Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân
Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.
Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe.
Sau khi lên nắm quyền vào năm 1933, Hitler bắt đầu bí mật phát triển một lực lượng không quân hiện đại và bổ nhiệm Goering làm Bộ trưởng Không quân. (Trong Thế chiến I, Goering đã chỉ huy một phi đội máy bay nổi tiếng, trong đó gồm cả phi công “Nam tước Đỏ” Manfred von Richthofen.) Tháng 02/1935, việc chính thức thành lập Luftwaffe trở thành một bước tiến quan trọng trong chương trình tái vũ trang của Hitler.
Luftwaffe đã được ngụy trang và phát triển từng bước để không cho các chính phủ nước ngoài biết. Quy mô và thành phần của các đơn vị không quân Luftwaffe đều được giữ bí mật. Tuy nhiên, vào tháng 03/1935, Anh thông báo tăng cường lực lượng Không quân Hoàng gia (Royal Air Force – RAF), và vì không chịu thua kém, Hitler cũng đã tiết lộ về Luftwaffe mà khi đó đã phát triển nhanh chóng thành một lực lượng không quân đáng gờm.
Chương trình tái vũ trang nước Đức đã phát triển với tốc độ đáng báo động, Anh và Pháp lên tiếng phản đối, nhưng chẳng thể theo kịp người Đức. Không chỉ các đơn vị không quân của Đức đã tăng trưởng đáng kể, mà cả những máy bay chiến đấu mới của Đức – chiếc Me-109 – cũng tiên tiến hơn rất nhiều so với máy bay của Anh, Pháp hay Nga. Me-109 từng được dùng trong Nội chiến Tây Ban Nha. Các phi công Luftwaffe đã được huấn luyện khi tiến hành tấn công các thị trấn Tây Ban Nha. Chỉ riêng tại thị trấn Guernica, đã có hơn 1.000 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tàn bạo của không quân Đức vào tháng 04/1937.
Luftwaffe được hình thành như một phần quan trọng của blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) – chiến lược quân sự nguy hiểm do Tướng Heinz Guderian phát triển. Cụ thể, khi các xe tăng Đức thọc sâu vào lãnh thổ đối phương, các máy bay thuộc Luftwaffe sẽ ném bom nhắm phá hủy các đường viện trợ và hệ thống thông tin liên lạc của kẻ địch, đồng thời gây nên hoảng loạn. Tính đến khi Thế chiến II bùng nổ vào tháng 09/1939, Luftwaffe đã có một lực lượng gồm 1.000 máy bay chiến đấu và 1.050 máy bay ném bom.
Đầu tiên là Ba Lan và sau đó Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Pháp đã thất thủ trước blitzkrieg. Sau khi Pháp đầu hàng, Đức Quốc xã đã dùng Luftwaffe để tấn công Anh, hy vọng tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh (RAF) nhằm chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ của quân Đức. Tuy nhiên, trong trận không chiến Anh nổi tiếng (Battle of Britain), RAF với số lượng vượt trội đã thắng được Luftwaffe nhờ vào công nghệ radar, các máy bay Spitfire thế hệ mới, cùng cả sự dũng cảm và may mắn. Cứ mỗi máy bay của Anh bị bắn hạ thì hai máy bay chiến đấu của Đức bị phá hủy. Đối mặt với sự kháng cự từ người Anh, Hitler đã thay đổi chiến lược trong trận không chiến, từ bỏ kế hoạch xâm lược mà thay vào đó cố gắng đánh bom London. Tuy nhiên, chiến lược mới này khiến Luftwaffe gặp khó khăn vì thiếu hụt máy bay ném bom tầm xa. Đầu năm 1941, cuộc không chiến Anh đã kết thúc trong thất bại.
Người Anh đã khiến Luftwaffe thất bại lần đầu tiên. Sau đó là người Nga. Cuối năm đó, Hitler ra lệnh xâm lược Liên Xô, nhưng những chiến thắng ban đầu lại dần biến thành một thảm họa. Hitler càng kiên quyết chiến đấu để vượt qua sự kháng cự của người Nga thì Luftwaffe càng suy yếu và mất đi ưu thế trên không của mình trước các cuộc tấn công ngày một nhiều từ phía Anh và Mỹ. Đến khi cuộc đổ bộ D-Day của Đồng minh vào Normandie (06/1944) nổ ra, Luftwaffe chỉ còn là “bộ xương khô.”
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân
Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.
Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe.
Sau khi lên nắm quyền vào năm 1933, Hitler bắt đầu bí mật phát triển một lực lượng không quân hiện đại và bổ nhiệm Goering làm Bộ trưởng Không quân. (Trong Thế chiến I, Goering đã chỉ huy một phi đội máy bay nổi tiếng, trong đó gồm cả phi công “Nam tước Đỏ” Manfred von Richthofen.) Tháng 02/1935, việc chính thức thành lập Luftwaffe trở thành một bước tiến quan trọng trong chương trình tái vũ trang của Hitler.
Luftwaffe đã được ngụy trang và phát triển từng bước để không cho các chính phủ nước ngoài biết. Quy mô và thành phần của các đơn vị không quân Luftwaffe đều được giữ bí mật. Tuy nhiên, vào tháng 03/1935, Anh thông báo tăng cường lực lượng Không quân Hoàng gia (Royal Air Force – RAF), và vì không chịu thua kém, Hitler cũng đã tiết lộ về Luftwaffe mà khi đó đã phát triển nhanh chóng thành một lực lượng không quân đáng gờm.
Chương trình tái vũ trang nước Đức đã phát triển với tốc độ đáng báo động, Anh và Pháp lên tiếng phản đối, nhưng chẳng thể theo kịp người Đức. Không chỉ các đơn vị không quân của Đức đã tăng trưởng đáng kể, mà cả những máy bay chiến đấu mới của Đức – chiếc Me-109 – cũng tiên tiến hơn rất nhiều so với máy bay của Anh, Pháp hay Nga. Me-109 từng được dùng trong Nội chiến Tây Ban Nha. Các phi công Luftwaffe đã được huấn luyện khi tiến hành tấn công các thị trấn Tây Ban Nha. Chỉ riêng tại thị trấn Guernica, đã có hơn 1.000 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tàn bạo của không quân Đức vào tháng 04/1937.
Luftwaffe được hình thành như một phần quan trọng của blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) – chiến lược quân sự nguy hiểm do Tướng Heinz Guderian phát triển. Cụ thể, khi các xe tăng Đức thọc sâu vào lãnh thổ đối phương, các máy bay thuộc Luftwaffe sẽ ném bom nhắm phá hủy các đường viện trợ và hệ thống thông tin liên lạc của kẻ địch, đồng thời gây nên hoảng loạn. Tính đến khi Thế chiến II bùng nổ vào tháng 09/1939, Luftwaffe đã có một lực lượng gồm 1.000 máy bay chiến đấu và 1.050 máy bay ném bom.
Đầu tiên là Ba Lan và sau đó Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Pháp đã thất thủ trước blitzkrieg. Sau khi Pháp đầu hàng, Đức Quốc xã đã dùng Luftwaffe để tấn công Anh, hy vọng tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh (RAF) nhằm chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ của quân Đức. Tuy nhiên, trong trận không chiến Anh nổi tiếng (Battle of Britain), RAF với số lượng vượt trội đã thắng được Luftwaffe nhờ vào công nghệ radar, các máy bay Spitfire thế hệ mới, cùng cả sự dũng cảm và may mắn. Cứ mỗi máy bay của Anh bị bắn hạ thì hai máy bay chiến đấu của Đức bị phá hủy. Đối mặt với sự kháng cự từ người Anh, Hitler đã thay đổi chiến lược trong trận không chiến, từ bỏ kế hoạch xâm lược mà thay vào đó cố gắng đánh bom London. Tuy nhiên, chiến lược mới này khiến Luftwaffe gặp khó khăn vì thiếu hụt máy bay ném bom tầm xa. Đầu năm 1941, cuộc không chiến Anh đã kết thúc trong thất bại.
Người Anh đã khiến Luftwaffe thất bại lần đầu tiên. Sau đó là người Nga. Cuối năm đó, Hitler ra lệnh xâm lược Liên Xô, nhưng những chiến thắng ban đầu lại dần biến thành một thảm họa. Hitler càng kiên quyết chiến đấu để vượt qua sự kháng cự của người Nga thì Luftwaffe càng suy yếu và mất đi ưu thế trên không của mình trước các cuộc tấn công ngày một nhiều từ phía Anh và Mỹ. Đến khi cuộc đổ bộ D-Day của Đồng minh vào Normandie (06/1944) nổ ra, Luftwaffe chỉ còn là “bộ xương khô.”
http://nghiencuuquocte.org/