Tiền bị giật sập, niềm thương tiếc ngập tràn, tim như oà vỡ, Uyển Nhi khóc trong nhớ nhung, xót xa, tiếc nuối.
Với những bờ tường đầy vết đạn lỗ chỗ, rạn nứt, xạm đen bởi khói thuốc súng. Có những lớp học mà nền nhà đã bị đạn pháo kích đào sâu, nhiều nơi mái nhà bể nát để lại những lỗ hủng lớn. Trường ĐK, sau đó đã được biến thành một trong những Trại Tỵ Nạn Cộng Sản do Chính Phủ VNCH lập ra để giúp đỡ những người dân lánh nạn. Chính phủ đã phải lập kế hoạch cứu trợ với thực phẩm, thuốc men, quần áo cũ, mền chiếu, tạo nơi tạm trú cho người dân tị nạn. Gia đình Uyển Nhi cũng được trợ giúp gạo, chăn màng như những gia đình khác. Sân trường ĐK đã trở thành khu chợ chồm hổm ngay trên sân cỏ đã bị dẫm nát, nhèm nhẹp bùn đất vì mưa phùn, hầu như không thiếu món gì được bày bán. Ai có tiền thì không thiếu thức ăn, nhưng phần đông dân sót sống nhờ gạo được chính phủ phát cho.
Lần hồi, rất nhiều phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế cứu trợ. Uyển Nhi gia nhập theo phái đoàn Sinh Viên Sài Gòn, cùng với họ, đi giúp những nạn nhân Mậu Thân khốn khổ, mất cha, mất chồng, mất con, để rồi được chứng kiến những hố chôn đầy xác người, tay bị cột sau lưng. Nhiều người bị cột dính chùm với nhau bằng những sợi lạt tre chẻ mỏng, hay giây điện, giây thừng, và cả giây kẽm gai. Khi những xác được quật lên, da xác chết thâm đen nứt nẻ, mắt trợn ngược, miệng há ra như để tìm hơi thở, và phình to như trái cam, trong miệng có nhét những giẻ… Mùi tử khí bốc lên kinh hồn từ những hố chôn tập thể, bám mãi trong áo quần Uyển Nhi, mà dầu Nhị Thiên Đường mà các bà lớn tuổi đã thương xức cho nàng cũng không át mất mùi buồn nôn đó. Uyển Nhi sợ hãi, rụng rời, không dám đứng quá gần để quan sát những thây người đã chết, mà chỉ đứng xa xa, rơi nước mắt theo những người mẹ, người vợ, những người cha già, những người con. Khác với nàng, họ không sợ những xác chết đầy mùi hôi kia, mà đã lăn xả vào, gào khóc thảm thiết để nhận diện người thân yêu.
Các sinh viên được chia ra từng nhóm nhỏ, có người hướng dẫn đưa đến từng nơi khác nhau để giúp thu dọn những nơi đổ nát, rác rưởi vương vãi khắp nơi, dơ dáy, đầy nguy hiểm, vì mảnh đạn có thể còn lưu lại dưới những lớp rác đó. Họ cũng giúp băng bó những vết thương không quá nặng, giúp phân phát thuốc men cho những người đau.
Mắt nhạt nhòa, Uyển Nhi, cùng một nhóm sinh viên vượt qua cửa Đông Ba đã bị đạn pháo kích tàn phá, để vào Thành Nội. Khắp nơi nhà cửa đổ xuống thành những đống đổ nát, điêu tàn, tất cả như bình địa. Những con đường quằn xuống, không còn mang hình hài của một con đường. Nàng đã chứng kiến những cảnh hãi hùng… giật thót mình, che mặt lại, rợn người buồn nôn, khi thấy cảnh bầy chó đói chạy trên những con đường nồng nặc mùi xác chết, giành nhau những khúc xương tay, chân, hay ngoạm những mảnh xương còn dính chút thịt đã rữa nát…
Mỗi buổi chiều, sau suốt một ngày dài bận rộn, các sinh viên được đưa về khu Trường Đại Học ở Morin, ăn, nghỉ ngơi,và tắm. Uyển Nhi hay ngồi im lặng, nhắm mắt, dựa lưng vào bức tường của lớp học với nhiều mệt mỏi, thẫn thờ. Tối lại, các sinh viên quây quần bên nhau để cùng ăn cơm chiều, Uyển Nhi nuốt cơm mà không có cảm giác đói, vì những hình ảnh thảm thương luôn lởn vởn trong đầu. Uyển Nhi ngủ lại tại nơi dành cho đoàn Sinh Viên Sài Gòn và Đoàn Thanh Niên Thiện Chí. Họ thức rất khuya, dựa vào nhau chập chờn, hay ngồi bên nhau hát những bài du ca, anh hùng ca, và cả những bài tình ca, cho lòng dịu bớt những căng thẳng.
Uyển Nhi, lòng đau xót trước những cảnh tương tàn cho chính xứ Huế yêu quý của mình, mảnh đất đã nghèo lại nghèo thêm. VC đã chất tràn thêm trên những nỗi khổ đau, làm cho đời sống người dân Huế khốn khổ đến cùng tận, những mất mát không thể kể nên lời. Lòng người dân Huế tuôn tràn sự căm hận dành cho những kẻ quá tàn ác, như không còn trái tim.
Những gì xảy ra đã ảnh hưởng sâu đậm trên người dân đất Thần Kinh. Huế tang thương đã thay đổi, cả con người và cả cảnh vật. Tất cả đều rũ rượi, héo úa, điêu tàn. Nét e ấp, nề nếp của các cô gái Huế, nói chung, và Đồng Khánh nói riêng, mất đi rất nhiều. Còn đâu nếp sống hiền lành, hiếu học của người dân Huế! Nay họ sống bất cần, có ai dám đoan chắc cho họ còn có một ngày mai!
Lòng tràn đầy niềm uất hận, nghẹn ngào, người dân đất Thần Kinh như bừng tỉnh, thấm hiểu sự nham hiểm của bọn CS và VC nằm vùng. Những con người hung tàn đó sinh ra, sống và lớn lên ở Huế, đã đi theo VC vào bưng, vào rừng, nay họ tràn về để bắn giết chính dân, và bạn bè mình một cách hằn học, tàn ác nhất, như để trả thù cho những mối hận cá nhân -đúng là một buổi tiệc máu của những hung thần Mậu Thân Huế- trong đó có hai anh em Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ… Những việc làm dã man, đầy máu lạnh của những kẻ quá tàn bạo này đã dính liền với vết nhơ của Mậu Thân Huế. Chúng đã mắc một món nợ quá lớn và quá nhơ nhớp đối với người dân Huế.
Uyển Nhi trưởng thành hơn, sau những bận rộn cùng đoàn sinh viên, sau khi trải qua những buồn đau và nguy hiểm do hoàn cảnh đưa đến, trong đầu vang lên câu hỏi, “Tại sao mình còn sống giữa hằng lớp người gục ngã nằm xuống một cách oan ức, tức tưởi kia?” Nàng hiểu rằng mình còn được Thiên Chúa cho sống sót trước những cảnh thê thảm đó, để có cơ hội yêu thương và giúp đỡ những con người quá khốn khổ.
Những trãi nghiệm quý giá này cho nàng thấy cuộc sống thật mong manh như cánh hoa sớm nở, tối tàn. Cuộc đời này rồi sẽ qua, vì tất cả chỉ là tạm bợ, không có gì đáng để bon chen. Uyển Nhi không còn dành thì giờ lo cho bản thân mình nhiều như trước nữa. Nếp sống đơn giản, với chiếc quần jean đã phai màu theo thời gian, và chiếc áo ấm rộng xệch xạc, cùng đôi dép da. Uyển Nhi sống hòa đồng với mọi người chung quanh.
Như cô bé lọ lem gặp may mắn, nàng đã có rất nhiều người bạn chân tình. Tình bạn chân thật khắng khít, thâm sâu, đã giúp họ an ủi nâng đở nhau. Khi chứng kiến những cảnh cùng khổ, họ chia sẻ những vui buồn rất quý bên nhau. Nếu không có những tình bạn ấm áp đó, chắc gì Uyển Nhi có thể chịu đựng được qua những tang thương nàng đã chứng kiến. Uyển Nhi cảm động nhớ mãi một người… đã cho nàng thêm chiếc áo len…
Trải qua nhiều ngày cùng làm việc với nhau, Uyển Nhi cảm kích khi thấy những người bạn trẻ Sinh Viên, những Thanh Niên Thiện Chí, không quản mệt nhọc, giúp những người già, những em bé, và tất cả những ai cần đến với tấm lòng vô vị lợi và rộng mở, chan chứa tình người, đầy sự cảm thông. Họ quên mình, không nề hà khó nhọc, đầy nhiệt huyết, hăng hái, quên ăn, quên uống, quên thời gian, cho những nhu cầu chung quanh quá lớn. Uyển Nhi xót xa khi nhìn những người dân hiền lành tan lạc, không nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ cần thiết, run rẩy, mặt mất thần như người không hồn, lang thang thất tha thất thểu, như những thây người đang đi vào cõi chết.
Khắp nơi đều có bóng dáng của các anh chiến binh Quốc gia đáng mến, thân thiện, đầy nhân bản, vì nghĩa vụ đã liều mình để bảo vệ những nguời dân cùng khổ. Họ là nguồn hy vọng, đưa tình yêu và lòng tin tưởng đến cho những người dân đã bị lừa gạt một cách trắng trợn, mất hết niềm tin, nơm nớp sợ hãi. Nay những người dân này đã yên tâm trở lại, trên khuôn mặt họ đã có nụ cười. Uyển Nhi vui khi thấy nhiều người dân lôi kéo các anh chiến binh để muốn được giúp đở: “Anh ơi, đi ngã ni nì…”, “Anh ơi, nước đây nì, anh uống chút đi…” Những chiếc áo hoa rừng đã làm Uyển Nhi như khựng lại, lòng bồi hồi, xúc động ngẩn ngơ, khiến nàng liên tưởng đến một người…VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Hôm nay, tự nhiên bầu trời xứ Huế như bừng tỉnh. Huế yêu của Uyển Nhi như được hồi sinh sau những ngày điêu tàn. Khung trời chan hòa ánh nắng dịu dàng, lung linh. Những giải nắng mờ ảo, mềm mại của mùa Xuân bắt đầu rơi xuống. Trải qua nhiều ngày tang thương u ám, nay các tia nắng thủy tinh nhẹ nhàng xuyên qua màng mờ mờ trắng mong manh của mưa phùn lất phất, như đang mơn trớn những tâm hồn đau thương vì những âm dương cách biệt. Ôi! Anh nắng trong suốt đẹp ngỡ ngàng làm sao! Như là lời hứa hẹn hy vọng cho những kẻ yêu nhau, lòng Uyển Nhi bất chợt rung động, xao xuyến
Uyển Nhi, đã rất bận rộn như những sinh viên khác, nhưng lồng vào đó, rất nhiều lần nàng nhớ người yêu, tim se thắt đau buồn, vì Uyển Nhi không thể tìm đâu, hay hỏi thăm ai để có được chút ít tin tức của Hoàng Mai. Thẩn thờ nghĩ đến người lính mũ nâu mà giờ đây thật ngàn trùng xa cách. Không biết anh đang ở đâu? Hẳn anh cũng đang phải chiến đấu gay go cùng kẻ thù? Có chuyện gì bất an xảy ra cho anh không? Ngay giờ phút này, Uyển Nhi ước chi mình được ngã vào vòng tay khép chặt của người yêu. Nàng mơ một vòng tay ôm siết ấm áp… mơ được nghe tiếng nói của anh yêu, để biết chắc anh còn hiện diện trên cõi đời này.
Những đêm dài thao thức lo lắng cho tính mạng của anh, xa anh vời vợi. Hình ảnh người yêu luôn chập chờn trong đầu, trong tim. Nhớ anh, nhớ thiệt nhớ. Uyển Nhi chỉ biết nhắm mắt lại, thổn thức: “Anh yêu ráng đợi cho em được gặp lại anh, dù chỉ một lần”, để cho những giọt nước mắt nhạt nhòa trên má, và âm thầm rơi xuống ướt đẫm chiếc áo kê đầu.
Sự dã man của VC -nhất là những kẻ nằm vùng- qua biến cố Tết Mậu Thân quá đậm nét, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Huế. Văng vẳng đâu đó trong các lớp học tang thương đầy những mảnh hồn tan vỡ, những câu hò ru em, bay vút lên, hòa trong không gian tĩnh mịch, buồn thấm thía, phản ảnh sự chịu đựng, cam phận của người dân Huế trong niềm đau tột cùng của những mất mát:
“Ù… ơ… ru em cho thét cho mùi, Em ngủ cho giỏi, để mạ đi tìm xác cha…
Ù… ơ… Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”
“Ù… ơ… Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”
“Ù… ơ… Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng…”
“Ù… ơ… chơ răng mà khổ quá ai ơi! Bây chừ… biết anh nằm nơi mô? Ù… ơ… Con thơ còn dại, lấy gì tui nuôi… Ù… ơ… ờ…”
Nước mắt Uyển Nhi lại tuôn tràn…
Một thời gian sau, Uyển Nhi bùi ngùi từ giã gia đình và xứ Huế với niềm luyến tiếc ngập lòng, quay lưng lại với những bức tường còn đầy vết sẹo, và lỗ chỗ những mảng nám đen của khói lửa. Lòng ngổn ngang, nàng theo phái đoàn sinh viên bước lên máy bay vào Sài Gòn. Đây là điều Thiên Chúa đã ưu đãi nàng, vì nếu không hoạt động cùng đoàn sinh viên Sài Gòn và đoàn Thanh Niên Thiện Chí, và được những người trong ban tổ chức chương trình cứu trợ Mậu Thân Huế thương và hết lòng giúp đỡ, thì làm sao Uyển Nhi có thể tìm được vé máy bay trong thời buổi nhiễu nhương, khó khăn như vậy!
Đến Sài Gòn, cũng phải chen chân khó nhọc, chờ đợi thật lâu, Uyển Nhi, mới có thể mua được vé xe đò Minh Trung để lên Đà Lạt, khiến nàng trở lại cư xá rất trễ với bao vất vả ở dọc đường. Vì tình hình chưa yên, khi đến Định Quán, xe đã phải ngừng lại khá lâu, làm Uyển Nhi bồn chồn, lo lắng, sợ những bất trắc có thể xảy đến. Nhưng sau vài giờ chờ đợi, xe tiếp tục chạy ngang qua Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, qua đèo Prenn để vào thành phố Đà Lạt. Một ngày mệt mỏi, đầy lo âu, nhưng rồi Uyển Nhi cũng đến nơi an toàn.
Đà Lạt cũng có những cuộc giao tranh quyết liệt với VC trong những ngày Tết vừa qua. Phải đến mùng 6 Tết, TĐ11 BĐQ, mới được tăng cường đến, giải tỏa thị xã dành được chiến thắng trong nỗi vui mừng của toàn thể dân chúng.
Viện Đại Học Đà Lạt ra thông cáo cho sinh viên nghỉ học một thời gian dài, nên việc học của nàng không bị ảnh hưởng. Uyển Nhi vừa bước chân vào phòng khách Đại Học Xá, TC thấy mặt nàng, mừng rỡ ôm chầm lấy:
- Uyển Nhi ơi, sao lâu quá, giờ này bạn mới trở lên? Lo cho bạn có chuyện gì. Gặp lại bạn thiệt là mừng. Có thư cho bạn đây này.
Thư gởi cho mình? Của ai? Có thể nào lại là tin nhắn của anh, trong lúc tình hình còn trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, khói lửa ngút ngàn. Lòng nhói đau, Uyền Nhi ngồi thụp xuống ghế, nhắm mắt lại, lo sợ những điều bất an.
Sự căng thẳng làm Uyển Nhi như ngừng thở, đầu gục xuống. Nàng liên tưởng đến bao cảnh mất mát, những chia ly vĩnh viễn, những ly biệt tang thương ở Huế. Những đau khổ đó đã làm cho lòng người xứ Huế mòn mỏi, tràn đầy nước mắt. Tim nàng se thắt khiến từng giọt nước mắt rơi xuống làm nhạt nhòa mảnh giấy trên tay.
Quá xúc cảm, hồi hộp, đôi tay run run, Uyển Nhi mở lá thư nhỏ đã ướt nước mắt của nàng. Những hàng chữ ngắn chập chờn hiện ra trước mắt nàng:
“Uyển Nhi yêu của anh, Tết qua đã lâu rồi mà em đang ở đâu? Anh ghé tìm em hai lần mà không gặp! Anh lo cho em lắm. Nhớ em. Anh bình yên và đang ở Đà Lạt cùng TĐ11 BĐQ. Em đừng đi đâu để anh đến thăm khi tình hình cho phép. Hôn em – Yêu em nhiều -Anh- HM”
Người run lên vì cảm động và vì quá ngạc nhiên, Uyển Nhi khép chặt đôi mi. Người lính mũ nâu nàng yêu lại đang ở ngay đây! Uyển Nhi cảm thấy như bay bổng không dám tin đây là sự thật! Có đúng như vậy không? Chính anh lại là người đưa đơn vị, TĐ11BĐQ, lên bảo vệ thành phố Đà Lạt yêu quý mà Uyển Nhi đang ở, và đang đi học! Niềm hạnh phúc ấm áp tràn ngập lòng, như trong giấc mơ, khiến tim nàng đập liên hồi, lòng nàng ngây ngất.
Trải qua những chuỗi ngày dài xa vắng, căng thẳng dồn dập, giờ đạy lòng nàng đang tươi thắm trở lại. Uyển Nhi quên những vất vả dọc đường, ép chặt mảnh giấy nhỏ gói trọn tình yêu của người lính mũ nâu vào ngực, vì nàng đã đón nhận tin “anh bình yên” với niềm vui đầy trọn.
Úp mặt vào bàn tay, những giọt nước mắt mừng vui tuôn tràn, nàng thầm cảm tạ Thiên Chúa đã che chở cho anh và nàng được bình yên sau bao biến cố đổi thay, và có cơ hội trở lại Đà Lạt để còn có dịp được gặp lại nhau:Viện đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, 1968
“Thiên Chúa quý mến! Con biết ơn Ngài, con yêu Ngài. Ngài đã sắp xếp mọi chuyện tốt đẹp nhất mà con không thể nghĩ ra được…”
Tình hình Đà Lạt có vẻ đã tạm yên, nhưng tuy tiếng súng vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mỗi ngày qua là một quãng thời gian đợi chờ dài. Những câu hỏi dồn dập trong đầu thoáng qua trong đầu nàng khi nhớ và lo cho người yêu. Qua cửa sổ phòng mình, nhìn xuyên qua những ngọn đồi và thung lũng ngút ngàn, xa xa, thấp thoáng sau những dãy núi màu xanh xám lạnh lùng kia, có phải anh đang ở nơi sâu thẳm đó không? Có phải anh đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù nguy hiểm kia?
Khi đang quay cuồng với niềm nhớ và nỗi lo âu, người lính mũ nâu bất ngờ xuất hiện, oai nghiêm trên chiếc xe Jeep đậu trước cổng cư xá cùng người tài xế và hai người lính cận vệ.
Hoàng Mai mừng rỡ khi thấy bóng dáng người yêu,đang yên lặng ngồi chờ, khi nàng bước vào phòng khách.
Bước ra bên ngoài, khép chặt Uyển Nhi trong vòng tay gói trọn tình yêu, Hoàng Mai nhìn sâu vào đôi mắt long lanh ướt, cảm động của nàng. Uyển Nhi ôm anh chặt cứng như sợ anh biến mất. Qua bao nguy hiểm rình chờ, sau bao xa cách, cuối cùng hai người đã gặp lại. Hoàng Mai thật xúc động khi gặp lại nàng. Anh bồi hồi, ngậm ngùi trân quý khoảng thời gian ngắn có được bên nhau của hai người.
Dựa đầu vào ngực anh, những sợ tóc đen dài vướng lên chiếc áo hoa rừng thơm mùi cây cỏ và ngát mùi đất của người yêu, Uyển Nhi, lòng đầy xúc cảm, lắng nghe nhịp đập của tim anh, cùng tiếng nói trầm ấm của anh.Từng âm thanh một như thấm vào lòng, mà đã quá lâu nàng thiếu cảm giác êm đềm đó.
Với nét mặt trầm lặng, anh kể cho Uyển Nhi nghe về những chuyện đã xảy ra trong những ngày qua.
Lợi dụng thời gian hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền, CS đã đồng loạt mở các cuộc tấn công nhiều nơi nhắm vào thành phố để gây tiếng vang trên chính trường quốc tế.
TĐ11 BĐQ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Biển Hồ, Pleiku, thì sáng mùng một Tết đơn vị đã phải cùng với lực lượng địa phương mở những cuộc phản công đẩy lui Cộng Quân ra khỏi thành phố Pleiku.
Khi đã thanh toán xong những ổ kháng cự cuối cùng và mở rộng vòng đai an toàn cho thành phố, đơn vị anh đã được không vận ngay qua Ban Mê Thuột để giải tỏa áp lực của địch cũng đang đe dọa thành phố này. Sau những ngày cùng với các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 đẩy lui địch quân ra khỏi thành phố, Tiểu Đoàn lại được lệnh di chuyển gấp qua Đalat để chận đứng các cuộc tấn công của địch quân nhắm vào các trung tâm huấn luyện và thành phố Đà Lạt.
Từ khi TĐ11 BĐQ đến thành phố, tình hình nơi đây trở nên yên tĩnh. Sinh hoạt của dân chúng trở lại náo nhiệt như thường lệ, có lẽ vì họ thấy được bóng dáng của đơn vị mũ nâu xuất hiện ở nhiều nơi. Là trung tâm văn hoá và du lịch, Đà Lạt không có bóng dáng của chiến tranh trong suốt nhiều thập niên; bỗng nhiên qua đêm súng nổ khắp nơi khiến người dân bàng hoàng lo sợ. Giờ đây, khi thấy đơn vị BĐQ xuất hiện để bảo vệ an ninh cho họ, sự vui mừng lại bùng dậy một cách tự nhiên như hơi thở qua nếp sinh hoạt của người dân.
Các đơn vị hành chánh vững tin, các trung tâm huấn luyện cũng lên tinh thần để tiếp tục nhiệm vụ đào tạo cấp chỉ huy quân sự và dân sự cho đất nước. Đà Lạt lấy lại sinh khí của những ngày thanh bình trước đó, phần lớn là dựa vào yếu tố tâm lý hơn là quân sự, vì Tiểu Đoàn chưa thấy bóng dáng của VC kể từ ngày tới đây.
Đúng với dự đoán, tình hình yên tĩnh không kéo dài, sau một tuần có vẻ bình yên, tiếng súng bắt đầu nổ trở lại trong đêm về hướng Suối Vàng. Đơn vị tiền đồn của TĐ11 BĐQ nổ súng khi phát giác sự di chuyển của địch quân, khiến chúng để lại vài xác cùng với vài khẩu AK47. Sáng ngày tin tức của dân chúng xác nhận có sự xuất hiện của “dép râu” tại nhiều nơi.
Các đơn vị BĐQ bung ra lục soát đã chạm địch trên các đồi trọc vùng Cây Số 4. Trận đánh bắt đầu, Cộng Quân đào hố “hàm ếch” trên những ngọn đồi không cây cối, nhưng vẫn có những lượn cỏ lau cao bao phủ đầu người, mà chiếc L19 bay lượn trên trên cao không thể thấy được dấu vết hầm hố nào của chúng. Vì địa thế trống trải, BĐQ không thể tiến lên đồi mà không bị tổn thất.
Trận đánh kéo dài, dân chúng hỗ trợ tinh thần với những chiếc xe lam chở thực phẩm tiếp tế cho đơn vị phía sau. Trong khi đó, đơn vị phía trước vẫn tìm cách bò lên gần phòng tuyến của địch với sự yểm trợ của hai khẩu 105 ly đặt tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng cạnh Tu Viện Domain Marie.
Đến chiều ngày thứ nhì, sau khi đã cô lập đơn vị CS trên đồi, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn mới chấp nhận cho đánh “bom đìa” để bứng chúng ra khỏi hầm hố. Chưa hoàn hồn vì sức ép của bom, lại thấy BĐQ hò hét xung phong lên đồi, chúng đã hoảng hốt bỏ chạy.BĐQ xả súng đuổi theo nhưng trời đã sụp tối nên phải ngưng lại để bố trí và thâu lượm chiến trường trước khi trời tối hẳn.
Hoàng Mai cho nàng biết nay tình hình đã khá hơn, cuộc sống của người dân đã tạm ổn trở lại, Đà Lạt không tang thương như Huế! TĐ11 BĐQ đã đẩy lui VC ra khỏi thành phố, đem lại niềm vui và an bình cho dân chúng, và niềm tự hào cho những người lính mũ nâu.
Hoàng Mai lùa những ngón tay vào mái tóc đen dài, giọng nói ấm áp của anh như xuyên qua tim Uyển Nhi:
- Em đừng buồn nữa. Anh rất vui khi được gặp lại em. Anh yêu và nhớ em nhiều lắm. Tình hình đã tốt hơn. Anh sẽ còn lưu lại Đà Lạt khá lâu. Anh sẽ rất bận trong thời gian tạm ở Đà Lạt, nhưng… anh hứa chắc với em, bất cứ ở đâu, khi có cơ hội, anh sẽ tìm cách đến thăm em.
Vài ngày sau, Hoàng Mai lại đột ngột ghé cư xá thăm nàng, cùng với người tài xế và hai chú nghe máy truyền tin. Anh lái xe đưa nàng đến con đường mòn, âm u, đầy những cây thông cao vun vút trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương.
Anh ngừng xe, dìu nàng bước xuống, cả hai đi sát bên nhau. Con đường mòn và dốc dẫn xuống hồ đầy lá thông khô rơi rụng nên trơn trợt, dễ ngã. Hai bên đường lác đác vài cánh hoa dại đơn sơ, ẩn mình trong những đám cỏ ven đường. Ôm chặt cánh tay anh, Uyển Nhi dựa vào anh bước từng bước. Anh dắt nàng đi chầm chậm hướng xuống bờ hồ im vắng. Rồi cả hai dừng chân trên thảm cỏ non, tựa vào gốc thông bên hồ, ngắm nhìn mặt nước gợn sóng lăn tăn, Nước hồ xanh thẳm êm đềm, dịu dàng, khiến hồn họ như lắng đọng, hoà cùng tiếng gió vi vu.
Vòng tay thắm thiết dành cho hai kẻ yêu nhau khi hai chiếc đầu kề nhau… Hoàng Mai thủ thỉ bên tai Uyển Nhi những lời nhớ nhung. Như giấc mơ, Uyển Nhi ngả đầu trên vai anh, im lặng không nói nên lời, lắng nghe tiếng nói mà nàng đã quá yêu:
- Anh yêu và nhớ em nhiều. Anh mong em hiểu cho bổn phận của anh đối với đơn vị trong lúc này. Em hãy hứa là đợi anh, Uyển Nhi nhé…
Chiến trường đang sôi động, đã không cho phép anh có nhiều thì giờ dành cho Uyển Nhi như anh mong ước. Uyển Nhi, trong vòng tay ấm áp của người yêu, như ngừng thở, xúc động… và rồi thất vọng nhiều, vì lát nữa đây nàng lại phải rời xa anh. Niềm vui thật không trọn vẹn, vì thời gian bên anh quá ngắn! Hồn nàng lại chơi vơi, lạc lõng.Huy hiệu TĐ 11 BĐQ
Sau một tuần ở Đà Lạt, Tiểu Đoàn được lệnh di chuyển về Đức Trọng, đóng quân ở khu rừng gần phi trường Liên Khương, cách cư xá thông reo khoảng 30km.
Trong những ngày anh ở đây, thỉnh thoảng Uyển Nhi được đến thăm anh. Khu rừng đẹp man dại, phong cảnh thiên nhiên với những cây thông cao xanh mát, với những thác nước hùng vĩ cao ngất. Nước ầm ầm trút xuống những tảng đá to phía dưới, chia ra thành những nhánh suối. Dòng suối trong veo, róc rách chảy len qua những khe đá, không khí mát lạnh, những hạt nước nho nhỏ văng lên. Hai bên suối, bờ cỏ và rất nhiều lùm cây hoang và ít hoa dại mọc chen nhau vòng quanh các tảng đá lớn, nhỏ, trải ra cả một vùng rộng, dài dọc theo bờ rừng.
Uyển Nhi e dè với phong cảnh ngút ngàn hùng tráng, những tàng cây cao hằng hằng, lớp lớp, không bóng dáng người dân, khi nàng quanh quẩn trong rừng sâu âm u, những lùm cây và cỏ dại. Khi anh bận với công việc của đơn vị, Uyển Nhi hay ngồi đợi anh trên những phiến đá có nhiều đám lau cao quá đầu người vây quanh, đôi lúc nàng đứng tựa vào thân cây cao vút, tư lự nhìn suối nước ào ạt đổ xuống những khối đá, rồi chia ra thành những nhánh nhỏ với dòng nước chảy mãi không ngừng như dòng đời vô tình trôi qua… trôi qua… mà không bao giờ quay trở lại
Có lúc khi nàng đến thăm thì anh còn đang vùi đầu với công việc của đơn vị không thể tiếp nàng, Uyển Nhi một mình trầm ngâm, thấy mình quá bé nhỏ trước khung cảnh núi rừng bát ngát. Hồn nàng như chìm đắm trong khung cảnh bao la của cánh rừng thông còn ngập trong sương mù, đầy giá lạnh, bâng khuâng nhìn những giọt sương tròn còn đọng trên những ngọn lá ở bụi cây ven đường. Uyển Nhi thông cảm, hiểu những điều anh cần phải chu toàn. “Anh yêu! Em không thể ngừng yêu anh…”
Rồi anh ra tìm sau khi tạm xong công việc, Uyển Nhi bám sát theo người yêu, dựa đầu vào vai anh, lắng nghe anh kể lại những cảm tưởng trong khoảng thời gian xa nhau.
Hồi tưởng lại những biến cố vừa qua, khi anh cùng đơn vị liên tục đối đầu với VC trong sự sống và cái chết cận kề., anh vẫn luôn theo dõi tình hình sôi động ở Huế làm. Lòng anh nóng như lửa, vì anh lo cho tính mạng Uyển Nhi. Anh sợ chiến tranh sẽ cướp mất người yêu! Nay được gặp nhau trong hoàn cảnh rất đặc biệt như thế này, thật như một giấc mơ!
Giờ đây, khi được nàng kể về những ngày đầ kinh hoàng mà nàng đã trải qua khi VC tấn công vào thành phố Huế, anh đã bàng hoàng. Hằng ngàn người dân của đất Thần Kinh đã bị sát hại không thương tiếc, vậy mà mạng sống của nàng lại được an toàn giữa dòng người ngã gục. Để rồi, sau đó nàng lại được tham gia vào đoàn cứu trợ giúp làm dịu bớt những đau thương của biết bao người chung quanh đang phải gánh chịu. Trong dịp này Uyển Nhi đã có dịp chứng kiến bao cảnh tang thương, tàn ác, đầy máu lạnh của những kẻ không còn tình người, từ trong rừng ùa vào thành phố chỉ để bắn giết những người dân vô tội quen nếp sống hiền hòa, rồi lại chạy trốn trở lại rừng sâu.
Uyển Nhi không còn như lúc trước -vô tư với tình yêu ngọt ngào anh dành cho mình- mà nay nàng hay suy nghĩ về tình yêu trong thời chiến, sẽ không còn có một sự hứa hẹn vững chắc nào cho bất cứ một mối tình nào của riêng ai. Nàng thật sự lo cho cuộc sống đầy gian nguy của anh. Uyển Nhi ngậm ngùi, không biết chắc mình sẽ có một ngày mai được sống bên anh không? Bấp bênh quá! Sự chia ly sao cứ mãi hiện diện trong cuộc tình của anh dành cho mình!
Sau khi Hoàng Mai trải áo “sô” trên cỏ dại, cả hai ngồi xuống bên nhau. Trời âm u mát lạnh, anh lấy áo khoác choàng cho nàng, lòng chùng xuống, xốn xang. Anh hiểu chính mối tình Uyển Nhi dành cho anh đã đem lại cho nàng nhiều suy tư hơn niềm vui đơn giản. Khuôn mặt trong sáng, tươi vui của người yêu nay phảng phất nét buồn man mác, trong khi đôi mắt đen ngơ ngác, long lanh nay đã pha chút trầm ngâm xa vắng.
Anh không muốn thấy nàng mất đi tánh hồn nhiên ngây thơ. Anh tin tưởng mình sẽ đem hạnh phúc đến cho nàng. Anh muốn Uyển Nhi vững tâm hơn, hoàn toàn tin tưởng nơi tình yêu anh dành cho nàng. Anh biết mình sẽ phải làm gì để không quá trể. Hoàng Mai thiết tha nhắc nhở:
- Anh đang ở bên cạnh em, em yêu vui lên đi. Em hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Em phải hiểu trách nhiệm của anh đối với đơn vị quan trọng như thế nào, anh mong em hiểu để giúp anh. Riêng với em, anh muốn em hoàn toàn đặt lòng tin vào anh. Em phải luôn nhớ là anh yêu em nhiều lắm…
Uyển Nhi biết rằng khi đã chọn yêu người lính mũ nâu, nàng không thể ích kỷ, anh đã có quá nhiều căng thẳng, gian khổ với cuộc chiến. Nàng không thể là một gánh nặng thêm vào cuộc sống của anh.
Có phải mình luôn tự hào là đã vượt qua nhiều ngăn trở để giữ vững tình yêu dành cho Hoàng Mai? Đây là tình yêu Uyển Nhi tự chọn lựa, nàng không thể làm gì khác hơn là yêu anh nồng nàn như nàng đã yêu, và sẽ yêu anh mãi… Mình phải là nguồn an ủi cho anh tìm đến sau những mệt mỏi do cuộc chiến đưa lại. Muốn vậy, nàng phải là người thông cảm những gian khổ đời lính của anh hơn ai hết.
Uyển Nhi, mơ được có thì giờ bên Hoàng Mai nhiều hơn, “Anh ơi, anh đã hiến cả đời người cho lính. Xa anh quá lâu nên em nhớ anh lắm. Thời gian bên anh quá ít, mà lại trôi qua quá nhanh!”
Trách nhiệm và bổn phận của người chỉ huy đối với đơn vị luôn là ưu tiên hàng đầu, Uyển Nhi hiểu rõ điều đó. Vì thế, nàng chỉ được gặp anh những khi anh không bận việc hành quân. Những giây phút bên anh thật quá ít, không đủ để làm vơi đi những nhớ thương trong lòng.
Cũng không có được bao nhiêu ngày đơn vị anh ở lại Đà Lạt, những lần gặp anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những lúc không đến thăm anh, nàng một mình cô đơn thơ thẩn trong cánh rừng hoang dã, cùng với tiếng nước đổ ầm ầm suốt ngày. Những lúc chờ đợi anh, Uyển Nhi đi loanh quanh một mình dưới những tàng cây xanh, ngạc nhiên, thích thú khi khám phá ra những cành phong lan hoang dại, thanh cảnh, quý phái, màu sắc khác lạ đặc biệt, mọc gởi xa tít trên các thân cây cao vun vút kia, như những nàng tiên kiêu xa đi lạc chốn trần! Những lần đến thăm anh, Uyển Nhi như được bao phủ bởi những chiếc áo hoa rừng, cùng những chiếc mũ nâu rãi rác chung quanh, nàng không thể nghĩ, và tưởng tượng được có ngày nàng gan và liều như vậy, vì nếu có chuyện gì xảy ra thì chính nàng sẽ là gánh nặng cho chàng, và cho những người khác.
Nhìn sinh hoạt của những người lính Biệt Động Quân, Uyển Nhi cảm thương và hiểu được phần nào cuộc sống gian nan của họ, họ không có mái nhà để trú ẩn, không có giường để ngã lưng. Thay vào đó là những chiếc lều được căng lên, cùng những chiếc võng vắt ngang qua các thân cây bên dòng suối. Đời sống của họ quá giản dị, tưởng chừng không thể dản dị hơn, nhưng nàng thấy họ luôn vui vẻ cùng nhau. Hoàng Mai cũng vậy, anh hòa đồng với mọi người trong đơn vị. Nhưng anh cũng như những người lính của TĐ11 BĐQ đều như ở trong vị thế sẳn sàng để “chiến đấu”… Chưa bao giờ Uyển Nhi thấy anh cởi đôi giày đen to, cao với nhiều sợi giây chằng chịt được cột chặt ra khỏi chân. Nàng hiểu thêm được tình chiến binh gắn bó sâu đậm họ dành cho nhau, dám hy sinh cho nhau.
Càng ở gần bên anh trong khung cảnh chiến tranh, Uyển Nhi càng hiểu được trách nhiệm của người chỉ huy đối với đơn vị quan trọng như thế nào! Uyển Nhi biết vị trí của mình, nên nàng im lặng, âm thầm bên anh như một chiếc bóng…
Những giây phút được ở gần anh rất hiếm hoi, nhưng ánh mắt ngọt ngào của người lính mũ nâu dành cho mình, đã là niềm hạnh phúc không thể diễn tả được trong lòng nàng. Yêu anh sâu đậm, nên những căng thẳng, những lo âu nơi đây, Uyển Nhi đều có thể chịu đựng được một cách nhẹ nhàn, chỉ khi chiều tàn, trở về cư xá sau những buổi được đến thăm chàng, lòng lắng đọng trong căn phòng nhỏ, Uyển Nhi tê tái buồn, nghĩ đến lúc sẽ phải chia tay anh, cuộc sống rồi sẽ lại buồn tênh.
Riêng Hoàng Mai, tuy rất bận rộn, nhưng anh trân quý những khoảnh khắc có Uyển Nhi bên cạnh, luôn dành thì giờ riêng cho nàng. Anh biết sau những khoảng thời gian bận rộn và rất ngắn này, sẽ phải rời nơi đây, phải xa nàng trong một ngày thật gần. Với tình hình luôn căng thẳng như hiện tại, không biết bao lâu mới được gặp lại. Đời người lính mũ nâu rày đây mai đó mà.
Khoảng hơn hai tuần, anh cùng TĐ11 BĐQ rời Đà Lạt, di chuyển xuống Lâm Đồng, tuy không xa như Pleiku, nhưng đối với nàng cũng quá xa. Với Uyển Nhi, Pleiku hay Lâm Đồng có gì khác đâu! Sự chia ly đưa đến những trống vắng cùng niềm cô đơn, Uyển Nhi trở lại khung trời đại học với nỗi nhớ thương trong lòng.
Mới đó mà anh đã đi xa rồi. Những ngày vui bên anh trôi qua quá nhanh, thật không đủ để khỏa lấp nổi nhớ thương người yêu. Nhưng Uyển Nhi không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận vì biết đó là một phần của cuộc tình mình dành cho anh. Niềm vui không bao giờ như nàng mơ ước, vẫn mãi ngàn trùng xa cách.
Những chiếc thư xanh thay cho lời nói. Uyển Nhi tự hứa sẽ can đảm hơn để anh hãnh diện và yên tâm phục vụ tổ quốc trong thời chiến. Sau thời gian được gần bên anh, nay nàng phải quay về với việc học, mà nàng không thể sao lãng vì mẹ kỳ vọng rất nhiều ở mình. Cũng nhờ đó, nàng có thể quên bớt những ngày tháng quá dài của sự đợi mong.
Uyển Nhi cắm đầu lo học bên những ly cà phê phin đậm đặc, giúp nàng thức trắng đêm để theo kịp các bạn. Nhưng thực tế thật không dễ, có những lúc nổi nhớ dâng tràn trong mảnh tim cô đơn, dòng chữ như nhảy múa trước mắt, Uyển Nhi chỉ biết gục đầu vào những trang sách dày. Đôi mắt ướt đẩm, nàng nhớ người yêu…rồi ngày qua ngày, nàng vẫn nhớ người yêu… nhớ thiệt nhớ…lòng Uyển Nhi chùng xuống… không có anh … cô đơn quá… bao lâu nữa em mới được gặp lại anh?
Vẫn mãi ngàn trùng xa cách… Rất nhớ…
Tôn Nữ Mai Tâm
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển
(Phu Nhân Mũ Nâu Hồ-Khắc-Đàm)
Vài dòng tiểu sử:
Tác giả Mai Tâm- Sinh ra trên xứ Huế, Công-Huyền Tôn-Nữ Mai-Tâm được nuôi dưỡng và lớn lên trong ngôi trường Đồng Khánh. Năm 1965, bà theo học Khoa Chính Trị Kinh Doanh, thuộc Viện Đại Học Đà- Lạt, và tốt nghiệp Cử Nhân. Lập gia đình với ông Hồ Khắc Đàm, sĩ quan QLVNCH.
- Trong biến cố đau thương của đất nước năm 1975, bà cùng chồng và 4 con di tản qua Mỹ, và hiện có được 7 cháu nội ngoại. Bà tốt nghiệp Cao Học Mục Vụ (Master of Art in Ministry) tại Union University of California vào năm 2009. Hiện nay, ngoài việc vui với gia đình và phục vụ Chúa, bà viết văn ghi lại ký ức nhẹ nhàng để nhớ lại quãng đường mà Thiên Chúa đã cho bà đi qua cùng với người thân ruột thịt và bằng hữu.
- Văn của bà mang đậm nét yêu thương, vì trên cõi đời này con người chỉ tìm kiếm có 3 điều, đó là: đức tin, sự trông cậy, và tình yêu thương, mà điều quan trọng hơn cả là tình yêu thương…
Mậu Thân Đợt Một
Kính dâng hương hồn những người đã nằm xuống…
Tặng những ai đã từng cứu trợ xứ Huế…
…Tết Mậu Thân 1968…
Mậu Thân năm nay được mẹ cho phép về Huế ăn Tết với gia đình,Uyển Nhi lòng hớn hở vui mừng, vì năm ngoái nàng đã phải ở lại Đà Lạt trong cái Tết rất cô đơn, buồn tẻ ở cư xá. Có lẻ vì đi học xa, nhớ nhà, nên lòng nàng vừa hồi hộp, vừa nao nức chờ đợi những ngày sắp đến. Uyển Nhi mua một ít cà rốt, su hào, ít trà artichoque, ít mứt mận, mứt dâu tây, là những sản phẩm của Đà Lạt, đem về Huế cho mẹ. Uyển Nhi thương mẹ đơn chiếc ở vậy nuôi anh em của nàng, vì ba chết lúc Uyển Nhi chỉ mới hơn một tuổi. Theo dự định, nàng sẽ ở lại Huế một tuần. Uyển Nhi đã trở về Huế trong bầu trời lạnh, mưa phùn lất phất.
Đúng không khí Tết, cái lạnh thấm vào da thịt, trời âm u, chứ không có ánh nắng chan hòa như xứ hoa anh đào. Ngay ngày hôm sau, Uyển Nhi thay chiếc áo dài màu hoa cà, choàng thêm chiếc áo len trắng. Nhớ đến những nhịp cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương, nước sông lững lờ trôi êm đềm, như giải lụa chia cách Thành Nội và trường ĐK, nên nàng đẩy chiếc xe đạp ra, nhất định hôm nay phải đạp xe ngang trên chiếc cầu đặc biệt kia của xứ Huế, mà đã lâu lắm rồi Uyển Nhi không được nhìn… Uyển Nhi đạp xe chầm chậm trên con đường trước trường ĐK, dọc theo bờ sông Hương -con đường của những tà áo trắng và những mái tóc thề xỏa ngang lưng, con đường đầy cây long não với lá rụng vào mùa thu buồn, con đường của những gót chân hồng trong mùa nước lụt- từ trường ĐK, ngang qua bệnh viện Huế, đến Morin, vành lên chiếc cầu sáu vài mười hai nhịp của những câu hò ru em:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Thà rằng không biết thì thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn…
Gió thổi ngược nên chiếc xe nặng và khó đạp. Như bao lần khác, lòng nao nao khi nhìn thấy chiếc cầu thân yêu. Rồi những kỹ niệm trong sáng, đơn sơ của thời trung học thoáng nhanh qua đầu nàng… chiếc cầu mềm mại nối hàng cây me và hàng phượng vĩ hai bên bờ sông lại với nhau. Chợ hoa bên kia cầu đã thưa người, những người bán mứt bánh, hối hả lo dọn dẹp về nhà, để cùng gia đình chuẩn bị ăn Tết.Cầu Trường Tiền bị VC phá sập, 1968
Đối với những người dân ở Cố Đô Huế, Tết là một ngày đặc biệt. Phần nhiều gia đình nào cũng chuẩn bị thức ăn ít nhất cho ba ngày Tết. Họ không thể thiếu nồi giò heo hầm với cải xanh, miếng thịt phay và một hũ tôm chua màu đỏ rất đẹp, nồi thịt rim, những đòn bánh tét với hủ dưa món gồm ít trái ớt đỏ, củ cải trắng, cà rốt và đu đủ đã được tỉa hình các loại hoa hồng, hoa ngọc lan… rất công phu -mà mỗi lần ăn, các cô gái Huế chỉ cắn cầm chừng vì sợ hoa mau tàn, vài xâu nem chua gói bằng lá chuối nhìn thật hấp dẫn. Thêm vài hộp mứt được bày trên chiếc khay để trên bàn, sát cành mai vàng được cắm trong chiếc lục bình xinh xinh, những nụ hoa búp màu ngọc đang hé nở, tỏa mùi thơm nhẹ nhàng quý phái. Uyển Nhi mĩm cười, nhớ anh… Nàng hát nho nhỏ câu hát trong bài Đồn Vắng Chiều Xuân của Trần Thiện Thanh, mà Hoàng Mai hay thủ thỉ bên tai nàng:
Đồn anh… đóng ven rừng Mai…
Nếu Mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?…
Sáng mồng một -30 tháng một năm 1968- lòng rộn ràng sau một đêm nôn nao nằm chờ sáng, Uyển Nhi thức dậy sớm nhất nhà. Theo phong tục, nàng lựa chiếc áo dài đẹp nhất diện vào, chải tóc gọn gàng, tươm tất, nấu nước sôi chế bình trà nóng, rồi lột lá chuối, mở đòn bánh tét, lấy sợi dây lạt cột bên ngoài chiếc bánh, tẻ ra từng sợi rất mảnh, rồi cẩn thận tét từng lát bánh mỏng, sắp vào dĩa, sau đó gắp dưa món để vào dĩa nhỏ. Nàng bày những trái ớt đỏ và miếng dưa cà rốt tỉa hình hoa cúc lên chính giữa miếng bánh cho đẹp mắt, rồi hâm lại thức ăn cho nóng, múc giò heo và cải xanh ra tô. Nàng nhớ lời mẹ dặn, không được rắc hành lên tô canh để khỏi bị nói hành quanh năm. Sau khi chuẩn bị xong, nàng mời mẹ và mọi người ra ăn Tết.
Sau khi chúc Tết mẹ, cả nhà -gồm có mẹ, người chị, em trai và Uyển Nhi, ngồi bên nhau vui vẻ. Dù đã lớn, nhưng nàng vẫn được mẹ lì xì cho phong bì đỏ nho nhỏ để lấy hên. Một ngày thật đầy ý nghĩa. Mọi người ngồi quây quần ấm cúng bên chiếc bàn nhỏ, nhắc lại những kỷ niệm của tuổi thơ, thưởng thức những món ăn đơn sơ nhưng đượm hương vị Tết, nhâm nhi những lát mứt gừng, mứt hột sen, rồi uống chầm chậm tách trà nóng.
Mồng một Tết trôi qua êm đềm. Trời đã chiều, Uyển Nhi không tính đi đâu, chỉ muốn luẩn quẩn quanh nhà, nhìn từng tấm hình cũ, mân mê từng vật kỹ niệm mà mình đã để lại nhà khi đi học xa. Đây là “gia tài” riêng tư mà nàng nâng niu trân quý.
Ăn cơm tối xong khoảng gần 8 giờ, dọn dẹp đâu vào đó, nàng lại xà xuống bên mẹ và chị trò chuyện, tron g khi người em trai phải đi trực ở bệnh viện Huế. Uyển Nhi không muốn đi ngủ, ngồi thủ thỉ bên mẹ đến khuya, kể về những bận rộn việc học của mình, ôm và cám ơn mẹ đã cho nàng lên Đà Lạt học. Đây là niềm vui lớn nhất đối với Uyển Nhi, vì như giấc mơ, nàng đã gặp và yêu người sĩ quan mũ nâu trẻ tuổi, chững chạc hiên ngang…
Quá nữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng hai Tết, thoáng nghe đâu đó, xa xa có nhiều tiếng lạch tạch nho nhỏ, như tiếng pháo nổ mừng xuân, nhưng rồi từ từ, tiếng nổ nghe rõ hơn, cách khoảng nhau nhưng không ngừng nghỉ. Những tiếng nổ không hàng loạt và lách tách như tiếng pháo, mà nghe rì rầm, đì đùng, lớn dần và cũng nhiều dần. Uyển Nhi hoang mang, tại sao ngày mồng một thì ít người mừng xuân, nay đã bắt đầu qua ngày mồng hai rồi mà ai đốt pháo liên miên nhiều như vậy? Ngược đời quá! Thoáng chút suy tư… ngước nhìn mẹ, không biết có chuyện gì? Cả nhà im lặng nằm lắng nghe tiếng nổ. Càng gần sáng thì những tiếng nổ càng nhiều hơn, nghe gần và rất rõ, âm thanh đoàng đoàng, đoành đoành to như tiếng súng, nhưng không thể định hướng được từ đâu vọng về, và cũng không ai có thể nghĩ ra, để tin rằng đó là tiếng súng.
Tảng sáng lúc trời còn mờ mờ, bỗng nhiên những tiếng la hét ầm ĩ vọng ra vang dội từ nhà tù của Tỉnh Thừa Thiên Huế, kế ngay bên trái trường ĐK. Hai bên chỉ cách nhau có một con đường và hai bức tường -một bức tường cao màu đen xám, đầy giây kẽm gai và có gắn mảnh chai sắc nhọn phía trên, bọc quanh nhà tù; và một bức tường thấp màu đỏ hồng, vòng quanh trường ĐK. Có tiếng xôn xao, ồn ào, đập phá, những tiếng súng nổ dữ dội mà nay không thể lầm được.
Cả nhà chạy đến cửa sổ trên lầu, nhìn qua… thấy rất đông những lớp người nhốn nháo, hung hăng, xô đẩy chen nhau tràn ra khỏi cửa nhà tù. Phía bên ngoài, có rất nhiều người áo đen tay cầm súng thì cố tràn vào bên trong, rất hổn độn. Mẹ Uyển Nhi có kinh nghiệm, bà thất sắc, hốt hoảng: “Mang dép vào. Các con lấy được áo quần nào thì lấy cột lại và chạy xuống lầu mau lên…”
Đang hối hả chuẩn bị thì bổng nhiên nghe tiếng “xịt”, rồi tiếng “chiu” rất dài, như xé bầu trời, sau đó một tiếng nổ “ầm” vang dội, nghe gần đâu đó, rồi tiếng nổ thứ hai, thứ ba…Uyển Nhi cuống quýt chạy theo mẹ xuống những bực thang lầu, hai chân như dính vào nhau, té lên, té xuống. Cả nhà ập vào trốn trong lớp học phía dưới lầu, nơi đây đã có rất nhiều người đang chạy tràn vào trường, vào những lớp học để núp.
Bên ngoài trường, con đường còn vắng hoe. Mới ngồi xuống, chưa kịp hoàn hồn thì bỗng nhiên có tiếng “ầm” chát chúa như nổ trúng một lớp học nào đó không xa nơi gia đình Uyển Nhi đang trốn, trời đất như rung chuyển. Mọi người sợ hãi vùng đứng dậy, nhiều tiếng la và khóc thét. Mạnh ai nấy chạy. Dân chúng chen nhau tứ tán ra bên ngoài lớp học, ùa ra khỏi khung trường, rồi cứ cắm đầu chạy trên con đường trước cổng, mà không biết mình chạy đi đâu vì quá hốt hoảng.
Sau một thời gian ngắn, và với một quảng đường rất ngắn, con đường trước trường ĐK đến Bệnh Viện Huế, đã đầy những xác người nằm rải dài đây đó, áo quần vất tung toé khắp nơi. Con đường đầy những vũng máu chưa kịp đổi màu; một hố sâu do đạn pháo kích rớt xuống, chận ngay phía trước cửa bệnh viện. Thật kinh hồn!
Tết Mậu Thân ở Huế là cái Tết của sự chết chóc, một thước đất lại có một xác người bị bắn hay bị đạn lạc. Họ nằm xuống một cách oan ức, nhưng không ai dám dừng lại bên những người đang quằn quại, hay đã chết trên những con đường đầy dấu vết đạn pháo kích, mà cứ cắm đầu chạy trong cái lạnh run người, chạy không suy nghĩ, chạy trong nỗi kinh hoàng.
Đâu đâu cũng có VC, chúng xả súng ngay vào đoàn dân đang tất tả chạy, bao nhiêu người gục ngã. Nhiều ngày qua, khung trời như đóng lại, sự sợ hãi bao trùm mọi người, họ quá mỏi mệt, mất hết hy vọng, không biết chạy đi đâu! Khắp nơi đều tang thương như một nhà xác lớn, trên đường những vết cày của đạn, biến thành những hố lớn, nhỏ.
Uyển Nhi cúi gầm mặt xuống, người rã rời, tơi tả… đau thương tột cùng… Nàng thấy khắp nơi những người mặc đồ đen, có mang chiếc túi nhỏ bên hông, miệng la hét. Có nơi rất nhiều những người khác lại mặc bộ áo quần màu ô-liu, trên tay áo có hình cờ đỏ sao vàng, lăm le cây súng, mắt lườm lườm, họ có thể bắn nàng chết như chơi! Chao ơi là rùng rợn… quá sợ hãi. Mọi người dìu nhau, mau lê lết chạy ngược trở về trường ĐK, hai chân run rẫy, đứng không vững, vấp ngã, lại cố gượng đứng lên, rồi cùng chen vào trốn trong một lớp học đã chật cứng người.
Tiếng rên rỉ, khóc than của những người bị trúng đạn nghe thật não lòng. Chị Th. bị bắn gãy một chân, nắm thoi thóp, đau đớn quằn quại, máu chảy thấm ra sàn lớp học, mọi người chỉ xé áo cột vết thương để giúp cầm bớt máu lại.
Nỗi lo sợ lấn mất những cơn đói khát. Mà có gì nữa để ăn! Có người còn ít cơm nguội và chút ít bánh tét thì chia nhau, dành ưu tiên cho những đứa bé, và những người yếu sức, già nua. Thời gian chậm chạp trôi qua trong ghê sợ khiến mặt ai cũng thất thần, mắt nhìn thẩn thờ không định hướng.
Uyển Nhi nhắm mắt, ngồi gục đầu trên cánh tay đang ôm chặt đầu gối, tay kia ôm ngang lưng mẹ, đau buồn, thương mẹ xác xơ, mòn mỏi. Đầu tóc muối tiêu của mẹ rối tung đè nặng trên vai nàng. Mọi người lo sợ, không biết khi nào đến phiên ai nằm xuống.
Tiếng súng vẫn nổ rền dữ dội không dứt, tiếng pháo kích vẫn ầm ầm liên tục, trong khi trời lại quá lạnh, âm u, ủ rũ như hòa đồng với nỗi đau của người dân Huế. Mọi người ngồi xích lại lại gần nhau, ôm choàng lấy nhau. Những hàm răng đánh cầm cập, những vòng tay run rẩy vì quá sợ hãi, và vì cái lạnh tê cóng của mùa Xuân năm nay.
Nỗi lo âu làm tê dại lòng người. Mặc cho súng nổ, mọi người như chai lỳ trong nỗi lo sợ cùng cực của mình. Hình như tiếng súng thưa dần? Và đột nhiên mọi người bừng tỉnh… họ gọi nhau khi thấy bóng dáng của quân đội VNCH xuất hiện, đang di chuyển từ gốc cây này qua gốc cây nọ, tay gườm súng hướng về phía trước. Tiếng súng lại nổ, nhìn ra ngoài cổng trường, thấy bóng dáng các anh chiến sĩ đang gian nan dành lại từng thước đất trong sự nguy hiểm tột cùng.VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Khi những đơn vị quân đội VNCH đã đẩy lui được địch quân ra khỏi thành phố, thì tiếng súng và tiếng pháo kích thưa dần, Uyển Nhi cùng gia đình lần mò bước trở lên căn nhà của mình ở lầu ba trường ĐK. Lúc này, nhà nàng đã đầy người chạy nạn đang tạm trú, ngơ ngác, thiếu thốn, cùng cực, dơ bẩn và đau thương. Đồ đạc trong nhà bị mất gần hết, Uyển Nhi ngẩn ngơ trước những mất mát.
Điều làm Uyển Nhi thổn thức và tiếc nuối vô cùng là những vật kỹ niệm thân thương chứa đựng bao ý nghĩa cho riêng nàng, cùng những cuốn ảnh lưu niệm quý giá bị lục tung và lấy mất! Mắt nhòa ướt… Uyển Nhi không thể tìm lại được hình ảnh ghi lại những kỹ niệm của thời trẻ thơ. Thấy có người cầm chiếc áo ấm của mình, Uyển Nhi xin lại, vì chiếc áo nàng đang mặc đã dính đầy đất và máu.
Có tin một nhịp cầu Trường Tiền bị giật sập, niềm thương tiếc ngập tràn, tim như oà vỡ, Uyển Nhi khóc trong nhớ nhung, xót xa, tiếc nuối.
Với những bờ tường đầy vết đạn lỗ chỗ, rạn nứt, xạm đen bởi khói thuốc súng. Có những lớp học mà nền nhà đã bị đạn pháo kích đào sâu, nhiều nơi mái nhà bể nát để lại những lỗ hủng lớn. Trường ĐK, sau đó đã được biến thành một trong những Trại Tỵ Nạn Cộng Sản do Chính Phủ VNCH lập ra để giúp đỡ những người dân lánh nạn. Chính phủ đã phải lập kế hoạch cứu trợ với thực phẩm, thuốc men, quần áo cũ, mền chiếu, tạo nơi tạm trú cho người dân tị nạn. Gia đình Uyển Nhi cũng được trợ giúp gạo, chăn màng như những gia đình khác. Sân trường ĐK đã trở thành khu chợ chồm hổm ngay trên sân cỏ đã bị dẫm nát, nhèm nhẹp bùn đất vì mưa phùn, hầu như không thiếu món gì được bày bán. Ai có tiền thì không thiếu thức ăn, nhưng phần đông dân sót sống nhờ gạo được chính phủ phát cho.
Lần hồi, rất nhiều phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế cứu trợ. Uyển Nhi gia nhập theo phái đoàn Sinh Viên Sài Gòn, cùng với họ, đi giúp những nạn nhân Mậu Thân khốn khổ, mất cha, mất chồng, mất con, để rồi được chứng kiến những hố chôn đầy xác người, tay bị cột sau lưng. Nhiều người bị cột dính chùm với nhau bằng những sợi lạt tre chẻ mỏng, hay giây điện, giây thừng, và cả giây kẽm gai. Khi những xác được quật lên, da xác chết thâm đen nứt nẻ, mắt trợn ngược, miệng há ra như để tìm hơi thở, và phình to như trái cam, trong miệng có nhét những giẻ… Mùi tử khí bốc lên kinh hồn từ những hố chôn tập thể, bám mãi trong áo quần Uyển Nhi, mà dầu Nhị Thiên Đường mà các bà lớn tuổi đã thương xức cho nàng cũng không át mất mùi buồn nôn đó. Uyển Nhi sợ hãi, rụng rời, không dám đứng quá gần để quan sát những thây người đã chết, mà chỉ đứng xa xa, rơi nước mắt theo những người mẹ, người vợ, những người cha già, những người con. Khác với nàng, họ không sợ những xác chết đầy mùi hôi kia, mà đã lăn xả vào, gào khóc thảm thiết để nhận diện người thân yêu.
Các sinh viên được chia ra từng nhóm nhỏ, có người hướng dẫn đưa đến từng nơi khác nhau để giúp thu dọn những nơi đổ nát, rác rưởi vương vãi khắp nơi, dơ dáy, đầy nguy hiểm, vì mảnh đạn có thể còn lưu lại dưới những lớp rác đó. Họ cũng giúp băng bó những vết thương không quá nặng, giúp phân phát thuốc men cho những người đau.
Mắt nhạt nhòa, Uyển Nhi, cùng một nhóm sinh viên vượt qua cửa Đông Ba đã bị đạn pháo kích tàn phá, để vào Thành Nội. Khắp nơi nhà cửa đổ xuống thành những đống đổ nát, điêu tàn, tất cả như bình địa. Những con đường quằn xuống, không còn mang hình hài của một con đường. Nàng đã chứng kiến những cảnh hãi hùng… giật thót mình, che mặt lại, rợn người buồn nôn, khi thấy cảnh bầy chó đói chạy trên những con đường nồng nặc mùi xác chết, giành nhau những khúc xương tay, chân, hay ngoạm những mảnh xương còn dính chút thịt đã rữa nát…
Mỗi buổi chiều, sau suốt một ngày dài bận rộn, các sinh viên được đưa về khu Trường Đại Học ở Morin, ăn, nghỉ ngơi,và tắm. Uyển Nhi hay ngồi im lặng, nhắm mắt, dựa lưng vào bức tường của lớp học với nhiều mệt mỏi, thẫn thờ. Tối lại, các sinh viên quây quần bên nhau để cùng ăn cơm chiều, Uyển Nhi nuốt cơm mà không có cảm giác đói, vì những hình ảnh thảm thương luôn lởn vởn trong đầu. Uyển Nhi ngủ lại tại nơi dành cho đoàn Sinh Viên Sài Gòn và Đoàn Thanh Niên Thiện Chí. Họ thức rất khuya, dựa vào nhau chập chờn, hay ngồi bên nhau hát những bài du ca, anh hùng ca, và cả những bài tình ca, cho lòng dịu bớt những căng thẳng.
Uyển Nhi, lòng đau xót trước những cảnh tương tàn cho chính xứ Huế yêu quý của mình, mảnh đất đã nghèo lại nghèo thêm. VC đã chất tràn thêm trên những nỗi khổ đau, làm cho đời sống người dân Huế khốn khổ đến cùng tận, những mất mát không thể kể nên lời. Lòng người dân Huế tuôn tràn sự căm hận dành cho những kẻ quá tàn ác, như không còn trái tim.
Những gì xảy ra đã ảnh hưởng sâu đậm trên người dân đất Thần Kinh. Huế tang thương đã thay đổi, cả con người và cả cảnh vật. Tất cả đều rũ rượi, héo úa, điêu tàn. Nét e ấp, nề nếp của các cô gái Huế, nói chung, và Đồng Khánh nói riêng, mất đi rất nhiều. Còn đâu nếp sống hiền lành, hiếu học của người dân Huế! Nay họ sống bất cần, có ai dám đoan chắc cho họ còn có một ngày mai!
Lòng tràn đầy niềm uất hận, nghẹn ngào, người dân đất Thần Kinh như bừng tỉnh, thấm hiểu sự nham hiểm của bọn CS và VC nằm vùng. Những con người hung tàn đó sinh ra, sống và lớn lên ở Huế, đã đi theo VC vào bưng, vào rừng, nay họ tràn về để bắn giết chính dân, và bạn bè mình một cách hằn học, tàn ác nhất, như để trả thù cho những mối hận cá nhân -đúng là một buổi tiệc máu của những hung thần Mậu Thân Huế- trong đó có hai anh em Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ… Những việc làm dã man, đầy máu lạnh của những kẻ quá tàn bạo này đã dính liền với vết nhơ của Mậu Thân Huế. Chúng đã mắc một món nợ quá lớn và quá nhơ nhớp đối với người dân Huế.
Uyển Nhi trưởng thành hơn, sau những bận rộn cùng đoàn sinh viên, sau khi trải qua những buồn đau và nguy hiểm do hoàn cảnh đưa đến, trong đầu vang lên câu hỏi, “Tại sao mình còn sống giữa hằng lớp người gục ngã nằm xuống một cách oan ức, tức tưởi kia?” Nàng hiểu rằng mình còn được Thiên Chúa cho sống sót trước những cảnh thê thảm đó, để có cơ hội yêu thương và giúp đỡ những con người quá khốn khổ.
Những trãi nghiệm quý giá này cho nàng thấy cuộc sống thật mong manh như cánh hoa sớm nở, tối tàn. Cuộc đời này rồi sẽ qua, vì tất cả chỉ là tạm bợ, không có gì đáng để bon chen. Uyển Nhi không còn dành thì giờ lo cho bản thân mình nhiều như trước nữa. Nếp sống đơn giản, với chiếc quần jean đã phai màu theo thời gian, và chiếc áo ấm rộng xệch xạc, cùng đôi dép da. Uyển Nhi sống hòa đồng với mọi người chung quanh.
Như cô bé lọ lem gặp may mắn, nàng đã có rất nhiều người bạn chân tình. Tình bạn chân thật khắng khít, thâm sâu, đã giúp họ an ủi nâng đở nhau. Khi chứng kiến những cảnh cùng khổ, họ chia sẻ những vui buồn rất quý bên nhau. Nếu không có những tình bạn ấm áp đó, chắc gì Uyển Nhi có thể chịu đựng được qua những tang thương nàng đã chứng kiến. Uyển Nhi cảm động nhớ mãi một người… đã cho nàng thêm chiếc áo len…
Trải qua nhiều ngày cùng làm việc với nhau, Uyển Nhi cảm kích khi thấy những người bạn trẻ Sinh Viên, những Thanh Niên Thiện Chí, không quản mệt nhọc, giúp những người già, những em bé, và tất cả những ai cần đến với tấm lòng vô vị lợi và rộng mở, chan chứa tình người, đầy sự cảm thông. Họ quên mình, không nề hà khó nhọc, đầy nhiệt huyết, hăng hái, quên ăn, quên uống, quên thời gian, cho những nhu cầu chung quanh quá lớn. Uyển Nhi xót xa khi nhìn những người dân hiền lành tan lạc, không nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ cần thiết, run rẩy, mặt mất thần như người không hồn, lang thang thất tha thất thểu, như những thây người đang đi vào cõi chết.
Khắp nơi đều có bóng dáng của các anh chiến binh Quốc gia đáng mến, thân thiện, đầy nhân bản, vì nghĩa vụ đã liều mình để bảo vệ những nguời dân cùng khổ. Họ là nguồn hy vọng, đưa tình yêu và lòng tin tưởng đến cho những người dân đã bị lừa gạt một cách trắng trợn, mất hết niềm tin, nơm nớp sợ hãi. Nay những người dân này đã yên tâm trở lại, trên khuôn mặt họ đã có nụ cười. Uyển Nhi vui khi thấy nhiều người dân lôi kéo các anh chiến binh để muốn được giúp đở: “Anh ơi, đi ngã ni nì…”, “Anh ơi, nước đây nì, anh uống chút đi…” Những chiếc áo hoa rừng đã làm Uyển Nhi như khựng lại, lòng bồi hồi, xúc động ngẩn ngơ, khiến nàng liên tưởng đến một người…VC đã để lại hoang tàn và đổ nát, sau khi bọn chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, 1968.
Hôm nay, tự nhiên bầu trời xứ Huế như bừng tỉnh. Huế yêu của Uyển Nhi như được hồi sinh sau những ngày điêu tàn. Khung trời chan hòa ánh nắng dịu dàng, lung linh. Những giải nắng mờ ảo, mềm mại của mùa Xuân bắt đầu rơi xuống. Trải qua nhiều ngày tang thương u ám, nay các tia nắng thủy tinh nhẹ nhàng xuyên qua màng mờ mờ trắng mong manh của mưa phùn lất phất, như đang mơn trớn những tâm hồn đau thương vì những âm dương cách biệt. Ôi! Anh nắng trong suốt đẹp ngỡ ngàng làm sao! Như là lời hứa hẹn hy vọng cho những kẻ yêu nhau, lòng Uyển Nhi bất chợt rung động, xao xuyến
Uyển Nhi, đã rất bận rộn như những sinh viên khác, nhưng lồng vào đó, rất nhiều lần nàng nhớ người yêu, tim se thắt đau buồn, vì Uyển Nhi không thể tìm đâu, hay hỏi thăm ai để có được chút ít tin tức của Hoàng Mai. Thẩn thờ nghĩ đến người lính mũ nâu mà giờ đây thật ngàn trùng xa cách. Không biết anh đang ở đâu? Hẳn anh cũng đang phải chiến đấu gay go cùng kẻ thù? Có chuyện gì bất an xảy ra cho anh không? Ngay giờ phút này, Uyển Nhi ước chi mình được ngã vào vòng tay khép chặt của người yêu. Nàng mơ một vòng tay ôm siết ấm áp… mơ được nghe tiếng nói của anh yêu, để biết chắc anh còn hiện diện trên cõi đời này.
Những đêm dài thao thức lo lắng cho tính mạng của anh, xa anh vời vợi. Hình ảnh người yêu luôn chập chờn trong đầu, trong tim. Nhớ anh, nhớ thiệt nhớ. Uyển Nhi chỉ biết nhắm mắt lại, thổn thức: “Anh yêu ráng đợi cho em được gặp lại anh, dù chỉ một lần”, để cho những giọt nước mắt nhạt nhòa trên má, và âm thầm rơi xuống ướt đẫm chiếc áo kê đầu.
Sự dã man của VC -nhất là những kẻ nằm vùng- qua biến cố Tết Mậu Thân quá đậm nét, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Huế. Văng vẳng đâu đó trong các lớp học tang thương đầy những mảnh hồn tan vỡ, những câu hò ru em, bay vút lên, hòa trong không gian tĩnh mịch, buồn thấm thía, phản ảnh sự chịu đựng, cam phận của người dân Huế trong niềm đau tột cùng của những mất mát:
“Ù… ơ… ru em cho thét cho mùi, Em ngủ cho giỏi, để mạ đi tìm xác cha…
Ù… ơ… Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”
“Ù… ơ… Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”
“Ù… ơ… Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng…”
“Ù… ơ… chơ răng mà khổ quá ai ơi! Bây chừ… biết anh nằm nơi mô? Ù… ơ… Con thơ còn dại, lấy gì tui nuôi… Ù… ơ… ờ…”
Nước mắt Uyển Nhi lại tuôn tràn…
Một thời gian sau, Uyển Nhi bùi ngùi từ giã gia đình và xứ Huế với niềm luyến tiếc ngập lòng, quay lưng lại với những bức tường còn đầy vết sẹo, và lỗ chỗ những mảng nám đen của khói lửa. Lòng ngổn ngang, nàng theo phái đoàn sinh viên bước lên máy bay vào Sài Gòn. Đây là điều Thiên Chúa đã ưu đãi nàng, vì nếu không hoạt động cùng đoàn sinh viên Sài Gòn và đoàn Thanh Niên Thiện Chí, và được những người trong ban tổ chức chương trình cứu trợ Mậu Thân Huế thương và hết lòng giúp đỡ, thì làm sao Uyển Nhi có thể tìm được vé máy bay trong thời buổi nhiễu nhương, khó khăn như vậy!
Đến Sài Gòn, cũng phải chen chân khó nhọc, chờ đợi thật lâu, Uyển Nhi, mới có thể mua được vé xe đò Minh Trung để lên Đà Lạt, khiến nàng trở lại cư xá rất trễ với bao vất vả ở dọc đường. Vì tình hình chưa yên, khi đến Định Quán, xe đã phải ngừng lại khá lâu, làm Uyển Nhi bồn chồn, lo lắng, sợ những bất trắc có thể xảy đến. Nhưng sau vài giờ chờ đợi, xe tiếp tục chạy ngang qua Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, qua đèo Prenn để vào thành phố Đà Lạt. Một ngày mệt mỏi, đầy lo âu, nhưng rồi Uyển Nhi cũng đến nơi an toàn.
Đà Lạt cũng có những cuộc giao tranh quyết liệt với VC trong những ngày Tết vừa qua. Phải đến mùng 6 Tết, TĐ11 BĐQ, mới được tăng cường đến, giải tỏa thị xã dành được chiến thắng trong nỗi vui mừng của toàn thể dân chúng.
Viện Đại Học Đà Lạt ra thông cáo cho sinh viên nghỉ học một thời gian dài, nên việc học của nàng không bị ảnh hưởng. Uyển Nhi vừa bước chân vào phòng khách Đại Học Xá, TC thấy mặt nàng, mừng rỡ ôm chầm lấy:
- Uyển Nhi ơi, sao lâu quá, giờ này bạn mới trở lên? Lo cho bạn có chuyện gì. Gặp lại bạn thiệt là mừng. Có thư cho bạn đây này.
Thư gởi cho mình? Của ai? Có thể nào lại là tin nhắn của anh, trong lúc tình hình còn trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, khói lửa ngút ngàn. Lòng nhói đau, Uyền Nhi ngồi thụp xuống ghế, nhắm mắt lại, lo sợ những điều bất an.
Sự căng thẳng làm Uyển Nhi như ngừng thở, đầu gục xuống. Nàng liên tưởng đến bao cảnh mất mát, những chia ly vĩnh viễn, những ly biệt tang thương ở Huế. Những đau khổ đó đã làm cho lòng người xứ Huế mòn mỏi, tràn đầy nước mắt. Tim nàng se thắt khiến từng giọt nước mắt rơi xuống làm nhạt nhòa mảnh giấy trên tay.
Quá xúc cảm, hồi hộp, đôi tay run run, Uyển Nhi mở lá thư nhỏ đã ướt nước mắt của nàng. Những hàng chữ ngắn chập chờn hiện ra trước mắt nàng:
“Uyển Nhi yêu của anh, Tết qua đã lâu rồi mà em đang ở đâu? Anh ghé tìm em hai lần mà không gặp! Anh lo cho em lắm. Nhớ em. Anh bình yên và đang ở Đà Lạt cùng TĐ11 BĐQ. Em đừng đi đâu để anh đến thăm khi tình hình cho phép. Hôn em – Yêu em nhiều -Anh- HM”
Người run lên vì cảm động và vì quá ngạc nhiên, Uyển Nhi khép chặt đôi mi. Người lính mũ nâu nàng yêu lại đang ở ngay đây! Uyển Nhi cảm thấy như bay bổng không dám tin đây là sự thật! Có đúng như vậy không? Chính anh lại là người đưa đơn vị, TĐ11BĐQ, lên bảo vệ thành phố Đà Lạt yêu quý mà Uyển Nhi đang ở, và đang đi học! Niềm hạnh phúc ấm áp tràn ngập lòng, như trong giấc mơ, khiến tim nàng đập liên hồi, lòng nàng ngây ngất.
Trải qua những chuỗi ngày dài xa vắng, căng thẳng dồn dập, giờ đạy lòng nàng đang tươi thắm trở lại. Uyển Nhi quên những vất vả dọc đường, ép chặt mảnh giấy nhỏ gói trọn tình yêu của người lính mũ nâu vào ngực, vì nàng đã đón nhận tin “anh bình yên” với niềm vui đầy trọn.
Úp mặt vào bàn tay, những giọt nước mắt mừng vui tuôn tràn, nàng thầm cảm tạ Thiên Chúa đã che chở cho anh và nàng được bình yên sau bao biến cố đổi thay, và có cơ hội trở lại Đà Lạt để còn có dịp được gặp lại nhau:Viện đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, 1968
“Thiên Chúa quý mến! Con biết ơn Ngài, con yêu Ngài. Ngài đã sắp xếp mọi chuyện tốt đẹp nhất mà con không thể nghĩ ra được…”
Tình hình Đà Lạt có vẻ đã tạm yên, nhưng tuy tiếng súng vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mỗi ngày qua là một quãng thời gian đợi chờ dài. Những câu hỏi dồn dập trong đầu thoáng qua trong đầu nàng khi nhớ và lo cho người yêu. Qua cửa sổ phòng mình, nhìn xuyên qua những ngọn đồi và thung lũng ngút ngàn, xa xa, thấp thoáng sau những dãy núi màu xanh xám lạnh lùng kia, có phải anh đang ở nơi sâu thẳm đó không? Có phải anh đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù nguy hiểm kia?
Khi đang quay cuồng với niềm nhớ và nỗi lo âu, người lính mũ nâu bất ngờ xuất hiện, oai nghiêm trên chiếc xe Jeep đậu trước cổng cư xá cùng người tài xế và hai người lính cận vệ.
Hoàng Mai mừng rỡ khi thấy bóng dáng người yêu,đang yên lặng ngồi chờ, khi nàng bước vào phòng khách.
Bước ra bên ngoài, khép chặt Uyển Nhi trong vòng tay gói trọn tình yêu, Hoàng Mai nhìn sâu vào đôi mắt long lanh ướt, cảm động của nàng. Uyển Nhi ôm anh chặt cứng như sợ anh biến mất. Qua bao nguy hiểm rình chờ, sau bao xa cách, cuối cùng hai người đã gặp lại. Hoàng Mai thật xúc động khi gặp lại nàng. Anh bồi hồi, ngậm ngùi trân quý khoảng thời gian ngắn có được bên nhau của hai người.
Dựa đầu vào ngực anh, những sợ tóc đen dài vướng lên chiếc áo hoa rừng thơm mùi cây cỏ và ngát mùi đất của người yêu, Uyển Nhi, lòng đầy xúc cảm, lắng nghe nhịp đập của tim anh, cùng tiếng nói trầm ấm của anh.Từng âm thanh một như thấm vào lòng, mà đã quá lâu nàng thiếu cảm giác êm đềm đó.
Với nét mặt trầm lặng, anh kể cho Uyển Nhi nghe về những chuyện đã xảy ra trong những ngày qua.
Lợi dụng thời gian hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền, CS đã đồng loạt mở các cuộc tấn công nhiều nơi nhắm vào thành phố để gây tiếng vang trên chính trường quốc tế.
TĐ11 BĐQ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Biển Hồ, Pleiku, thì sáng mùng một Tết đơn vị đã phải cùng với lực lượng địa phương mở những cuộc phản công đẩy lui Cộng Quân ra khỏi thành phố Pleiku.
Khi đã thanh toán xong những ổ kháng cự cuối cùng và mở rộng vòng đai an toàn cho thành phố, đơn vị anh đã được không vận ngay qua Ban Mê Thuột để giải tỏa áp lực của địch cũng đang đe dọa thành phố này. Sau những ngày cùng với các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 đẩy lui địch quân ra khỏi thành phố, Tiểu Đoàn lại được lệnh di chuyển gấp qua Đalat để chận đứng các cuộc tấn công của địch quân nhắm vào các trung tâm huấn luyện và thành phố Đà Lạt.
Từ khi TĐ11 BĐQ đến thành phố, tình hình nơi đây trở nên yên tĩnh. Sinh hoạt của dân chúng trở lại náo nhiệt như thường lệ, có lẽ vì họ thấy được bóng dáng của đơn vị mũ nâu xuất hiện ở nhiều nơi. Là trung tâm văn hoá và du lịch, Đà Lạt không có bóng dáng của chiến tranh trong suốt nhiều thập niên; bỗng nhiên qua đêm súng nổ khắp nơi khiến người dân bàng hoàng lo sợ. Giờ đây, khi thấy đơn vị BĐQ xuất hiện để bảo vệ an ninh cho họ, sự vui mừng lại bùng dậy một cách tự nhiên như hơi thở qua nếp sinh hoạt của người dân.
Các đơn vị hành chánh vững tin, các trung tâm huấn luyện cũng lên tinh thần để tiếp tục nhiệm vụ đào tạo cấp chỉ huy quân sự và dân sự cho đất nước. Đà Lạt lấy lại sinh khí của những ngày thanh bình trước đó, phần lớn là dựa vào yếu tố tâm lý hơn là quân sự, vì Tiểu Đoàn chưa thấy bóng dáng của VC kể từ ngày tới đây.
Đúng với dự đoán, tình hình yên tĩnh không kéo dài, sau một tuần có vẻ bình yên, tiếng súng bắt đầu nổ trở lại trong đêm về hướng Suối Vàng. Đơn vị tiền đồn của TĐ11 BĐQ nổ súng khi phát giác sự di chuyển của địch quân, khiến chúng để lại vài xác cùng với vài khẩu AK47. Sáng ngày tin tức của dân chúng xác nhận có sự xuất hiện của “dép râu” tại nhiều nơi.
Các đơn vị BĐQ bung ra lục soát đã chạm địch trên các đồi trọc vùng Cây Số 4. Trận đánh bắt đầu, Cộng Quân đào hố “hàm ếch” trên những ngọn đồi không cây cối, nhưng vẫn có những lượn cỏ lau cao bao phủ đầu người, mà chiếc L19 bay lượn trên trên cao không thể thấy được dấu vết hầm hố nào của chúng. Vì địa thế trống trải, BĐQ không thể tiến lên đồi mà không bị tổn thất.
Trận đánh kéo dài, dân chúng hỗ trợ tinh thần với những chiếc xe lam chở thực phẩm tiếp tế cho đơn vị phía sau. Trong khi đó, đơn vị phía trước vẫn tìm cách bò lên gần phòng tuyến của địch với sự yểm trợ của hai khẩu 105 ly đặt tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng cạnh Tu Viện Domain Marie.
Đến chiều ngày thứ nhì, sau khi đã cô lập đơn vị CS trên đồi, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn mới chấp nhận cho đánh “bom đìa” để bứng chúng ra khỏi hầm hố. Chưa hoàn hồn vì sức ép của bom, lại thấy BĐQ hò hét xung phong lên đồi, chúng đã hoảng hốt bỏ chạy.BĐQ xả súng đuổi theo nhưng trời đã sụp tối nên phải ngưng lại để bố trí và thâu lượm chiến trường trước khi trời tối hẳn.
Hoàng Mai cho nàng biết nay tình hình đã khá hơn, cuộc sống của người dân đã tạm ổn trở lại, Đà Lạt không tang thương như Huế! TĐ11 BĐQ đã đẩy lui VC ra khỏi thành phố, đem lại niềm vui và an bình cho dân chúng, và niềm tự hào cho những người lính mũ nâu.
Hoàng Mai lùa những ngón tay vào mái tóc đen dài, giọng nói ấm áp của anh như xuyên qua tim Uyển Nhi:
- Em đừng buồn nữa. Anh rất vui khi được gặp lại em. Anh yêu và nhớ em nhiều lắm. Tình hình đã tốt hơn. Anh sẽ còn lưu lại Đà Lạt khá lâu. Anh sẽ rất bận trong thời gian tạm ở Đà Lạt, nhưng… anh hứa chắc với em, bất cứ ở đâu, khi có cơ hội, anh sẽ tìm cách đến thăm em.
Vài ngày sau, Hoàng Mai lại đột ngột ghé cư xá thăm nàng, cùng với người tài xế và hai chú nghe máy truyền tin. Anh lái xe đưa nàng đến con đường mòn, âm u, đầy những cây thông cao vun vút trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương.
Anh ngừng xe, dìu nàng bước xuống, cả hai đi sát bên nhau. Con đường mòn và dốc dẫn xuống hồ đầy lá thông khô rơi rụng nên trơn trợt, dễ ngã. Hai bên đường lác đác vài cánh hoa dại đơn sơ, ẩn mình trong những đám cỏ ven đường. Ôm chặt cánh tay anh, Uyển Nhi dựa vào anh bước từng bước. Anh dắt nàng đi chầm chậm hướng xuống bờ hồ im vắng. Rồi cả hai dừng chân trên thảm cỏ non, tựa vào gốc thông bên hồ, ngắm nhìn mặt nước gợn sóng lăn tăn, Nước hồ xanh thẳm êm đềm, dịu dàng, khiến hồn họ như lắng đọng, hoà cùng tiếng gió vi vu.
Vòng tay thắm thiết dành cho hai kẻ yêu nhau khi hai chiếc đầu kề nhau… Hoàng Mai thủ thỉ bên tai Uyển Nhi những lời nhớ nhung. Như giấc mơ, Uyển Nhi ngả đầu trên vai anh, im lặng không nói nên lời, lắng nghe tiếng nói mà nàng đã quá yêu:
- Anh yêu và nhớ em nhiều. Anh mong em hiểu cho bổn phận của anh đối với đơn vị trong lúc này. Em hãy hứa là đợi anh, Uyển Nhi nhé…
Chiến trường đang sôi động, đã không cho phép anh có nhiều thì giờ dành cho Uyển Nhi như anh mong ước. Uyển Nhi, trong vòng tay ấm áp của người yêu, như ngừng thở, xúc động… và rồi thất vọng nhiều, vì lát nữa đây nàng lại phải rời xa anh. Niềm vui thật không trọn vẹn, vì thời gian bên anh quá ngắn! Hồn nàng lại chơi vơi, lạc lõng.Huy hiệu TĐ 11 BĐQ
Sau một tuần ở Đà Lạt, Tiểu Đoàn được lệnh di chuyển về Đức Trọng, đóng quân ở khu rừng gần phi trường Liên Khương, cách cư xá thông reo khoảng 30km.
Trong những ngày anh ở đây, thỉnh thoảng Uyển Nhi được đến thăm anh. Khu rừng đẹp man dại, phong cảnh thiên nhiên với những cây thông cao xanh mát, với những thác nước hùng vĩ cao ngất. Nước ầm ầm trút xuống những tảng đá to phía dưới, chia ra thành những nhánh suối. Dòng suối trong veo, róc rách chảy len qua những khe đá, không khí mát lạnh, những hạt nước nho nhỏ văng lên. Hai bên suối, bờ cỏ và rất nhiều lùm cây hoang và ít hoa dại mọc chen nhau vòng quanh các tảng đá lớn, nhỏ, trải ra cả một vùng rộng, dài dọc theo bờ rừng.
Uyển Nhi e dè với phong cảnh ngút ngàn hùng tráng, những tàng cây cao hằng hằng, lớp lớp, không bóng dáng người dân, khi nàng quanh quẩn trong rừng sâu âm u, những lùm cây và cỏ dại. Khi anh bận với công việc của đơn vị, Uyển Nhi hay ngồi đợi anh trên những phiến đá có nhiều đám lau cao quá đầu người vây quanh, đôi lúc nàng đứng tựa vào thân cây cao vút, tư lự nhìn suối nước ào ạt đổ xuống những khối đá, rồi chia ra thành những nhánh nhỏ với dòng nước chảy mãi không ngừng như dòng đời vô tình trôi qua… trôi qua… mà không bao giờ quay trở lại
Có lúc khi nàng đến thăm thì anh còn đang vùi đầu với công việc của đơn vị không thể tiếp nàng, Uyển Nhi một mình trầm ngâm, thấy mình quá bé nhỏ trước khung cảnh núi rừng bát ngát. Hồn nàng như chìm đắm trong khung cảnh bao la của cánh rừng thông còn ngập trong sương mù, đầy giá lạnh, bâng khuâng nhìn những giọt sương tròn còn đọng trên những ngọn lá ở bụi cây ven đường. Uyển Nhi thông cảm, hiểu những điều anh cần phải chu toàn. “Anh yêu! Em không thể ngừng yêu anh…”
Rồi anh ra tìm sau khi tạm xong công việc, Uyển Nhi bám sát theo người yêu, dựa đầu vào vai anh, lắng nghe anh kể lại những cảm tưởng trong khoảng thời gian xa nhau.
Hồi tưởng lại những biến cố vừa qua, khi anh cùng đơn vị liên tục đối đầu với VC trong sự sống và cái chết cận kề., anh vẫn luôn theo dõi tình hình sôi động ở Huế làm. Lòng anh nóng như lửa, vì anh lo cho tính mạng Uyển Nhi. Anh sợ chiến tranh sẽ cướp mất người yêu! Nay được gặp nhau trong hoàn cảnh rất đặc biệt như thế này, thật như một giấc mơ!
Giờ đây, khi được nàng kể về những ngày đầ kinh hoàng mà nàng đã trải qua khi VC tấn công vào thành phố Huế, anh đã bàng hoàng. Hằng ngàn người dân của đất Thần Kinh đã bị sát hại không thương tiếc, vậy mà mạng sống của nàng lại được an toàn giữa dòng người ngã gục. Để rồi, sau đó nàng lại được tham gia vào đoàn cứu trợ giúp làm dịu bớt những đau thương của biết bao người chung quanh đang phải gánh chịu. Trong dịp này Uyển Nhi đã có dịp chứng kiến bao cảnh tang thương, tàn ác, đầy máu lạnh của những kẻ không còn tình người, từ trong rừng ùa vào thành phố chỉ để bắn giết những người dân vô tội quen nếp sống hiền hòa, rồi lại chạy trốn trở lại rừng sâu.
Uyển Nhi không còn như lúc trước -vô tư với tình yêu ngọt ngào anh dành cho mình- mà nay nàng hay suy nghĩ về tình yêu trong thời chiến, sẽ không còn có một sự hứa hẹn vững chắc nào cho bất cứ một mối tình nào của riêng ai. Nàng thật sự lo cho cuộc sống đầy gian nguy của anh. Uyển Nhi ngậm ngùi, không biết chắc mình sẽ có một ngày mai được sống bên anh không? Bấp bênh quá! Sự chia ly sao cứ mãi hiện diện trong cuộc tình của anh dành cho mình!
Sau khi Hoàng Mai trải áo “sô” trên cỏ dại, cả hai ngồi xuống bên nhau. Trời âm u mát lạnh, anh lấy áo khoác choàng cho nàng, lòng chùng xuống, xốn xang. Anh hiểu chính mối tình Uyển Nhi dành cho anh đã đem lại cho nàng nhiều suy tư hơn niềm vui đơn giản. Khuôn mặt trong sáng, tươi vui của người yêu nay phảng phất nét buồn man mác, trong khi đôi mắt đen ngơ ngác, long lanh nay đã pha chút trầm ngâm xa vắng.
Anh không muốn thấy nàng mất đi tánh hồn nhiên ngây thơ. Anh tin tưởng mình sẽ đem hạnh phúc đến cho nàng. Anh muốn Uyển Nhi vững tâm hơn, hoàn toàn tin tưởng nơi tình yêu anh dành cho nàng. Anh biết mình sẽ phải làm gì để không quá trể. Hoàng Mai thiết tha nhắc nhở:
- Anh đang ở bên cạnh em, em yêu vui lên đi. Em hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Em phải hiểu trách nhiệm của anh đối với đơn vị quan trọng như thế nào, anh mong em hiểu để giúp anh. Riêng với em, anh muốn em hoàn toàn đặt lòng tin vào anh. Em phải luôn nhớ là anh yêu em nhiều lắm…
Uyển Nhi biết rằng khi đã chọn yêu người lính mũ nâu, nàng không thể ích kỷ, anh đã có quá nhiều căng thẳng, gian khổ với cuộc chiến. Nàng không thể là một gánh nặng thêm vào cuộc sống của anh.
Có phải mình luôn tự hào là đã vượt qua nhiều ngăn trở để giữ vững tình yêu dành cho Hoàng Mai? Đây là tình yêu Uyển Nhi tự chọn lựa, nàng không thể làm gì khác hơn là yêu anh nồng nàn như nàng đã yêu, và sẽ yêu anh mãi… Mình phải là nguồn an ủi cho anh tìm đến sau những mệt mỏi do cuộc chiến đưa lại. Muốn vậy, nàng phải là người thông cảm những gian khổ đời lính của anh hơn ai hết.
Uyển Nhi, mơ được có thì giờ bên Hoàng Mai nhiều hơn, “Anh ơi, anh đã hiến cả đời người cho lính. Xa anh quá lâu nên em nhớ anh lắm. Thời gian bên anh quá ít, mà lại trôi qua quá nhanh!”
Trách nhiệm và bổn phận của người chỉ huy đối với đơn vị luôn là ưu tiên hàng đầu, Uyển Nhi hiểu rõ điều đó. Vì thế, nàng chỉ được gặp anh những khi anh không bận việc hành quân. Những giây phút bên anh thật quá ít, không đủ để làm vơi đi những nhớ thương trong lòng.
Cũng không có được bao nhiêu ngày đơn vị anh ở lại Đà Lạt, những lần gặp anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những lúc không đến thăm anh, nàng một mình cô đơn thơ thẩn trong cánh rừng hoang dã, cùng với tiếng nước đổ ầm ầm suốt ngày. Những lúc chờ đợi anh, Uyển Nhi đi loanh quanh một mình dưới những tàng cây xanh, ngạc nhiên, thích thú khi khám phá ra những cành phong lan hoang dại, thanh cảnh, quý phái, màu sắc khác lạ đặc biệt, mọc gởi xa tít trên các thân cây cao vun vút kia, như những nàng tiên kiêu xa đi lạc chốn trần! Những lần đến thăm anh, Uyển Nhi như được bao phủ bởi những chiếc áo hoa rừng, cùng những chiếc mũ nâu rãi rác chung quanh, nàng không thể nghĩ, và tưởng tượng được có ngày nàng gan và liều như vậy, vì nếu có chuyện gì xảy ra thì chính nàng sẽ là gánh nặng cho chàng, và cho những người khác.
Nhìn sinh hoạt của những người lính Biệt Động Quân, Uyển Nhi cảm thương và hiểu được phần nào cuộc sống gian nan của họ, họ không có mái nhà để trú ẩn, không có giường để ngã lưng. Thay vào đó là những chiếc lều được căng lên, cùng những chiếc võng vắt ngang qua các thân cây bên dòng suối. Đời sống của họ quá giản dị, tưởng chừng không thể dản dị hơn, nhưng nàng thấy họ luôn vui vẻ cùng nhau. Hoàng Mai cũng vậy, anh hòa đồng với mọi người trong đơn vị. Nhưng anh cũng như những người lính của TĐ11 BĐQ đều như ở trong vị thế sẳn sàng để “chiến đấu”… Chưa bao giờ Uyển Nhi thấy anh cởi đôi giày đen to, cao với nhiều sợi giây chằng chịt được cột chặt ra khỏi chân. Nàng hiểu thêm được tình chiến binh gắn bó sâu đậm họ dành cho nhau, dám hy sinh cho nhau.
Càng ở gần bên anh trong khung cảnh chiến tranh, Uyển Nhi càng hiểu được trách nhiệm của người chỉ huy đối với đơn vị quan trọng như thế nào! Uyển Nhi biết vị trí của mình, nên nàng im lặng, âm thầm bên anh như một chiếc bóng…
Những giây phút được ở gần anh rất hiếm hoi, nhưng ánh mắt ngọt ngào của người lính mũ nâu dành cho mình, đã là niềm hạnh phúc không thể diễn tả được trong lòng nàng. Yêu anh sâu đậm, nên những căng thẳng, những lo âu nơi đây, Uyển Nhi đều có thể chịu đựng được một cách nhẹ nhàn, chỉ khi chiều tàn, trở về cư xá sau những buổi được đến thăm chàng, lòng lắng đọng trong căn phòng nhỏ, Uyển Nhi tê tái buồn, nghĩ đến lúc sẽ phải chia tay anh, cuộc sống rồi sẽ lại buồn tênh.
Riêng Hoàng Mai, tuy rất bận rộn, nhưng anh trân quý những khoảnh khắc có Uyển Nhi bên cạnh, luôn dành thì giờ riêng cho nàng. Anh biết sau những khoảng thời gian bận rộn và rất ngắn này, sẽ phải rời nơi đây, phải xa nàng trong một ngày thật gần. Với tình hình luôn căng thẳng như hiện tại, không biết bao lâu mới được gặp lại. Đời người lính mũ nâu rày đây mai đó mà.
Khoảng hơn hai tuần, anh cùng TĐ11 BĐQ rời Đà Lạt, di chuyển xuống Lâm Đồng, tuy không xa như Pleiku, nhưng đối với nàng cũng quá xa. Với Uyển Nhi, Pleiku hay Lâm Đồng có gì khác đâu! Sự chia ly đưa đến những trống vắng cùng niềm cô đơn, Uyển Nhi trở lại khung trời đại học với nỗi nhớ thương trong lòng.
Mới đó mà anh đã đi xa rồi. Những ngày vui bên anh trôi qua quá nhanh, thật không đủ để khỏa lấp nổi nhớ thương người yêu. Nhưng Uyển Nhi không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận vì biết đó là một phần của cuộc tình mình dành cho anh. Niềm vui không bao giờ như nàng mơ ước, vẫn mãi ngàn trùng xa cách.
Những chiếc thư xanh thay cho lời nói. Uyển Nhi tự hứa sẽ can đảm hơn để anh hãnh diện và yên tâm phục vụ tổ quốc trong thời chiến. Sau thời gian được gần bên anh, nay nàng phải quay về với việc học, mà nàng không thể sao lãng vì mẹ kỳ vọng rất nhiều ở mình. Cũng nhờ đó, nàng có thể quên bớt những ngày tháng quá dài của sự đợi mong.
Uyển Nhi cắm đầu lo học bên những ly cà phê phin đậm đặc, giúp nàng thức trắng đêm để theo kịp các bạn. Nhưng thực tế thật không dễ, có những lúc nổi nhớ dâng tràn trong mảnh tim cô đơn, dòng chữ như nhảy múa trước mắt, Uyển Nhi chỉ biết gục đầu vào những trang sách dày. Đôi mắt ướt đẩm, nàng nhớ người yêu…rồi ngày qua ngày, nàng vẫn nhớ người yêu… nhớ thiệt nhớ…lòng Uyển Nhi chùng xuống… không có anh … cô đơn quá… bao lâu nữa em mới được gặp lại anh?
Vẫn mãi ngàn trùng xa cách… Rất nhớ…
Tôn Nữ Mai Tâm
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển