Cà Kê Dê Ngỗng
Ngày 17/2 – lãng quên quá khứ?
Chủ nhật, 17 Tháng 2 2013 10:51
Hôm nay (17/2), ngày mồng Tám Tết, nhưng cũng là ngày kỉ niệm 34 năm Tàu xâm lăng nước ta và tàn sát hàng vạn dân ta. Cuộc chiến kéo dài chỉ có 16 ngày, nhưng đã để lại một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai trong lòng bất cứ người dân Việt nào còn quan tâm đến sự vẹn toàn của đất nước. Ấy vậy mà báo chí, vì lí do nào đó, gần như im lặng. Năm ngoái họ cũng im lặng. Chợt nhớ đến câu those who forget the past are doomed to repeat it – những kẻ nào lãng quên quá khứ sẽ dẫm phải quá khứ.
Cuộc chiến đẫm máu ngày 17/2/1979 là hoàn toàn do Tàu chủ động, và phía Việt Nam thì hình như thiếu chuẩn bị. Thời gian đó, tôi vẫn còn ở trong nước, nhưng không nhớ chính xác đang đi công tác nơi nào. Chỉ nhớ sau 2 ngày tôi mới biết tin. Lúc đó, trong cơ quan vẫn còn “truyền thống” mà theo đó, mỗi sáng có người đọc báo cho cả nhóm cùng nghe. Báo thì chỉ là Nhân dân hay Quân đội nhân dân thôi. Tôi nhớ người đọc báo (là một anh tốt nghiệp đại học kinh tế Sài Gòn) giọng rung rung. Chúng tôi ai cũng giận dữ và quyết chí tìm cách ăn thua đủ với bọn bành trướng. Thời đó, báo chí VN gọi bọn Tàu là “bành trướng”. Sau đó thì đài radio và tivi liên tục cho phát đi những bài nhạc hùng, nhạc chống Tàu, ôn lại những trang sử hào hùng đánh Tàu. Cả cộng đồng nóng lên với quyết tâm đánh Tàu. Ai cũng xác định đây Tàu là kẻ thù truyền kiếp, và đã đến lúc phải nói lên điều này cho mọi người biết. Tàu là kẻ thù truyền kiếp chứ chẳng phải bạn bè gì cả. Trớ trêu thay, ngày nay Nhà nước và Đảng CSVN lại xem -- và bắt 90 triệu người Việt xem -- họ như là người bạn “bốn tốt” và “16 chữ vàng”! Vẫn biết chúng ta phải làm bạn với mọi người, kể cả kẻ cựu thù, và vẫn biết rất có thể Nhà nước và Đảng CSVN nói là để nói, nhưng thú thật tôi thấy rất khó nuốc cái 4 tốt và 16 chữ vàng của những kẻ lúc nào cũng lăm le xâm chiếm nước ta.
Trước khi xua quân tấn công các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Đặng Tiểu Bình từng huyênh hoang tuyên bố ở Nhật rằng “sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”, rằng “Việt Nam là một côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thật ngạc nhiên, một kẻ lãnh đạo một nước đông dân nhất thế giới mà nói năng rất ... côn đồ như thế. Sau này, đọc những gì các quan chức Tàu phát biểu, tôi cũng thấy họ có cách nói rất ư là … vô giáo dục. Ngôn ngữ và hành động của Đặng xứng đáng với danh hiệu lưu manh quốc tế. Điều trớ trêu là ngày nay, các nhà xuất bản Việt Nam tranh nhau xuất bản những cuốn sách ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của tên lưu manh quốc tế này.
Cuộc chiến 16 ngày đó gây tổn hại nặng nề cho ta. Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được con số tử vong, nhưng vài thống kê cho thấy con số đó rất lớn. Phía Tàu (qua tướng Ngũ Tu Quyền) nói rằng có đến 20,000 quân Việt Nam bị tử vong. Nhưng bọn Tàu nói thì chúng ta không tin được, vì cái máu nói láo của họ đã được encoded vào DNA rồi. Tạp chí Time cho rằng số lính VN bị tử vong là 10,000 người, và số dân bị giết chết cũng khoảng 10,000 người. Các chuyên gia sử phương Tây thì cho rằng Tàu bị chết 26,000 quân và 46,000 bị thương. Theo sử gia này (Russell Howard) thì con số bên VN cũng tương đương. Dù còn trong vòng ước tính, những con số trên đây cho thấy rõ ràng là có ít nhất 20,000 người Việt đã chết dưới họng súng của bọn Tàu. Đó là một con số rất lớn. Tính trung bình mỗi ngày chúng ta mất ít nhất 1250 người, hay mỗi giờ có 52 người ngã xuống.
Không chỉ thiệt hại về con người, mà cuộc chiến còn gây thiệt hại rất lớn về cơ sở hạ tầng. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường bị tiêu huỷ hoàn toàn. Trường học, bệnh viên, bệnh xá, công sở, hãng xưởng, v.v. bị bị bọn Tàu tiêu huỷ hết. Bẩn thỉu và bần tiện hơn, bọn Tàu còn căn cướp cả tài sản, xe cộ, thậm chí gia cầm của người dân. Tất cả những sự thật đó nhắc nhở chúng ta rằng đối với bọn Tàu ô không chỉ là một kẻ thù, mà còn là kẻ thù dơ bẩn. Người Nhật rất khinh bỉ người Tàu vì cái tính hèn hạ và xảo quyệt của chúng, và chúng ta cũng có lí do để khinh khi những kẻ thù vừa bẩn vừa tàn bạo (nếu không muốn nói là nó thể hiện cái thú tính của những tên Tàu ô trong đội quân viễn chinh).
Nghe nói rằng sau cuộc chiến Việt Nam đã mất một số đất về tay bọn Tàu. Chẳng biết điều này đúng hay sai, nhưng Nhà nước Việt Nam không hề lên tiếng đính chính hay phản bác.
Cuộc chiến 1979 là một cuộc chiến mang tính lịch sử, và đáng được các thế hệ sau biết đến. Đã 34 năm rồi, tức đã có một thế hệ lớn lên sau cuộc chiến, nhưng hình như số người biết đến cuộc chiến chẳng bao nhiêu. Cả chục năm nay, đài báo Việt Nam không còn nhắc đến cuộc chiến như trước đây. Chẳng hạn như năm nay, dạo qua một vòng vài tờ báo, chỉ có Thanh Niên là nhắc đến cuộc chiến, còn các tờ khác thì chọn thái độ im lặng. (Nhưng phía Tàu thì họ thỉnh thoảng có nhắc đến.) Chính thái độ im lặng và cố tình lãng quên lịch sử này là lời giải thích tại sao thanh thiếu niên Việt Nam vẫn chưa biết Hoàng Sa đã bị quân Tàu đánh chiếm như Thanh Niên mới phản ảnh !
Viết đến đây tôi nhớ đến
gây sốc cho nhiều người như sau: “Mỹ kiêng sợ Trung Quốc đến độ nhiều chục năm qua không bao giờ dám gọi đồng minh Đài Loan là quốc gia. Thái Lan kiêng sợ Trung Quốc. Thế giới kiêng sợ Trung Quốc. Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đánh tan các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa ngay trước mũi Đệ Thất Hạm Đội hùng hậu của Hoa Kỳ.” Ông nghị này có vẻ rất thích thú khi thấy Tàu đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? Xin nhắc lại để các bạn không lầm: người phát biểu là một đại biểu trong Quốc hội Việt Nam, chứ không phải Quốc hội China.
Tôi tự hỏi tại sao không nhắc đến cuộc chiến 1979? Hơn 30 năm cũng đủ để chúng ta có cái nhìn tỉnh táo hơn. Phải biết lịch sử và những yếu tố liên quan để tránh lặp lại vết xẻ đổ trong quá khứ. Một dân tộc không dám nhìn quá khứ là một dân tộc chưa trưởng thành.
N.V.T
PS. Sau đây là một vòng báo chí mạng sáng nay:
Tờ báo tôi cộng tác rất lâu (và đọc hàng ngày) chẳng có bài nào kỉ niệm cuộc chiến 17/2/1979. Thật thất vọng! Tôi nghĩ nếu không có bài nào kỉ niệm thì ít ra cũng có một bài phóng sự về những nơi bọn Tàu tàn phá trong thời chiến bây giờ ra sao. Đằng này, báo hình như chỉ quan tâm mấy chuyện người dân chẳng quan tâm. (Ghi thêm: một bạn đọc cho biết mặc dù báo mạng của TT không có bài về cuộc chiến 17/2/1979, nhưng báo giấy có loạt bài Tháng 2 trên đỉnh Pò Hèn). Không hiểu sao các bạn ấy không đưa lên mạng cho bà con đọc.
Một tờ báo khác tôi cũng hay cộng tác (Người lao động) chẳng có dòng nào kỉ niệm cuộc chiến. Lại còn hạnh phúc lang thang nữa chứ!
Một tờ báo khác tôi cũng hay viết (Vietnamnet) thì lúc này có vẻ bận rộn với chuyện sắc đẹp, hoa khôi, hoa hậu, này nọ. Xem mục nóng nhất chúng ta biết người ta đang quan tâm đến cái gì. Thật là mỉa mai!
Còn tờ Quân đội nhân dân cũng chẳng có dòng nào tưởng niệm hàng vạn đồng đội họ đã hi sinh trong cuộc chiến.
Chỉ có Thanh Niên là có hai bài viết về cuộc chiến. Đây là tờ báo tôi không có cộng tác nhưng quen nhiều người trong toà soạn. Hoan hô Thanh Niên!
http://www.nguyenvantuan.net/news/6-news/1646-ngay-172-lang-quen-qua-khu-
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ngày 17/2 – lãng quên quá khứ?
Chủ nhật, 17 Tháng 2 2013 10:51
Hôm nay (17/2), ngày mồng Tám Tết, nhưng cũng là ngày kỉ niệm 34 năm Tàu xâm lăng nước ta và tàn sát hàng vạn dân ta. Cuộc chiến kéo dài chỉ có 16 ngày, nhưng đã để lại một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai trong lòng bất cứ người dân Việt nào còn quan tâm đến sự vẹn toàn của đất nước. Ấy vậy mà báo chí, vì lí do nào đó, gần như im lặng. Năm ngoái họ cũng im lặng. Chợt nhớ đến câu those who forget the past are doomed to repeat it – những kẻ nào lãng quên quá khứ sẽ dẫm phải quá khứ.
Cuộc chiến đẫm máu ngày 17/2/1979 là hoàn toàn do Tàu chủ động, và phía Việt Nam thì hình như thiếu chuẩn bị. Thời gian đó, tôi vẫn còn ở trong nước, nhưng không nhớ chính xác đang đi công tác nơi nào. Chỉ nhớ sau 2 ngày tôi mới biết tin. Lúc đó, trong cơ quan vẫn còn “truyền thống” mà theo đó, mỗi sáng có người đọc báo cho cả nhóm cùng nghe. Báo thì chỉ là Nhân dân hay Quân đội nhân dân thôi. Tôi nhớ người đọc báo (là một anh tốt nghiệp đại học kinh tế Sài Gòn) giọng rung rung. Chúng tôi ai cũng giận dữ và quyết chí tìm cách ăn thua đủ với bọn bành trướng. Thời đó, báo chí VN gọi bọn Tàu là “bành trướng”. Sau đó thì đài radio và tivi liên tục cho phát đi những bài nhạc hùng, nhạc chống Tàu, ôn lại những trang sử hào hùng đánh Tàu. Cả cộng đồng nóng lên với quyết tâm đánh Tàu. Ai cũng xác định đây Tàu là kẻ thù truyền kiếp, và đã đến lúc phải nói lên điều này cho mọi người biết. Tàu là kẻ thù truyền kiếp chứ chẳng phải bạn bè gì cả. Trớ trêu thay, ngày nay Nhà nước và Đảng CSVN lại xem -- và bắt 90 triệu người Việt xem -- họ như là người bạn “bốn tốt” và “16 chữ vàng”! Vẫn biết chúng ta phải làm bạn với mọi người, kể cả kẻ cựu thù, và vẫn biết rất có thể Nhà nước và Đảng CSVN nói là để nói, nhưng thú thật tôi thấy rất khó nuốc cái 4 tốt và 16 chữ vàng của những kẻ lúc nào cũng lăm le xâm chiếm nước ta.
Trước khi xua quân tấn công các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Đặng Tiểu Bình từng huyênh hoang tuyên bố ở Nhật rằng “sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”, rằng “Việt Nam là một côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thật ngạc nhiên, một kẻ lãnh đạo một nước đông dân nhất thế giới mà nói năng rất ... côn đồ như thế. Sau này, đọc những gì các quan chức Tàu phát biểu, tôi cũng thấy họ có cách nói rất ư là … vô giáo dục. Ngôn ngữ và hành động của Đặng xứng đáng với danh hiệu lưu manh quốc tế. Điều trớ trêu là ngày nay, các nhà xuất bản Việt Nam tranh nhau xuất bản những cuốn sách ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của tên lưu manh quốc tế này.
Cuộc chiến 16 ngày đó gây tổn hại nặng nề cho ta. Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được con số tử vong, nhưng vài thống kê cho thấy con số đó rất lớn. Phía Tàu (qua tướng Ngũ Tu Quyền) nói rằng có đến 20,000 quân Việt Nam bị tử vong. Nhưng bọn Tàu nói thì chúng ta không tin được, vì cái máu nói láo của họ đã được encoded vào DNA rồi. Tạp chí Time cho rằng số lính VN bị tử vong là 10,000 người, và số dân bị giết chết cũng khoảng 10,000 người. Các chuyên gia sử phương Tây thì cho rằng Tàu bị chết 26,000 quân và 46,000 bị thương. Theo sử gia này (Russell Howard) thì con số bên VN cũng tương đương. Dù còn trong vòng ước tính, những con số trên đây cho thấy rõ ràng là có ít nhất 20,000 người Việt đã chết dưới họng súng của bọn Tàu. Đó là một con số rất lớn. Tính trung bình mỗi ngày chúng ta mất ít nhất 1250 người, hay mỗi giờ có 52 người ngã xuống.
Không chỉ thiệt hại về con người, mà cuộc chiến còn gây thiệt hại rất lớn về cơ sở hạ tầng. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường bị tiêu huỷ hoàn toàn. Trường học, bệnh viên, bệnh xá, công sở, hãng xưởng, v.v. bị bị bọn Tàu tiêu huỷ hết. Bẩn thỉu và bần tiện hơn, bọn Tàu còn căn cướp cả tài sản, xe cộ, thậm chí gia cầm của người dân. Tất cả những sự thật đó nhắc nhở chúng ta rằng đối với bọn Tàu ô không chỉ là một kẻ thù, mà còn là kẻ thù dơ bẩn. Người Nhật rất khinh bỉ người Tàu vì cái tính hèn hạ và xảo quyệt của chúng, và chúng ta cũng có lí do để khinh khi những kẻ thù vừa bẩn vừa tàn bạo (nếu không muốn nói là nó thể hiện cái thú tính của những tên Tàu ô trong đội quân viễn chinh).
Nghe nói rằng sau cuộc chiến Việt Nam đã mất một số đất về tay bọn Tàu. Chẳng biết điều này đúng hay sai, nhưng Nhà nước Việt Nam không hề lên tiếng đính chính hay phản bác.
Cuộc chiến 1979 là một cuộc chiến mang tính lịch sử, và đáng được các thế hệ sau biết đến. Đã 34 năm rồi, tức đã có một thế hệ lớn lên sau cuộc chiến, nhưng hình như số người biết đến cuộc chiến chẳng bao nhiêu. Cả chục năm nay, đài báo Việt Nam không còn nhắc đến cuộc chiến như trước đây. Chẳng hạn như năm nay, dạo qua một vòng vài tờ báo, chỉ có Thanh Niên là nhắc đến cuộc chiến, còn các tờ khác thì chọn thái độ im lặng. (Nhưng phía Tàu thì họ thỉnh thoảng có nhắc đến.) Chính thái độ im lặng và cố tình lãng quên lịch sử này là lời giải thích tại sao thanh thiếu niên Việt Nam vẫn chưa biết Hoàng Sa đã bị quân Tàu đánh chiếm như Thanh Niên mới phản ảnh !
Viết đến đây tôi nhớ đến
gây sốc cho nhiều người như sau: “Mỹ kiêng sợ Trung Quốc đến độ nhiều chục năm qua không bao giờ dám gọi đồng minh Đài Loan là quốc gia. Thái Lan kiêng sợ Trung Quốc. Thế giới kiêng sợ Trung Quốc. Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đánh tan các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa ngay trước mũi Đệ Thất Hạm Đội hùng hậu của Hoa Kỳ.” Ông nghị này có vẻ rất thích thú khi thấy Tàu đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? Xin nhắc lại để các bạn không lầm: người phát biểu là một đại biểu trong Quốc hội Việt Nam, chứ không phải Quốc hội China.
Tôi tự hỏi tại sao không nhắc đến cuộc chiến 1979? Hơn 30 năm cũng đủ để chúng ta có cái nhìn tỉnh táo hơn. Phải biết lịch sử và những yếu tố liên quan để tránh lặp lại vết xẻ đổ trong quá khứ. Một dân tộc không dám nhìn quá khứ là một dân tộc chưa trưởng thành.
N.V.T
PS. Sau đây là một vòng báo chí mạng sáng nay:
Tờ báo tôi cộng tác rất lâu (và đọc hàng ngày) chẳng có bài nào kỉ niệm cuộc chiến 17/2/1979. Thật thất vọng! Tôi nghĩ nếu không có bài nào kỉ niệm thì ít ra cũng có một bài phóng sự về những nơi bọn Tàu tàn phá trong thời chiến bây giờ ra sao. Đằng này, báo hình như chỉ quan tâm mấy chuyện người dân chẳng quan tâm. (Ghi thêm: một bạn đọc cho biết mặc dù báo mạng của TT không có bài về cuộc chiến 17/2/1979, nhưng báo giấy có loạt bài Tháng 2 trên đỉnh Pò Hèn). Không hiểu sao các bạn ấy không đưa lên mạng cho bà con đọc.
Một tờ báo khác tôi cũng hay cộng tác (Người lao động) chẳng có dòng nào kỉ niệm cuộc chiến. Lại còn hạnh phúc lang thang nữa chứ!
Một tờ báo khác tôi cũng hay viết (Vietnamnet) thì lúc này có vẻ bận rộn với chuyện sắc đẹp, hoa khôi, hoa hậu, này nọ. Xem mục nóng nhất chúng ta biết người ta đang quan tâm đến cái gì. Thật là mỉa mai!
Còn tờ Quân đội nhân dân cũng chẳng có dòng nào tưởng niệm hàng vạn đồng đội họ đã hi sinh trong cuộc chiến.
Chỉ có Thanh Niên là có hai bài viết về cuộc chiến. Đây là tờ báo tôi không có cộng tác nhưng quen nhiều người trong toà soạn. Hoan hô Thanh Niên!
http://www.nguyenvantuan.net/news/6-news/1646-ngay-172-lang-quen-qua-khu-