Xe cán chó

Ngộ ái lị há...

Ðặng Bá Hộ lòng mừng khấp khởi khi liếc thấy trên thực đơn bữa “tiệc tân gia” tối nay có món lẩu dê. Không hiểu sao, vừa ngồi xuống bàn tiệc là ông cụ ngó

Saroyan Vann Phan

Ðặng Bá Hộ lòng mừng khấp khởi khi liếc thấy trên thực đơn bữa “tiệc tân gia” tối nay có món lẩu dê. Không hiểu sao, vừa ngồi xuống bàn tiệc là ông cụ ngó thấy ngay tấm thực đơn màu hồng mở ra trước mắt như có ý giới thiệu, mời mọc và khiêu khích vị thực khách, tuy tuổi hạc đã cao nhưng người còn dồi dào sinh lực, thưởng thức những sơn hào, hải vị của đêm dạ tiệc. Món lẩu dê hấp dẫn và đại bổ thận này được sắp ngay trước mấy món ngọt tráng miệng và sau món gà bát bửu.

Vợ chồng Hứa gia, chủ nhà đây, là bạn làm ăn chung với đứa cháu nội của Ðặng Bá Hộ. Họ là giám đốc của một công ty xuất nhập cảng có trụ sở ở Ðài Bắc nhưng chi nhánh thì lại có tại nhiều nơi khác ở hải ngoại, như ở Tân Gia Ba, Vọng Các, và gần đây nhứt là ở thành phố HCM, tức Sài Gòn cũ, bên Việt Nam. Chính ngay tại cái thành phố mỹ miều này mà đứa cháu đích tôn của ông cụ - và cả đại gia đình của anh ta nữa - đã có cơ may thụ hưởng được một thứ lộc trời cho, trân quý không có gì sánh được. Thiệt ra, đây cũng là nhờ công lớn của vợ chồng Hứa gia đã đưa đường, chỉ lối cho cháu Ðặng Sinh của ông cụ, nên toàn gia họ Ðặng mấy tháng nay mới có thể đạt tới chỗ hạnh phúc viên mãn như vầy!

“Nếu không có Hứa gia công tử thì mày, chú của mày, và cả... tao nữa, đâu có được khoái lạc tràn đầy như ngày nay!” ông cụ vẫn thường đắc ý cười rung rung râu trắng, nhắc nhở con cháu như thế về công lao của vợ chồng đại thương gia họ Hứa trong việc dắt mối cho nhà họ Ðặng có được đứa con dâu xinh đẹp từ hải ngoại, cưới về vừa làm vợ mà vừa làm gia nhân thảy đều tiện lợi.

Ðặng Bá Hộ hướng về phía Hứa tiểu gia, lúc này vừa mới chấm dứt phần tuyên bố lý do bữa tiệc nhậu - mà mọi người đều gọi bốc lên là “tiệc tân gia” - lớn giọng nói một câu pha trò, cốt cho gia chủ cùng thực khách hiện diện thảy đều nghe thấy:

“Chà! Trong thực đơn có cả món lẩu dê đặc biệt thì chắc lão phu phải nhịn ăn mấy món đầu, để dành bụng ăn món lẩu mới được chớ! Lẩu dê này mà đi kèm với rượu thuốc ngâm toa Càn Long thì tôi dám bảo đảm với quý vị là tối nay, bất kể già, trẻ, lớn, bé sẽ đều 'kim thương bất đảo' cho mà coi!”

Ðược cả bàn tiệc nhậu cười vang lên tán thưởng câu nói nửa tục, nửa thanh, lão Bá Hộ nổi hứng vừa định tiếp nối câu chuyện vui đùa, thì chợt nghe có người thắc mắc: “Dám hỏi bá phụ, 'ngầu pín' với lẩu dê, món nào bá phụ khoái hơn?”

“Cái đó còn tùy cơ thể bạn hàn hay nhiệt. Riêng lão phu đây thì 'nam vô tửu như kỳ vô phong,' tức 'phi lẩu dê bất thành... sư phụ' đó mà!” Ðặng Bá Hộ hóm hỉnh trả lời.

Cả phòng tiệc vui như ngày hội. Số là Hứa gia vừa mới mở thêm một văn phòng nữa cho chi nhánh của công ty ở Cao Hùng. Lấy cớ là mừng “tân gia,” nhà họ Hứa làm bữa tiệc này để mời bạn bè, thân thuộc, mà hầu hết là đàn ông, đến uống rượu nhàn đàm cho vui, bởi “phú quý sinh lễ nghĩa,” nhà giàu dư tiền, dư bạc chẳng lẽ cứ để vậy rồi ngồi mà ngó? Hơn nữa, đối với Hứa gia, đây cũng là một dịp để làm “bi-di-nét” luôn thể, bởi vì, qua tiệc nhậu này, vợ chồng nhà kinh doanh trẻ tuổi tài cao của đất Ðài Bắc hoa lệ cũng muốn giới thiệu tới bàn dân thiên hạ trên khắp hải đảo Ðài Loan, nhứt là những chàng trai ế vợ hoặc quá kén vợ, một dịch vụ mới mà hãng xuất nhập cảng của Hứa gia đang kiêm nhiệm kinh doanh, đó là dịch vụ “qua Việt Nam lấy vợ.”

***

Chừng ba, bốn năm trở lại đây, tại Sài Gòn nổi lên một phong cách làm ăn mới khá đặc biệt, gọi là “dịch vụ hôn nhơn với thương gia Ðài Loan.” Các thiếu nữ Việt Nam, tuổi từ 20 tới 30 và có chút nhan sắc, đang là đối tượng chào mời của các tay dắt mối, hay các người làm “cò” đưa đi làm mai cho đám thương gia người Tàu từ Ðài Loan, Hồng Kông, Ma Cao hay ngay cả Trung Quốc tới. Vì nhóm doanh gia ở Ðài Loan phát kiến dịch vụ này trước hết, và cũng vì đa số những đàn ông kiếm vợ kiểu này đều từ Ðài Bắc qua cho nên tên của họ mới gắn liền với dịch vụ đó. Hơn nữa, Tàu gì thì Tàu, giữa thời buổi tranh sống, tranh sướng này, làm thân gái Việt “mười hai bến nước” mà dựa được một gốc “Tàu phù,” bất kể là gốc nào, kể cũng là phước ba đời cha, ông để lại!

Các cô gái Việt Nam từ thời ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, tức là từ thời bà cố vấn Ngô Ðình Nhu cho tới thời Hội Chợ Osaka và “E Con Rồng Lộn,” e ấp, kiêu sa bao nhiêu thì nay dưới thời đại nghèo hèn, mạt rệp của Cộng Sản họ càng “cởi mở” và te tua bấy nhiêu, bởi vì đất nước ngày càng tan nát, tiêu điều, toàn dân ngày càng xác xơ, ốm đói trước sức bóc lột của giới quan lại “chuyên chính vô sản” mà đám giả tu, giới trí thức ngu muội, và dân sợ đánh giặc của miền Nam đã lỡ rước vào để thay thế cho cái mà họ tưởng lầm là chế độ tham nhũng, thối nát Diệm-Nhu và Mỹ-Thiệu! Ðàn bà, con gái Việt Nam đang từ địa vị “nội tướng” chỉ ngồi nhà lo toan việc tề gia, nội trợ từ cả mấy đời nay bỗng dưng trở thành những tay kiếm cơm, kiếm gạo chính yếu. Tất cả lao thẳng ra ngoài đường, quần quật làm tiền nuôi sống  chồng con, gia đình nội, ngoại,...

Cũng nên hiểu rằng, trong cái xã hội Cộng Sản hiện tại, nếu đàn ông có đi làm chăng nữa thì, vì đa số là dân thấp cổ, bé miệng lại bị kỳ thị lý lịch nặng nề, cũng chỉ được làm những nghề vớ vẩn với đồng lương chết đói, trong khi đàn bà, nhứt là đàn bà trẻ, đẹp thời nay, thì chỉ cần “ưỡn đôi tấc ngực” ra cho đám cán bộ nhà nước tham ô và đám ngoại kiều đầu tư hau háu ngó thấy là lập tức kiếm được khối tiền!

Một số không nhỏ đã và đang được chính phủ, dùng chiêu bài “trao đổi lao động với nước ngoài” và theo điều kiện ăn chia tứ-lục với nhà nước, đưa đi làm thợ thuyền, phu phen hoặc gia nhân (tức người ở) tại bất cứ xứ nào hiện được coi là giàu có hơn Việt Nam ở rải rác khắp thế giới, từ Nga tới các nước Ðông Âu cũ và Tây Âu, từ Ấn Ðộ, Thái Lan, Trung Quốc, Tân Gia Ba, Ma Cao, Hồng Kông, Ðài Loan, Nhựt Bản, Ðại Hàn, Mã Lai, Nam Dương, cho tới Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, nói chung là tại bất cứ nơi đâu có đồng tiền thơm tho, lấp lánh... Một số khá đông khác thì hiện đang “bán trôn, nuôi miệng” dưới mọi hình thức, mọi nhãn hiệu, mờ mờ, ảo ảo như cái bóng ma chập chờn, khi thì Phong Trào Việt Minh, khi thì Mặt Trận Giải Phóng, khi thì Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, khi thì Mặt Trận Tổ Quốc, khi thì Ðảng Lao Ðộng, khi thì Ðảng Cộng Sản Việt Nam... Ôi thôi, thiên hình vạn trạng, nhưng cái gì gì đi nữa thì chung quy cũng chỉ là “bán trôn, nuôi miệng” mà thôi! Ðiển hình cho mẫu người con gái Việt Nam của thời đại là Ngô Thị Hồng Hoa, người vợ mới cưới được bốn tháng nay của doanh gia Ðặng Sinh, cháu nội của Ðặng Bá Hộ tại Ðài Bắc.

***

Ngô Thị Hồng Hoa, một thiếu nữ Việt Nam một trăm phần trăm, đã “lấy chồng xứ lạ” từ bốn tháng nay, hiện đang trôi giạt vào tay nhà họ Ðặng ở tận Ðài Bắc, bên trời Ðài Loan, đất nước của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch là những người bạn chí tình của dân tộc Việt Nam mà những địa danh như Long Châu và Hoàng Hoa Cương bên Tàu vẫn còn lưu dấu tình lân bang thắm thiết trước hiểm họa xâm lấn của Tây phương. Nhưng bên cạnh chỗ thâm tình đó, vẫn thấp thoáng bóng mây đen ảm đạm của mối thù truyền kiếp vì chuyện tranh chấp đất đai giữa hai dân tộc Việt-Hoa. Năm 1979, Trung Quốc, người thầy vĩ đại của Cộng Sản Việt Nam, đã đem quân tấn công qua biên giới, quyết tâm trừng phạt tên đồ đệ vong ân, bội nghĩa phương Nam...

Phải nói là Hồng Hoa hẳn có duyên nợ gì với nhà họ Ðặng nên cô mới trao thân, gởi phận cho Ðặng Sinh là người mà trước đây cô chưa hề quen biết, và là người chồng mà không nói cùng ngôn ngữ với cô. Quê ở tận Châu Ðốc, cô gái trẻ, đẹp mới ngoài hai mươi tuổi lân la lên Sài Gòn tìm kiếm việc làm để nuôi thân, với mộng ước cao sang là sẽ lấy được một ngoại kiều hay Việt kiều làm chồng, đặng cô có thể rời bỏ cái đất nước tồi tệ này mà ra đi tìm nguồn hạnh phúc nơi một chân trời mới xa xăm.

Hồng Hoa quen biết Ðặng Sinh qua trung gian của bà Vui, một thiếu phụ nhan sắc khá mặn mà với một quá khứ “chọc trời, khuấy nước” mà ngay chính cả đám công an Cộng Sản Thành Hồ cũng phải nể mặt. Ai sống ở cái thành phố xô bồ mà từ bao đời nay vốn là thủ phủ của miền Nam nước Việt cũng đều biết tiếng bà Vui chuyên làm mai mối cho gái Việt Nam lấy chồng Ðài Loan. Dịch vụ của bà Vui mới đầu tưởng như là chuyện chơi, nhưng không ngờ nó ngày càng phát triển đến độ đã là con gái Việt Nam mà nuôi mộng lấy chồng nước ngoài thì không cô nào mà lại không phải tìm đến bà Vui.

Chẳng ai biết rõ bản thân bà Vui được khách Ðài Loan trả cho bao nhiêu tiền trên mỗi đầu cô gái gả bán đi, nhưng người ta được biết rằng, hễ giới thiệu thành công một vụ, thì người làm “cò” được bà Vui thưởng công mối lái tới hai trăm đô-la. Riêng ông chồng của bà Vui, trước đây vốn là một khách thương hồ lãng tử từng lê gót phiêu du từ núi Ngự, sông Hồng cho tới Cửa Tiền, Ðèo Cả của đất nước tang thương, thì nay kiếm cũng bộn bạc nhờ phục vụ phòng ốc, ăn uống và giải khát cả cho khách thương ngoại quốc đa tình, rậm rực lẫn cho mấy cô gái Việt nôn nóng, háo hức trông chồng. Mỗi năm nghe đâu có tới sáu, bảy đợt gì đó khách du từ Ðài Loan bay qua, chạy thẳng từ phi trường tới biệt thự của bà Vui để chực chờ, những mong “gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa”...

Nói cho ngay, chính sách cởi mở về kinh tế của Cộng Sản Việt Nam đã là nguồn cảm hứng dạt dào, vô cùng, vô tận không những cho Mỹ Quốc - vốn là kẻ thù cũ không đội trời chung của Cộng Sản Việt Nam - hay những nước đã phát triển như Anh, Pháp, Ðức, Ý, Nhựt... mà còn cho biết bao quốc gia Á Châu đang trên đà phát triển kinh tế, những “cọp to,” “cọp nhỏ” như Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Ðại Hàn, Ðài Loan, và cả Trung Quốc lẫn Hồng Kông nữa. Theo với đà phát triển này, các công ty nước ngoài bắt đầu tấp nập đổ vốn đầu tư vào chuyện làm ăn tại Việt Nam, với hy vọng lợi dụng thị trường nhân công rẻ mạt cùng đặc tính mà thiên hạ vẫn nghe đồn đại là cần mẫn, khéo tay của người thợ Việt Nam, đặng nhanh chóng kiếm lời mà mang về nước!

Cùng phát triển song song với công cuộc mở mang kinh tế rầm rộ này là xu hướng thụ hưởng khoái lạc gia tăng nơi lớp doanh gia ngoại quốc cũng như địa phương và bọn “tư sản đỏ” rủng rỉnh tiền bạc. Khi con người đã bắt đầu chạy theo của cải vật chất và chối bỏ đạo đức tinh thần thì những nền văn minh, văn hiến từ bốn, năm ngàn năm trở lên sẽ dễ dàng tan rã trước những nền văn minh, văn hiến trẻ trung, đôi khi tuổi đời chỉ mới được có vài trăm năm.

Kể từ sau thời Chiến Tranh Lạnh, chủ nghĩa kim tiền và văn minh vật chất kiểu Mỹ đã đột phá như vũ bão và xâm nhập mãnh liệt vào tận những thành lũy kiên cố sau cùng của nền đạo lý khắc kỷ Á Ðông tại Ðại Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dĩ nhiên là các thành lũy kiểu này tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Căm Bốt thì đã sụp đổ từ khuya rồi vì những lý do này, nọ. Khi ảnh hưởng kim tiền và vật chất của Tây phương đã tràn vào thì ngay chính cái xứ sở của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, và Trang Tử cũng đành phải riu ríu bỏ thiện lấy ác, huống hồ những quốc gia hay dân tộc khác chung quanh nước Tàu, mà chỉ biết lấy nền văn hóa và học thuật của người làm của mình.

Doanh gia Ðặng Sinh và cả nhà Ðặng gia là những con người mới tiêu biểu cho xã hội mới của Ðài Loan, một hải đảo mà từ xa xưa vốn là “khúc ruột ngàn dặm” của nước Trung Hoa cổ kính, đó là theo như sách vở từ bên lục địa lưu truyền. Vốn rất xí trai, Ðặng Sinh chẳng mấy thành công trên tình trường, ngay cả tại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, mặc dầu anh là một doanh gia trẻ tuổi nhiều bạc, lắm tiền cũng như đầy mánh lới và thủ đoạn làm ăn.

Người chú ruột của Ðặng Sinh tên là Ðặng Gia Cần, một Hoa kiều giàu sụ tại Chợ Lớn bên Việt Nam, qua những chuyến về thăm nhà, đã dạy cho cậu cháu của mình những bài học vỡ lòng trong nghề buôn bán, mánh mung, khởi đi từ nguyên tắc “phi thương, bất phú”: “Ngộ lên có cây đòn gánh. Ngộ bán mì lỗ, ngộ bán chè khô. Bán đủ vật có đâu dư xài... Dư xài được mấy năm nay. Nay giàu có xênh xang trong ngoài...” Và rồi giàu có thì “thiếu chi mèo, chó,” Ðặng Gia Cần cưới luôn một lượt bốn cô vợ bé trẻ măng người Việt Nam để hầu hạ sinh lý và công ăn, việc làm cho ông trong khi bà vợ cả người Phước Kiến, da dẻ đã nhăn nheo, hết còn căng cứng, thì chỉ ngồi đó thâu tiền và lo việc phân chia gia tài cho đàn con đông đúc của Ðặng gia.

Thế là Ðặng Sinh nghĩ ngay đến việc dùng tiền bạc để câu gái Việt Nam. Những cô gái Việt đáng thương này, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, có một điểm chung duy nhứt là đều được Ðảng Cộng Sản cho bình quyền với đàn ông và nâng lên hàng “phụ nữ yêu nước.” Nhưng bình quyền chỉ có nghĩa là họ phải nai lưng ra làm việc nặng nhọc như đàn ông để phục vụ cho Ðảng mà không được phép kêu ca, chớ hầu như không hề được tạo cho cơ hội học hành hay làm nghề lương thiện để kiếm ra tiền bạc và của cải mà nuôi sống bản thân. Chính sách bần cùng hóa nhân dân của đảng, một bản sao xấu xí của chủ trương vừa cao đẹp vừa bất công là “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo,” thiệt sự đã làm cho toàn thể dân đen từ Bắc chí Nam lâm cảnh khốn đốn, trong khi đó thì lớp người thống trị và có quyền, có thế thì ngày càng giành lấy nhiều cơ hội làm giàu trên xương máu kẻ khác, tức là trên chính đồng bào ruột thịt của mình.

***

Hồng Hoa nhìn thấy mặt Ðặng Sinh lần đầu là tại căn phòng khách sang trọng bên trong tòa biệt thự của bà Vui trên đường Cao Thắng ở Sài Gòn. Có tất cả bảy cô gái ra trình diện “khách sộp” là doanh gia Ðài Loan Ðặng Sinh chiều hôm đó, kể cả con Thanh Thanh, bạn cùng lớp hồi trung học với Hồng Hoa, vừa tốt nghiệp ngành khách sạn và ăn uống. Cuộc tao ngộ và chọn lựa để mua bán người diễn ra hao hao giống như một cuộc thi hoa hậu “bỏ túi” mà những năm tháng gần đây nhà cầm quyền Cộng Sản tại các địa phương ưa tổ chức để làm tiền du khách hay để quảng cáo cho du lịch. Và dĩ nhiên là lúc nào những màn này cũng được che đậy dưới dạng những hoạt động văn hóa mỹ miều, cao cả, thơm tho,...

Muốn được lọt vào “mắt xanh” của các chàng trai giàu sụ - nhưng chưa biết có thiệt sự hào hoa, phong nhã hay không - của xứ Ðài Loan nghìn trùng diệu vợi, các giai nhân ham hố của đất nước Việt Nam đầy máu và nước mắt phải ra trình diện đối tượng của mình để cho chính đối tượng này có một cái nhìn cụ thể trước khi quyết định. Các cô gái trình diện sẽ xuất hiện trước mặt “chàng rể tương lai” hai lần riêng biệt, cách nhau chừng mười lăm phút; lần đầu thì mặc áo quần tùy thích, miễn sao cho thiệt hấp dẫn mà thôi, còn lần thứ hai thì chỉ được mặc chiếc áo ngực và chiếc quần lót thiệt khiêu khích đàn ông. Bà Vui quả quyết rằng khách Ðài Loan muốn được nhìn xem tận mắt mọi đường cong, nét lượn trên thân thể “nàng dâu tương lai” trước khi đưa ra quyết định tuyệt vời. Hồng Hoa thầm nghĩ mình thân gái “mười hai bến nước” lênh đênh, nếu Ông Trời run rủi cho vớ được một tấm chồng ngoại kiều giàu sụ như vị thương khách Ðài Loan mà bà Vui giới thiệu này, thì thiết tưởng đâu còn hạnh phúc nào trên đời dịu ngọt cho bằng!

Nhưng Hồng Hoa cảm thấy ngỡ ngàng, gần như khựng người lại, khi nhận ra Ðặng Sinh xấu quá! Ðó là vì da dẻ anh chàng trông đen đủi và vóc dáng thì lại cục mịch chẳng có vẻ gì là một vị giám đốc thương mại cả. Ðiều làm cô hơi ghê ghê là anh chàng hình như chỉ có một mắt. Hồng Hoa để ý đến điều này khi Ðặng Sinh đến sát bên để nhìn chằm chặp vào đôi gò ngực căng phồng của cô hồi lâu, như muốn cân, đo, đong đếm mớ xác thịt mà ngày mai, ngày mốt đây anh ta sẽ mua về để hì hục tận hưởng.

“Ê, Hồng Hoa! Ông này hình như chỉ có một mắt còn liếc qua liếc lại được đó mày ơi ! Con mắt kia thì đã đứng tròng, không hề nhúc nhích gì cả!” con Thanh Thanh, thí sinh đứng bên cạnh Hồng Hoa, kề tai cô bạn mình, vừa bình phẩm vừa đưa cả hàm răng khểnh của nó ra cười rúc rích.

Kết quả, Hồng Hoa, đúng là Hồng Hoa chớ còn ai nữa, đã lọt vào “mắt xanh” của vị thương khách đa tình, dù chỉ là một con mắt xanh mà thôi. Khi bà Vui cho biết quyết định sau cùng của Ðặng Sinh, chính Hồng Hoa cũng không biết là mình nên vui hay nên buồn nữa. Dẫu sao, ngay đêm hôm đó, Hồng Hoa cũng đành phải nhận lời đi ăn và đi nhảy với người thương gia Tàu xấu xí này cho tới quá nửa đêm mới được trả về. Cô gái sợ nếu không sớm tranh thủ cơ hội tiến thân hiếm có thì con Bạch Hạc, cháu của một ông phường đội trưởng ở Phú Nhuận, sẽ “chôm” mất hủ vàng sống kia, vì sau buổi trình diện bà Vui có nói nửa đùa, nửa thiệt là doanh gia Ðặng Sinh muốn lấy cả hai cô một lượt, không biết có được hay không!

Ðám cưới của Hồng Hoa và doanh gia Ðặng Sinh diễn ra chừng bốn tháng sau khi “nhà trai” đã ứng trước cho gia đình Hồng Hoa ba ngàn đô-la Mỹ để làm lễ hỏi, vào một ngày cách hôm đôi bên lần đầu gặp gỡ chừng hơn một tuần. Khoản tiền ba ngàn đô-la này là để thêm vào lễ vật biếu cho nhà gái cùng với năm món trang sức cho cô dâu tương lai: một đôi khoen tai, một sợi dây chuyền, một chiếc vòng cẩm thạch, một bộ vòng “xơ-mên” bảy chiếc, và một chiếc nhẫn đính hôn. Ngay sau lễ hỏi, nhà trai đã mướn một thiếu phụ người Hoa ở Chợ Lớn đến tận nhà Hồng Hoa để cấp tốc dạy cho cô gái diễm phúc đó học tiếng Tàu - trường hợp này là Quan Thoại, tiếng nói chính thức của Ðài Loan. Dĩ nhiên là vì được thúc đẩy bởi một động cơ cực mạnh, trong đó có niềm hạnh phúc lớn lao là được hưởng giàu sang, phú quý bên người chồng tuy xấu trai nhưng lại là một doanh gia chi tiền rất xộp, cho nên, mới sau vài tháng, Hồng Hoa đã nói và hiểu được những câu tiếng Tàu căn bản.

Một tuần trước ngày cưới, doanh gia Ðặng Sinh, từ Ðài Loan bay qua, lại đưa thêm cho gia đình Hồng Hoa năm ngàn đô-la nữa để lo đám cưới, kể cả đặt một tiệc lớn tại nhà hàng Ðồng Khánh ở Chợ Lớn. Nhưng người sung sướng nhứt trong cuộc gả bán này lại không phải là Hồng Hoa mà là má của cô gái, một “huyện đề” có máu mặt ở Nhà Bè. Trong hai năm liền trước cái ngày Hồng Hoa lần đầu tiên diện kiến “hoàng tử của lòng em” từ đất Ðài Loan diễm ảo, bà “huyện đề” chẳng may bị thua đề, thân bại, danh liệt đến độ ngày nào, đêm nào cũng có người tới đập cửa căn nhà bà ở Nhà Bè để đòi nợ, trèo trẹo cả buổi không “nạy” được đồng nào mới chịu bỏ đi. Dĩ nhiên là sau khi họ đã không quên nguyền rủa và chửi bới con nợ thậm tệ, đến độ mồ mả ông bà, ông vải của Hồng Hoa tại Núi Sam, Châu Ðốc cái nào cũng chỉ chực bể hai ra hay bốc tung lên thôi!

Qua cuộc hôn nhơn tiền trước, tình sau này, thiệt ra Hồng Hoa đã đem thân cứu mẹ, cứu mình, và cứu cả bốn đứa em nhỏ đang lam lũ dưới quê. Cũng như biết bao trẻ em con nhà nghèo khác trên quê hương hiện nay, các em của Hồng Hoa ngày ngày chỉ biết lêu lổng đó đây, chớ không làm gì có tiền đóng cho nhà trường mà ăn học. Ðất nước Việt Nam tuy đang thanh bình nhưng dân tộc Việt Nam, vì mang quá nhiều nghiệp báo, thì lại đang bị giới lãnh đạo cùng chủng tộc bóc lột, hà hiếp đến độ phải lầm than, cơ cực.

Trời Sài Gòn sùi sụt mưa suốt cả buổi sáng hôm Hồng Hoa lên máy bay theo chồng về nước. Mưa bay ngoài trời, mưa bay trong lòng... Hồng Hoa nhoài người ra cửa sổ phi cơ để nhìn thành phố Sài Gòn, nhìn lại quê hương lần cuối cùng trước lúc chia xa, không biết tới bao giờ mới gặp lại.

***

Rượu đã ngà ngà say, Ðặng Bá Hộ, vừa mới từ tiệc nhậu nơi nhà họ Hứa về tới phòng ngủ, đã lên tiếng gọi ơi ới:

“Con Hoa đâu rồi cà? Vào đây ngộ biểu!”

Ðang nấu đồ ăn cho đám heo “Dọt-sia” lúc nhúc dưới dãy nhà ngang cách phòng “ông nội” một khoảng sân nhỏ, Hồng Hoa giựt mình khi nghe thấy cái giọng nhề nhệ hơi men của ông nội chồng gọi mình. Bây giờ đã là tám giờ tối rồi mà nồi đồ ăn cho heo vẫn chưa chín nên Hồng Hoa vẫn còn phải tiếp tục công việc dưới bếp.

“Thôi đi 'ông nội'! Mới vừa 'giải quyết' tối hôm kia xong nay lại đòi nữa! Hễ bữa nào có nhậu thì cứ y như rằng là... Ðúng là đồ già dịch!” Hồng Hoa rủa thầm trong bụng, đứng lặng yên không thèm lên tiếng.

Nói ra thì xấu hổ chớ từ ngày theo về nhà chồng đến nay, Hồng Hoa đã phải thỏa mãn sinh lý cho Ðặng Bá Hộ - tức “ông nội” theo như chồng cô là Ðặng Sinh vẫn gọi - tới tám, chín lần gì đó. Bốn tháng mà tới tám, chín lần ông nội ăn nằm với cháu dâu thì quả là quái dị, nhứt là so với số tuổi bảy mươi của ông lão. Nhưng cái điều gọi là quái dị ở đây không phải là ở chỗ một ông già tuổi đã thất tuần mà còn có khả năng làm tình tới chín lần trong bốn tháng, tức là trung bình cỡ hai hay ba lần một tháng. Ðiều quái dị ở đây chính là chỗ ông lão đã ăn nằm với vợ đứa cháu nội của mình mà không hề tỏ dấu ngại ngùng, mắc cỡ hay ân hận gì cả. Hồng Hoa vẫn còn nhớ rõ mồn một lời nói của Ðặng Sinh, người mà, cho dù vật đổi, sao dời, cô vẫn nghĩ là chồng mình, trong lần đầu tiên cô bị cưỡng ép phải để cho “ông nội” thỏa mãn  thú tính:

“Thì cô cứ coi như chúng tôi đã bỏ cả chục ngàn đô-la ra chơi bời vậy! Gia đình cô có sức lấy tiền thì cô cũng phải có sức chiều chuộng ông, cháu chúng tôi chớ? Hơn nữa, có ai ngoài gia đình này là kẻ phải chăm lo, nuôi nấng và bảo vệ cho cô nơi xứ lạ, quê người như chúng tôi ở đây đâu?”

Thấy Hồng Hoa vẫn nhứt định giẫy nẩy, không chịu, Ðặng Sinh bồi thêm:

“Ông nội tuy già nhưng cũng có khác gì Chú Chẩy đâu? Sao cô chịu cho Chú Chẩy mà không cho ông nội?”

Nghe đến tên Chú Chẩy, Hồng Hoa lòng càng thêm uất ức. Ai đời về nhà chồng mới có mấy hôm, ân ái với chồng chưa kịp quen hơi thì chú chồng lại giở trò dê đòi “chấm mút” cháu dâu. Ðang ra sức cự tuyệt cái trò loạn luân, nham nhở kia thì chính người chồng thân yêu của cô lại vung tay, múa chân, sừng sộ dở thói lưu manh, ép uổng:

“Cô có chịu để cho Chú Chẩy ân ái một chút hay không thì bảo? Cô tưởng hai chúng tôi không đủ sức đè cô xuống, lột áo quần của cô ra để 'làm việc' hả? Mà cô là gái mua từ Việt Nam đem về chớ có phải là vợ tôi đâu mà cô phải giữ với gìn? Cô chỉ là gia nhân, tức là một đứa ở trong nhà này thôi, cô biết không? Một đứa ở như cô phải may mắn lắm mới được chú cháu chúng tôi 'chiếu cố' tới, chớ không hề có chuyện loạn luân, loạn lý gì hết!”

Thấy thái độ bất ngờ trở nên hung dữ và vô đạo đức của Ðặng Sinh, Hồng Hoa đâm hoảng sợ. Trước ngày lấy chồng Tàu, đàn bà, con gái Việt Nam ai ai cũng đã nghe nói tới cảnh chồng chúa, vợ tôi rất khắt khe nơi các xã hội Nhựt Bản, Ðại Hàn và Trung Hoa, dù là Trung Hoa Quốc gia hay Trung Hoa Cộng Sản hoặc khối Ðại Trung Hoa gồm cả Hoa kiều rải rác khắp nơi trên thế giới. Thiệt là bất ngờ, mấy anh chồng Việt Nam tuy cũng mang tiếng là vũ phu, đánh vợ, nhưng so ra họ còn thua xa đám bạn đồng trang lứa mắt hí ở vùng Ðông Bắc Á. Có lẽ vì đất nước Việt Nam cởi mở hơn và dân tộc Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử éo le hơn, đã có dịp tiếp xúc với nhiều nền văn minh Tây phương hơn, trong số đó có nền văn minh Phú-lãng-sa nổi tiếng nịnh đầm nhứt thế giới.

Hồng Hoa đành thúc thủ trước bốn cánh tay lực lưỡng của hai chú cháu người Tàu phù... Cô khóc suốt đêm trước cảnh đời bẽ bàng, cay đắng của một người con gái những tưởng được phận đẹp, duyên may, ai ngờ lại trao thân nhằm chốn ác ôn, dâm loạn! Giấc mộng lấy chồng xứ lạ giàu sang mới chưa đầy một tuần lễ nay đã tan thành mây khói. Ðem thân qua đất khách, quê người rồi mới thấy mình chẳng khác gì một cô gái phải bán thân nuôi miệng nơi bến xe rác rưởi, bụi bặm, chỗ công viên gió lùa, u tối, hay trong khách sạn ngột ngạt, tanh tưởi chốn quê nhà điêu linh mà nay đã nghìn trùng xa cách.

“Trời ơi! Nếu biết như vầy thì tôi có lấy cái thằng mắc dịch này làm gì cho nó nhơ nhớp tấm thân? Vậy mà ai cũng đồn là 'lấy chồng Ðài Loan sướng lắm chị em ơi!' Mẹ ơi là mẹ! Em ơi là em!” Hồng Hoa tiếp tục khóc vật vã, rưng rức, đắng cay.

Sự thực đã quá phũ phàng, nhưng hoàn cảnh bi đát hiện tại của Hồng Hoa là vô phương cứu chữa. Cô qua tới đây đã hơn bốn tháng nay mà nhà họ Ðặng chỉ cho gọi điện thoại về thăm nhà ở Việt Nam có một lần duy nhứt mà thôi; lần đó là hai ngày sau khi cô bước chân vào “làm dâu” nhà họ Ðặng. Mà lần gọi điện thoại này thì, vì cuộc đời vẫn còn đầy màu hồng và ảo ảnh quyến rũ, Hồng Hoa chỉ cho gia đình biết những gì hết sức “phấn khởi, hồ hởi” đang chờ đợi một nàng dâu của nước Trung Hoa như cô.

Thành phố Ðài Bắc thì mênh mông, ngựa xe thì dập dìu qua lại, người địa phương thì chỉ nghe nói chuyện sập xí, sập ngầu với nhau bằng đủ mọi thứ tiếng Tàu rất lẹ, hình như có cả thổ ngữ địa phương, làm sao mà Hồng Hoa hiểu được cái gì, hoặc nhờ cậy được ai? Vả lại, nhà họ Ðặng không hề cho cô bước ra khỏi cửa, mà gần như suốt ngày bắt cô phải quanh quẩn nơi xó bếp hay vườn rau đặng nấu cơm và tắm cho bầy heo “Dọt-sia” đông tới hai mươi mấy con. Mất hẳn liên lạc với thế giới bên ngoài, nàng con gái Tây Thi nước Việt hôm nay ngày ngày thì lam lũ làm lụng một mình, đêm đêm thì hết chồng tới chú chồng rồi lại ông nội chồng, mạnh ai nấy kêu cô vào phòng dày vò thân xác, bắt phải hầu hạ sinh lý. Nỗi đoạn trường này bây giờ biết tỏ cùng ai?

***

“Con Hoa đâu? Sao ngộ kêu hoài không thấy dạ?” Ðặng Bá Hộ hỏi to khi ông cụ đang từ nhà trên xông thẳng xuống nhà bếp để kiếm con “cháu nội dâu.”

Không đợi Hồng Hoa dạ, thưa gì cả, vị bô lão tuổi “thất thập cổ lai hy” này, hẳn chừng đang bị hành hạ, vật vã đủ điều vì rượu bổ và thuốc cường dương các loại, lao tới trong tư thế kẹp sát phía sau của cô gái vào phía trước của mình. Với nụ cười đểu giả làm rung rung râu trắng, ông cụ tộc trưởng người Tàu đưa cả hai tay ra chụp lấy bộ ngực no tròn của cô gái nước Việt nuôi heo, dẫu gì thì cũng là cháu nội dâu của mình, rồi lia lịa xoa bóp, miệng hềnh hệch cười:

“Ái chà! ái chà! Ngộ nhớ lị quá! Ngộ ái lị há!”

Mai Lang Luông chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngộ ái lị há...

Ðặng Bá Hộ lòng mừng khấp khởi khi liếc thấy trên thực đơn bữa “tiệc tân gia” tối nay có món lẩu dê. Không hiểu sao, vừa ngồi xuống bàn tiệc là ông cụ ngó

Saroyan Vann Phan

Ðặng Bá Hộ lòng mừng khấp khởi khi liếc thấy trên thực đơn bữa “tiệc tân gia” tối nay có món lẩu dê. Không hiểu sao, vừa ngồi xuống bàn tiệc là ông cụ ngó thấy ngay tấm thực đơn màu hồng mở ra trước mắt như có ý giới thiệu, mời mọc và khiêu khích vị thực khách, tuy tuổi hạc đã cao nhưng người còn dồi dào sinh lực, thưởng thức những sơn hào, hải vị của đêm dạ tiệc. Món lẩu dê hấp dẫn và đại bổ thận này được sắp ngay trước mấy món ngọt tráng miệng và sau món gà bát bửu.

Vợ chồng Hứa gia, chủ nhà đây, là bạn làm ăn chung với đứa cháu nội của Ðặng Bá Hộ. Họ là giám đốc của một công ty xuất nhập cảng có trụ sở ở Ðài Bắc nhưng chi nhánh thì lại có tại nhiều nơi khác ở hải ngoại, như ở Tân Gia Ba, Vọng Các, và gần đây nhứt là ở thành phố HCM, tức Sài Gòn cũ, bên Việt Nam. Chính ngay tại cái thành phố mỹ miều này mà đứa cháu đích tôn của ông cụ - và cả đại gia đình của anh ta nữa - đã có cơ may thụ hưởng được một thứ lộc trời cho, trân quý không có gì sánh được. Thiệt ra, đây cũng là nhờ công lớn của vợ chồng Hứa gia đã đưa đường, chỉ lối cho cháu Ðặng Sinh của ông cụ, nên toàn gia họ Ðặng mấy tháng nay mới có thể đạt tới chỗ hạnh phúc viên mãn như vầy!

“Nếu không có Hứa gia công tử thì mày, chú của mày, và cả... tao nữa, đâu có được khoái lạc tràn đầy như ngày nay!” ông cụ vẫn thường đắc ý cười rung rung râu trắng, nhắc nhở con cháu như thế về công lao của vợ chồng đại thương gia họ Hứa trong việc dắt mối cho nhà họ Ðặng có được đứa con dâu xinh đẹp từ hải ngoại, cưới về vừa làm vợ mà vừa làm gia nhân thảy đều tiện lợi.

Ðặng Bá Hộ hướng về phía Hứa tiểu gia, lúc này vừa mới chấm dứt phần tuyên bố lý do bữa tiệc nhậu - mà mọi người đều gọi bốc lên là “tiệc tân gia” - lớn giọng nói một câu pha trò, cốt cho gia chủ cùng thực khách hiện diện thảy đều nghe thấy:

“Chà! Trong thực đơn có cả món lẩu dê đặc biệt thì chắc lão phu phải nhịn ăn mấy món đầu, để dành bụng ăn món lẩu mới được chớ! Lẩu dê này mà đi kèm với rượu thuốc ngâm toa Càn Long thì tôi dám bảo đảm với quý vị là tối nay, bất kể già, trẻ, lớn, bé sẽ đều 'kim thương bất đảo' cho mà coi!”

Ðược cả bàn tiệc nhậu cười vang lên tán thưởng câu nói nửa tục, nửa thanh, lão Bá Hộ nổi hứng vừa định tiếp nối câu chuyện vui đùa, thì chợt nghe có người thắc mắc: “Dám hỏi bá phụ, 'ngầu pín' với lẩu dê, món nào bá phụ khoái hơn?”

“Cái đó còn tùy cơ thể bạn hàn hay nhiệt. Riêng lão phu đây thì 'nam vô tửu như kỳ vô phong,' tức 'phi lẩu dê bất thành... sư phụ' đó mà!” Ðặng Bá Hộ hóm hỉnh trả lời.

Cả phòng tiệc vui như ngày hội. Số là Hứa gia vừa mới mở thêm một văn phòng nữa cho chi nhánh của công ty ở Cao Hùng. Lấy cớ là mừng “tân gia,” nhà họ Hứa làm bữa tiệc này để mời bạn bè, thân thuộc, mà hầu hết là đàn ông, đến uống rượu nhàn đàm cho vui, bởi “phú quý sinh lễ nghĩa,” nhà giàu dư tiền, dư bạc chẳng lẽ cứ để vậy rồi ngồi mà ngó? Hơn nữa, đối với Hứa gia, đây cũng là một dịp để làm “bi-di-nét” luôn thể, bởi vì, qua tiệc nhậu này, vợ chồng nhà kinh doanh trẻ tuổi tài cao của đất Ðài Bắc hoa lệ cũng muốn giới thiệu tới bàn dân thiên hạ trên khắp hải đảo Ðài Loan, nhứt là những chàng trai ế vợ hoặc quá kén vợ, một dịch vụ mới mà hãng xuất nhập cảng của Hứa gia đang kiêm nhiệm kinh doanh, đó là dịch vụ “qua Việt Nam lấy vợ.”

***

Chừng ba, bốn năm trở lại đây, tại Sài Gòn nổi lên một phong cách làm ăn mới khá đặc biệt, gọi là “dịch vụ hôn nhơn với thương gia Ðài Loan.” Các thiếu nữ Việt Nam, tuổi từ 20 tới 30 và có chút nhan sắc, đang là đối tượng chào mời của các tay dắt mối, hay các người làm “cò” đưa đi làm mai cho đám thương gia người Tàu từ Ðài Loan, Hồng Kông, Ma Cao hay ngay cả Trung Quốc tới. Vì nhóm doanh gia ở Ðài Loan phát kiến dịch vụ này trước hết, và cũng vì đa số những đàn ông kiếm vợ kiểu này đều từ Ðài Bắc qua cho nên tên của họ mới gắn liền với dịch vụ đó. Hơn nữa, Tàu gì thì Tàu, giữa thời buổi tranh sống, tranh sướng này, làm thân gái Việt “mười hai bến nước” mà dựa được một gốc “Tàu phù,” bất kể là gốc nào, kể cũng là phước ba đời cha, ông để lại!

Các cô gái Việt Nam từ thời ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, tức là từ thời bà cố vấn Ngô Ðình Nhu cho tới thời Hội Chợ Osaka và “E Con Rồng Lộn,” e ấp, kiêu sa bao nhiêu thì nay dưới thời đại nghèo hèn, mạt rệp của Cộng Sản họ càng “cởi mở” và te tua bấy nhiêu, bởi vì đất nước ngày càng tan nát, tiêu điều, toàn dân ngày càng xác xơ, ốm đói trước sức bóc lột của giới quan lại “chuyên chính vô sản” mà đám giả tu, giới trí thức ngu muội, và dân sợ đánh giặc của miền Nam đã lỡ rước vào để thay thế cho cái mà họ tưởng lầm là chế độ tham nhũng, thối nát Diệm-Nhu và Mỹ-Thiệu! Ðàn bà, con gái Việt Nam đang từ địa vị “nội tướng” chỉ ngồi nhà lo toan việc tề gia, nội trợ từ cả mấy đời nay bỗng dưng trở thành những tay kiếm cơm, kiếm gạo chính yếu. Tất cả lao thẳng ra ngoài đường, quần quật làm tiền nuôi sống  chồng con, gia đình nội, ngoại,...

Cũng nên hiểu rằng, trong cái xã hội Cộng Sản hiện tại, nếu đàn ông có đi làm chăng nữa thì, vì đa số là dân thấp cổ, bé miệng lại bị kỳ thị lý lịch nặng nề, cũng chỉ được làm những nghề vớ vẩn với đồng lương chết đói, trong khi đàn bà, nhứt là đàn bà trẻ, đẹp thời nay, thì chỉ cần “ưỡn đôi tấc ngực” ra cho đám cán bộ nhà nước tham ô và đám ngoại kiều đầu tư hau háu ngó thấy là lập tức kiếm được khối tiền!

Một số không nhỏ đã và đang được chính phủ, dùng chiêu bài “trao đổi lao động với nước ngoài” và theo điều kiện ăn chia tứ-lục với nhà nước, đưa đi làm thợ thuyền, phu phen hoặc gia nhân (tức người ở) tại bất cứ xứ nào hiện được coi là giàu có hơn Việt Nam ở rải rác khắp thế giới, từ Nga tới các nước Ðông Âu cũ và Tây Âu, từ Ấn Ðộ, Thái Lan, Trung Quốc, Tân Gia Ba, Ma Cao, Hồng Kông, Ðài Loan, Nhựt Bản, Ðại Hàn, Mã Lai, Nam Dương, cho tới Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, nói chung là tại bất cứ nơi đâu có đồng tiền thơm tho, lấp lánh... Một số khá đông khác thì hiện đang “bán trôn, nuôi miệng” dưới mọi hình thức, mọi nhãn hiệu, mờ mờ, ảo ảo như cái bóng ma chập chờn, khi thì Phong Trào Việt Minh, khi thì Mặt Trận Giải Phóng, khi thì Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, khi thì Mặt Trận Tổ Quốc, khi thì Ðảng Lao Ðộng, khi thì Ðảng Cộng Sản Việt Nam... Ôi thôi, thiên hình vạn trạng, nhưng cái gì gì đi nữa thì chung quy cũng chỉ là “bán trôn, nuôi miệng” mà thôi! Ðiển hình cho mẫu người con gái Việt Nam của thời đại là Ngô Thị Hồng Hoa, người vợ mới cưới được bốn tháng nay của doanh gia Ðặng Sinh, cháu nội của Ðặng Bá Hộ tại Ðài Bắc.

***

Ngô Thị Hồng Hoa, một thiếu nữ Việt Nam một trăm phần trăm, đã “lấy chồng xứ lạ” từ bốn tháng nay, hiện đang trôi giạt vào tay nhà họ Ðặng ở tận Ðài Bắc, bên trời Ðài Loan, đất nước của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch là những người bạn chí tình của dân tộc Việt Nam mà những địa danh như Long Châu và Hoàng Hoa Cương bên Tàu vẫn còn lưu dấu tình lân bang thắm thiết trước hiểm họa xâm lấn của Tây phương. Nhưng bên cạnh chỗ thâm tình đó, vẫn thấp thoáng bóng mây đen ảm đạm của mối thù truyền kiếp vì chuyện tranh chấp đất đai giữa hai dân tộc Việt-Hoa. Năm 1979, Trung Quốc, người thầy vĩ đại của Cộng Sản Việt Nam, đã đem quân tấn công qua biên giới, quyết tâm trừng phạt tên đồ đệ vong ân, bội nghĩa phương Nam...

Phải nói là Hồng Hoa hẳn có duyên nợ gì với nhà họ Ðặng nên cô mới trao thân, gởi phận cho Ðặng Sinh là người mà trước đây cô chưa hề quen biết, và là người chồng mà không nói cùng ngôn ngữ với cô. Quê ở tận Châu Ðốc, cô gái trẻ, đẹp mới ngoài hai mươi tuổi lân la lên Sài Gòn tìm kiếm việc làm để nuôi thân, với mộng ước cao sang là sẽ lấy được một ngoại kiều hay Việt kiều làm chồng, đặng cô có thể rời bỏ cái đất nước tồi tệ này mà ra đi tìm nguồn hạnh phúc nơi một chân trời mới xa xăm.

Hồng Hoa quen biết Ðặng Sinh qua trung gian của bà Vui, một thiếu phụ nhan sắc khá mặn mà với một quá khứ “chọc trời, khuấy nước” mà ngay chính cả đám công an Cộng Sản Thành Hồ cũng phải nể mặt. Ai sống ở cái thành phố xô bồ mà từ bao đời nay vốn là thủ phủ của miền Nam nước Việt cũng đều biết tiếng bà Vui chuyên làm mai mối cho gái Việt Nam lấy chồng Ðài Loan. Dịch vụ của bà Vui mới đầu tưởng như là chuyện chơi, nhưng không ngờ nó ngày càng phát triển đến độ đã là con gái Việt Nam mà nuôi mộng lấy chồng nước ngoài thì không cô nào mà lại không phải tìm đến bà Vui.

Chẳng ai biết rõ bản thân bà Vui được khách Ðài Loan trả cho bao nhiêu tiền trên mỗi đầu cô gái gả bán đi, nhưng người ta được biết rằng, hễ giới thiệu thành công một vụ, thì người làm “cò” được bà Vui thưởng công mối lái tới hai trăm đô-la. Riêng ông chồng của bà Vui, trước đây vốn là một khách thương hồ lãng tử từng lê gót phiêu du từ núi Ngự, sông Hồng cho tới Cửa Tiền, Ðèo Cả của đất nước tang thương, thì nay kiếm cũng bộn bạc nhờ phục vụ phòng ốc, ăn uống và giải khát cả cho khách thương ngoại quốc đa tình, rậm rực lẫn cho mấy cô gái Việt nôn nóng, háo hức trông chồng. Mỗi năm nghe đâu có tới sáu, bảy đợt gì đó khách du từ Ðài Loan bay qua, chạy thẳng từ phi trường tới biệt thự của bà Vui để chực chờ, những mong “gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa”...

Nói cho ngay, chính sách cởi mở về kinh tế của Cộng Sản Việt Nam đã là nguồn cảm hứng dạt dào, vô cùng, vô tận không những cho Mỹ Quốc - vốn là kẻ thù cũ không đội trời chung của Cộng Sản Việt Nam - hay những nước đã phát triển như Anh, Pháp, Ðức, Ý, Nhựt... mà còn cho biết bao quốc gia Á Châu đang trên đà phát triển kinh tế, những “cọp to,” “cọp nhỏ” như Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Ðại Hàn, Ðài Loan, và cả Trung Quốc lẫn Hồng Kông nữa. Theo với đà phát triển này, các công ty nước ngoài bắt đầu tấp nập đổ vốn đầu tư vào chuyện làm ăn tại Việt Nam, với hy vọng lợi dụng thị trường nhân công rẻ mạt cùng đặc tính mà thiên hạ vẫn nghe đồn đại là cần mẫn, khéo tay của người thợ Việt Nam, đặng nhanh chóng kiếm lời mà mang về nước!

Cùng phát triển song song với công cuộc mở mang kinh tế rầm rộ này là xu hướng thụ hưởng khoái lạc gia tăng nơi lớp doanh gia ngoại quốc cũng như địa phương và bọn “tư sản đỏ” rủng rỉnh tiền bạc. Khi con người đã bắt đầu chạy theo của cải vật chất và chối bỏ đạo đức tinh thần thì những nền văn minh, văn hiến từ bốn, năm ngàn năm trở lên sẽ dễ dàng tan rã trước những nền văn minh, văn hiến trẻ trung, đôi khi tuổi đời chỉ mới được có vài trăm năm.

Kể từ sau thời Chiến Tranh Lạnh, chủ nghĩa kim tiền và văn minh vật chất kiểu Mỹ đã đột phá như vũ bão và xâm nhập mãnh liệt vào tận những thành lũy kiên cố sau cùng của nền đạo lý khắc kỷ Á Ðông tại Ðại Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dĩ nhiên là các thành lũy kiểu này tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Căm Bốt thì đã sụp đổ từ khuya rồi vì những lý do này, nọ. Khi ảnh hưởng kim tiền và vật chất của Tây phương đã tràn vào thì ngay chính cái xứ sở của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, và Trang Tử cũng đành phải riu ríu bỏ thiện lấy ác, huống hồ những quốc gia hay dân tộc khác chung quanh nước Tàu, mà chỉ biết lấy nền văn hóa và học thuật của người làm của mình.

Doanh gia Ðặng Sinh và cả nhà Ðặng gia là những con người mới tiêu biểu cho xã hội mới của Ðài Loan, một hải đảo mà từ xa xưa vốn là “khúc ruột ngàn dặm” của nước Trung Hoa cổ kính, đó là theo như sách vở từ bên lục địa lưu truyền. Vốn rất xí trai, Ðặng Sinh chẳng mấy thành công trên tình trường, ngay cả tại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, mặc dầu anh là một doanh gia trẻ tuổi nhiều bạc, lắm tiền cũng như đầy mánh lới và thủ đoạn làm ăn.

Người chú ruột của Ðặng Sinh tên là Ðặng Gia Cần, một Hoa kiều giàu sụ tại Chợ Lớn bên Việt Nam, qua những chuyến về thăm nhà, đã dạy cho cậu cháu của mình những bài học vỡ lòng trong nghề buôn bán, mánh mung, khởi đi từ nguyên tắc “phi thương, bất phú”: “Ngộ lên có cây đòn gánh. Ngộ bán mì lỗ, ngộ bán chè khô. Bán đủ vật có đâu dư xài... Dư xài được mấy năm nay. Nay giàu có xênh xang trong ngoài...” Và rồi giàu có thì “thiếu chi mèo, chó,” Ðặng Gia Cần cưới luôn một lượt bốn cô vợ bé trẻ măng người Việt Nam để hầu hạ sinh lý và công ăn, việc làm cho ông trong khi bà vợ cả người Phước Kiến, da dẻ đã nhăn nheo, hết còn căng cứng, thì chỉ ngồi đó thâu tiền và lo việc phân chia gia tài cho đàn con đông đúc của Ðặng gia.

Thế là Ðặng Sinh nghĩ ngay đến việc dùng tiền bạc để câu gái Việt Nam. Những cô gái Việt đáng thương này, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, có một điểm chung duy nhứt là đều được Ðảng Cộng Sản cho bình quyền với đàn ông và nâng lên hàng “phụ nữ yêu nước.” Nhưng bình quyền chỉ có nghĩa là họ phải nai lưng ra làm việc nặng nhọc như đàn ông để phục vụ cho Ðảng mà không được phép kêu ca, chớ hầu như không hề được tạo cho cơ hội học hành hay làm nghề lương thiện để kiếm ra tiền bạc và của cải mà nuôi sống bản thân. Chính sách bần cùng hóa nhân dân của đảng, một bản sao xấu xí của chủ trương vừa cao đẹp vừa bất công là “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo,” thiệt sự đã làm cho toàn thể dân đen từ Bắc chí Nam lâm cảnh khốn đốn, trong khi đó thì lớp người thống trị và có quyền, có thế thì ngày càng giành lấy nhiều cơ hội làm giàu trên xương máu kẻ khác, tức là trên chính đồng bào ruột thịt của mình.

***

Hồng Hoa nhìn thấy mặt Ðặng Sinh lần đầu là tại căn phòng khách sang trọng bên trong tòa biệt thự của bà Vui trên đường Cao Thắng ở Sài Gòn. Có tất cả bảy cô gái ra trình diện “khách sộp” là doanh gia Ðài Loan Ðặng Sinh chiều hôm đó, kể cả con Thanh Thanh, bạn cùng lớp hồi trung học với Hồng Hoa, vừa tốt nghiệp ngành khách sạn và ăn uống. Cuộc tao ngộ và chọn lựa để mua bán người diễn ra hao hao giống như một cuộc thi hoa hậu “bỏ túi” mà những năm tháng gần đây nhà cầm quyền Cộng Sản tại các địa phương ưa tổ chức để làm tiền du khách hay để quảng cáo cho du lịch. Và dĩ nhiên là lúc nào những màn này cũng được che đậy dưới dạng những hoạt động văn hóa mỹ miều, cao cả, thơm tho,...

Muốn được lọt vào “mắt xanh” của các chàng trai giàu sụ - nhưng chưa biết có thiệt sự hào hoa, phong nhã hay không - của xứ Ðài Loan nghìn trùng diệu vợi, các giai nhân ham hố của đất nước Việt Nam đầy máu và nước mắt phải ra trình diện đối tượng của mình để cho chính đối tượng này có một cái nhìn cụ thể trước khi quyết định. Các cô gái trình diện sẽ xuất hiện trước mặt “chàng rể tương lai” hai lần riêng biệt, cách nhau chừng mười lăm phút; lần đầu thì mặc áo quần tùy thích, miễn sao cho thiệt hấp dẫn mà thôi, còn lần thứ hai thì chỉ được mặc chiếc áo ngực và chiếc quần lót thiệt khiêu khích đàn ông. Bà Vui quả quyết rằng khách Ðài Loan muốn được nhìn xem tận mắt mọi đường cong, nét lượn trên thân thể “nàng dâu tương lai” trước khi đưa ra quyết định tuyệt vời. Hồng Hoa thầm nghĩ mình thân gái “mười hai bến nước” lênh đênh, nếu Ông Trời run rủi cho vớ được một tấm chồng ngoại kiều giàu sụ như vị thương khách Ðài Loan mà bà Vui giới thiệu này, thì thiết tưởng đâu còn hạnh phúc nào trên đời dịu ngọt cho bằng!

Nhưng Hồng Hoa cảm thấy ngỡ ngàng, gần như khựng người lại, khi nhận ra Ðặng Sinh xấu quá! Ðó là vì da dẻ anh chàng trông đen đủi và vóc dáng thì lại cục mịch chẳng có vẻ gì là một vị giám đốc thương mại cả. Ðiều làm cô hơi ghê ghê là anh chàng hình như chỉ có một mắt. Hồng Hoa để ý đến điều này khi Ðặng Sinh đến sát bên để nhìn chằm chặp vào đôi gò ngực căng phồng của cô hồi lâu, như muốn cân, đo, đong đếm mớ xác thịt mà ngày mai, ngày mốt đây anh ta sẽ mua về để hì hục tận hưởng.

“Ê, Hồng Hoa! Ông này hình như chỉ có một mắt còn liếc qua liếc lại được đó mày ơi ! Con mắt kia thì đã đứng tròng, không hề nhúc nhích gì cả!” con Thanh Thanh, thí sinh đứng bên cạnh Hồng Hoa, kề tai cô bạn mình, vừa bình phẩm vừa đưa cả hàm răng khểnh của nó ra cười rúc rích.

Kết quả, Hồng Hoa, đúng là Hồng Hoa chớ còn ai nữa, đã lọt vào “mắt xanh” của vị thương khách đa tình, dù chỉ là một con mắt xanh mà thôi. Khi bà Vui cho biết quyết định sau cùng của Ðặng Sinh, chính Hồng Hoa cũng không biết là mình nên vui hay nên buồn nữa. Dẫu sao, ngay đêm hôm đó, Hồng Hoa cũng đành phải nhận lời đi ăn và đi nhảy với người thương gia Tàu xấu xí này cho tới quá nửa đêm mới được trả về. Cô gái sợ nếu không sớm tranh thủ cơ hội tiến thân hiếm có thì con Bạch Hạc, cháu của một ông phường đội trưởng ở Phú Nhuận, sẽ “chôm” mất hủ vàng sống kia, vì sau buổi trình diện bà Vui có nói nửa đùa, nửa thiệt là doanh gia Ðặng Sinh muốn lấy cả hai cô một lượt, không biết có được hay không!

Ðám cưới của Hồng Hoa và doanh gia Ðặng Sinh diễn ra chừng bốn tháng sau khi “nhà trai” đã ứng trước cho gia đình Hồng Hoa ba ngàn đô-la Mỹ để làm lễ hỏi, vào một ngày cách hôm đôi bên lần đầu gặp gỡ chừng hơn một tuần. Khoản tiền ba ngàn đô-la này là để thêm vào lễ vật biếu cho nhà gái cùng với năm món trang sức cho cô dâu tương lai: một đôi khoen tai, một sợi dây chuyền, một chiếc vòng cẩm thạch, một bộ vòng “xơ-mên” bảy chiếc, và một chiếc nhẫn đính hôn. Ngay sau lễ hỏi, nhà trai đã mướn một thiếu phụ người Hoa ở Chợ Lớn đến tận nhà Hồng Hoa để cấp tốc dạy cho cô gái diễm phúc đó học tiếng Tàu - trường hợp này là Quan Thoại, tiếng nói chính thức của Ðài Loan. Dĩ nhiên là vì được thúc đẩy bởi một động cơ cực mạnh, trong đó có niềm hạnh phúc lớn lao là được hưởng giàu sang, phú quý bên người chồng tuy xấu trai nhưng lại là một doanh gia chi tiền rất xộp, cho nên, mới sau vài tháng, Hồng Hoa đã nói và hiểu được những câu tiếng Tàu căn bản.

Một tuần trước ngày cưới, doanh gia Ðặng Sinh, từ Ðài Loan bay qua, lại đưa thêm cho gia đình Hồng Hoa năm ngàn đô-la nữa để lo đám cưới, kể cả đặt một tiệc lớn tại nhà hàng Ðồng Khánh ở Chợ Lớn. Nhưng người sung sướng nhứt trong cuộc gả bán này lại không phải là Hồng Hoa mà là má của cô gái, một “huyện đề” có máu mặt ở Nhà Bè. Trong hai năm liền trước cái ngày Hồng Hoa lần đầu tiên diện kiến “hoàng tử của lòng em” từ đất Ðài Loan diễm ảo, bà “huyện đề” chẳng may bị thua đề, thân bại, danh liệt đến độ ngày nào, đêm nào cũng có người tới đập cửa căn nhà bà ở Nhà Bè để đòi nợ, trèo trẹo cả buổi không “nạy” được đồng nào mới chịu bỏ đi. Dĩ nhiên là sau khi họ đã không quên nguyền rủa và chửi bới con nợ thậm tệ, đến độ mồ mả ông bà, ông vải của Hồng Hoa tại Núi Sam, Châu Ðốc cái nào cũng chỉ chực bể hai ra hay bốc tung lên thôi!

Qua cuộc hôn nhơn tiền trước, tình sau này, thiệt ra Hồng Hoa đã đem thân cứu mẹ, cứu mình, và cứu cả bốn đứa em nhỏ đang lam lũ dưới quê. Cũng như biết bao trẻ em con nhà nghèo khác trên quê hương hiện nay, các em của Hồng Hoa ngày ngày chỉ biết lêu lổng đó đây, chớ không làm gì có tiền đóng cho nhà trường mà ăn học. Ðất nước Việt Nam tuy đang thanh bình nhưng dân tộc Việt Nam, vì mang quá nhiều nghiệp báo, thì lại đang bị giới lãnh đạo cùng chủng tộc bóc lột, hà hiếp đến độ phải lầm than, cơ cực.

Trời Sài Gòn sùi sụt mưa suốt cả buổi sáng hôm Hồng Hoa lên máy bay theo chồng về nước. Mưa bay ngoài trời, mưa bay trong lòng... Hồng Hoa nhoài người ra cửa sổ phi cơ để nhìn thành phố Sài Gòn, nhìn lại quê hương lần cuối cùng trước lúc chia xa, không biết tới bao giờ mới gặp lại.

***

Rượu đã ngà ngà say, Ðặng Bá Hộ, vừa mới từ tiệc nhậu nơi nhà họ Hứa về tới phòng ngủ, đã lên tiếng gọi ơi ới:

“Con Hoa đâu rồi cà? Vào đây ngộ biểu!”

Ðang nấu đồ ăn cho đám heo “Dọt-sia” lúc nhúc dưới dãy nhà ngang cách phòng “ông nội” một khoảng sân nhỏ, Hồng Hoa giựt mình khi nghe thấy cái giọng nhề nhệ hơi men của ông nội chồng gọi mình. Bây giờ đã là tám giờ tối rồi mà nồi đồ ăn cho heo vẫn chưa chín nên Hồng Hoa vẫn còn phải tiếp tục công việc dưới bếp.

“Thôi đi 'ông nội'! Mới vừa 'giải quyết' tối hôm kia xong nay lại đòi nữa! Hễ bữa nào có nhậu thì cứ y như rằng là... Ðúng là đồ già dịch!” Hồng Hoa rủa thầm trong bụng, đứng lặng yên không thèm lên tiếng.

Nói ra thì xấu hổ chớ từ ngày theo về nhà chồng đến nay, Hồng Hoa đã phải thỏa mãn sinh lý cho Ðặng Bá Hộ - tức “ông nội” theo như chồng cô là Ðặng Sinh vẫn gọi - tới tám, chín lần gì đó. Bốn tháng mà tới tám, chín lần ông nội ăn nằm với cháu dâu thì quả là quái dị, nhứt là so với số tuổi bảy mươi của ông lão. Nhưng cái điều gọi là quái dị ở đây không phải là ở chỗ một ông già tuổi đã thất tuần mà còn có khả năng làm tình tới chín lần trong bốn tháng, tức là trung bình cỡ hai hay ba lần một tháng. Ðiều quái dị ở đây chính là chỗ ông lão đã ăn nằm với vợ đứa cháu nội của mình mà không hề tỏ dấu ngại ngùng, mắc cỡ hay ân hận gì cả. Hồng Hoa vẫn còn nhớ rõ mồn một lời nói của Ðặng Sinh, người mà, cho dù vật đổi, sao dời, cô vẫn nghĩ là chồng mình, trong lần đầu tiên cô bị cưỡng ép phải để cho “ông nội” thỏa mãn  thú tính:

“Thì cô cứ coi như chúng tôi đã bỏ cả chục ngàn đô-la ra chơi bời vậy! Gia đình cô có sức lấy tiền thì cô cũng phải có sức chiều chuộng ông, cháu chúng tôi chớ? Hơn nữa, có ai ngoài gia đình này là kẻ phải chăm lo, nuôi nấng và bảo vệ cho cô nơi xứ lạ, quê người như chúng tôi ở đây đâu?”

Thấy Hồng Hoa vẫn nhứt định giẫy nẩy, không chịu, Ðặng Sinh bồi thêm:

“Ông nội tuy già nhưng cũng có khác gì Chú Chẩy đâu? Sao cô chịu cho Chú Chẩy mà không cho ông nội?”

Nghe đến tên Chú Chẩy, Hồng Hoa lòng càng thêm uất ức. Ai đời về nhà chồng mới có mấy hôm, ân ái với chồng chưa kịp quen hơi thì chú chồng lại giở trò dê đòi “chấm mút” cháu dâu. Ðang ra sức cự tuyệt cái trò loạn luân, nham nhở kia thì chính người chồng thân yêu của cô lại vung tay, múa chân, sừng sộ dở thói lưu manh, ép uổng:

“Cô có chịu để cho Chú Chẩy ân ái một chút hay không thì bảo? Cô tưởng hai chúng tôi không đủ sức đè cô xuống, lột áo quần của cô ra để 'làm việc' hả? Mà cô là gái mua từ Việt Nam đem về chớ có phải là vợ tôi đâu mà cô phải giữ với gìn? Cô chỉ là gia nhân, tức là một đứa ở trong nhà này thôi, cô biết không? Một đứa ở như cô phải may mắn lắm mới được chú cháu chúng tôi 'chiếu cố' tới, chớ không hề có chuyện loạn luân, loạn lý gì hết!”

Thấy thái độ bất ngờ trở nên hung dữ và vô đạo đức của Ðặng Sinh, Hồng Hoa đâm hoảng sợ. Trước ngày lấy chồng Tàu, đàn bà, con gái Việt Nam ai ai cũng đã nghe nói tới cảnh chồng chúa, vợ tôi rất khắt khe nơi các xã hội Nhựt Bản, Ðại Hàn và Trung Hoa, dù là Trung Hoa Quốc gia hay Trung Hoa Cộng Sản hoặc khối Ðại Trung Hoa gồm cả Hoa kiều rải rác khắp nơi trên thế giới. Thiệt là bất ngờ, mấy anh chồng Việt Nam tuy cũng mang tiếng là vũ phu, đánh vợ, nhưng so ra họ còn thua xa đám bạn đồng trang lứa mắt hí ở vùng Ðông Bắc Á. Có lẽ vì đất nước Việt Nam cởi mở hơn và dân tộc Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử éo le hơn, đã có dịp tiếp xúc với nhiều nền văn minh Tây phương hơn, trong số đó có nền văn minh Phú-lãng-sa nổi tiếng nịnh đầm nhứt thế giới.

Hồng Hoa đành thúc thủ trước bốn cánh tay lực lưỡng của hai chú cháu người Tàu phù... Cô khóc suốt đêm trước cảnh đời bẽ bàng, cay đắng của một người con gái những tưởng được phận đẹp, duyên may, ai ngờ lại trao thân nhằm chốn ác ôn, dâm loạn! Giấc mộng lấy chồng xứ lạ giàu sang mới chưa đầy một tuần lễ nay đã tan thành mây khói. Ðem thân qua đất khách, quê người rồi mới thấy mình chẳng khác gì một cô gái phải bán thân nuôi miệng nơi bến xe rác rưởi, bụi bặm, chỗ công viên gió lùa, u tối, hay trong khách sạn ngột ngạt, tanh tưởi chốn quê nhà điêu linh mà nay đã nghìn trùng xa cách.

“Trời ơi! Nếu biết như vầy thì tôi có lấy cái thằng mắc dịch này làm gì cho nó nhơ nhớp tấm thân? Vậy mà ai cũng đồn là 'lấy chồng Ðài Loan sướng lắm chị em ơi!' Mẹ ơi là mẹ! Em ơi là em!” Hồng Hoa tiếp tục khóc vật vã, rưng rức, đắng cay.

Sự thực đã quá phũ phàng, nhưng hoàn cảnh bi đát hiện tại của Hồng Hoa là vô phương cứu chữa. Cô qua tới đây đã hơn bốn tháng nay mà nhà họ Ðặng chỉ cho gọi điện thoại về thăm nhà ở Việt Nam có một lần duy nhứt mà thôi; lần đó là hai ngày sau khi cô bước chân vào “làm dâu” nhà họ Ðặng. Mà lần gọi điện thoại này thì, vì cuộc đời vẫn còn đầy màu hồng và ảo ảnh quyến rũ, Hồng Hoa chỉ cho gia đình biết những gì hết sức “phấn khởi, hồ hởi” đang chờ đợi một nàng dâu của nước Trung Hoa như cô.

Thành phố Ðài Bắc thì mênh mông, ngựa xe thì dập dìu qua lại, người địa phương thì chỉ nghe nói chuyện sập xí, sập ngầu với nhau bằng đủ mọi thứ tiếng Tàu rất lẹ, hình như có cả thổ ngữ địa phương, làm sao mà Hồng Hoa hiểu được cái gì, hoặc nhờ cậy được ai? Vả lại, nhà họ Ðặng không hề cho cô bước ra khỏi cửa, mà gần như suốt ngày bắt cô phải quanh quẩn nơi xó bếp hay vườn rau đặng nấu cơm và tắm cho bầy heo “Dọt-sia” đông tới hai mươi mấy con. Mất hẳn liên lạc với thế giới bên ngoài, nàng con gái Tây Thi nước Việt hôm nay ngày ngày thì lam lũ làm lụng một mình, đêm đêm thì hết chồng tới chú chồng rồi lại ông nội chồng, mạnh ai nấy kêu cô vào phòng dày vò thân xác, bắt phải hầu hạ sinh lý. Nỗi đoạn trường này bây giờ biết tỏ cùng ai?

***

“Con Hoa đâu? Sao ngộ kêu hoài không thấy dạ?” Ðặng Bá Hộ hỏi to khi ông cụ đang từ nhà trên xông thẳng xuống nhà bếp để kiếm con “cháu nội dâu.”

Không đợi Hồng Hoa dạ, thưa gì cả, vị bô lão tuổi “thất thập cổ lai hy” này, hẳn chừng đang bị hành hạ, vật vã đủ điều vì rượu bổ và thuốc cường dương các loại, lao tới trong tư thế kẹp sát phía sau của cô gái vào phía trước của mình. Với nụ cười đểu giả làm rung rung râu trắng, ông cụ tộc trưởng người Tàu đưa cả hai tay ra chụp lấy bộ ngực no tròn của cô gái nước Việt nuôi heo, dẫu gì thì cũng là cháu nội dâu của mình, rồi lia lịa xoa bóp, miệng hềnh hệch cười:

“Ái chà! ái chà! Ngộ nhớ lị quá! Ngộ ái lị há!”

Mai Lang Luông chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm