Quán Bên Đường
Nghiã Tình - HUY VĂN
Tôi lòng vòng mấy lần khu vực chợ trời Huỳnh Thúc Kháng mà chiếc Seiko 5 vẫn còn nằm im trong túi quần. Sự sô bồ của cảnh thương mại đường phố làm tôi cảm thấy bất an. Muốn bán chiếc đồng hồ nhưng lại sợ bị dìm giá. Muốn dọ hỏi vài chỗ, nhưng ngại nghe tiếng chưởi bới vì tệ nạn “sáng sớm mở hàng không suông sẻ“. Cứ như thế, tôi đi hết khu tứ giác từ Võ Di Nguy qua Chợ Cũ, ngược lên rạp Xinê Hồng Bàng, ngang qua hũ tíu Thanh Xuân, và vòng lại Huỳnh Thúc Kháng đã hai, ba bận mà vẫn chưa thấy thoải mái để giao dịch với ai, mặc dù có rất nhiều người chào hỏi rất ân cần. Lần này, khi đang rảo bước ngang qua rạp Nam Việt thì từ trong đám đông có người chạy đến ôm vai tôi:
- Thiếu úy!...
Tôi giựt mình, chưa kịp nhìn ra ai thì người thanh niên đó đã lôi tôi vào con hẻm bên cạnh rạp hát, nơi có mấy bàn cà phê kê sát hai bên tường. Vừa ngồi xuống ghế thì anh ta đã nói ngay, giọng thật lớn, như chẳng coi đám đông chung quanh ra gì.
- Thiếu úy không nhớ em sao?
Rồi như chợt nhận ra nét mặt có vẻ lo lắng, dáo dác của tôi, anh chàng hạ giọng, quơ một vòng tay và nói:
- Thiếu úy đừng lo! Phe ta không hà! Em đóng đô ở đây mấy năm nay nên biết mặt mọi người. Dù có cớm chìm, em cũng nhận ra được hết.
Tôi yên tâm phần nào sao câu nói đầy khẳng định này nên mới nhìn kỹ người thanh niên ăn mặc khá tươm tất:
- Quen lắm! Nhưng tôi không nhớ tên.
- Sơn “quắn“ đây! Ông thầy nhớ chưa?
Tôi khẽ reo lên:
- A! Thì ra là chú.
- Kiếm ông thầy lâu nay, tới bây giờ mới gặp.
Tôi nhìn quanh, lòng vẫn còn hồi hộp:
- Đừng gọi tôi như vậy nữa, coi chừng...
- Quen rồi ông thầy ơi! Nhưng thôi, gọi bằng Anh nha. Bây giờ anh ra sao?
Tôi kể sơ cho người lính cũ nghe về một năm sống kiếp tù tàn binh trong núi rừng Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam, được thả về đã hơn hai năm, thất nghiệp dài hạn và đang bám gia đình sau mấy lần vượt biên hụt. Tiền của cứ thế mà lụi tàn, và hôm nay thì tôi định bán chiếc Seiko 5 để phụ cả nhà vài ngày tiền chợ.
Sơn cầm chiếc đồng hồ, ngắm nghía:
- Phải chùi dầu lại mới có giá. Anh giữ nó từ hồi còn ở đơn vị đến giờ phải không?
- Sao chú nhớ hay vậy?
- Quên sao được! Hồi mới về đơn vị, nhằm lúc tiểu đoàn mình về dưỡng quân và ăn Tết ở Đà Nẵng, tụi em đói quá. Ông... À quên! Anh lột đồng hồ đưa thằng Sành đi cầm để cho mấy đứa con bà phước nhậu xả láng. Chưa kể hồi ở Quảng Ngãi anh còn đưa nó cho em đem đi bán. Chính là cái Seiko 5 này chứ còn gì nữa!
Sau đó thì Sơn kể cho tôi nghe về cuộc sống của mình. Đúng là một sự đổi đời! Vì từ một người lính chỉ biết nghe lịnh cấp trên ôm súng đi vào chỗ chết, nay lại trở thành một chuyên gia chợ trời với kinh nghiệm đủ để mua bán mọi thứ trên đời. Nói thêm vài chuyện khác thì Sơn nhìn đồng hồ:
- Anh cứ ngồi chờ em ở đây. Em đi bán dùm cho. Anh nhâm nhi cà phê chờ em nha. Em còn có cái hẹn quan trọng. Xong việc sẽ quay lại ngay.
Nói xong là anh chàng đứng dậy đi liền, như sợ bị trễ hẹn hay mất mối làm ăn gì đó. Ngồi lại một mình với ly cà phê và mấy điếu thuốc thơm, tôi bâng quơ nhìn chung quanh và nhìn ra phía ngoài đường rồi nghĩ đến Sơn, đến thời gian cùng chia xẻ gian nguy ngoài Vùng I. Là trung đội trưởng tác chiến thì cũng chẳng khác gì khinh binh, cũng hàng đầu xung phong hay tiền đồn cắm chốt nên tình cảm dành cho nhau đúng là Huynh Đệ chi binh.
Với Sơn thì tình nghĩa cũng đặt trên căn bản đó, nhưng có phần gắn bó hơn một chút vì Sơn là người Sàigòn duy nhất còn sống sót trong số 8 người được bổ xung về Đại Đội 3 dịp Tết Giáp Dần năm 1974. Không ngờ Sơn vẫn còn nhớ chuyện cầm thế chiếc đồng hồ để đãi trung đội một chầu nhậu. Có lẽ vì hôm đó là dịp Tết và cũng là những ngày đầu của anh em tân binh mới về đơn vị không chừng. Về phần tôi, thì vì thấy vài anh em “con bà phước“ cứ quanh quẩn trong hậu cứ trong khi những ai có gia đình ngoài Đà Nẵng đều đã có nơi để mừng xuân, nên tôi kéo mọi người vào trại gia binh, mượn nhà của người thượng sĩ Thường Vụ của tiểu đoàn đón năm mới quanh thau Bách Nhật, loại rượu đặc sản của miền trung, và người chịu nhận chiếc Seiko 5 làm vật cầm đồ không ai khác hơn là vợ của gia chủ, cũng là chủ biên số đề của hậu cứ…
Thuốc đã không còn, cà phê cạn từ lâu, và trà thì cũng đã gần hết hai bình mà vẫn chưa thấy tăm hơi Sơn “quắn” nên tôi bắt đầu phập phồng không biết phải làm sao nếu đã không may bị lường gạt. Tôi tự trấn an bằng những nghĩ ngợi mông lung về những ngày vào sinh ra tử với nhau rồi kết luận là đồng đội cũ không thể nào tệ đến như vậy, mà cho dù có mất đi chiếc đồng hồ để hiểu thêm nhân tình thế thái thì giá phải chăng mà thôi. Nhưng may quá, tôi không cần nghĩ xấu cho đứa em út ngày nào, vì Sơn vừa bước vào hẻm, mặt mày hớn hở:
- Xin lỗi đã bắt anh chờ lâu quá.
Tôi nói không sao, thì Sơn tiếp ngay:
- Em mới trúng mánh. Còn đây là tiền chiếc đồng hồ.
Thấy tôi lưỡng lự vì mấy tờ giấy bạc, loại tiền của chế độ mới, có vẻ quá nhiều so với thời giá của chiếc đồng hồ củ kỹ, Sơn nói ngay:
- Chỗ quen thân với em. Cũng là dân lính như mình nên họ rất rộng tay. Anh đừng ngại.
Tôi cầm tiền mà thấy thẹn trong lòng vì mới mấy phút trước đây còn nghĩ xấu về người lính của mình. Sơn mời tôi đi ăn trưa nhưng tôi từ chối. Biết tôi ngại và mặc cảm nên anh chàng không nài ép, và chúng tôi chia tay sau cái hẹn sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Những tháng tiếp theo, Sơn ghé thăm gia đình tôi nhiều hơn là tôi tìm gặp anh chàng. Chỉ khi nào có thùng quà của cô Em từ Mỹ gửi về, hoặc giới thiệu người quen đến đổi đô la, thì tôi mới xuống Huỳnh Thúc Kháng hay ghé nhà Sơn trong khu Chợ cá cũ trên đường Trần Quốc Toản. Những lần “làm ăn” đó thường kết thúc bằng một chầu nhậu có khi kéo dài cả một buổi chiều tối. Và đó cũng là dịp để trao đổi mọi chuyện trên đời, từ lúc còn ngoài đơn vị cho đến khi gặp lại nhau lần này. Tôi kể cho người thuộc cấp cũ nghe về tình trạng phó thường dân của mình, về mấy lần vượt biên hụt hoặc bị lường gạt, có lần đã mất tiền mà còn súyt bị Chấp Pháp Vũng Tàu truy ra gốc «cải tạo». Số đô la cô em lén gửi về, cùng với số vàng của gia đình dành dụm đã vì tôi mà cạn láng. Để không bám vào gia đình, tôi đã làm mọi thứ trên đời chỉ để ít ra cũng giảm được phần nào gánh nặng vật chất cho cả nhà.
Sơn cũng không dấu sự may mắn trong đời sống mà anh chàng gọi là chụp giựt. Nhờ chỉ là người lính bình thường, không bị khó dễ gì cả nên Sơn đã ra đường lăn lộn ngay từ những ngày đầu các nón cối còn ngơ ngác đi giữa Sài gòn tìm mua những món hàng thông dụng nhứt, đặc biệt là đồng hồ và radio. Từ đó, cuộc đổi đời thật sự đến với Sơn khi may mắn quen biết rồi làm ăn chung với một số thương gia người Hoa khi nhận làm đầu cầu nối Chợ Cũ với Chợ Lớn trong việc đổi đô la hay thu mua hàng ngoại quốc do thân nhân gửi về. Việc làm này không cần nhiều vốn liếng, chỉ cần sự tháo vát và nụ cười đầy uy tín, mà Sơn thì có đủ hai đặc tính này. Những ngày cận Tết, khi gia đình tôi đang vui mừng, và tôi sửa soạn mang mớ đồ vừa nhận được từ Mỹ gửi về định mang xuống Huỳnh Thúc Kháng tìm Sơn, thì anh chàng đã xuất hiện ngay trước cửa với một nhánh mai khá đẹp: - Tặng hai bác để lấy hên trong ba ngày Tết.
Cả nhà chưa hết ngạc nhiên và cảm động thì Sơn đã chỉ ngay vào tôi:
- Hồi đó chính ổng lựa một cành thật đẹp trong rừng Duy Xuyên và bắt con vác về chưng trong văn phòng đại đội đó hai bác.
Tôi nói với Sơn là cũng định tìm anh chàng để nhờ tiêu thụ mớ hàng mới nhận cho kịp ăn Tết, thì Sơn cũng nói ngay là muốn gặp tôi có chuyện quan trọng. Chúng tôi đi ngay xuống Chợ Cũ và chỉ chừng xong một chầu cà phê là những gì muốn bán đều được người quen của Sơn “chiếu cố“ tận tình và mau lẹ. Tôi mời Sơn một buổi ăn tối để cám ơn và ngay sau khi ngồi vào bàn là đứa em khinh binh của tôi nhập đề ngay:
- Em không dấu anh, mấy tháng nay đứng bán chợ trời là chuyện nhỏ thôi, vì em có chân trong một nhóm tổ chức vượt biên bán chính thức. Hôm gặp lại anh lần đầu là em đang chạy mối cho một người quen rất thân. Họ có ghe, có gốc, nhưng không có người nên móc nối với người trên này, nhứt là dân Chợ Lớn. Em tìm người, dẫn mối, kiêm luôn dẫn đường, có lúc làm nhiệm vụ trinh sát để bảo đảm thân chủ gặp đúng người, đi đúng chuyến, và đã êm xuôi vài lần rồi. Có tài cán gì đâu! Gặp may và có thời mà thôi! Chẳng qua là tụi nó muốn đuổi bà con người Hoa đi cho lẹ để vô chiếm nhà và quơ của nên mới làm lơ cho các tỉnh miền Tây đóng ghe, sửa tàu và thâu tiền rồi tiễn người ra ngoài biển. Đi bán chánh thức là vậy đó. Em hả?! Thì nhờ chú em làm Sở Kiểm Nã Toàn Quốc của Quan Thuế, nhân viên thường thôi, nhưng mấy Chú Ba muốn đóng phạt, hay muốn hồ sơ được duyệt thật nhanh để lấy hàng ra khỏi kho cho lẹ, thì phải “biết điều” với những người như chú em thì mới có giấy xuất kho của xếp lớn. Do đó mà chú Tư quen nhiều anh em trong Chợ Lớn. Và nhờ vậy bây giờ ổng làm Phó cho một tổ chức nhận ghi tên đi bán chính thức có văn phòng ờ đường Yên Đổ. Còn Chợ Cũ chỉ là nơi giao dịch sơ khởi trước khi chánh thức đi đến giai đoạn tiền nong và lên danh sách. Anh cũng nên đi cho rồi, chứ ở lại, lỡ mai mốt có chuỵên gì thì kẹt lắm!
Tôi nói vói Sơn là vốn liếng dành dụm đã không còn. Tiền và quà nhận của cô em từ bên Mỹ gởi về chỉ đủ đi chợ một vài tháng rồi lại dài cổ chờ thùng quà kế tiếp. Và tôi cũng không muốn cả nhà chịu khổ vì mình nếu lỡ tiền mất tật mang thêm một lần nữa.
Tôi chép miệng thở dài:
- Tôi có lá thư của vợ chồng cô em nói là hứa sẽ chung đủ một khi tôi vượt biên được qua tới đảo. Nhưng không ai chịu tin. Tôi không trách họ, vì chuyện mất uy tín và lường gạt quá nhiều rồi.
Sơn trầm ngâm một chút rồi nói:
- Thú thật với anh là em có vợ sắp cưới ở Bạc Liêu. Tụi em quen nhau nhờ mấy đợt em đem người xuống dưới đó. Nhờ đó mà em đi đi, về về như ăn cơm bữa. Nếu anh chịu, thì để em nói với chú Tư nhận làm công nhân. Xuống tới dưới, em giới thiệu với cô bồ rồi tính tiếp. Biết đâu chừng anh gặp người tốt bụng cho đi, rồi qua bển lấy tiền sau. Em chỉ giúp được cho Anh tới đó thôi. Anh nghĩ sao?
Tôi nhận lời ngay. Hôm đó là chiều 26 tháng Chạp âm lịch của năm Mậu Ngọ. Một tuần sau, sáng sớm ngày mùng 4 Tết Kỷ Mùi 1979, khi cả Sàigòn đang ngái ngủ trong tiếng loa phóng thanh của Phường, Khóm loan báo tin Nam Vang đã bị CS Việt Nam chiếm đóng, thì tôi đã có mặt tại nhà Sơn để cùng ra Xa Cảng Miền Tây lấy vé xe đi Bạc Liêu. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời phó thường dân, tôi có được giấy chứng nhận là công nhân với dấu mộc tròn, có giấy công tác của Ty Giao Thông Vận Tải tỉnh Minh Hải cấp để dễ dàng mua vé xe đò, khỏi phải xếp hàng cả buổi mới có vé trong tay.
Đọan đường Sàigòn – Bạc Liêu khá xa nên chúng tôi có dư thì giờ kể cho nhau nghe về những gì đã xảy đến trong đời mỗi người, nhờ vậy tôi biết thêm vài chuyện về nhóm tổ chức vượt biên của người cựu nhân viên Quan Thuế và những cộng sự viên của ông. Qua lời kể của Sơn thì tỉnh Minh Hải, tên gọi của tỉnh Ba Xuyên trước đây, cần mở mang con đường từ thị xã Bạc Liêu ra đến biển Cây Bàng để phát triển kinh tế về mọi mặt. Cùng lúc đó, các tên CS đầu tỉnh được “Trung Ương” ngầm bật đèn xanh cho tìm người xuống đóng tàu ngay tại sông cái để lấy vàng nộp cho Hà Nội.
Cơn sốt vượt biên và kế hoạch tiễn người đi để thâu tóm tài sản ngẫu nhiên xảy ra cùng một lúc, nên cán bộ CS tỉnh trước tiên chỉ biết ngấm ngầm ve vãn người Tiều ở ngay trong tỉnh, sau đó lan dần về Sài gòn- Chợ Lớn nhờ những người lái buôn lên xuống bổ hàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, chú Tư của Sơn đã gom được một ê kíp vừa lo việc mở văn phòng ghi danh đi bán chính thức, lại vừa xin được giấy phép thành lập Tổ Làm Cầu Đường, một loại nhà thầu có gốc ở Sàigòn nhưng thân chủ thì ở tuốt dưới Bạc Liêu. Hai nhóm làm việc song hành nhưng biệt lập. Một bên thuần túy đưa người xuống giao cho tỉnh để lo việc làm đường lộ, còn bên kia chỉ móc nối với những người có tàu, có ghe, để đưa chính người nhà vượt biên, hoặc ăn chia hoa hồng sau mỗi chuyến đi.
Đội đã làm một màn ngoạn mục là mang một đoàn cơ giới gồm xe ben, xe ủi, hủ lô, máy cào, máy dập v/v…, (Tất cả đều thuê từ Công Ty Cầu Đường trên Sàigòn) cộng thêm một toán công nhân hơn hai chục người, đa số gốc ở Cần Thơ, số còn lại là thân nhân của Ban Điều Hành, đi theo để chờ cơ hội vượt biên hơn là đổ mồ hôi đổi lấy cơm gạo. Xe cộ và cơ giới thì mướn từ Sàigòn, xăng dầu là do tỉnh cung cấp rồi khấu trừ dần, căn cứ vào kết quả thực hiện. Việc giao dịch hoàn toàn do một tay chú Tư của Sơn lo. Nói cách khác, ông là người chỉ huy từ hậu trường, trong khi đó Đội Trưởng của Đội làm Hương Lộ 7 là một cựu chủ nhân ga ra sửa xe thích được tâng bốc, chỉ biết nhậu và đánh domino ăn tiền. Còn về phía cung cấp thân chủ xuống Bạc Liêu để đi bán chính thức, thì có một cựu thầu khoán đứng ra mở văn phòng có địa chỉ nhưng không danh xưng, không bảng hiệu như không biết bao nhiêu “văn phòng “ vô danh khác. Nói tóm lại là đôi bên cùng có lợi.
Phía Sàigòn thoải mái đưa người xuống để vượt biên công khai. Còn cán bộ CS tỉnh thì vừa có vàng cúng nạp cho “trung ương” của chúng, vừa có thể chia chác nhau chút đỉnh bằng cách xúc tiến những công trình đại loại như Công Trình Hương Lộ 7. Kẻ có cơm, người có cháo xáp lại với nhau để cùng hưởng lợi một cách gần như công khai. Ngay khi xuống tới Bạc Liêu, Sơn dẫn tôi ra chợ, nhìn xuống bờ sông để chứng kiến tận mắt những chiếc ghe đang thử máy và chạy qua chạy lại như biểu diễn trước khi thả bộ về phía Văn phòng Đội, đặt tại một ngôi biệt thự khang trang cùng dãy với rạp hát Cao Văn Lầu.
Đây là ngôi nhà của một người bà con của Đội Trưởng “bù nhìn“ Tám Thiệt cho mướn để làm cơ sở giao dịch của cả hai hệ thống trong cùng một nhóm người. Chú Tư tiếp tôi rất niềm nở, và để tôi không cảm thấy lạc lõng, đã ân cần giới thiệu tôi như một người thân của ông với mọi người trong Ban Điều Hành gồm đa số là những cựu quân nhân gốc Công Binh. Vì thế chúng tôi thân nhau ngay. Sau đó là những mẫu chuyện tù tội kéo dài đến quá nửa đêm mới chịu chấm dứt.
Hương lộ 7 là con đường huyết mạch nối Thị xã Bạc Liêu và biển Cây Bàng, đường dài trên dưới 7 cây số, còn ở dạng đất đá thô sơ, mùa khô đầy bụi, mưa xuống là bùn đất bám đầy trên hai dãy nhà dọc theo con lộ. Cách khoảng 6 cây số, con đường chia hai nhánh tại xã Vĩnh Lợi, một chạy thẳng xuống biển Cây Bàng, và một rẽ sang trái để về xã Vĩnh Châu. Vĩnh Lợi là một trong những xã trù phú nhất miền Tây Nam Phần với ruộng muối chạy dài từ ngã ba đến biển, với những vườn nhản xum xuê, rậm mát chạy dài theo con đường qua Vĩnh Châu, với nguồn hải sản quanh năm dồi dào lượng cá đủ loại. Chừng 2 cây số về phía tây nam của Vĩnh Lợi là Vườn Chim, khu rừng nguyên thủy được chính phủ VNCH đặc biệt chiếu cố và tránh tối đa mọi sự thiệt hại đến môi sinh của Cò, Diệc, Chằng Bè, Sếu, Hải âu… và các loại chim biển hiếm quí ngay lúc còn chiến tranh.
Tại Ngã ba Vĩnh Lợi có ngôi chợ khá sầm uất, sinh hoạt từ sáng đến chiều. Bên hông chợ về hướng nam, trên đường xuống xã Vĩnh Châu, có ngôi miếu thờ “Ông“, khói nhang nghi ngút mỗi ngày mặc dù “Ông“ chỉ là một chú cá voi con mắc cạn, chết ngay chỗ được thờ chừng trăm năm trước đây.
Đối diện với chợ là Trụ sở Xã của CS, nằm cạnh đồn Địa Phương Quân cũ, bây giờ là nơi đóng quân của Xã Đội. Sát bên chợ, ngược về hướng Bạc Liêu, là Trạm xá kiêm Chẩn Y Viện, kiêm luôn Nhà Bảo Sanh. Từ đó bước qua một khoảng sân là Trường Tiểu Học với hai dãy nhà trệt lợp tôn. Đối diện với Trường Tiểu Học, bên kia đường, là quán cơm có bán rượu, cà phê và hàng xén linh tinh. Đây là chiếc quán duy nhứt tại trung tâm xã, cũng là nơi Sơn “quắn“ giới thiệu tôi với Kim Lan và dì Hai, chủ quán và cũng là má vợ tương lai của Sơn.
Ngày đầu gia nhập Đội coi như tốt đẹp. Người tổ trưởng, tên Long Hùng, là một cựu hạ sĩ quan Thiết Giáp, vui tính và nhiệt tình. Anh giới thiệu tôi với từng người trong đội ngay trong bữa cơm trưa tại quán của dì Hai, và buổi chiều thì đích thân chỉ dẫn cho tôi mọi thứ ngay ngoài công trường, từ cách dùng leng nạy sình đến cách rải đá sao cho đều và bằng mặt để xe hủ lô dễ dàng cán qua. Công việc chính của nhóm công nhân 20 người chỉ có thế: lấy sình, đắp mặt, rải đá, đắp bồi hay tu bổ những nơi lỗ chỗ để hủ lô rà lại lần nữa cho láng mặt. Phần còn lại là của xe cơ giới: xịt nước cho dẻo đất để hủ lô cán đường, theo xe đá rải đống dọc theo đoạn kế tiếp và đo độ dầy, độ nghiêng của mặt đường v/v…
Một buổi chiều đủ để tôi làm quen với công việc và một buổi tối tìm hiểu sinh hoạt thực tại. Lúc tôi đang ngồi chung với Sơn, Long Hùng, và vài người công nhân tán chuyện bên ly cà phê thì có bóng người đến ngay bàn, cất giọng oang oang:
- Lính mới đây hả? Vừa nói, người đàn ông nhìn thẳng vào tôi, đo lường phản ứng.
Tôi chưa kịp trả lời thì Sơn lên tiếng trước:
- A ! Chú Tư Năng. Đây là Anh Huy. Mới nhận việc hôm nay.
Long Hùng cũng chen vào:
- Đã có báo cho Xã biết rồi đó Chú.
Tư Năng đến ngay sau lưng Long Hùng nhoài người vào bàn như muốn nhìn tôi tận mặt:
- Ừ. Tao mới được báo cáo nên sẵn qua đây coi giò cẳng thằng hai này ra sao. Dân thành phố sao lại xuống tới đây lận. Ở trển hết công ăn việc làm rồi sao?! Tao nghi lắm!
Lúc đó dì Hai đem cà phê ngang qua nói với trở lại:
- Chú nghi cái gì đó.
Tư Năng hất hàm về phía tôi:
- Thì nghi chú em này đây nè. Không giống dân lao động chút nào hết!
Dì Hai trở lại bàn chúng tôi, kéo Tư Năng ra phía quầy, vừa đi vừa nói:
- Thôi đi! Người ta có giấy tờ của Tỉnh cấp! Đã trình cho Xã rồi. Chú cứ có cái tật đoán mò không chịu chừa. Chú lo cho Xã Đội của chú đi.
Tư Năng miễn cưỡng đi theo mà cứ quay lại hoài, hình như chưa thỏa mãn điều gì đó. Sau chầu cà phê tối, mọi người về trước. Sơn giữ tôi ở lại để nói chuyện nhiều hơn với Dì Hai và Kim Lan. Không khí rất gia đình và cởi mở. Dì Hai kể về mình, về chiếc quán, và hoàn cảnh sinh hoạt của hai mẹ con, suốt từ lúc trở nên góa bụa khi chỉ mới ngoài hai mươi. Dì nói:
- “Ba con Lan và Dì gặp nhau ở Hộ Phòng, ổng là Thầy giáo dạy Tiểu Học, dì là thợ may, ở với bà ngoại con Lan để phụ trông chừng tiệm giặt ủi, cũng là tiệm may của Ngoại. Hồi đó Cà Mau âm u, rậm rạp lắm, nhứt là miệt Gò Quao, Hộ Phòng. Cháu yên tâm đi. Dù sao chú Tư cũng là bà con với nhà này. Nội, Ngoại chỉ còn hai chị em nên Tư Năng cũng chưa làm gì quá đáng đối với dì đâu.“
Sau đêm đó, tôi yên lòng làm một công nhân cầu đường thứ thiệt. Sáng, chiều hai buổi dang nắng với anh em của Đội. Công việc cũng không quá nặng nề và không khí rất thoải mái và thân tình vì đa số là anh em quân nhân trước kia, những người còn lại tuy chờ thời để ra biển, nhưng cũng đóng rất xuất sắc vai trò của mình trong vở tuồng công nhân cầu đường trong xã hội mới. Nếu không có sự rình mò để lập công của Tư Năng và cặp mắt cú vọ của đám biên phòng, thì có thể nói những ngày lao động tại Hương Lộ 7 là một dịp may hiếm có để vừa tìm đường vượt biên, vừa sống lại tình chiến hữu, lại vừa có cơ hội thưởng thức cảnh đẹp của vùng đất biển Cây Bàng.
Hằng ngày, sau giờ cơm chiều là một vòng thả bộ, khi thì ra tận bãi biển, nhìn thuyền ghe cân cá tại trạm thu mua hải sản mà mơ mộng viễn vông, khi thì lang thang trên những đường đê dọc ngang trên ruộng muối nhìn những đốm trắng đang bắt đầu tượng hình đó đây để thương cho những bàn tay lao động nhọc nhằn chỉ với cào và cuốc. Một hôm, chúng tôi lảng vảng gần Vườn Chim thì bị đám biên phòng chận hỏi và đuổi trở cho là chúng tôi định lén ăn cắp trứng chim. Ngay tối hôm đó Tư Năng đến ngay chỗ chúng tôi đang ở, công khai nói ra sự nghi ngờ của ông ta: “Tui cho mấy người biết là đừng hòng dở trò trinh sát đường đi nước bước để mưu toan vượt biên. Không ai qua được tai mắt tui đâu!”
Đòn phủ đầu không dừng lại ở đây. Chỉ vài ngày sau, khi chỉ có một mình tôi ngồi nán lại để trò chuyện với Kim Lan và dì Hai, thì Tư Năng bước vào đến ngay bàn, hất hàm hỏi tôi:
- Nè chú em. Tao hỏi thiệt nha. Mày xuống đây dò đường vượt biên phải không?
Tôi chưa kịp trả lời, vì còn đo lường thái độ của Tư Năng, thì dì Hai đã chen vào:
- Chú Tư nó chuyển ngành rồi hả?
Kim Lan cũng góp lời:
- Chú Tư kỳ quá. Sao cứ theo tra hỏi ảnh hoài vậy?
Tôi cân nhắc lời nói, rồi chậm rãi thả từng tiếng, cố dấu sự lo lắng:
- Tại sao chú hỏi tôi câu đó?
- Tại vì tao còn nghi ngờ cái tổ này lắm. Còn chú em thì chém chết cũng là thầy giáo hay dân làm bàn giấy chi đây, không giống công nhân chút nào.
Tôi mừng thầm vì Tư Năng còn mờ mịt về mình, nên phần nào bình tỉnh trở lại:
- Tôi khác họ ở chỗ nào vậy chú?
- Thì… chú em mày đeo kiếng còn tay chưn thì trắng trẻo như bún, sức đâu mà lao động chớ!
Tôi nhẹ nhõm trong lòng nên tự tin và thoải mái ứng đối hơn trước:
- Đâu phải ai đeo kiếng cũng là thầy giáo! Chỉ tại cận thị mà thôi!
Tư Năng không nói gì, chỉ gườm gườm rồi lẵng lặng bỏ đi. Tôi tuy yên tâm nhưng chưa vững bụng mặc dù vẫn biết là anh em trong đội sẽ giữ kín miệng cho nhau về mặt lý lịch hay quá khứ. Sớm hay muộn thì cáo già như Tư Năng cũng đánh hơi biết được mà thôi. Như biết được nỗi phập phồng của tôi, Kim Lan và dì Hai cố ra sức trấn an. Vài ngày sau khi nhận thư của Sơn cho biết về một chuyến ra khơi sắp cận kề của “tổ chức“, họ đã dàn xếp cho tôi gặp một chủ ghe để điều đình. Nhưng ông này từ chối dù trong lá thư của cô em có ghi rõ “vợ chồng tôi xin lấy danh dự mà hứa là sẽ trả tiền chỗ cho anh Hai tôi ngay sau khi biết tin đã tới nơi an toàn…”
-“Không phải là tôi nghi ngờ vợ chồng cô em gái của cậu, nhưng vì chúng tôi cần vàng để chung cho việc mua bến, bãi và đám biên phòng, nên không thể làm gì để giúp cậu…”
Chỉ một tuần sau khi tiếp xúc với người chủ ghe, là một số người trong Đội âm thầm xuống Vĩnh Châu và không thấy trở lại. Nghe nói họ đi rất êm thấm, ngay giữa ban ngày, và do chính công an biên phòng đưa ra tận bãi hẹn. Hai ngày tiếp theo, Sơn xuống Vĩnh Lợi và cho biết đó là chuyến sau cùng mà nhóm người của chú Tư đứng ra tổ chức tại Bạc Liêu. Họ đang tìm và sẽ chuyển qua nơi khác vì đã “làm ăn“ tại đây gần cả năm rồi.
- Công trình tại đây sắp xong. Khi hoàn tất thì Đội Cầu Đường sẽ do Tám Thiệt tự lo liệu mọi việc.
Cũng có nghĩa là tôi không còn hy vọng và cũng không thể theo nhóm của Tám Thiệt để tìm việc lòng vòng các tỉnh vì thật tình tôi xuống đây chỉ là để cầu may chuyện đi đứng mà thôi. Trong thời gian chờ đợi chấm dứt công trình thì vui ngày nào hay ngày đó mặc dù cái bóng Tư Năng còn đang chập chờn, ẩn hiện.
Lần này thì Sơn “chẩu“ ở lại với Kim Lan và Dì Hai lâu hơn thường lệ. Hình như Sơn có chuyện gì đó cần bàn bạc kỹ lưỡng với hai mẹ con và chỉ vào Vĩnh Lợi buổi tối, còn từ sáng tới chiều là lo chuyện “đi đứng“ ngoài Bạc Liêu. Phần tôi cũng bận lo việc làm đường với anh em công nhân để cho kịp thời hạn trước mùa mưa sắp tới. Người ít, việc nhiều nên có đêm chỉ tạt vào quán một chút là rút ngay về để ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau. Vì vậy anh em ít có dịp ngồi lại với nhau như những lần trước đây. Cho đến một buổi tối, Sơn giữ tôi ở lại. Sau khi quán đã không còn ai, và đợi cho dì Hai đóng cửa rồi mới nói:
- Chiều mai chuyến của em sẽ vọt. Cả tuần nay thử máy xong xuôi và đã đưa người xuống đủ, đâu đó sẵn sàng hết rồi. Không gặp anh được là vì vậy đó.
Biết trước sẽ có ngày này, nhưng tôi vẫn thấy bùi ngùi. Hơn nửa năm qua chúng tôi xem nhau như người trong gia đình nên chia tay bất ngờ cũng có phần hụt hẫng. Vừa mừng lại vừa lo cho chuyến vượt biên của người lính cũ, nhưng tôi chưa kịp lên tiếng thì Sơn đã nói thêm:
- Có chuyện này em xin báo cho anh biết. Đó là vợ em đã có bầu gần ba tháng nay rồi.
Tôi ngạc nhiên quay nhìn Kim Lan. Cô gái mắc cỡ gật đầu, còn Dì Hai ngồi kế bên thì cười cười không nói gì.
Sơn nói tiếp:
- Trước khi xuống đây em có hỏi gia đình, hổm rày ba má và tụi em cũng suy đi tính lại dữ lắm. Mọi người đều nói là tùy em muốn đi hay ở gì cũng được. Cho tới hôm nay em mới quyết định là không đi chuyến này.
Tôi chưng hửng, ngây người nhìn Sơn.
- Ảnh vì em và vì đứa bé đó anh. Kim Lan tiếp lời. Em có khuyên là đừng lo cho em, cứ vọt trước rồi em sẽ tìm cách qua sau. Chung quanh đây thiếu gì người có ghe! Vã lại cái bầu còn nhỏ xíu, thậm chí em không bị thai hành gì hết.
- Em nói giỡn hoài! Chuyện gian nan, sóng gió chứ đâu phải chơi. Anh Huy à! Em sẽ đưa ba má xuống để lo đám cưới. Vợ em sẽ về Sài Gòn sanh và ở trên đó một thời gian. Sau đó thì tụi em sẽ trở lại đây phụ với Má đây coi quán rồi tính tiếp.
- Vậy còn chuyện đi đứng thì sao…
- Thì cháu sẽ thế chỗ của nó. Dì Hai tiếp lời. Cháu nên đi sớm, thành phần như cháu sẽ không yên ổn được với chế độ này đâu.
- Nhưng mà…
- Anh không cần phải áy náy gì hết. Sơn ngắt lời tôi. Chuyện này đã được thỏa thuận với nhóm “tổ chức“ rồi. Họ cũng đâu cần biết là ai. Đủ người, đủ chỗ, khách chung đủ tiền không thiếu một phân. Em đi, hay anh đi cũng vậy thôi.
- Nhưng tôi không có tiền. Chú biết rồi đó. Làm sao…
- Tiền thì anh khỏi lo. Em được một chỗ là do công mối lái. Không tốn một đồng xu nào hết. Anh biết rồi đó. Ba má em già rồi. Chị hai em thì như thỏ đế. Bà con thì không có ai. Nhìn tới nhìn lui thì chỉ có anh là xứng đáng nhứt mà thôi.
Thấy tôi vẫn còn ngần ngại, Sơn “chẩu“ nói thêm, giọng cương quyết:
- Thôi thì như vầy! Coi như anh nợ em. Qua bên đó có tiền thì gởi trả. Không thì thôi. Mình là huynh đệ chi binh mà ông thầy!
Tôi lặng người, cảm động. Một lúc sau mới lấy lá thư của cô em đưa cho mọi người xem, nhưng không ai buồn ngó tới.
- Dì biết cháu là người tốt. Thằng Sơn nó kể không sót thứ gì hết. Mà dì cũng thấy như vậy. Chỉ cần mình thiệt tình với nhau là đủ. Dì sẽ cầu nguyện cho cháu đi bằng an.
Một đêm thức trắng vì vừa mừng lo vừa nghĩ ngợi về phép lạ mới nhận đươc. Cứ như là mơ vì quả thật không khác gì những mẫu chuyện “khó tin nhưng có thật“. Lại thêm một đêm dài nhứt trong đời và sau đó là những ngày căng thẳng, hồi hộp, lo sợ y như hồi mới ra mặt trận.
Nhờ ơn trên, chuyến đi thật suông sẻ và trót lọt. Mãi tới khi đặt chân lên Pulau Bidong, tôi mới sực nhớ gói giấy nhỏ xíu mà Sơn “quắn“ đưa lúc chia tay ở Bạc Liêu. Buổi trưa, gió nhẹ, ngọn đồi đầy bóng mát. Dưới kia là Trại Tị Nạn. Phía xa là màu xanh của biển và màu xám nhạt của trời mây. Tôi dàu dàu nghĩ tới những người thân quen còn ở lại, rồi mới mở gói giấy ra.
Bên trong là một lá thư và… chiếc Seiko 5!
“Thiếu úy,
Cho phép em bắt đầu như vậy nha, vì lúc nào anh cũng là Trung Đội Trưởng của em. Có thể anh không còn nhớ, nhưng em thì không bao giờ quên những ngày gian khổ có nhau. Hồi đó không có thằng nào ngán anh hết. Dân tác chiến mà nhỏ con, lại cận thị, thì ai mà sợ! Nhưng tụi em dù ba gai cách mấy cũng rất thương anh. Mà không thương sao được vì anh đâu ra đó, không thiên vị ai hết, cũng không chưởi mắng, đánh đập lính, có tiền là thảy ra cho tụi này nhậu xã láng, thậm chí cầm luôn cái đồng hồ. Nói tới cái đồng hồ mới biết rõ anh hơn.
Thiếu úy nhớ trận Suối Đá ở Tiên Phước hồi cuối tháng 5-1974 không? Cả Liên Đoàn rạc gáo. Tiểu Đoàn của mình nhẹ nhứt mà cũng mất hơn hai Đại Đội. Vô hơn 20 xe, ra chỉ còn có 8, 9 chiếc thôi. Lần đó em nản quá, khi rút về dưỡng quân ở Thạch Trụ thì chỉ muốn đào ngũ rồi tới đâu thì tới. Dịp may đó tới đúng lúc Trung Đội mình ra nằm ngay quốc lộ, làm nút chặn chỗ ngã ba lên Ba Tơ. Xe đò qua lại ì xèo nên em quyết định vọt. Anh biết rất rõ là em sẽ dù về SàiGòn bằng mọi giá, vậy mà vẫn tỉnh bơ vét túi, rồi lột cái Seiko 5, biểu em về chợ Quảng Ngãi «chùi dầu» để che mắt mọi người.
Rốt cuộc em đã không thể bỏ anh em được, phần lớn là vì anh và đồng đội. Ai sao mình vậy. Chết sống có số mạng. Và may là mình còn sống tới hôm nay. Lần đó cả Trung Đội có vịt quay để nhậu với “Ông Gìa Chống Gậy“ mà không ai biết là xém chút nữa thì em vọt mất tiêu rồi. Họ cứ tưởng là em “ham vui“ nên hôm sau mới chịu về với anh em. Gặp lại anh, em thiệt là mừng hết sức nên em đã giữ cái đồng hồ dùm anh. Gởi lại nó cho anh vì em biết anh quý nó lắm. Kỷ niệm mà! Tụi em cầu mong cho anh được ơn trên phù hộ cho tới nơi tới chốn bình an. Nhớ biên thơ cho tụi em biết nghe.
Em,
Nguyễn Minh Sơn
Tái bút: Xin thiếu úy đừng lo nghĩ chuyện trả nợ, trả nần gì hết. Tình nghĩa mới quan trọng.“
Tôi nhìn chiếc đồng hồ rồi đọc lại lá thư một lần nữa, lòng miên man nhớ về người lính cũ và thời chia sớt gian nguy bên nhau. Nghĩa tình này thật là đẹp và hiếm hoi làm sao! Nắng ấm, trời trong, nhưng bây giờ trước mắt tôi là màn sương ẩm ướt. Trong hạnh phúc của một ngày tự do còn có những bồi hồi khi nhớ về kỷ niệm và khi nghĩ tới những gương mặt thân tình. Tôi biết mình sẽ phải làm gì để đền đáp lại thạnh tình và sự hy sinh của họ dành cho tôi trong những ngày gian lao, khổ ải đã qua. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Sinh Tồn chuyển
Nghiã Tình - HUY VĂN
Tôi lòng vòng mấy lần khu vực chợ trời Huỳnh Thúc Kháng mà chiếc Seiko 5 vẫn còn nằm im trong túi quần. Sự sô bồ của cảnh thương mại đường phố làm tôi cảm thấy bất an. Muốn bán chiếc đồng hồ nhưng lại sợ bị dìm giá. Muốn dọ hỏi vài chỗ, nhưng ngại nghe tiếng chưởi bới vì tệ nạn “sáng sớm mở hàng không suông sẻ“. Cứ như thế, tôi đi hết khu tứ giác từ Võ Di Nguy qua Chợ Cũ, ngược lên rạp Xinê Hồng Bàng, ngang qua hũ tíu Thanh Xuân, và vòng lại Huỳnh Thúc Kháng đã hai, ba bận mà vẫn chưa thấy thoải mái để giao dịch với ai, mặc dù có rất nhiều người chào hỏi rất ân cần. Lần này, khi đang rảo bước ngang qua rạp Nam Việt thì từ trong đám đông có người chạy đến ôm vai tôi:
- Thiếu úy!...
Tôi giựt mình, chưa kịp nhìn ra ai thì người thanh niên đó đã lôi tôi vào con hẻm bên cạnh rạp hát, nơi có mấy bàn cà phê kê sát hai bên tường. Vừa ngồi xuống ghế thì anh ta đã nói ngay, giọng thật lớn, như chẳng coi đám đông chung quanh ra gì.
- Thiếu úy không nhớ em sao?
Rồi như chợt nhận ra nét mặt có vẻ lo lắng, dáo dác của tôi, anh chàng hạ giọng, quơ một vòng tay và nói:
- Thiếu úy đừng lo! Phe ta không hà! Em đóng đô ở đây mấy năm nay nên biết mặt mọi người. Dù có cớm chìm, em cũng nhận ra được hết.
Tôi yên tâm phần nào sao câu nói đầy khẳng định này nên mới nhìn kỹ người thanh niên ăn mặc khá tươm tất:
- Quen lắm! Nhưng tôi không nhớ tên.
- Sơn “quắn“ đây! Ông thầy nhớ chưa?
Tôi khẽ reo lên:
- A! Thì ra là chú.
- Kiếm ông thầy lâu nay, tới bây giờ mới gặp.
Tôi nhìn quanh, lòng vẫn còn hồi hộp:
- Đừng gọi tôi như vậy nữa, coi chừng...
- Quen rồi ông thầy ơi! Nhưng thôi, gọi bằng Anh nha. Bây giờ anh ra sao?
Tôi kể sơ cho người lính cũ nghe về một năm sống kiếp tù tàn binh trong núi rừng Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam, được thả về đã hơn hai năm, thất nghiệp dài hạn và đang bám gia đình sau mấy lần vượt biên hụt. Tiền của cứ thế mà lụi tàn, và hôm nay thì tôi định bán chiếc Seiko 5 để phụ cả nhà vài ngày tiền chợ.
Sơn cầm chiếc đồng hồ, ngắm nghía:
- Phải chùi dầu lại mới có giá. Anh giữ nó từ hồi còn ở đơn vị đến giờ phải không?
- Sao chú nhớ hay vậy?
- Quên sao được! Hồi mới về đơn vị, nhằm lúc tiểu đoàn mình về dưỡng quân và ăn Tết ở Đà Nẵng, tụi em đói quá. Ông... À quên! Anh lột đồng hồ đưa thằng Sành đi cầm để cho mấy đứa con bà phước nhậu xả láng. Chưa kể hồi ở Quảng Ngãi anh còn đưa nó cho em đem đi bán. Chính là cái Seiko 5 này chứ còn gì nữa!
Sau đó thì Sơn kể cho tôi nghe về cuộc sống của mình. Đúng là một sự đổi đời! Vì từ một người lính chỉ biết nghe lịnh cấp trên ôm súng đi vào chỗ chết, nay lại trở thành một chuyên gia chợ trời với kinh nghiệm đủ để mua bán mọi thứ trên đời. Nói thêm vài chuyện khác thì Sơn nhìn đồng hồ:
- Anh cứ ngồi chờ em ở đây. Em đi bán dùm cho. Anh nhâm nhi cà phê chờ em nha. Em còn có cái hẹn quan trọng. Xong việc sẽ quay lại ngay.
Nói xong là anh chàng đứng dậy đi liền, như sợ bị trễ hẹn hay mất mối làm ăn gì đó. Ngồi lại một mình với ly cà phê và mấy điếu thuốc thơm, tôi bâng quơ nhìn chung quanh và nhìn ra phía ngoài đường rồi nghĩ đến Sơn, đến thời gian cùng chia xẻ gian nguy ngoài Vùng I. Là trung đội trưởng tác chiến thì cũng chẳng khác gì khinh binh, cũng hàng đầu xung phong hay tiền đồn cắm chốt nên tình cảm dành cho nhau đúng là Huynh Đệ chi binh.
Với Sơn thì tình nghĩa cũng đặt trên căn bản đó, nhưng có phần gắn bó hơn một chút vì Sơn là người Sàigòn duy nhất còn sống sót trong số 8 người được bổ xung về Đại Đội 3 dịp Tết Giáp Dần năm 1974. Không ngờ Sơn vẫn còn nhớ chuyện cầm thế chiếc đồng hồ để đãi trung đội một chầu nhậu. Có lẽ vì hôm đó là dịp Tết và cũng là những ngày đầu của anh em tân binh mới về đơn vị không chừng. Về phần tôi, thì vì thấy vài anh em “con bà phước“ cứ quanh quẩn trong hậu cứ trong khi những ai có gia đình ngoài Đà Nẵng đều đã có nơi để mừng xuân, nên tôi kéo mọi người vào trại gia binh, mượn nhà của người thượng sĩ Thường Vụ của tiểu đoàn đón năm mới quanh thau Bách Nhật, loại rượu đặc sản của miền trung, và người chịu nhận chiếc Seiko 5 làm vật cầm đồ không ai khác hơn là vợ của gia chủ, cũng là chủ biên số đề của hậu cứ…
Thuốc đã không còn, cà phê cạn từ lâu, và trà thì cũng đã gần hết hai bình mà vẫn chưa thấy tăm hơi Sơn “quắn” nên tôi bắt đầu phập phồng không biết phải làm sao nếu đã không may bị lường gạt. Tôi tự trấn an bằng những nghĩ ngợi mông lung về những ngày vào sinh ra tử với nhau rồi kết luận là đồng đội cũ không thể nào tệ đến như vậy, mà cho dù có mất đi chiếc đồng hồ để hiểu thêm nhân tình thế thái thì giá phải chăng mà thôi. Nhưng may quá, tôi không cần nghĩ xấu cho đứa em út ngày nào, vì Sơn vừa bước vào hẻm, mặt mày hớn hở:
- Xin lỗi đã bắt anh chờ lâu quá.
Tôi nói không sao, thì Sơn tiếp ngay:
- Em mới trúng mánh. Còn đây là tiền chiếc đồng hồ.
Thấy tôi lưỡng lự vì mấy tờ giấy bạc, loại tiền của chế độ mới, có vẻ quá nhiều so với thời giá của chiếc đồng hồ củ kỹ, Sơn nói ngay:
- Chỗ quen thân với em. Cũng là dân lính như mình nên họ rất rộng tay. Anh đừng ngại.
Tôi cầm tiền mà thấy thẹn trong lòng vì mới mấy phút trước đây còn nghĩ xấu về người lính của mình. Sơn mời tôi đi ăn trưa nhưng tôi từ chối. Biết tôi ngại và mặc cảm nên anh chàng không nài ép, và chúng tôi chia tay sau cái hẹn sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Những tháng tiếp theo, Sơn ghé thăm gia đình tôi nhiều hơn là tôi tìm gặp anh chàng. Chỉ khi nào có thùng quà của cô Em từ Mỹ gửi về, hoặc giới thiệu người quen đến đổi đô la, thì tôi mới xuống Huỳnh Thúc Kháng hay ghé nhà Sơn trong khu Chợ cá cũ trên đường Trần Quốc Toản. Những lần “làm ăn” đó thường kết thúc bằng một chầu nhậu có khi kéo dài cả một buổi chiều tối. Và đó cũng là dịp để trao đổi mọi chuyện trên đời, từ lúc còn ngoài đơn vị cho đến khi gặp lại nhau lần này. Tôi kể cho người thuộc cấp cũ nghe về tình trạng phó thường dân của mình, về mấy lần vượt biên hụt hoặc bị lường gạt, có lần đã mất tiền mà còn súyt bị Chấp Pháp Vũng Tàu truy ra gốc «cải tạo». Số đô la cô em lén gửi về, cùng với số vàng của gia đình dành dụm đã vì tôi mà cạn láng. Để không bám vào gia đình, tôi đã làm mọi thứ trên đời chỉ để ít ra cũng giảm được phần nào gánh nặng vật chất cho cả nhà.
Sơn cũng không dấu sự may mắn trong đời sống mà anh chàng gọi là chụp giựt. Nhờ chỉ là người lính bình thường, không bị khó dễ gì cả nên Sơn đã ra đường lăn lộn ngay từ những ngày đầu các nón cối còn ngơ ngác đi giữa Sài gòn tìm mua những món hàng thông dụng nhứt, đặc biệt là đồng hồ và radio. Từ đó, cuộc đổi đời thật sự đến với Sơn khi may mắn quen biết rồi làm ăn chung với một số thương gia người Hoa khi nhận làm đầu cầu nối Chợ Cũ với Chợ Lớn trong việc đổi đô la hay thu mua hàng ngoại quốc do thân nhân gửi về. Việc làm này không cần nhiều vốn liếng, chỉ cần sự tháo vát và nụ cười đầy uy tín, mà Sơn thì có đủ hai đặc tính này. Những ngày cận Tết, khi gia đình tôi đang vui mừng, và tôi sửa soạn mang mớ đồ vừa nhận được từ Mỹ gửi về định mang xuống Huỳnh Thúc Kháng tìm Sơn, thì anh chàng đã xuất hiện ngay trước cửa với một nhánh mai khá đẹp: - Tặng hai bác để lấy hên trong ba ngày Tết.
Cả nhà chưa hết ngạc nhiên và cảm động thì Sơn đã chỉ ngay vào tôi:
- Hồi đó chính ổng lựa một cành thật đẹp trong rừng Duy Xuyên và bắt con vác về chưng trong văn phòng đại đội đó hai bác.
Tôi nói với Sơn là cũng định tìm anh chàng để nhờ tiêu thụ mớ hàng mới nhận cho kịp ăn Tết, thì Sơn cũng nói ngay là muốn gặp tôi có chuyện quan trọng. Chúng tôi đi ngay xuống Chợ Cũ và chỉ chừng xong một chầu cà phê là những gì muốn bán đều được người quen của Sơn “chiếu cố“ tận tình và mau lẹ. Tôi mời Sơn một buổi ăn tối để cám ơn và ngay sau khi ngồi vào bàn là đứa em khinh binh của tôi nhập đề ngay:
- Em không dấu anh, mấy tháng nay đứng bán chợ trời là chuyện nhỏ thôi, vì em có chân trong một nhóm tổ chức vượt biên bán chính thức. Hôm gặp lại anh lần đầu là em đang chạy mối cho một người quen rất thân. Họ có ghe, có gốc, nhưng không có người nên móc nối với người trên này, nhứt là dân Chợ Lớn. Em tìm người, dẫn mối, kiêm luôn dẫn đường, có lúc làm nhiệm vụ trinh sát để bảo đảm thân chủ gặp đúng người, đi đúng chuyến, và đã êm xuôi vài lần rồi. Có tài cán gì đâu! Gặp may và có thời mà thôi! Chẳng qua là tụi nó muốn đuổi bà con người Hoa đi cho lẹ để vô chiếm nhà và quơ của nên mới làm lơ cho các tỉnh miền Tây đóng ghe, sửa tàu và thâu tiền rồi tiễn người ra ngoài biển. Đi bán chánh thức là vậy đó. Em hả?! Thì nhờ chú em làm Sở Kiểm Nã Toàn Quốc của Quan Thuế, nhân viên thường thôi, nhưng mấy Chú Ba muốn đóng phạt, hay muốn hồ sơ được duyệt thật nhanh để lấy hàng ra khỏi kho cho lẹ, thì phải “biết điều” với những người như chú em thì mới có giấy xuất kho của xếp lớn. Do đó mà chú Tư quen nhiều anh em trong Chợ Lớn. Và nhờ vậy bây giờ ổng làm Phó cho một tổ chức nhận ghi tên đi bán chính thức có văn phòng ờ đường Yên Đổ. Còn Chợ Cũ chỉ là nơi giao dịch sơ khởi trước khi chánh thức đi đến giai đoạn tiền nong và lên danh sách. Anh cũng nên đi cho rồi, chứ ở lại, lỡ mai mốt có chuỵên gì thì kẹt lắm!
Tôi nói vói Sơn là vốn liếng dành dụm đã không còn. Tiền và quà nhận của cô em từ bên Mỹ gởi về chỉ đủ đi chợ một vài tháng rồi lại dài cổ chờ thùng quà kế tiếp. Và tôi cũng không muốn cả nhà chịu khổ vì mình nếu lỡ tiền mất tật mang thêm một lần nữa.
Tôi chép miệng thở dài:
- Tôi có lá thư của vợ chồng cô em nói là hứa sẽ chung đủ một khi tôi vượt biên được qua tới đảo. Nhưng không ai chịu tin. Tôi không trách họ, vì chuyện mất uy tín và lường gạt quá nhiều rồi.
Sơn trầm ngâm một chút rồi nói:
- Thú thật với anh là em có vợ sắp cưới ở Bạc Liêu. Tụi em quen nhau nhờ mấy đợt em đem người xuống dưới đó. Nhờ đó mà em đi đi, về về như ăn cơm bữa. Nếu anh chịu, thì để em nói với chú Tư nhận làm công nhân. Xuống tới dưới, em giới thiệu với cô bồ rồi tính tiếp. Biết đâu chừng anh gặp người tốt bụng cho đi, rồi qua bển lấy tiền sau. Em chỉ giúp được cho Anh tới đó thôi. Anh nghĩ sao?
Tôi nhận lời ngay. Hôm đó là chiều 26 tháng Chạp âm lịch của năm Mậu Ngọ. Một tuần sau, sáng sớm ngày mùng 4 Tết Kỷ Mùi 1979, khi cả Sàigòn đang ngái ngủ trong tiếng loa phóng thanh của Phường, Khóm loan báo tin Nam Vang đã bị CS Việt Nam chiếm đóng, thì tôi đã có mặt tại nhà Sơn để cùng ra Xa Cảng Miền Tây lấy vé xe đi Bạc Liêu. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời phó thường dân, tôi có được giấy chứng nhận là công nhân với dấu mộc tròn, có giấy công tác của Ty Giao Thông Vận Tải tỉnh Minh Hải cấp để dễ dàng mua vé xe đò, khỏi phải xếp hàng cả buổi mới có vé trong tay.
Đọan đường Sàigòn – Bạc Liêu khá xa nên chúng tôi có dư thì giờ kể cho nhau nghe về những gì đã xảy đến trong đời mỗi người, nhờ vậy tôi biết thêm vài chuyện về nhóm tổ chức vượt biên của người cựu nhân viên Quan Thuế và những cộng sự viên của ông. Qua lời kể của Sơn thì tỉnh Minh Hải, tên gọi của tỉnh Ba Xuyên trước đây, cần mở mang con đường từ thị xã Bạc Liêu ra đến biển Cây Bàng để phát triển kinh tế về mọi mặt. Cùng lúc đó, các tên CS đầu tỉnh được “Trung Ương” ngầm bật đèn xanh cho tìm người xuống đóng tàu ngay tại sông cái để lấy vàng nộp cho Hà Nội.
Cơn sốt vượt biên và kế hoạch tiễn người đi để thâu tóm tài sản ngẫu nhiên xảy ra cùng một lúc, nên cán bộ CS tỉnh trước tiên chỉ biết ngấm ngầm ve vãn người Tiều ở ngay trong tỉnh, sau đó lan dần về Sài gòn- Chợ Lớn nhờ những người lái buôn lên xuống bổ hàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, chú Tư của Sơn đã gom được một ê kíp vừa lo việc mở văn phòng ghi danh đi bán chính thức, lại vừa xin được giấy phép thành lập Tổ Làm Cầu Đường, một loại nhà thầu có gốc ở Sàigòn nhưng thân chủ thì ở tuốt dưới Bạc Liêu. Hai nhóm làm việc song hành nhưng biệt lập. Một bên thuần túy đưa người xuống giao cho tỉnh để lo việc làm đường lộ, còn bên kia chỉ móc nối với những người có tàu, có ghe, để đưa chính người nhà vượt biên, hoặc ăn chia hoa hồng sau mỗi chuyến đi.
Đội đã làm một màn ngoạn mục là mang một đoàn cơ giới gồm xe ben, xe ủi, hủ lô, máy cào, máy dập v/v…, (Tất cả đều thuê từ Công Ty Cầu Đường trên Sàigòn) cộng thêm một toán công nhân hơn hai chục người, đa số gốc ở Cần Thơ, số còn lại là thân nhân của Ban Điều Hành, đi theo để chờ cơ hội vượt biên hơn là đổ mồ hôi đổi lấy cơm gạo. Xe cộ và cơ giới thì mướn từ Sàigòn, xăng dầu là do tỉnh cung cấp rồi khấu trừ dần, căn cứ vào kết quả thực hiện. Việc giao dịch hoàn toàn do một tay chú Tư của Sơn lo. Nói cách khác, ông là người chỉ huy từ hậu trường, trong khi đó Đội Trưởng của Đội làm Hương Lộ 7 là một cựu chủ nhân ga ra sửa xe thích được tâng bốc, chỉ biết nhậu và đánh domino ăn tiền. Còn về phía cung cấp thân chủ xuống Bạc Liêu để đi bán chính thức, thì có một cựu thầu khoán đứng ra mở văn phòng có địa chỉ nhưng không danh xưng, không bảng hiệu như không biết bao nhiêu “văn phòng “ vô danh khác. Nói tóm lại là đôi bên cùng có lợi.
Phía Sàigòn thoải mái đưa người xuống để vượt biên công khai. Còn cán bộ CS tỉnh thì vừa có vàng cúng nạp cho “trung ương” của chúng, vừa có thể chia chác nhau chút đỉnh bằng cách xúc tiến những công trình đại loại như Công Trình Hương Lộ 7. Kẻ có cơm, người có cháo xáp lại với nhau để cùng hưởng lợi một cách gần như công khai. Ngay khi xuống tới Bạc Liêu, Sơn dẫn tôi ra chợ, nhìn xuống bờ sông để chứng kiến tận mắt những chiếc ghe đang thử máy và chạy qua chạy lại như biểu diễn trước khi thả bộ về phía Văn phòng Đội, đặt tại một ngôi biệt thự khang trang cùng dãy với rạp hát Cao Văn Lầu.
Đây là ngôi nhà của một người bà con của Đội Trưởng “bù nhìn“ Tám Thiệt cho mướn để làm cơ sở giao dịch của cả hai hệ thống trong cùng một nhóm người. Chú Tư tiếp tôi rất niềm nở, và để tôi không cảm thấy lạc lõng, đã ân cần giới thiệu tôi như một người thân của ông với mọi người trong Ban Điều Hành gồm đa số là những cựu quân nhân gốc Công Binh. Vì thế chúng tôi thân nhau ngay. Sau đó là những mẫu chuyện tù tội kéo dài đến quá nửa đêm mới chịu chấm dứt.
Hương lộ 7 là con đường huyết mạch nối Thị xã Bạc Liêu và biển Cây Bàng, đường dài trên dưới 7 cây số, còn ở dạng đất đá thô sơ, mùa khô đầy bụi, mưa xuống là bùn đất bám đầy trên hai dãy nhà dọc theo con lộ. Cách khoảng 6 cây số, con đường chia hai nhánh tại xã Vĩnh Lợi, một chạy thẳng xuống biển Cây Bàng, và một rẽ sang trái để về xã Vĩnh Châu. Vĩnh Lợi là một trong những xã trù phú nhất miền Tây Nam Phần với ruộng muối chạy dài từ ngã ba đến biển, với những vườn nhản xum xuê, rậm mát chạy dài theo con đường qua Vĩnh Châu, với nguồn hải sản quanh năm dồi dào lượng cá đủ loại. Chừng 2 cây số về phía tây nam của Vĩnh Lợi là Vườn Chim, khu rừng nguyên thủy được chính phủ VNCH đặc biệt chiếu cố và tránh tối đa mọi sự thiệt hại đến môi sinh của Cò, Diệc, Chằng Bè, Sếu, Hải âu… và các loại chim biển hiếm quí ngay lúc còn chiến tranh.
Tại Ngã ba Vĩnh Lợi có ngôi chợ khá sầm uất, sinh hoạt từ sáng đến chiều. Bên hông chợ về hướng nam, trên đường xuống xã Vĩnh Châu, có ngôi miếu thờ “Ông“, khói nhang nghi ngút mỗi ngày mặc dù “Ông“ chỉ là một chú cá voi con mắc cạn, chết ngay chỗ được thờ chừng trăm năm trước đây.
Đối diện với chợ là Trụ sở Xã của CS, nằm cạnh đồn Địa Phương Quân cũ, bây giờ là nơi đóng quân của Xã Đội. Sát bên chợ, ngược về hướng Bạc Liêu, là Trạm xá kiêm Chẩn Y Viện, kiêm luôn Nhà Bảo Sanh. Từ đó bước qua một khoảng sân là Trường Tiểu Học với hai dãy nhà trệt lợp tôn. Đối diện với Trường Tiểu Học, bên kia đường, là quán cơm có bán rượu, cà phê và hàng xén linh tinh. Đây là chiếc quán duy nhứt tại trung tâm xã, cũng là nơi Sơn “quắn“ giới thiệu tôi với Kim Lan và dì Hai, chủ quán và cũng là má vợ tương lai của Sơn.
Ngày đầu gia nhập Đội coi như tốt đẹp. Người tổ trưởng, tên Long Hùng, là một cựu hạ sĩ quan Thiết Giáp, vui tính và nhiệt tình. Anh giới thiệu tôi với từng người trong đội ngay trong bữa cơm trưa tại quán của dì Hai, và buổi chiều thì đích thân chỉ dẫn cho tôi mọi thứ ngay ngoài công trường, từ cách dùng leng nạy sình đến cách rải đá sao cho đều và bằng mặt để xe hủ lô dễ dàng cán qua. Công việc chính của nhóm công nhân 20 người chỉ có thế: lấy sình, đắp mặt, rải đá, đắp bồi hay tu bổ những nơi lỗ chỗ để hủ lô rà lại lần nữa cho láng mặt. Phần còn lại là của xe cơ giới: xịt nước cho dẻo đất để hủ lô cán đường, theo xe đá rải đống dọc theo đoạn kế tiếp và đo độ dầy, độ nghiêng của mặt đường v/v…
Một buổi chiều đủ để tôi làm quen với công việc và một buổi tối tìm hiểu sinh hoạt thực tại. Lúc tôi đang ngồi chung với Sơn, Long Hùng, và vài người công nhân tán chuyện bên ly cà phê thì có bóng người đến ngay bàn, cất giọng oang oang:
- Lính mới đây hả? Vừa nói, người đàn ông nhìn thẳng vào tôi, đo lường phản ứng.
Tôi chưa kịp trả lời thì Sơn lên tiếng trước:
- A ! Chú Tư Năng. Đây là Anh Huy. Mới nhận việc hôm nay.
Long Hùng cũng chen vào:
- Đã có báo cho Xã biết rồi đó Chú.
Tư Năng đến ngay sau lưng Long Hùng nhoài người vào bàn như muốn nhìn tôi tận mặt:
- Ừ. Tao mới được báo cáo nên sẵn qua đây coi giò cẳng thằng hai này ra sao. Dân thành phố sao lại xuống tới đây lận. Ở trển hết công ăn việc làm rồi sao?! Tao nghi lắm!
Lúc đó dì Hai đem cà phê ngang qua nói với trở lại:
- Chú nghi cái gì đó.
Tư Năng hất hàm về phía tôi:
- Thì nghi chú em này đây nè. Không giống dân lao động chút nào hết!
Dì Hai trở lại bàn chúng tôi, kéo Tư Năng ra phía quầy, vừa đi vừa nói:
- Thôi đi! Người ta có giấy tờ của Tỉnh cấp! Đã trình cho Xã rồi. Chú cứ có cái tật đoán mò không chịu chừa. Chú lo cho Xã Đội của chú đi.
Tư Năng miễn cưỡng đi theo mà cứ quay lại hoài, hình như chưa thỏa mãn điều gì đó. Sau chầu cà phê tối, mọi người về trước. Sơn giữ tôi ở lại để nói chuyện nhiều hơn với Dì Hai và Kim Lan. Không khí rất gia đình và cởi mở. Dì Hai kể về mình, về chiếc quán, và hoàn cảnh sinh hoạt của hai mẹ con, suốt từ lúc trở nên góa bụa khi chỉ mới ngoài hai mươi. Dì nói:
- “Ba con Lan và Dì gặp nhau ở Hộ Phòng, ổng là Thầy giáo dạy Tiểu Học, dì là thợ may, ở với bà ngoại con Lan để phụ trông chừng tiệm giặt ủi, cũng là tiệm may của Ngoại. Hồi đó Cà Mau âm u, rậm rạp lắm, nhứt là miệt Gò Quao, Hộ Phòng. Cháu yên tâm đi. Dù sao chú Tư cũng là bà con với nhà này. Nội, Ngoại chỉ còn hai chị em nên Tư Năng cũng chưa làm gì quá đáng đối với dì đâu.“
Sau đêm đó, tôi yên lòng làm một công nhân cầu đường thứ thiệt. Sáng, chiều hai buổi dang nắng với anh em của Đội. Công việc cũng không quá nặng nề và không khí rất thoải mái và thân tình vì đa số là anh em quân nhân trước kia, những người còn lại tuy chờ thời để ra biển, nhưng cũng đóng rất xuất sắc vai trò của mình trong vở tuồng công nhân cầu đường trong xã hội mới. Nếu không có sự rình mò để lập công của Tư Năng và cặp mắt cú vọ của đám biên phòng, thì có thể nói những ngày lao động tại Hương Lộ 7 là một dịp may hiếm có để vừa tìm đường vượt biên, vừa sống lại tình chiến hữu, lại vừa có cơ hội thưởng thức cảnh đẹp của vùng đất biển Cây Bàng.
Hằng ngày, sau giờ cơm chiều là một vòng thả bộ, khi thì ra tận bãi biển, nhìn thuyền ghe cân cá tại trạm thu mua hải sản mà mơ mộng viễn vông, khi thì lang thang trên những đường đê dọc ngang trên ruộng muối nhìn những đốm trắng đang bắt đầu tượng hình đó đây để thương cho những bàn tay lao động nhọc nhằn chỉ với cào và cuốc. Một hôm, chúng tôi lảng vảng gần Vườn Chim thì bị đám biên phòng chận hỏi và đuổi trở cho là chúng tôi định lén ăn cắp trứng chim. Ngay tối hôm đó Tư Năng đến ngay chỗ chúng tôi đang ở, công khai nói ra sự nghi ngờ của ông ta: “Tui cho mấy người biết là đừng hòng dở trò trinh sát đường đi nước bước để mưu toan vượt biên. Không ai qua được tai mắt tui đâu!”
Đòn phủ đầu không dừng lại ở đây. Chỉ vài ngày sau, khi chỉ có một mình tôi ngồi nán lại để trò chuyện với Kim Lan và dì Hai, thì Tư Năng bước vào đến ngay bàn, hất hàm hỏi tôi:
- Nè chú em. Tao hỏi thiệt nha. Mày xuống đây dò đường vượt biên phải không?
Tôi chưa kịp trả lời, vì còn đo lường thái độ của Tư Năng, thì dì Hai đã chen vào:
- Chú Tư nó chuyển ngành rồi hả?
Kim Lan cũng góp lời:
- Chú Tư kỳ quá. Sao cứ theo tra hỏi ảnh hoài vậy?
Tôi cân nhắc lời nói, rồi chậm rãi thả từng tiếng, cố dấu sự lo lắng:
- Tại sao chú hỏi tôi câu đó?
- Tại vì tao còn nghi ngờ cái tổ này lắm. Còn chú em thì chém chết cũng là thầy giáo hay dân làm bàn giấy chi đây, không giống công nhân chút nào.
Tôi mừng thầm vì Tư Năng còn mờ mịt về mình, nên phần nào bình tỉnh trở lại:
- Tôi khác họ ở chỗ nào vậy chú?
- Thì… chú em mày đeo kiếng còn tay chưn thì trắng trẻo như bún, sức đâu mà lao động chớ!
Tôi nhẹ nhõm trong lòng nên tự tin và thoải mái ứng đối hơn trước:
- Đâu phải ai đeo kiếng cũng là thầy giáo! Chỉ tại cận thị mà thôi!
Tư Năng không nói gì, chỉ gườm gườm rồi lẵng lặng bỏ đi. Tôi tuy yên tâm nhưng chưa vững bụng mặc dù vẫn biết là anh em trong đội sẽ giữ kín miệng cho nhau về mặt lý lịch hay quá khứ. Sớm hay muộn thì cáo già như Tư Năng cũng đánh hơi biết được mà thôi. Như biết được nỗi phập phồng của tôi, Kim Lan và dì Hai cố ra sức trấn an. Vài ngày sau khi nhận thư của Sơn cho biết về một chuyến ra khơi sắp cận kề của “tổ chức“, họ đã dàn xếp cho tôi gặp một chủ ghe để điều đình. Nhưng ông này từ chối dù trong lá thư của cô em có ghi rõ “vợ chồng tôi xin lấy danh dự mà hứa là sẽ trả tiền chỗ cho anh Hai tôi ngay sau khi biết tin đã tới nơi an toàn…”
-“Không phải là tôi nghi ngờ vợ chồng cô em gái của cậu, nhưng vì chúng tôi cần vàng để chung cho việc mua bến, bãi và đám biên phòng, nên không thể làm gì để giúp cậu…”
Chỉ một tuần sau khi tiếp xúc với người chủ ghe, là một số người trong Đội âm thầm xuống Vĩnh Châu và không thấy trở lại. Nghe nói họ đi rất êm thấm, ngay giữa ban ngày, và do chính công an biên phòng đưa ra tận bãi hẹn. Hai ngày tiếp theo, Sơn xuống Vĩnh Lợi và cho biết đó là chuyến sau cùng mà nhóm người của chú Tư đứng ra tổ chức tại Bạc Liêu. Họ đang tìm và sẽ chuyển qua nơi khác vì đã “làm ăn“ tại đây gần cả năm rồi.
- Công trình tại đây sắp xong. Khi hoàn tất thì Đội Cầu Đường sẽ do Tám Thiệt tự lo liệu mọi việc.
Cũng có nghĩa là tôi không còn hy vọng và cũng không thể theo nhóm của Tám Thiệt để tìm việc lòng vòng các tỉnh vì thật tình tôi xuống đây chỉ là để cầu may chuyện đi đứng mà thôi. Trong thời gian chờ đợi chấm dứt công trình thì vui ngày nào hay ngày đó mặc dù cái bóng Tư Năng còn đang chập chờn, ẩn hiện.
Lần này thì Sơn “chẩu“ ở lại với Kim Lan và Dì Hai lâu hơn thường lệ. Hình như Sơn có chuyện gì đó cần bàn bạc kỹ lưỡng với hai mẹ con và chỉ vào Vĩnh Lợi buổi tối, còn từ sáng tới chiều là lo chuyện “đi đứng“ ngoài Bạc Liêu. Phần tôi cũng bận lo việc làm đường với anh em công nhân để cho kịp thời hạn trước mùa mưa sắp tới. Người ít, việc nhiều nên có đêm chỉ tạt vào quán một chút là rút ngay về để ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau. Vì vậy anh em ít có dịp ngồi lại với nhau như những lần trước đây. Cho đến một buổi tối, Sơn giữ tôi ở lại. Sau khi quán đã không còn ai, và đợi cho dì Hai đóng cửa rồi mới nói:
- Chiều mai chuyến của em sẽ vọt. Cả tuần nay thử máy xong xuôi và đã đưa người xuống đủ, đâu đó sẵn sàng hết rồi. Không gặp anh được là vì vậy đó.
Biết trước sẽ có ngày này, nhưng tôi vẫn thấy bùi ngùi. Hơn nửa năm qua chúng tôi xem nhau như người trong gia đình nên chia tay bất ngờ cũng có phần hụt hẫng. Vừa mừng lại vừa lo cho chuyến vượt biên của người lính cũ, nhưng tôi chưa kịp lên tiếng thì Sơn đã nói thêm:
- Có chuyện này em xin báo cho anh biết. Đó là vợ em đã có bầu gần ba tháng nay rồi.
Tôi ngạc nhiên quay nhìn Kim Lan. Cô gái mắc cỡ gật đầu, còn Dì Hai ngồi kế bên thì cười cười không nói gì.
Sơn nói tiếp:
- Trước khi xuống đây em có hỏi gia đình, hổm rày ba má và tụi em cũng suy đi tính lại dữ lắm. Mọi người đều nói là tùy em muốn đi hay ở gì cũng được. Cho tới hôm nay em mới quyết định là không đi chuyến này.
Tôi chưng hửng, ngây người nhìn Sơn.
- Ảnh vì em và vì đứa bé đó anh. Kim Lan tiếp lời. Em có khuyên là đừng lo cho em, cứ vọt trước rồi em sẽ tìm cách qua sau. Chung quanh đây thiếu gì người có ghe! Vã lại cái bầu còn nhỏ xíu, thậm chí em không bị thai hành gì hết.
- Em nói giỡn hoài! Chuyện gian nan, sóng gió chứ đâu phải chơi. Anh Huy à! Em sẽ đưa ba má xuống để lo đám cưới. Vợ em sẽ về Sài Gòn sanh và ở trên đó một thời gian. Sau đó thì tụi em sẽ trở lại đây phụ với Má đây coi quán rồi tính tiếp.
- Vậy còn chuyện đi đứng thì sao…
- Thì cháu sẽ thế chỗ của nó. Dì Hai tiếp lời. Cháu nên đi sớm, thành phần như cháu sẽ không yên ổn được với chế độ này đâu.
- Nhưng mà…
- Anh không cần phải áy náy gì hết. Sơn ngắt lời tôi. Chuyện này đã được thỏa thuận với nhóm “tổ chức“ rồi. Họ cũng đâu cần biết là ai. Đủ người, đủ chỗ, khách chung đủ tiền không thiếu một phân. Em đi, hay anh đi cũng vậy thôi.
- Nhưng tôi không có tiền. Chú biết rồi đó. Làm sao…
- Tiền thì anh khỏi lo. Em được một chỗ là do công mối lái. Không tốn một đồng xu nào hết. Anh biết rồi đó. Ba má em già rồi. Chị hai em thì như thỏ đế. Bà con thì không có ai. Nhìn tới nhìn lui thì chỉ có anh là xứng đáng nhứt mà thôi.
Thấy tôi vẫn còn ngần ngại, Sơn “chẩu“ nói thêm, giọng cương quyết:
- Thôi thì như vầy! Coi như anh nợ em. Qua bên đó có tiền thì gởi trả. Không thì thôi. Mình là huynh đệ chi binh mà ông thầy!
Tôi lặng người, cảm động. Một lúc sau mới lấy lá thư của cô em đưa cho mọi người xem, nhưng không ai buồn ngó tới.
- Dì biết cháu là người tốt. Thằng Sơn nó kể không sót thứ gì hết. Mà dì cũng thấy như vậy. Chỉ cần mình thiệt tình với nhau là đủ. Dì sẽ cầu nguyện cho cháu đi bằng an.
Một đêm thức trắng vì vừa mừng lo vừa nghĩ ngợi về phép lạ mới nhận đươc. Cứ như là mơ vì quả thật không khác gì những mẫu chuyện “khó tin nhưng có thật“. Lại thêm một đêm dài nhứt trong đời và sau đó là những ngày căng thẳng, hồi hộp, lo sợ y như hồi mới ra mặt trận.
Nhờ ơn trên, chuyến đi thật suông sẻ và trót lọt. Mãi tới khi đặt chân lên Pulau Bidong, tôi mới sực nhớ gói giấy nhỏ xíu mà Sơn “quắn“ đưa lúc chia tay ở Bạc Liêu. Buổi trưa, gió nhẹ, ngọn đồi đầy bóng mát. Dưới kia là Trại Tị Nạn. Phía xa là màu xanh của biển và màu xám nhạt của trời mây. Tôi dàu dàu nghĩ tới những người thân quen còn ở lại, rồi mới mở gói giấy ra.
Bên trong là một lá thư và… chiếc Seiko 5!
“Thiếu úy,
Cho phép em bắt đầu như vậy nha, vì lúc nào anh cũng là Trung Đội Trưởng của em. Có thể anh không còn nhớ, nhưng em thì không bao giờ quên những ngày gian khổ có nhau. Hồi đó không có thằng nào ngán anh hết. Dân tác chiến mà nhỏ con, lại cận thị, thì ai mà sợ! Nhưng tụi em dù ba gai cách mấy cũng rất thương anh. Mà không thương sao được vì anh đâu ra đó, không thiên vị ai hết, cũng không chưởi mắng, đánh đập lính, có tiền là thảy ra cho tụi này nhậu xã láng, thậm chí cầm luôn cái đồng hồ. Nói tới cái đồng hồ mới biết rõ anh hơn.
Thiếu úy nhớ trận Suối Đá ở Tiên Phước hồi cuối tháng 5-1974 không? Cả Liên Đoàn rạc gáo. Tiểu Đoàn của mình nhẹ nhứt mà cũng mất hơn hai Đại Đội. Vô hơn 20 xe, ra chỉ còn có 8, 9 chiếc thôi. Lần đó em nản quá, khi rút về dưỡng quân ở Thạch Trụ thì chỉ muốn đào ngũ rồi tới đâu thì tới. Dịp may đó tới đúng lúc Trung Đội mình ra nằm ngay quốc lộ, làm nút chặn chỗ ngã ba lên Ba Tơ. Xe đò qua lại ì xèo nên em quyết định vọt. Anh biết rất rõ là em sẽ dù về SàiGòn bằng mọi giá, vậy mà vẫn tỉnh bơ vét túi, rồi lột cái Seiko 5, biểu em về chợ Quảng Ngãi «chùi dầu» để che mắt mọi người.
Rốt cuộc em đã không thể bỏ anh em được, phần lớn là vì anh và đồng đội. Ai sao mình vậy. Chết sống có số mạng. Và may là mình còn sống tới hôm nay. Lần đó cả Trung Đội có vịt quay để nhậu với “Ông Gìa Chống Gậy“ mà không ai biết là xém chút nữa thì em vọt mất tiêu rồi. Họ cứ tưởng là em “ham vui“ nên hôm sau mới chịu về với anh em. Gặp lại anh, em thiệt là mừng hết sức nên em đã giữ cái đồng hồ dùm anh. Gởi lại nó cho anh vì em biết anh quý nó lắm. Kỷ niệm mà! Tụi em cầu mong cho anh được ơn trên phù hộ cho tới nơi tới chốn bình an. Nhớ biên thơ cho tụi em biết nghe.
Em,
Nguyễn Minh Sơn
Tái bút: Xin thiếu úy đừng lo nghĩ chuyện trả nợ, trả nần gì hết. Tình nghĩa mới quan trọng.“
Tôi nhìn chiếc đồng hồ rồi đọc lại lá thư một lần nữa, lòng miên man nhớ về người lính cũ và thời chia sớt gian nguy bên nhau. Nghĩa tình này thật là đẹp và hiếm hoi làm sao! Nắng ấm, trời trong, nhưng bây giờ trước mắt tôi là màn sương ẩm ướt. Trong hạnh phúc của một ngày tự do còn có những bồi hồi khi nhớ về kỷ niệm và khi nghĩ tới những gương mặt thân tình. Tôi biết mình sẽ phải làm gì để đền đáp lại thạnh tình và sự hy sinh của họ dành cho tôi trong những ngày gian lao, khổ ải đã qua. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Sinh Tồn chuyển