Nhân Vật

Ngô Quang Trưởng " Người chỉ huy tài giỏi nhất

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh của miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Ông được người dân miền Nam


Lời nói đầu:
    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh của miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam
1954-1975. Ông được người dân miền Nam thương mến và được sự kính nể của các nguời lính Quân đội
Việt Nam Cộng Hòa vì tính thanh liêm và tài năng chỉ huy. Tướng Trưởng mất ngày 22 tháng Giêng năm
2007 tại Hoa Kỳ. Đã có nhiều bài viết nói về ông trước và sau khi ông mất, như nhà văn Phan Nhật Nam
trong quyển sách “Những Cột Trụ Chống Giữ Phương Nam” do nhà xuất bản Sống Mới phát hành năm
2003, viết trước khi Tướng Trưởng mất. Và sau khi ông qua đời, sử gia Nguyễn Kỳ Phong viết bài “Tưởng
Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007)”. Ngay sau cái chết
của Tướng Ngô Quang Trưởng, nhiều nhật báo Hoa Kỳ như tờ Washington Post, tờ The Boston Globe…
cũng đăng những bài viết về tiểu sử của Tướng Trưởng. Cái chết của ông cũng được các cựu chiến binh
Hoa Kỳ biết đến do tờ bán nguyệt san Vietnam Magazine, mà phần đông độc giả là các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đăng tin
về sự ra đi của ông. Cuối năm 2007, báo nầy đăng một bài viết giá trị tổng họp các lời phát biểu của các vị tướng lãnh Hoa Kỳ trong cuộc chiến
đánh giá về tài năng của Tướng Trưởng do giáo sư James H. Willbanks, chủ tịch Phân Khoa Quân Sử của trường U.S. Army’s Command and
General Staff College viết với tựa đề ‘The Most Brilliant Commander’: Ngo Quang
Truong; và được đăng trong số December 2007. Nên lưu ý là những lời đánh giá của các viên tướng nầy hầu hết được phát biểu sau năm 1975, chứ
không phải trước năm 75, khi những lời nói có tính cách ngoại giao nhiều hơn.

   James H. Willbanks cũng từng là một sĩ quan cố vấn của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, có mặt trong trận đánh An Lộc năm 1972, ông được tưởng thưởng
huy chương Silver Star trong trận đánh nầy. Và, ông cũng là tác giả các quyển sách “Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam
Lost Its War” xuất bản năm 2004, “The Battle of An Loc” xuất bản năm 2005, “Vietnam War Almanac: An In-Depth Guide to the Most Controversal
Conflict in American History” xuất bản năm 2013; và nhiều bài viết ngắn như:  “Thiêt Giap! - The Battle of An Loc, April 1972”, “Xuan Loc: The
Final Battle Vietnam, 1975”, “The Last 55 Days”.
     Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

                                                                Phục Nguyên
                                                                Bản dịch dành riêng cho ĐSMĐ
Cùng Chung Chiến Tuyến
    Mặc dù hậu quả của cuộc chiến ở Vùng I và sự việc sụp đổ của Sài Gòn, danh tiếng của Trưởng vẫn còn nguyên vẹn. Đại Tướng Norman Schwarzkopf, trong
quyển hồi ký ông viết năm 1992, gọi Tướng Trưởng là “người chỉ huy chiến thuật tài giỏi nhứt mà tôi biết được.” “Đơn giản là chỉ mường tượng địa hình và đúc kết
lại những kinh nghiệm chiến đấu với quân địch trong vòng 15 năm,” ông viết, “Trưởng cho thấy khả năng đoán trước được địch muốn làm gì.”
     Schwarzkopf cho biết thêm: “Ông trông không giống với ý tưởng của tôi về một thiên tài quân sự: chỉ cao có 5 ft 7… rất là gầy, với đôi vai cong và cái đầu nhìn
quá to so với thân hình… Gương mặt nhăn và cáu kỉnh… và lúc nào cũng có điếu thuốc trên môi. Vậy mà ông luôn được các sĩ quan và quân lính kính nể - và lo sợ
bởi những tên chỉ huy Bắc Việt, những kẻ biết rõ khả năng của ông.”

     Không giống như một vài vị tướng miền Nam, những người làm giàu khi được thăng quan tiến chức, Trưởng lại là người lương thiện, không một lầm lỗi, như theo
lời một người bạn thân, “sống một cuộc đời khổ hạnh.” Trung Tướng Cushman nhớ lại là ông tướng không có được một bộ đồ vest, và rằng vợ ông, nuôi heo ngoài
sau ngôi nhà kiểu mới mà ông sống trong bộ tư lệnh ở Cần Thơ. Và Cushman cũng miêu tả thêm về Trưởng, “ông ta luôn sáng tạo và hay tìm những điều hay để
nâng cao đời sống gia đình binh sĩ.”

     Luôn là người khiêm tốn, Trưởng đặt nghề nghiệp của mình lên trên tất cả mọi việc. Ông luôn gắn bó với thuộc cấp, và được biết là người hay chăm lo cho binh
lính, luôn bay trong vòng lửa đạn ác liệt để đứng chung với binh sĩ dưới cơn mưa, bùn lầy trong lúc quân địch đang tấn công. Ông đối xử công bằng với tất cả mọi
người, không có chuyện nhờ vả. Có một câu chuyện kể rằng ông đã từ chối không chấp nhận lời xin cho một cháu trai được làm một công việc văn phòng, để rồi
sau này, người cháu trai hy sinh trong chiến trận.

     Cho tất cả các báo cáo và đánh giá, Tướng Trướng là một vị sĩ quan ưu tú, con người xứng đáng với danh tiếng mà ông vui thích được chia sẻ với các người lính
Việt Nam và các sĩ quan Hoa Kỳ. Ngô Quang Trưởng đã hiến dâng cuộc đời ông cho đất nước của ông, và đến lúc cuối, như Tướng Palmer đã nói, ông ta xứng
đáng với “một số mệnh khá hơn” hơn là phải nhìn thấy cái kết quả thua trận.

    
     Tướng Ngô Quang Trưởng từ trần vì bịnh ung thư tại Fairfax, Virginia vào ngày 22 tháng Giêng năm 2007. Vừa sau khi ông mất, Quốc Hội Tiểu Bang
Virginia, thông qua một nghị quyết hỗ tương “Celebrating the Life of Ngo Quang Truong.” Sự vinh danh đặc biệt dành cho người đàn ông đến đất nước nầy vào
năm 1975 đã chứng minh rõ ràng về những hy sinh mà Trưởng đã làm để bảo vệ cho đất nước Việt Nam của ông và đời sống mẫu mực mà ông đã sống trước
và sau khi đến quê hương thứ hai của ông. Ông được coi như là một trong những vị tướng thanh liêm và tài trí của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc
chiến lâu dài ở Đông Nam Châu Á. Tướng Bruce Palmer miêu tả Tướng Trưởng trong quyển sách The-25-Year War là “con người chỉ huy chiến đấu cứng rắn
và dày dạn chiến trường,” và “có lẽ là người chỉ huy chiến trường giỏi nhất ở Nam Việt Nam.” Tướng Creigton Abrams, người chỉ huy các cuộc hành quân về
quân sự từ năm 1968 - 1972 tại Việt Nam, nói với các viên thuộc cấp, là, ông nghĩ rằng Tướng Trưởng có đủ khả năng để chỉ huy một sư đoàn Hoa Kỳ.

     Tướng Trưởng sanh ngày 19 tháng Chín năm 1929, trong một gia đình khá giả tại tỉnh Kiến Hòa, thuộc vùng đồng bằng Cửu Long. Sau khi tốt nghiệp trung
học tại trường Trung Học Mỹ Tho, ông theo học trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan bộ binh trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm
1954. Nhanh chóng, Trưởng gia nhập binh chủng thiện chiến Nhảy Dù trong suốt 12 năm liền, đầu tiên giữ chức vụ đại đội trường Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 5 Dù.

     Ông nhìn thấy chiến trận lần đầu trong cuộc hành quân giải trừ nhóm phiến loạn Bình Xuyên, đang giành quyền kiểm soát Sài Gòn và các khu lân cận với
chính quyền của ông Diệm. Cho chiến công trong cuộc hành quân, ông được thăng trung úy tại mặt trận. Vào năm 1964, ông thăng chức thiếu tá và được giao
chức vụ tiểu đoàn trường Tiểu Đoàn 5 Dù, ông dẫn đầu cuộc hành quân nhảy dù xuống mật khu Đỗ Xá ở quận Minh Long, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, phá vỡ căn cứ
của bộ chỉ huy Mặt Trận B-1 của Việt cộng. Cùng thời gian, Trưởng trở thành một vị chỉ huy được yêu thích, một người luôn đi đầu và chăm sóc cho thuộc cấp.

     Tiểu Đoàn 5 Dù, vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Trưởng, dùng trực thăng vận tấn công vào mật khu Hắc Dịch, trong một khu vực của núi Ông Trịnh, thuộc
tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), nơi có căn cứ của Công Trường 7 Việt cộng. Sau hai ngày chiến đấu, tiểu đoàn của ông gây cho hai trung đoàn địch thiệt hại nặng nề.
Trưởng được đặc cách trung tá ngay tại chiến trường và cũng được tưởng thưởng Đệ Tứ Bảo Quốc Huân Chương.

   Sau trận đánh Hắc Dịch, Trưởng nhận nhiệm vụ Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn và cuối năm 1965, trở thành Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Dù. Như sử gia
Dale Andrade đã vạch ra, chức vụ không tác chiến nầy có lẽ đã làm đình trệ cuộc đời binh nghiệp của ông, nhưng danh tiếng về lòng dũng cảm và sự công bằng
của ông đã được các ông lớn ở Sài Gòn biết đến. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu từ năm 1965-1975, về sau đã miêu tả
Trưởng là “một trong những vị chỉ huy giỏi nhứt đi từ từng cấp bậc mà Sư Đoàn Dù có được.”

     Năm 1966, khi cuộc nổi loạn bùng nổ ở miền Trung, ông được giao nhiệm vụ tạm thời chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế. Tuy Trưởng là người Phật tử và
không thoải mái khi phải chỉ huy một đơn vị để dẹp yên cuộc biểu tình của Phật tử đang đòi hỏi để nắm giữ quyền hành quân sự của chính quyền, Trưởng vẫn
hoàn tất trách nhiệm và Sài Gòn giao cho ông quyền chính thức chỉ huy sư đoàn. Dưới sự dẫn dắt của ông, Trưởng nhanh chóng đưa sư đoàn, đang bị coi như
một sư đoàn yếu kém trước khi ông đến, trở thành một trong những đơn vị giỏi nhứt của quân đội miền Nam. Trung Tướng Robert E. Cushman, tư lệnh Lực
Lương Ba Thủy Bộ của TQLC Hoa Kỳ ờ Vùng I Chiến Thuật và người phụ tá chính, Trung Tướng Richard Stillwell, tư lệnh Quân Đoàn XXIV, cả hai cảm nhận
rằng, nhờ vào sự cố gắng của Trưởng, Sư Đoàn 1 Bộ Binh “ngang bằng với bất cứ đơn vị nào của Hoa Kỳ”.

     Viên cố vấn của Trưởng lúc ấy, viết rằng, Trưởng “tận tụy, khiêm nhường, sáng kiến, giỏi về chiến thuật”. Và, Đại Tướng Westmoreland, tư lệnh Bộ Chỉ Huy
Quân Viện tại Việt Nam, nói Trưởng “đứng cao trong danh sách những người được coi là có khả năng lãnh đạo của miền Nam”.

     Vào năm 1967, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Tướng Trưởng tấn công và hủy diệt hạ tầng cơ sở và các đơn vị du kích địa phương Việt cộng ở
vùng Lương Cơ - Đông Xuyến - Mỹ Xá ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau trận nầy, ông thăng chức chuẩn tướng.

     Trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Trưởng chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những trận đánh đẫm máu nhứt ở Huế. Hai đêm trước trận tấn
công, Tướng Trưởng đang ở trong bộ tư lệnh sư đoàn đóng trong Thành Nội, cảm thấy một sự việc gì đó không được đúng cho lắm, ông đặt quân lính trong tình
trạng báo động. Khi đêm qua đi và không có sự việc gì xảy ra, ông cho các viên cố vấn được xả trại nhưng vẫn cho binh sĩ sẵn sàng ứng chiến.

     Trận đánh bắt đầu vào lúc 3 giờ 30 sáng ngày 31 tháng Giêng năm 1968 với hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 6 Bắc Việt tấn công vào Thành Nội (tả ngạn sông
Hương) và Trung Đoàn 4 Bắc Việt đánh vào Phân Bộ MACV ở hữu ngạn, nằm về phía nam sông Hương. Sau khi Đại Đội Hắc Báo giữ được Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn, Tướng Trưởng liền ra lệnh cho Trung Đoàn 3 đang hoạt động phía bắc thành phố Huế, mang quân về giải cứu. Trung Đoàn 3, tăng viện bởi ba tiểu đoàn
Nhảy Dù, về đến được bộ tư lệnh ngay góc đông bắc Thành Nội vào đêm 31 tháng Giêng. Ngày hôm sau, Tướng Trưởng bắt đầu tung quân tấn công để chiếm
lại Thành Nội và dọn sạch khu vực bắc sông Hương. Với sự yêu cầu của ông, TQLC Hoa Kỳ được giao phó khu vực phía nam con sông.

Vào ngày 4, Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 1 TQLC, với sự tăng cường của Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 5 TQLC đánh từng căn nhà để đuổi cộng quân ra khỏi
vùng. Đến ngày 9 tháng Hai, khu vực bên hữu ngạn sông Hương được giải tỏa. Khi sự tấn công của Sư Đoàn 1 Bộ Binh bên mạn bắc sông Hương bị đình trệ, sư
đoàn được hai tiểu đoàn TQLC Việt Nam tăng cường. Tướng Trưởng cũng kêu gọi sự giúp sức của Hoa Kỳ, và Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 5 TQLC được gởi đến
trận chiến. Cùng chung với nhau, TQLC Hoa Kỳ và quân bộ binh miền Nam cùng TQLC Việt Nam chiến đấu từng căn nhà, đánh đuổi cộng quân ra khỏi khu
vực. Vào ngày 2 tháng Ba, trận chiến Huế được coi như chấm dứt. Hơn phân nửa thành phố, hoặc là bị hư hỏng hay là bị phá hủy. Bộ binh và TQLC Việt Nam
bị thương vong: 384 tử thương và 1,830 bị thương. TQLC Hoa Kỳ chịu tổn thất: 142 hy sinh và 857 bị thương. Lục Quân Hoa Kỳ chiến đấu với cộng quân bên
ngoài thành phố Huế có 74 tử trận và 507 bị thương.

     Cũng như thường lệ, Tướng Trưởng nổi bật, ông hướng dẫn các người lính một cách trầm tỉnh nhưng rất lôi cuốn. Sau khi làm việc chung với Tướng Trưởng,
Trung Tướng Cushman trở thành người bạn thân của Tướng Trưởng, ông diễn tả sự chiến đấu của Tướng Trưởng trong trận đánh: “Ông ta vẫn tồn tại với quân
địch bao vây quanh ông. Bọn chúng không bao giờ chiếm được bộ tư lệnh của ông, nhưng chúng chiếm hết cả Thành Nội.”

     Sau Tết, Tướng Trưởng được đặc cách thiếu tướng. Vào tháng Tám năm 1970, ông được chọn nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV tại vùng đồng bằng Cửu
Long. Vào tháng Sáu năm 1971, ông thăng chức trung tướng.

     Khi còn chỉ huy các đơn vị ở đồng bằng Cửu Long, Tướng Trưởng đưa ra một chiến lược là kiện toàn một hệ thống các đồn đóng dọc theo biên giới
Cambodia để ngăn chận sự di chuyển và sự chuyển vận của quân địch chung quanh khu vực đó, trong lúc ba sư đoàn bộ binh được chia thành nhiều trung đoàn
bao gồm kỵ binh để trở thành các đơn vị đặc nhiệm, lo sắp đặt các cuộc hành quân lùng và diệt địch trong các hậu cứ vững vàng của chúng nằm trong khu vực
địa phương. Con người liêm khiết Trưởng, ngay lúc ấy, mở một chiến dịch chống lại “lính ma, lính kiểng”, những kẻ đào ngũ hay trốn quân dịch ở vùng IV chiến
thuật. Ông cũng nâng cao khả năng chiến đấu của Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân trong vùng, làm cho họ trở thành một thành phần chính trong kế họach
phòng thủ giữ an ninh cho vùng đồng bằng Cửu Long.

     Vào ngày 30 tháng Ba năm 1972, Bắc Việt mở trận tấn công “Trận Chiến Lễ Phục Sinh” hay Mùa Hè Đỏ Lửa. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ
chiến và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120,000 quân lính và khoảng 1,200 xe tăng cộng thêm nhiều thiết vận xa. Những mục tiêu chính của quân Bắc Việt là
Quảng Trị ở phía bắc, Kontum ở vùng cao nguyên và An Lộc nằm về phía nam của Quân Đoàn III.

     Cuộc tấn công xảy ra vào ngày thứ Sáu (Good Friday), với cuộc pháo kích của những khẩu pháo hạng nặng, pháo vào tất cả các căn cứ hỏa lực và vào phía
nam vùng Phi Quân Sự. Ngày hôm sau, ba sư đoàn của Mặt Trận B-5, đánh vào các căn cứ hỏa lực phía nam vùng Phi Quân Sự, các căn cứ nầy được sự trấn
giữ của Sư Đoàn 3 Bộ Binh (vừa thành lập). Quân lính miền Nam vì bị áp đảo bởi quân số quá đông của địch (một chống ba), lui binh về phía sau trong lúc quân
Bắc Việt tiếp tục tràn về hướng nam. Với từng căn cứ một bị mất vào tay 40,000 quân địch, nên căn cứ chiến đấu chính trong Cổ Thành bị đe dọa và phải di tản
vì sẽ bị tấn công. Trong cuộc chiến đấu ác liệt, Sư Đoàn 3 Bộ Binh bị tan rã và không còn khả năng chiến đấu.

     Ngày 1 tháng Năm, cộng quân chiếm được thành phố Quảng Trị, thành phổ thủ phủ đầu tiên của một tỉnh lỵ bị mất trong cuộc tấn công của họ. Điều nầy giúp
cho bọn chúng quyền kiểm soát được những vùng đất chung quanh, và họ tiếp tục tấn công về phương nam.

     Nhận biết được tình huống nguy khẩn, Tổng Thống Thiệu cách chức Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I, vì đã không chận đứng được
cuộc tấn công của quân địch, và ra lịnh cho Trung Tướng Trưởng nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn I. Trưởng rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ và ra đến
Đà Nẵng vào ngày 3 tháng Năm. Sau nầy, sử gia Lewis Sorley viết rằng tác dụng của sự thay đổi quyền chỉ huy “mang đến một luồng sinh khí mới”. Sự có mặt
của Trưởng làm cho tình hình trở nên nhẹ nhàng hơn và làm cho binh sĩ ở Quân Khu I lên tinh thần.

     Tướng Trưởng nhanh chóng nắm quyền chỉ huy, ông ra một quân lịnh, là, tất cả những người lính đào ngũ nào mà không trở về lại đơn vị trong vòng 24 giờ
đồng hồ, khi bị bắt gặp, sẽ bị bắn chết. Ông cũng lên đài truyền hình hứa sẽ giữ yên Huế và đánh bật cộng quân. Ông chọn lựa bộ tham mưu và cho di chuyển
vào Huế, lúc ấy đang rơi vào tình trạng hỗn loạn vì sự tiếp tục tấn công của cộng quân. Để ổn định tình hình, ông đưa ra kế họach phòng thủ chiều sâu để chận sự
tấn công của quân địch. Đồng thời, ông đề xướng một chương trình tái huấn luyện và tái trang bị những đơn vị đã bị tan vỡ trong cuộc lui binh khỏi thành phố
Quảng Trị. Dùng những đồ trang bị do Hoa Kỳ tiếp tế, ông làm cho những đơn vị ấy sinh hoạt trở lại như cũ và cấp tốc huấn luyện cho họ.

     Vào giữa tháng Năm, sự phòng thủ của Huế đã vững chắc, tình hình đã ổn định, và các đơn vị vừa được chỉnh đốn lại đã sẵn sàng, Trưởng mở cuộc tái phản
công với ba sư đoàn để lấy lại những phần đất đã bị mất, nhờ vào sự tiếp sức về hỏa lực của quân đội Hoa Kỳ như B-52 dội bom, những trận thả bom tiếp cận
của phản lực cơ của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến; trực thăng hỏa lực của Lục Quân; và hải pháo do Đệ Thất Hạm Đội yểm trợ. Cuộc hành
quân cần phải thận trọng và tiến hành chậm rãi, nhưng các đơn vị của Trưởng đánh tan sáu sư đoàn Bắc Việt và tái chiếm Quảng Trị vào ngày 16 tháng Chín.
Nhiều căn cứ hỏa lựa dọc theo vùng Phi Quân Sự được lấy lại và đến cuối tháng Mười, tình hình tại Quân Khu I đã ổn định. Với việc tái chiếm Quảng Trị và
Quân đội Việt Nam Cộng Hoà giữ vững được Kontum và An Lộc, quân Bắc Việt hoàn toàn bị thảm bại. Trưởng đã thay đổi cuộc diện của cuộc chiến nhờ vào
khả năng lãnh đạo của ông.

      Năm 1975, Trưởng chạm trán với thử thách to lớn nhứt. Việc phòng thủ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên Cao Nguyên Trung Phần bị tan vỡ dưới sự
tấn công mới của Bắc Việt. Tổng Thống Thiệu ra lịnh cho Trưởng phải tử thủ và ông tướng lo củng cố việc tổ chức phòng thủ thành phố, sẵn sàng cho việc chiến
đấu. Tuy vậy, trong một tuần lễ, việc bàn cãi với Thiệu và các viên tham mưu cao cấp, nổi bật bằng những sự buộc tội, lịnh lạc mâu thuẫn, những đề nghị bất khả
thi và trong những lúc tranh luận, Trưởng được bảo phải bỏ Huế, dù rằng ông biết thành phố vẫn phòng thủ được. Trong lúc ông sửa soạn thi hành cái lịnh mới
nhứt, vào phút cuối, một phản lịnh được gởi đến và ông được lịnh phải giữ Huế bằng bất cứ giá nào. Một quan sát viên nói với phóng viên tờ tạp chí Time: “Giống
như con yo-yo. Đầu tiên, Thiệu ra lịnh thoái lui và phòng thủ Đà Nẵng. Rồi, ông lại phản lịnh và ra lịnh giữ Huế. Và, ông lại đổi ý, lịnh cho quân lính triệt thoái.”

     Rối loạn bao trùm. Trưởng không được vui khi nhận những quân lịnh mới nầy, nhưng ông cố gắng tuân theo trong khả năng tốt nhứt của ông. Tuy nhiên, việc
lui binh tại Huế trở thành một thảm họa, có thể sánh bằng cuộc triệt thoái trên cao nguyên. Dưới sự pháo kích quá dữ dội của nhiều loại pháo hạng nặng, các đơn
vị của Trưởng bị tan rã. Bởi vì những lịnh lạc mâu thuẫn, không có chuẩn bị, tinh thần bị tan vỡ, mất hết nhuệ khí, cuộc di tản bị thảm bại. Sự lãnh đạo yếu kém
trong nhiều đơn vị làm cho đơn vị không còn nguyên vẹn và việc lo lắng cho gia đình, thân nhân gây nên hoang mang và đi đến sự hỗn loạn.

     Tình hình tại Đà Nẵng cũng không khá gì hơn. Trong lúc thành phố bị pháo kích bởi hai sư đoàn Bắc quân, Trưởng cố gắng cho quân di tản bằng đường biển.
Nhưng địa ngục lại xuất hiện vì dân chúng và binh sĩ cùng sợ hãi, họ cố gắng trốn thoát về phương Nam bằng tất cả các phương tiện. Đà Nẵng rơi vào tay cộng
sản vào ngày 30 tháng Ba. Trong quá trình bỏ rơi Đà Nẵng, thành phố với ba triệu dân, bốn sư đoàn bị tan rã, tính luôn cả đơn vị ưu tú của Quân đội Việt Nam
Cộng Hòa: Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

    
Trưởng, trong tuyện vọng vẫn muốn giữ phòng tuyến Huế, nhưng lại bị đặt trong tình thế
không còn cứu vãn vì lịnh và phản lịnh của Thiệu. Khi Đà Nẵng bị rơi vào tay quân địch,
ông và những sĩ quan trong bộ tư lệnh phải bơi qua những con sóng để ra những tàu cấp
cứu của miền Nam. Trưởng rất đau buồn vì bị mất các đơn vị của ông, nhứt là Sư Đoàn
1 Bộ Binh. Vừa về đến Sài Gòn, ông nhập viện vì tinh thần không được ổn định. Một sĩ
quan Lục Quân Hoa Kỳ, người làm việc rất thân cận với Trưởng nghe tin, ông ta tìm ra
Trưởng và sắp xếp cho gia đình Trưởng được di tản khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.
Gia đình ông tướng bị tách rời trong một thời gian: vợ và con trai lớn đến trại Fort
Chaffee, Ark; các con gái và con trai giữa đi với một nhân viên Bộ Ngoại Giao tới
Seattle; đứa con trai út, bốn tuổi, không nói được tiếng Anh nằm ở trại Pendleton, Calif
trong nhiều tuần cho tới khi lý lịch của em được xác minh.
Sau khi đoàn tụ, Trưởng và gia đình dọn đến Falls Church, Va. Khi đã ổn định đời sống,
ông viết nhiều bài nghiên cứu về sử học cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ.
Năm 1983, cũng là năm ông nhập tịch, ông dọn về Springfield, Va. Ông làm việc cho Cơ
Quan Hỏa Xa trong mười năm cho đến khi ông về hưu năm 1994.
Cầu mong cho người CHIẾN SĨ, người luôn hoàn thành trách nhiệm của mình được
yên nghỉ ngàn thu.
                                                                       Tháng 10 năm 2013
                                                                                   Phục Nguyên
nhaydu.com
Tân Sơn Hòa chuyển.

Ngô Quang Trưởng - nhaydu.com


Reply, Re

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngô Quang Trưởng " Người chỉ huy tài giỏi nhất

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh của miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Ông được người dân miền Nam


Lời nói đầu:
    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh của miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam
1954-1975. Ông được người dân miền Nam thương mến và được sự kính nể của các nguời lính Quân đội
Việt Nam Cộng Hòa vì tính thanh liêm và tài năng chỉ huy. Tướng Trưởng mất ngày 22 tháng Giêng năm
2007 tại Hoa Kỳ. Đã có nhiều bài viết nói về ông trước và sau khi ông mất, như nhà văn Phan Nhật Nam
trong quyển sách “Những Cột Trụ Chống Giữ Phương Nam” do nhà xuất bản Sống Mới phát hành năm
2003, viết trước khi Tướng Trưởng mất. Và sau khi ông qua đời, sử gia Nguyễn Kỳ Phong viết bài “Tưởng
Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007)”. Ngay sau cái chết
của Tướng Ngô Quang Trưởng, nhiều nhật báo Hoa Kỳ như tờ Washington Post, tờ The Boston Globe…
cũng đăng những bài viết về tiểu sử của Tướng Trưởng. Cái chết của ông cũng được các cựu chiến binh
Hoa Kỳ biết đến do tờ bán nguyệt san Vietnam Magazine, mà phần đông độc giả là các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đăng tin
về sự ra đi của ông. Cuối năm 2007, báo nầy đăng một bài viết giá trị tổng họp các lời phát biểu của các vị tướng lãnh Hoa Kỳ trong cuộc chiến
đánh giá về tài năng của Tướng Trưởng do giáo sư James H. Willbanks, chủ tịch Phân Khoa Quân Sử của trường U.S. Army’s Command and
General Staff College viết với tựa đề ‘The Most Brilliant Commander’: Ngo Quang
Truong; và được đăng trong số December 2007. Nên lưu ý là những lời đánh giá của các viên tướng nầy hầu hết được phát biểu sau năm 1975, chứ
không phải trước năm 75, khi những lời nói có tính cách ngoại giao nhiều hơn.

   James H. Willbanks cũng từng là một sĩ quan cố vấn của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, có mặt trong trận đánh An Lộc năm 1972, ông được tưởng thưởng
huy chương Silver Star trong trận đánh nầy. Và, ông cũng là tác giả các quyển sách “Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam
Lost Its War” xuất bản năm 2004, “The Battle of An Loc” xuất bản năm 2005, “Vietnam War Almanac: An In-Depth Guide to the Most Controversal
Conflict in American History” xuất bản năm 2013; và nhiều bài viết ngắn như:  “Thiêt Giap! - The Battle of An Loc, April 1972”, “Xuan Loc: The
Final Battle Vietnam, 1975”, “The Last 55 Days”.
     Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

                                                                Phục Nguyên
                                                                Bản dịch dành riêng cho ĐSMĐ
Cùng Chung Chiến Tuyến
    Mặc dù hậu quả của cuộc chiến ở Vùng I và sự việc sụp đổ của Sài Gòn, danh tiếng của Trưởng vẫn còn nguyên vẹn. Đại Tướng Norman Schwarzkopf, trong
quyển hồi ký ông viết năm 1992, gọi Tướng Trưởng là “người chỉ huy chiến thuật tài giỏi nhứt mà tôi biết được.” “Đơn giản là chỉ mường tượng địa hình và đúc kết
lại những kinh nghiệm chiến đấu với quân địch trong vòng 15 năm,” ông viết, “Trưởng cho thấy khả năng đoán trước được địch muốn làm gì.”
     Schwarzkopf cho biết thêm: “Ông trông không giống với ý tưởng của tôi về một thiên tài quân sự: chỉ cao có 5 ft 7… rất là gầy, với đôi vai cong và cái đầu nhìn
quá to so với thân hình… Gương mặt nhăn và cáu kỉnh… và lúc nào cũng có điếu thuốc trên môi. Vậy mà ông luôn được các sĩ quan và quân lính kính nể - và lo sợ
bởi những tên chỉ huy Bắc Việt, những kẻ biết rõ khả năng của ông.”

     Không giống như một vài vị tướng miền Nam, những người làm giàu khi được thăng quan tiến chức, Trưởng lại là người lương thiện, không một lầm lỗi, như theo
lời một người bạn thân, “sống một cuộc đời khổ hạnh.” Trung Tướng Cushman nhớ lại là ông tướng không có được một bộ đồ vest, và rằng vợ ông, nuôi heo ngoài
sau ngôi nhà kiểu mới mà ông sống trong bộ tư lệnh ở Cần Thơ. Và Cushman cũng miêu tả thêm về Trưởng, “ông ta luôn sáng tạo và hay tìm những điều hay để
nâng cao đời sống gia đình binh sĩ.”

     Luôn là người khiêm tốn, Trưởng đặt nghề nghiệp của mình lên trên tất cả mọi việc. Ông luôn gắn bó với thuộc cấp, và được biết là người hay chăm lo cho binh
lính, luôn bay trong vòng lửa đạn ác liệt để đứng chung với binh sĩ dưới cơn mưa, bùn lầy trong lúc quân địch đang tấn công. Ông đối xử công bằng với tất cả mọi
người, không có chuyện nhờ vả. Có một câu chuyện kể rằng ông đã từ chối không chấp nhận lời xin cho một cháu trai được làm một công việc văn phòng, để rồi
sau này, người cháu trai hy sinh trong chiến trận.

     Cho tất cả các báo cáo và đánh giá, Tướng Trướng là một vị sĩ quan ưu tú, con người xứng đáng với danh tiếng mà ông vui thích được chia sẻ với các người lính
Việt Nam và các sĩ quan Hoa Kỳ. Ngô Quang Trưởng đã hiến dâng cuộc đời ông cho đất nước của ông, và đến lúc cuối, như Tướng Palmer đã nói, ông ta xứng
đáng với “một số mệnh khá hơn” hơn là phải nhìn thấy cái kết quả thua trận.

    
     Tướng Ngô Quang Trưởng từ trần vì bịnh ung thư tại Fairfax, Virginia vào ngày 22 tháng Giêng năm 2007. Vừa sau khi ông mất, Quốc Hội Tiểu Bang
Virginia, thông qua một nghị quyết hỗ tương “Celebrating the Life of Ngo Quang Truong.” Sự vinh danh đặc biệt dành cho người đàn ông đến đất nước nầy vào
năm 1975 đã chứng minh rõ ràng về những hy sinh mà Trưởng đã làm để bảo vệ cho đất nước Việt Nam của ông và đời sống mẫu mực mà ông đã sống trước
và sau khi đến quê hương thứ hai của ông. Ông được coi như là một trong những vị tướng thanh liêm và tài trí của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc
chiến lâu dài ở Đông Nam Châu Á. Tướng Bruce Palmer miêu tả Tướng Trưởng trong quyển sách The-25-Year War là “con người chỉ huy chiến đấu cứng rắn
và dày dạn chiến trường,” và “có lẽ là người chỉ huy chiến trường giỏi nhất ở Nam Việt Nam.” Tướng Creigton Abrams, người chỉ huy các cuộc hành quân về
quân sự từ năm 1968 - 1972 tại Việt Nam, nói với các viên thuộc cấp, là, ông nghĩ rằng Tướng Trưởng có đủ khả năng để chỉ huy một sư đoàn Hoa Kỳ.

     Tướng Trưởng sanh ngày 19 tháng Chín năm 1929, trong một gia đình khá giả tại tỉnh Kiến Hòa, thuộc vùng đồng bằng Cửu Long. Sau khi tốt nghiệp trung
học tại trường Trung Học Mỹ Tho, ông theo học trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan bộ binh trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm
1954. Nhanh chóng, Trưởng gia nhập binh chủng thiện chiến Nhảy Dù trong suốt 12 năm liền, đầu tiên giữ chức vụ đại đội trường Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 5 Dù.

     Ông nhìn thấy chiến trận lần đầu trong cuộc hành quân giải trừ nhóm phiến loạn Bình Xuyên, đang giành quyền kiểm soát Sài Gòn và các khu lân cận với
chính quyền của ông Diệm. Cho chiến công trong cuộc hành quân, ông được thăng trung úy tại mặt trận. Vào năm 1964, ông thăng chức thiếu tá và được giao
chức vụ tiểu đoàn trường Tiểu Đoàn 5 Dù, ông dẫn đầu cuộc hành quân nhảy dù xuống mật khu Đỗ Xá ở quận Minh Long, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, phá vỡ căn cứ
của bộ chỉ huy Mặt Trận B-1 của Việt cộng. Cùng thời gian, Trưởng trở thành một vị chỉ huy được yêu thích, một người luôn đi đầu và chăm sóc cho thuộc cấp.

     Tiểu Đoàn 5 Dù, vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Trưởng, dùng trực thăng vận tấn công vào mật khu Hắc Dịch, trong một khu vực của núi Ông Trịnh, thuộc
tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), nơi có căn cứ của Công Trường 7 Việt cộng. Sau hai ngày chiến đấu, tiểu đoàn của ông gây cho hai trung đoàn địch thiệt hại nặng nề.
Trưởng được đặc cách trung tá ngay tại chiến trường và cũng được tưởng thưởng Đệ Tứ Bảo Quốc Huân Chương.

   Sau trận đánh Hắc Dịch, Trưởng nhận nhiệm vụ Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn và cuối năm 1965, trở thành Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Dù. Như sử gia
Dale Andrade đã vạch ra, chức vụ không tác chiến nầy có lẽ đã làm đình trệ cuộc đời binh nghiệp của ông, nhưng danh tiếng về lòng dũng cảm và sự công bằng
của ông đã được các ông lớn ở Sài Gòn biết đến. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu từ năm 1965-1975, về sau đã miêu tả
Trưởng là “một trong những vị chỉ huy giỏi nhứt đi từ từng cấp bậc mà Sư Đoàn Dù có được.”

     Năm 1966, khi cuộc nổi loạn bùng nổ ở miền Trung, ông được giao nhiệm vụ tạm thời chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế. Tuy Trưởng là người Phật tử và
không thoải mái khi phải chỉ huy một đơn vị để dẹp yên cuộc biểu tình của Phật tử đang đòi hỏi để nắm giữ quyền hành quân sự của chính quyền, Trưởng vẫn
hoàn tất trách nhiệm và Sài Gòn giao cho ông quyền chính thức chỉ huy sư đoàn. Dưới sự dẫn dắt của ông, Trưởng nhanh chóng đưa sư đoàn, đang bị coi như
một sư đoàn yếu kém trước khi ông đến, trở thành một trong những đơn vị giỏi nhứt của quân đội miền Nam. Trung Tướng Robert E. Cushman, tư lệnh Lực
Lương Ba Thủy Bộ của TQLC Hoa Kỳ ờ Vùng I Chiến Thuật và người phụ tá chính, Trung Tướng Richard Stillwell, tư lệnh Quân Đoàn XXIV, cả hai cảm nhận
rằng, nhờ vào sự cố gắng của Trưởng, Sư Đoàn 1 Bộ Binh “ngang bằng với bất cứ đơn vị nào của Hoa Kỳ”.

     Viên cố vấn của Trưởng lúc ấy, viết rằng, Trưởng “tận tụy, khiêm nhường, sáng kiến, giỏi về chiến thuật”. Và, Đại Tướng Westmoreland, tư lệnh Bộ Chỉ Huy
Quân Viện tại Việt Nam, nói Trưởng “đứng cao trong danh sách những người được coi là có khả năng lãnh đạo của miền Nam”.

     Vào năm 1967, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Tướng Trưởng tấn công và hủy diệt hạ tầng cơ sở và các đơn vị du kích địa phương Việt cộng ở
vùng Lương Cơ - Đông Xuyến - Mỹ Xá ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau trận nầy, ông thăng chức chuẩn tướng.

     Trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Trưởng chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những trận đánh đẫm máu nhứt ở Huế. Hai đêm trước trận tấn
công, Tướng Trưởng đang ở trong bộ tư lệnh sư đoàn đóng trong Thành Nội, cảm thấy một sự việc gì đó không được đúng cho lắm, ông đặt quân lính trong tình
trạng báo động. Khi đêm qua đi và không có sự việc gì xảy ra, ông cho các viên cố vấn được xả trại nhưng vẫn cho binh sĩ sẵn sàng ứng chiến.

     Trận đánh bắt đầu vào lúc 3 giờ 30 sáng ngày 31 tháng Giêng năm 1968 với hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 6 Bắc Việt tấn công vào Thành Nội (tả ngạn sông
Hương) và Trung Đoàn 4 Bắc Việt đánh vào Phân Bộ MACV ở hữu ngạn, nằm về phía nam sông Hương. Sau khi Đại Đội Hắc Báo giữ được Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn, Tướng Trưởng liền ra lệnh cho Trung Đoàn 3 đang hoạt động phía bắc thành phố Huế, mang quân về giải cứu. Trung Đoàn 3, tăng viện bởi ba tiểu đoàn
Nhảy Dù, về đến được bộ tư lệnh ngay góc đông bắc Thành Nội vào đêm 31 tháng Giêng. Ngày hôm sau, Tướng Trưởng bắt đầu tung quân tấn công để chiếm
lại Thành Nội và dọn sạch khu vực bắc sông Hương. Với sự yêu cầu của ông, TQLC Hoa Kỳ được giao phó khu vực phía nam con sông.

Vào ngày 4, Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 1 TQLC, với sự tăng cường của Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 5 TQLC đánh từng căn nhà để đuổi cộng quân ra khỏi
vùng. Đến ngày 9 tháng Hai, khu vực bên hữu ngạn sông Hương được giải tỏa. Khi sự tấn công của Sư Đoàn 1 Bộ Binh bên mạn bắc sông Hương bị đình trệ, sư
đoàn được hai tiểu đoàn TQLC Việt Nam tăng cường. Tướng Trưởng cũng kêu gọi sự giúp sức của Hoa Kỳ, và Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 5 TQLC được gởi đến
trận chiến. Cùng chung với nhau, TQLC Hoa Kỳ và quân bộ binh miền Nam cùng TQLC Việt Nam chiến đấu từng căn nhà, đánh đuổi cộng quân ra khỏi khu
vực. Vào ngày 2 tháng Ba, trận chiến Huế được coi như chấm dứt. Hơn phân nửa thành phố, hoặc là bị hư hỏng hay là bị phá hủy. Bộ binh và TQLC Việt Nam
bị thương vong: 384 tử thương và 1,830 bị thương. TQLC Hoa Kỳ chịu tổn thất: 142 hy sinh và 857 bị thương. Lục Quân Hoa Kỳ chiến đấu với cộng quân bên
ngoài thành phố Huế có 74 tử trận và 507 bị thương.

     Cũng như thường lệ, Tướng Trưởng nổi bật, ông hướng dẫn các người lính một cách trầm tỉnh nhưng rất lôi cuốn. Sau khi làm việc chung với Tướng Trưởng,
Trung Tướng Cushman trở thành người bạn thân của Tướng Trưởng, ông diễn tả sự chiến đấu của Tướng Trưởng trong trận đánh: “Ông ta vẫn tồn tại với quân
địch bao vây quanh ông. Bọn chúng không bao giờ chiếm được bộ tư lệnh của ông, nhưng chúng chiếm hết cả Thành Nội.”

     Sau Tết, Tướng Trưởng được đặc cách thiếu tướng. Vào tháng Tám năm 1970, ông được chọn nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV tại vùng đồng bằng Cửu
Long. Vào tháng Sáu năm 1971, ông thăng chức trung tướng.

     Khi còn chỉ huy các đơn vị ở đồng bằng Cửu Long, Tướng Trưởng đưa ra một chiến lược là kiện toàn một hệ thống các đồn đóng dọc theo biên giới
Cambodia để ngăn chận sự di chuyển và sự chuyển vận của quân địch chung quanh khu vực đó, trong lúc ba sư đoàn bộ binh được chia thành nhiều trung đoàn
bao gồm kỵ binh để trở thành các đơn vị đặc nhiệm, lo sắp đặt các cuộc hành quân lùng và diệt địch trong các hậu cứ vững vàng của chúng nằm trong khu vực
địa phương. Con người liêm khiết Trưởng, ngay lúc ấy, mở một chiến dịch chống lại “lính ma, lính kiểng”, những kẻ đào ngũ hay trốn quân dịch ở vùng IV chiến
thuật. Ông cũng nâng cao khả năng chiến đấu của Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân trong vùng, làm cho họ trở thành một thành phần chính trong kế họach
phòng thủ giữ an ninh cho vùng đồng bằng Cửu Long.

     Vào ngày 30 tháng Ba năm 1972, Bắc Việt mở trận tấn công “Trận Chiến Lễ Phục Sinh” hay Mùa Hè Đỏ Lửa. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ
chiến và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120,000 quân lính và khoảng 1,200 xe tăng cộng thêm nhiều thiết vận xa. Những mục tiêu chính của quân Bắc Việt là
Quảng Trị ở phía bắc, Kontum ở vùng cao nguyên và An Lộc nằm về phía nam của Quân Đoàn III.

     Cuộc tấn công xảy ra vào ngày thứ Sáu (Good Friday), với cuộc pháo kích của những khẩu pháo hạng nặng, pháo vào tất cả các căn cứ hỏa lực và vào phía
nam vùng Phi Quân Sự. Ngày hôm sau, ba sư đoàn của Mặt Trận B-5, đánh vào các căn cứ hỏa lực phía nam vùng Phi Quân Sự, các căn cứ nầy được sự trấn
giữ của Sư Đoàn 3 Bộ Binh (vừa thành lập). Quân lính miền Nam vì bị áp đảo bởi quân số quá đông của địch (một chống ba), lui binh về phía sau trong lúc quân
Bắc Việt tiếp tục tràn về hướng nam. Với từng căn cứ một bị mất vào tay 40,000 quân địch, nên căn cứ chiến đấu chính trong Cổ Thành bị đe dọa và phải di tản
vì sẽ bị tấn công. Trong cuộc chiến đấu ác liệt, Sư Đoàn 3 Bộ Binh bị tan rã và không còn khả năng chiến đấu.

     Ngày 1 tháng Năm, cộng quân chiếm được thành phố Quảng Trị, thành phổ thủ phủ đầu tiên của một tỉnh lỵ bị mất trong cuộc tấn công của họ. Điều nầy giúp
cho bọn chúng quyền kiểm soát được những vùng đất chung quanh, và họ tiếp tục tấn công về phương nam.

     Nhận biết được tình huống nguy khẩn, Tổng Thống Thiệu cách chức Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I, vì đã không chận đứng được
cuộc tấn công của quân địch, và ra lịnh cho Trung Tướng Trưởng nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn I. Trưởng rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ và ra đến
Đà Nẵng vào ngày 3 tháng Năm. Sau nầy, sử gia Lewis Sorley viết rằng tác dụng của sự thay đổi quyền chỉ huy “mang đến một luồng sinh khí mới”. Sự có mặt
của Trưởng làm cho tình hình trở nên nhẹ nhàng hơn và làm cho binh sĩ ở Quân Khu I lên tinh thần.

     Tướng Trưởng nhanh chóng nắm quyền chỉ huy, ông ra một quân lịnh, là, tất cả những người lính đào ngũ nào mà không trở về lại đơn vị trong vòng 24 giờ
đồng hồ, khi bị bắt gặp, sẽ bị bắn chết. Ông cũng lên đài truyền hình hứa sẽ giữ yên Huế và đánh bật cộng quân. Ông chọn lựa bộ tham mưu và cho di chuyển
vào Huế, lúc ấy đang rơi vào tình trạng hỗn loạn vì sự tiếp tục tấn công của cộng quân. Để ổn định tình hình, ông đưa ra kế họach phòng thủ chiều sâu để chận sự
tấn công của quân địch. Đồng thời, ông đề xướng một chương trình tái huấn luyện và tái trang bị những đơn vị đã bị tan vỡ trong cuộc lui binh khỏi thành phố
Quảng Trị. Dùng những đồ trang bị do Hoa Kỳ tiếp tế, ông làm cho những đơn vị ấy sinh hoạt trở lại như cũ và cấp tốc huấn luyện cho họ.

     Vào giữa tháng Năm, sự phòng thủ của Huế đã vững chắc, tình hình đã ổn định, và các đơn vị vừa được chỉnh đốn lại đã sẵn sàng, Trưởng mở cuộc tái phản
công với ba sư đoàn để lấy lại những phần đất đã bị mất, nhờ vào sự tiếp sức về hỏa lực của quân đội Hoa Kỳ như B-52 dội bom, những trận thả bom tiếp cận
của phản lực cơ của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến; trực thăng hỏa lực của Lục Quân; và hải pháo do Đệ Thất Hạm Đội yểm trợ. Cuộc hành
quân cần phải thận trọng và tiến hành chậm rãi, nhưng các đơn vị của Trưởng đánh tan sáu sư đoàn Bắc Việt và tái chiếm Quảng Trị vào ngày 16 tháng Chín.
Nhiều căn cứ hỏa lựa dọc theo vùng Phi Quân Sự được lấy lại và đến cuối tháng Mười, tình hình tại Quân Khu I đã ổn định. Với việc tái chiếm Quảng Trị và
Quân đội Việt Nam Cộng Hoà giữ vững được Kontum và An Lộc, quân Bắc Việt hoàn toàn bị thảm bại. Trưởng đã thay đổi cuộc diện của cuộc chiến nhờ vào
khả năng lãnh đạo của ông.

      Năm 1975, Trưởng chạm trán với thử thách to lớn nhứt. Việc phòng thủ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên Cao Nguyên Trung Phần bị tan vỡ dưới sự
tấn công mới của Bắc Việt. Tổng Thống Thiệu ra lịnh cho Trưởng phải tử thủ và ông tướng lo củng cố việc tổ chức phòng thủ thành phố, sẵn sàng cho việc chiến
đấu. Tuy vậy, trong một tuần lễ, việc bàn cãi với Thiệu và các viên tham mưu cao cấp, nổi bật bằng những sự buộc tội, lịnh lạc mâu thuẫn, những đề nghị bất khả
thi và trong những lúc tranh luận, Trưởng được bảo phải bỏ Huế, dù rằng ông biết thành phố vẫn phòng thủ được. Trong lúc ông sửa soạn thi hành cái lịnh mới
nhứt, vào phút cuối, một phản lịnh được gởi đến và ông được lịnh phải giữ Huế bằng bất cứ giá nào. Một quan sát viên nói với phóng viên tờ tạp chí Time: “Giống
như con yo-yo. Đầu tiên, Thiệu ra lịnh thoái lui và phòng thủ Đà Nẵng. Rồi, ông lại phản lịnh và ra lịnh giữ Huế. Và, ông lại đổi ý, lịnh cho quân lính triệt thoái.”

     Rối loạn bao trùm. Trưởng không được vui khi nhận những quân lịnh mới nầy, nhưng ông cố gắng tuân theo trong khả năng tốt nhứt của ông. Tuy nhiên, việc
lui binh tại Huế trở thành một thảm họa, có thể sánh bằng cuộc triệt thoái trên cao nguyên. Dưới sự pháo kích quá dữ dội của nhiều loại pháo hạng nặng, các đơn
vị của Trưởng bị tan rã. Bởi vì những lịnh lạc mâu thuẫn, không có chuẩn bị, tinh thần bị tan vỡ, mất hết nhuệ khí, cuộc di tản bị thảm bại. Sự lãnh đạo yếu kém
trong nhiều đơn vị làm cho đơn vị không còn nguyên vẹn và việc lo lắng cho gia đình, thân nhân gây nên hoang mang và đi đến sự hỗn loạn.

     Tình hình tại Đà Nẵng cũng không khá gì hơn. Trong lúc thành phố bị pháo kích bởi hai sư đoàn Bắc quân, Trưởng cố gắng cho quân di tản bằng đường biển.
Nhưng địa ngục lại xuất hiện vì dân chúng và binh sĩ cùng sợ hãi, họ cố gắng trốn thoát về phương Nam bằng tất cả các phương tiện. Đà Nẵng rơi vào tay cộng
sản vào ngày 30 tháng Ba. Trong quá trình bỏ rơi Đà Nẵng, thành phố với ba triệu dân, bốn sư đoàn bị tan rã, tính luôn cả đơn vị ưu tú của Quân đội Việt Nam
Cộng Hòa: Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

    
Trưởng, trong tuyện vọng vẫn muốn giữ phòng tuyến Huế, nhưng lại bị đặt trong tình thế
không còn cứu vãn vì lịnh và phản lịnh của Thiệu. Khi Đà Nẵng bị rơi vào tay quân địch,
ông và những sĩ quan trong bộ tư lệnh phải bơi qua những con sóng để ra những tàu cấp
cứu của miền Nam. Trưởng rất đau buồn vì bị mất các đơn vị của ông, nhứt là Sư Đoàn
1 Bộ Binh. Vừa về đến Sài Gòn, ông nhập viện vì tinh thần không được ổn định. Một sĩ
quan Lục Quân Hoa Kỳ, người làm việc rất thân cận với Trưởng nghe tin, ông ta tìm ra
Trưởng và sắp xếp cho gia đình Trưởng được di tản khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.
Gia đình ông tướng bị tách rời trong một thời gian: vợ và con trai lớn đến trại Fort
Chaffee, Ark; các con gái và con trai giữa đi với một nhân viên Bộ Ngoại Giao tới
Seattle; đứa con trai út, bốn tuổi, không nói được tiếng Anh nằm ở trại Pendleton, Calif
trong nhiều tuần cho tới khi lý lịch của em được xác minh.
Sau khi đoàn tụ, Trưởng và gia đình dọn đến Falls Church, Va. Khi đã ổn định đời sống,
ông viết nhiều bài nghiên cứu về sử học cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ.
Năm 1983, cũng là năm ông nhập tịch, ông dọn về Springfield, Va. Ông làm việc cho Cơ
Quan Hỏa Xa trong mười năm cho đến khi ông về hưu năm 1994.
Cầu mong cho người CHIẾN SĨ, người luôn hoàn thành trách nhiệm của mình được
yên nghỉ ngàn thu.
                                                                       Tháng 10 năm 2013
                                                                                   Phục Nguyên
nhaydu.com
Tân Sơn Hòa chuyển.

Ngô Quang Trưởng - nhaydu.com


Reply, Re

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm