Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc
Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.
Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ.
Nixon dường như không phải là ứng viên có thể giúp xoa dịu quan hệ giữa hai nước. Trong thập niên 1940 và 1950, ông luôn là người có thái độ cứng rắn và từng lên án chính quyền Dân chủ của Harry S. Truman vì để “mất” Trung Quốc vào tay cộng sản năm 1949.
Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ thời điểm đó. Ở Việt Nam, Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc, mới là người ủng hộ quan trọng nhất của chế độ Bắc Việt. Chiến tranh Việt Nam lúc đó cũng không có tiến triển tốt. Người dân Mỹ đã mất kiên nhẫn về việc chấm dứt xung đột, và mọi chuyện cũng ngày càng rõ ràng rằng Mỹ chẳng thể cứu đồng minh Nam Việt Nam khỏi tay miền Bắc.
Nỗi sợ hãi của Mỹ về một khối cộng sản bền vững cũng đã thay đổi khi mà khẩu chiến – và thi thoảng còn là xung đột biên giới – nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960. Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger đã nhìn thấy một cơ hội trong bối cảnh này: quay sang ngoại giao với Trung Quốc có thể khiến cho Liên Xô tuân theo yêu cầu chính sách của Mỹ (như gây sức ép buộc chính quyền miền Bắc ký một hiệp ước hòa bình có lợi cho Mỹ.) Và thực ra Nixon đã lên kế hoạch gặp gỡ lãnh đạo Liên Xô, Leonid Brezhnev, ngay sau khi hoàn thành chuyến thăm Trung Quốc.
Vì thế chuyến đi của Nixon đến Trung Quốc là một động thái được tính toán để gây chia rẽ sâu sắc giữa hai cường quốc cộng sản quan trọng nhất. Mỹ có thể sử dụng quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Trung Quốc như là đòn bẩy trong việc đối phó với Liên Xô, đặc biệt về vấn đề Việt Nam.
Ngoài ra, Mỹ có thể có thể sử dụng Trung Quốc như một đối trọng với chính quyền miền Bắc Việt Nam, bởi vì dù hai bên từng tuyên bố về tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Quốc và Bắc Việt Nam thực chất là những đồng minh đáng ngờ. Theo lời sử gia Walter LaFeber, “Thay vì sử dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, Nixon đã kết luận rằng ông tốt hơn nên dùng Trung Quốc để kiềm chế Việt Nam.” Về phần mình, Trung Quốc đang mong muốn tìm kiếm đồng minh vì quan hệ của nước này với Liên Xô đang ngày càng căng thẳng và chắc chắn họ cũng mong chờ sự gia tăng thương mại Mỹ-Trung.
http://nghiencuuquocte.org/2017/02/21/nixon-tham-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc
Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.
Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ.
Nixon dường như không phải là ứng viên có thể giúp xoa dịu quan hệ giữa hai nước. Trong thập niên 1940 và 1950, ông luôn là người có thái độ cứng rắn và từng lên án chính quyền Dân chủ của Harry S. Truman vì để “mất” Trung Quốc vào tay cộng sản năm 1949.
Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ thời điểm đó. Ở Việt Nam, Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc, mới là người ủng hộ quan trọng nhất của chế độ Bắc Việt. Chiến tranh Việt Nam lúc đó cũng không có tiến triển tốt. Người dân Mỹ đã mất kiên nhẫn về việc chấm dứt xung đột, và mọi chuyện cũng ngày càng rõ ràng rằng Mỹ chẳng thể cứu đồng minh Nam Việt Nam khỏi tay miền Bắc.
Nỗi sợ hãi của Mỹ về một khối cộng sản bền vững cũng đã thay đổi khi mà khẩu chiến – và thi thoảng còn là xung đột biên giới – nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960. Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger đã nhìn thấy một cơ hội trong bối cảnh này: quay sang ngoại giao với Trung Quốc có thể khiến cho Liên Xô tuân theo yêu cầu chính sách của Mỹ (như gây sức ép buộc chính quyền miền Bắc ký một hiệp ước hòa bình có lợi cho Mỹ.) Và thực ra Nixon đã lên kế hoạch gặp gỡ lãnh đạo Liên Xô, Leonid Brezhnev, ngay sau khi hoàn thành chuyến thăm Trung Quốc.
Vì thế chuyến đi của Nixon đến Trung Quốc là một động thái được tính toán để gây chia rẽ sâu sắc giữa hai cường quốc cộng sản quan trọng nhất. Mỹ có thể sử dụng quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Trung Quốc như là đòn bẩy trong việc đối phó với Liên Xô, đặc biệt về vấn đề Việt Nam.
Ngoài ra, Mỹ có thể có thể sử dụng Trung Quốc như một đối trọng với chính quyền miền Bắc Việt Nam, bởi vì dù hai bên từng tuyên bố về tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Quốc và Bắc Việt Nam thực chất là những đồng minh đáng ngờ. Theo lời sử gia Walter LaFeber, “Thay vì sử dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, Nixon đã kết luận rằng ông tốt hơn nên dùng Trung Quốc để kiềm chế Việt Nam.” Về phần mình, Trung Quốc đang mong muốn tìm kiếm đồng minh vì quan hệ của nước này với Liên Xô đang ngày càng căng thẳng và chắc chắn họ cũng mong chờ sự gia tăng thương mại Mỹ-Trung.
http://nghiencuuquocte.org/2017/02/21/nixon-tham-trung-quoc/