Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva
Nguồn: Napoleon retreats from Moscow, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1812, một tháng sau khi tiến vào Moskva, nơi mà ít lâu sau đó đã bị thiêu rụi và bỏ hoang, Napoleon Bonaparte và quân Pháp đã cạn kiệt lương thực, buộc phải rút khỏi Nga.
Sau khi Nga hoàng Alexander I từ chối tham gia Hệ thống Lục địa (Continental System, tức cuộc phong tỏa hải quân do Pháp dẫn dắt chống lại nước Anh), Hoàng đế Pháp Napoleon I đã quyết định đưa Đại Quân (Grande Armée) của mình sang xâm lược Nga vào ngày 24/06/1812. Đại Quân bấy giờ có hơn 500.000 binh sĩ và nhân viên, là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu thời đó.
Trong những tháng đầu của cuộc xâm lược, Napoleon đã phải chiến đấu rất khó khăn. Người Nga không chịu đối đầu trực diện với quân của Napoleon – vốn đông và mạnh hơn nhiều. Thay vào đó, dưới sự lãnh đạo của Tướng Mikhail Kutuzov, lính Nga đã lén đốt sạch mọi thứ khi Đại quân Pháp tiến sâu vào đất Nga. Trong trận Borodino diễn ra ngày 7/9 sau đó, cả hai bên đều bị thiệt hại nghiêm trọng.
Ngày 14/9, khi tới được Moskva, Napoleon đã cố gắng tìm kiếm nguồn tiếp tế, nhưng chỉ thấy toàn bộ người dân đã sơ tán, còn quân Nga cũng đã thoái lui. Sáng sớm hôm sau, những người Nga yêu nước đã gây ra nhiều vụ hỏa hoạn ở khắp thành Moskva, phá hủy hoàn toàn căn cứ mùa đông của Đại Quân. Vậy là sau một tháng chờ đợi Nga hoàng đầu hàng nhưng không được, giờ đây Napoleon phải đối mặt với sự khởi đầu “mùa đông nước Nga” và buộc phải ra lệnh cho những người lính đang đói khát của mình rút khỏi Moskva.
Trong đợt rút quân này, phía Napoleon liên tục phải chiến đấu với một đội quân người Nga quyết liệt và mạnh mẽ. Luôn bị cái đói rình rập, lại còn phải tránh những hầm chông nguy hiểm của người Cossacks, quân Pháp bấy giờ chỉ còn rất ít. Cuối tháng 11, họ tới được sông Berezina nhưng sớm nhận ra rằng lối thoát đã bị người Nga chặn đứng. Ngày 26/11, Napoleon ra lệnh băng ngang qua Studienka. Ba ngày sau đó, khi đoàn quân đang vượt sông, Napoleon đã buộc phải đốt luôn cây cầu tạm, bỏ lại khoảng 10.000 binh sĩ mắc kẹt phía bên kia sông. Từ đó, đợt rút quân đã trở thành cuộc tháo chạy, và tới ngày 8/12, Napoleon đã bỏ đoàn quân còn sót lại của mình để trở về Paris chỉ với vài người thân cận. Sáu ngày sau, Đại Quân cuối cùng cũng thoát khỏi nước Nga. Nước Pháp đã mất hơn 400.000 lính trong cuộc xâm lược thảm họa này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva
Nguồn: Napoleon retreats from Moscow, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1812, một tháng sau khi tiến vào Moskva, nơi mà ít lâu sau đó đã bị thiêu rụi và bỏ hoang, Napoleon Bonaparte và quân Pháp đã cạn kiệt lương thực, buộc phải rút khỏi Nga.
Sau khi Nga hoàng Alexander I từ chối tham gia Hệ thống Lục địa (Continental System, tức cuộc phong tỏa hải quân do Pháp dẫn dắt chống lại nước Anh), Hoàng đế Pháp Napoleon I đã quyết định đưa Đại Quân (Grande Armée) của mình sang xâm lược Nga vào ngày 24/06/1812. Đại Quân bấy giờ có hơn 500.000 binh sĩ và nhân viên, là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu thời đó.
Trong những tháng đầu của cuộc xâm lược, Napoleon đã phải chiến đấu rất khó khăn. Người Nga không chịu đối đầu trực diện với quân của Napoleon – vốn đông và mạnh hơn nhiều. Thay vào đó, dưới sự lãnh đạo của Tướng Mikhail Kutuzov, lính Nga đã lén đốt sạch mọi thứ khi Đại quân Pháp tiến sâu vào đất Nga. Trong trận Borodino diễn ra ngày 7/9 sau đó, cả hai bên đều bị thiệt hại nghiêm trọng.
Ngày 14/9, khi tới được Moskva, Napoleon đã cố gắng tìm kiếm nguồn tiếp tế, nhưng chỉ thấy toàn bộ người dân đã sơ tán, còn quân Nga cũng đã thoái lui. Sáng sớm hôm sau, những người Nga yêu nước đã gây ra nhiều vụ hỏa hoạn ở khắp thành Moskva, phá hủy hoàn toàn căn cứ mùa đông của Đại Quân. Vậy là sau một tháng chờ đợi Nga hoàng đầu hàng nhưng không được, giờ đây Napoleon phải đối mặt với sự khởi đầu “mùa đông nước Nga” và buộc phải ra lệnh cho những người lính đang đói khát của mình rút khỏi Moskva.
Trong đợt rút quân này, phía Napoleon liên tục phải chiến đấu với một đội quân người Nga quyết liệt và mạnh mẽ. Luôn bị cái đói rình rập, lại còn phải tránh những hầm chông nguy hiểm của người Cossacks, quân Pháp bấy giờ chỉ còn rất ít. Cuối tháng 11, họ tới được sông Berezina nhưng sớm nhận ra rằng lối thoát đã bị người Nga chặn đứng. Ngày 26/11, Napoleon ra lệnh băng ngang qua Studienka. Ba ngày sau đó, khi đoàn quân đang vượt sông, Napoleon đã buộc phải đốt luôn cây cầu tạm, bỏ lại khoảng 10.000 binh sĩ mắc kẹt phía bên kia sông. Từ đó, đợt rút quân đã trở thành cuộc tháo chạy, và tới ngày 8/12, Napoleon đã bỏ đoàn quân còn sót lại của mình để trở về Paris chỉ với vài người thân cận. Sáu ngày sau, Đại Quân cuối cùng cũng thoát khỏi nước Nga. Nước Pháp đã mất hơn 400.000 lính trong cuộc xâm lược thảm họa này.