Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngô Đình Diệm: “Chỉ người miền Trung mới có khả năng làm lãnh đạo quốc gia!”
Lưu ý: Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân nên sẽ không tránh được suy nghĩ chủ quan, mong nhiều ý kiến đóng góp…
Cố Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm đã có nhận xét khá chính xác về đặc tính của người dân 3 miền Việt Nam, ít ra cũng còn đúng cho đến thời điểm hiện tại:
“Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng làm lãnh đạo quốc gia, dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền.”
Ông Ngô Đình Diệm vốn là người gốc Quảng Bình (Bắc Trung Bộ), sau đó do đạt thành tích tốt trong học tập ở Hà Nội nên được tiến cử làm quan ở miền Trung (Phan Thiết) rồi sau này vào Nam làm Thủ Tướng rồi trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa (1956).
Có lẽ vì được đi đây đó cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân 3 miền đất nước nên ông khá am hiểu về tính cách người Việt từng vùng. Qua bài viết ngắn này, người viết muốn chia sẻ nhận xét của cá nhân với góc nhìn khác. Nói chính xác hơn là dựa trên nhận xét của tiền nhân để bổ sung thêm những “nét mới” của tính cách người dân Việt 3 miền dưới “triều đại” CS cai trị.
Theo tiếp xúc và quan sát thì tôi nhận thấy rằng: Đặc điểm chung của người Việt Nam 3 miền hiện nay là khá xuề xòa, khó “trưởng thành” do bản tính thích đùa giỡn vì ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa dân gian trào phúng. Mỗi miền tuy có cách thể hiện “cà rỡn” khác nhau nhưng quy chung vẫn là thói khoác lác & “nổ” (nhằm che giấu nhược điểm bản thân). Sau đó là bản tính “ta đây”, tự hào – tự cao – tự phụ – tự ái” vì niềm kiêu hãnh chống ngoại xâm trong quá khứ.
Thật sự, tính cách người miền Bắc hay lí luận, giỏi mồm mép và cách thuyết phục của họ nghe “bùi tai” nên rất thích hợp với công việc kinh doanh mang tính chất PR. Vì thế hiện nay, khi nắm giữ quyền lực chính trị thì những “ưu điểm hùng biện” của họ vô tình trở thành 1 thứ xảo ngôn, lươn lẹo để ngụy biện! (Dân nông thôn miền Nam ngày trước tin vào luận điệu tuyên truyền của CS cũng vì điều này). Ưu điểm của họ là mạnh dạn tranh luận với khí khái “ăn to nói lớn”, dám chống lại bất công của xã hội.
Còn người miền Trung vốn sống ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nên dù kham khổ cỡ nào, họ cũng ráng cho con cái ăn học thành tài, tới nơi tới chốn (nhất là người Huế). Họ có LÒNG TỰ TRỌNG rất cao vì không muốn thế hệ sau phải khổ và bị xem thường như cha ông họ. Vì bản tính thẳng thắn, và hơi thô lỗ nên cách truyền đạt của họ hơi cục mịch nhưng tràn đầy sự chân thành, thật tâm – thật lòng. Đặc biệt; họ luôn bảo vệ chính kiến của mình qua câu nói truyền tai nổi tiếng… “Quảng Nam hay cãi”
Riêng người miền Nam (Đồng Nai – Biên Hòa trở dài xuống miền Tây Nam Bộ) thì khi được sống ở vùng đất trù phú màu mỡ nên họ có vẻ thích cuộc sống an nhàn, không thích đấu tranh nên sinh ra bản tính cam chịu.
Có thể nói; càng tiến xuống phía Nam thì tính cách người dân ở vùng này càng CỰC KỲ AN PHẬN nếu không muốn nói là gần như liệt kháng. Theo như ông Diệm nhận xét thì người miền Nam chỉ làm “tướng võ biền” ý ở đây có thể ám chỉ là “làm kiểng”, kiểu như “Thiên Lôi sai đâu đánh đó”. Nói chung người miền Nam được xem như 1 hậu cần cho tiền tuyến chứ họ không đưa ra sáng kiến hay sách lược nào để có thể làm nên đại sự.
Kết luận: Thật sự, tính cách của con người 3 miền đất Việt Nam đều có ưu – nhược riêng. Nếu 1 dân tộc biết lắng nghe quan điểm, mạnh dạn gạt bỏ những bất đồng thì chúng ta mới có thể cùng nhau lèo lái để đưa đất nước thoát khỏi kiếp nghèo khốn – tụt hậu. Chính phủ Việt Nam Dân chủ – Tự do trong tương lai sẽ có một Quốc hội gồm đầy đủ cả người 3 miền, không phân biệt Tôn giáo, giới tính…
Tác Giả: Nguyễn Tiến Dũng @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngô Đình Diệm: “Chỉ người miền Trung mới có khả năng làm lãnh đạo quốc gia!”
Lưu ý: Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân nên sẽ không tránh được suy nghĩ chủ quan, mong nhiều ý kiến đóng góp…
Cố Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm đã có nhận xét khá chính xác về đặc tính của người dân 3 miền Việt Nam, ít ra cũng còn đúng cho đến thời điểm hiện tại:
“Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng làm lãnh đạo quốc gia, dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền.”
Ông Ngô Đình Diệm vốn là người gốc Quảng Bình (Bắc Trung Bộ), sau đó do đạt thành tích tốt trong học tập ở Hà Nội nên được tiến cử làm quan ở miền Trung (Phan Thiết) rồi sau này vào Nam làm Thủ Tướng rồi trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa (1956).
Có lẽ vì được đi đây đó cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân 3 miền đất nước nên ông khá am hiểu về tính cách người Việt từng vùng. Qua bài viết ngắn này, người viết muốn chia sẻ nhận xét của cá nhân với góc nhìn khác. Nói chính xác hơn là dựa trên nhận xét của tiền nhân để bổ sung thêm những “nét mới” của tính cách người dân Việt 3 miền dưới “triều đại” CS cai trị.
Theo tiếp xúc và quan sát thì tôi nhận thấy rằng: Đặc điểm chung của người Việt Nam 3 miền hiện nay là khá xuề xòa, khó “trưởng thành” do bản tính thích đùa giỡn vì ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa dân gian trào phúng. Mỗi miền tuy có cách thể hiện “cà rỡn” khác nhau nhưng quy chung vẫn là thói khoác lác & “nổ” (nhằm che giấu nhược điểm bản thân). Sau đó là bản tính “ta đây”, tự hào – tự cao – tự phụ – tự ái” vì niềm kiêu hãnh chống ngoại xâm trong quá khứ.
Thật sự, tính cách người miền Bắc hay lí luận, giỏi mồm mép và cách thuyết phục của họ nghe “bùi tai” nên rất thích hợp với công việc kinh doanh mang tính chất PR. Vì thế hiện nay, khi nắm giữ quyền lực chính trị thì những “ưu điểm hùng biện” của họ vô tình trở thành 1 thứ xảo ngôn, lươn lẹo để ngụy biện! (Dân nông thôn miền Nam ngày trước tin vào luận điệu tuyên truyền của CS cũng vì điều này). Ưu điểm của họ là mạnh dạn tranh luận với khí khái “ăn to nói lớn”, dám chống lại bất công của xã hội.
Còn người miền Trung vốn sống ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nên dù kham khổ cỡ nào, họ cũng ráng cho con cái ăn học thành tài, tới nơi tới chốn (nhất là người Huế). Họ có LÒNG TỰ TRỌNG rất cao vì không muốn thế hệ sau phải khổ và bị xem thường như cha ông họ. Vì bản tính thẳng thắn, và hơi thô lỗ nên cách truyền đạt của họ hơi cục mịch nhưng tràn đầy sự chân thành, thật tâm – thật lòng. Đặc biệt; họ luôn bảo vệ chính kiến của mình qua câu nói truyền tai nổi tiếng… “Quảng Nam hay cãi”
Riêng người miền Nam (Đồng Nai – Biên Hòa trở dài xuống miền Tây Nam Bộ) thì khi được sống ở vùng đất trù phú màu mỡ nên họ có vẻ thích cuộc sống an nhàn, không thích đấu tranh nên sinh ra bản tính cam chịu.
Có thể nói; càng tiến xuống phía Nam thì tính cách người dân ở vùng này càng CỰC KỲ AN PHẬN nếu không muốn nói là gần như liệt kháng. Theo như ông Diệm nhận xét thì người miền Nam chỉ làm “tướng võ biền” ý ở đây có thể ám chỉ là “làm kiểng”, kiểu như “Thiên Lôi sai đâu đánh đó”. Nói chung người miền Nam được xem như 1 hậu cần cho tiền tuyến chứ họ không đưa ra sáng kiến hay sách lược nào để có thể làm nên đại sự.
Kết luận: Thật sự, tính cách của con người 3 miền đất Việt Nam đều có ưu – nhược riêng. Nếu 1 dân tộc biết lắng nghe quan điểm, mạnh dạn gạt bỏ những bất đồng thì chúng ta mới có thể cùng nhau lèo lái để đưa đất nước thoát khỏi kiếp nghèo khốn – tụt hậu. Chính phủ Việt Nam Dân chủ – Tự do trong tương lai sẽ có một Quốc hội gồm đầy đủ cả người 3 miền, không phân biệt Tôn giáo, giới tính…
Tác Giả: Nguyễn Tiến Dũng @ Cafe Ku Búa