TIN CỘNG ĐỒNG
Nghị quyết ngừng giao thương với Việt Nam
Nếu mô hình này nhân rộng như kiểu nghị quyết vinh danh cờ vàng trên các thành phố tiểu bang thị trấn của Hoa Kỳ thì sẽ trở thành những cây gậy đánh vào những củ cà rốt mà quan hệ Mỹ Việt đang cố gắng vui bồi (ít nhất về mặt kinh tế).
Đây có thể là sáng kiến mang tính cộng đồng một cách thông minh gây tác động lương tri về mặt dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Nếu thành phong trào thì không thể nào cản trở được động lực lan truyền khắp các địa phương có đông người gốc Việt cư ngụ - yêu cầu các thành phố tiểu bang ra nghị quyết nhận thức về dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bằng biện pháp khống chế, giới hạn các quan hệ giao thương.
Ngừng giao thương với Việt Nam ở New Orleans tuy còn đang ở dạng nghị quyết không có tính ràng buộc như luật lệ nhưng trong nhiều điều kiện ngẫu nhiên nó sẽ có sức khống chế các hoạt động doanh nghiệp với Việt Nam một cách đau đầu cho giới thương nhân.
Ví dụ, có một công ty sản xuất muốn mở văn phòng hay nhà kho chứa hàng ở thành phố này liên hệ với cơ sở ở Việt Nam. Trong trường hợp có nghị quyết này trước mắt, thì doanh nghiệp rất khó xin được môn bài (zoning
Cờ vàng chỉ có giá trị tinh thần cho nên ban kiều vận có thua bỏ cuộc cũng không sao. Giao thương thì là ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chuyển tiền, kiều hối… Rúng động chứ! Các tiệm chuyển tiền về Việt Nam ở New Orleans chắc là bị đụng chạm nhiều nhất.
Ngoài ra, nếu như phát huy hết tác dụng thì ghị quyết này sẽ có sức khống chế doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh cho các công ty Hoa Kỳ hay Việt Nam rất nhiều. Họ có thể phải kiếm các thành phố khác, có hội đồng nghị viên thành phố thân thiện hơn không thì gây nên tranh cãi rất phiền phức, tốn kém về mặt kim tiền rất đắt giá.
Theo anh Đinh Yên Thảo của tờ báo Trẻ thì khái niệm mậu dịch và giao thương có sự khác biệt. Tuy chinh quyền liên bang trao đổi mậu dịch tổng thể với Việt Nam nhưng ở một đơn vị thành phố, tiểu bang khi có chính sách không khuyến khích giao thương, đặt ra các điều luật riêng biệt thì cũng là một áp lực rất lớn.
Nói về dùng áp lực giao thương để thúc đẩy về nhân quyền thì nhiều người đã sáng ý nhưng không thể thực hiện được vì lý luận ba không (không đầu tư, không du lịch, không chuyển tiền) này bị xem là không có đạo lý cho người dân trong nước. Do đó khi ý kiến này đưa ra thường bị xà đùa và bị chỉ trích. Tuy nhiên, ở một góc cạnh khác, ngay cả người trong nước đều coi như là biện pháp khống chế nhà cầm quyền Việt Nam hiệu quả nhất.
"Ngừng giao thương thì tư bản đỏ chết trước. Bọn em ở dưới thấp đâu có can hệ gì!" Một bạn xin dấu tên cho biết ý kiến.
"Cứ phải nhân rộng mô hình, vây ép tứ bề". Bạn Hu Zi bình luận trên facebook
Gần đây nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ một cách quá trắng trợn khiến cho người dân trong nước không còn mang cảm giác "chúng sanh cộng mệnh" với chế độ cầm quyền dù chỉ về mặt kinh tế.
Kêu gọi Mỹ ngừng giao thương tự dưng trong đầu họ đã hiện ra hình ảnh nhà cầm quyền Việt Nam đang bị trả đũa hơn là phải lo lắng cho quan hệ Việt Mỹ không được vun bồi.
Nếu lúc trước người Việt hải ngoại kêu gọi không bang giao, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì tạo nên một tâm lý mâu thuẫn lợi ích với người trong nước. Nhưng nay thì tấm lý đó có phần xê dịch vì sự phẫn nộ về chính sách kinh tế không đồng đều đồng thời những việc bắt bớ giam cầm các nhà đấu tranh dân chủ như Điếu Cày, Tạ Phong Tần quá đỗi thương tâm.
Ngưng giao thương không có nghĩa là nguy hại đến nông dân như những chiêu bài tâm lý mũi lòng trước đây mà nhà cầm quyền Việt Nam thường rêu rao "thế lực thù địch" xuất chiêu ác độc. Ngưng giao thương hiện nay chỉ có công hiệu làm ảnh hưởng đến giai cấp tư bản đỏ Việt Nam, làm ho giãy chết trước.
Do đó nhân rộng phong trào này thì không có gì không hợp với tâm lý quần chúng hiện nay.
http://baotreonline.com/Tin-tuc/Cong-dong-day-do/hoi-dong-thanh-pho-new-orleans-ra-nghi-quyet-ngung-giao-thuong-voi-viet-nam.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Nghị quyết ngừng giao thương với Việt Nam
Nếu mô hình này nhân rộng như kiểu nghị quyết vinh danh cờ vàng trên các thành phố tiểu bang thị trấn của Hoa Kỳ thì sẽ trở thành những cây gậy đánh vào những củ cà rốt mà quan hệ Mỹ Việt đang cố gắng vui bồi (ít nhất về mặt kinh tế).
Đây có thể là sáng kiến mang tính cộng đồng một cách thông minh gây tác động lương tri về mặt dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Nếu thành phong trào thì không thể nào cản trở được động lực lan truyền khắp các địa phương có đông người gốc Việt cư ngụ - yêu cầu các thành phố tiểu bang ra nghị quyết nhận thức về dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bằng biện pháp khống chế, giới hạn các quan hệ giao thương.
Ngừng giao thương với Việt Nam ở New Orleans tuy còn đang ở dạng nghị quyết không có tính ràng buộc như luật lệ nhưng trong nhiều điều kiện ngẫu nhiên nó sẽ có sức khống chế các hoạt động doanh nghiệp với Việt Nam một cách đau đầu cho giới thương nhân.
Ví dụ, có một công ty sản xuất muốn mở văn phòng hay nhà kho chứa hàng ở thành phố này liên hệ với cơ sở ở Việt Nam. Trong trường hợp có nghị quyết này trước mắt, thì doanh nghiệp rất khó xin được môn bài (zoning
Cờ vàng chỉ có giá trị tinh thần cho nên ban kiều vận có thua bỏ cuộc cũng không sao. Giao thương thì là ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chuyển tiền, kiều hối… Rúng động chứ! Các tiệm chuyển tiền về Việt Nam ở New Orleans chắc là bị đụng chạm nhiều nhất.
Ngoài ra, nếu như phát huy hết tác dụng thì ghị quyết này sẽ có sức khống chế doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh cho các công ty Hoa Kỳ hay Việt Nam rất nhiều. Họ có thể phải kiếm các thành phố khác, có hội đồng nghị viên thành phố thân thiện hơn không thì gây nên tranh cãi rất phiền phức, tốn kém về mặt kim tiền rất đắt giá.
Theo anh Đinh Yên Thảo của tờ báo Trẻ thì khái niệm mậu dịch và giao thương có sự khác biệt. Tuy chinh quyền liên bang trao đổi mậu dịch tổng thể với Việt Nam nhưng ở một đơn vị thành phố, tiểu bang khi có chính sách không khuyến khích giao thương, đặt ra các điều luật riêng biệt thì cũng là một áp lực rất lớn.
Nói về dùng áp lực giao thương để thúc đẩy về nhân quyền thì nhiều người đã sáng ý nhưng không thể thực hiện được vì lý luận ba không (không đầu tư, không du lịch, không chuyển tiền) này bị xem là không có đạo lý cho người dân trong nước. Do đó khi ý kiến này đưa ra thường bị xà đùa và bị chỉ trích. Tuy nhiên, ở một góc cạnh khác, ngay cả người trong nước đều coi như là biện pháp khống chế nhà cầm quyền Việt Nam hiệu quả nhất.
"Ngừng giao thương thì tư bản đỏ chết trước. Bọn em ở dưới thấp đâu có can hệ gì!" Một bạn xin dấu tên cho biết ý kiến.
"Cứ phải nhân rộng mô hình, vây ép tứ bề". Bạn Hu Zi bình luận trên facebook
Gần đây nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ một cách quá trắng trợn khiến cho người dân trong nước không còn mang cảm giác "chúng sanh cộng mệnh" với chế độ cầm quyền dù chỉ về mặt kinh tế.
Kêu gọi Mỹ ngừng giao thương tự dưng trong đầu họ đã hiện ra hình ảnh nhà cầm quyền Việt Nam đang bị trả đũa hơn là phải lo lắng cho quan hệ Việt Mỹ không được vun bồi.
Nếu lúc trước người Việt hải ngoại kêu gọi không bang giao, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì tạo nên một tâm lý mâu thuẫn lợi ích với người trong nước. Nhưng nay thì tấm lý đó có phần xê dịch vì sự phẫn nộ về chính sách kinh tế không đồng đều đồng thời những việc bắt bớ giam cầm các nhà đấu tranh dân chủ như Điếu Cày, Tạ Phong Tần quá đỗi thương tâm.
Ngưng giao thương không có nghĩa là nguy hại đến nông dân như những chiêu bài tâm lý mũi lòng trước đây mà nhà cầm quyền Việt Nam thường rêu rao "thế lực thù địch" xuất chiêu ác độc. Ngưng giao thương hiện nay chỉ có công hiệu làm ảnh hưởng đến giai cấp tư bản đỏ Việt Nam, làm ho giãy chết trước.
Do đó nhân rộng phong trào này thì không có gì không hợp với tâm lý quần chúng hiện nay.
http://baotreonline.com/Tin-tuc/Cong-dong-day-do/hoi-dong-thanh-pho-new-orleans-ra-nghi-quyet-ngung-giao-thuong-voi-viet-nam.html