Tin nóng trong ngày
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Thuỵ Sĩ để hội đàm về Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt tại Thuỵ Sĩ để hội đàm về vụ khủng hoảng đang diễn tiến ở Ukraine với các nhà ngoại giao hàng đầu của các nước trong Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Thông tín viên VOA Michael Brown tường thuật.
Trong khi ở Basel, ngoại trưởng Kerry cũng dự kiến họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào lúc quan ngại gia tăng về sự ổn định của thoả thuận ngưng bắn trong tuần này giữa Ukraine và các binh sĩ đòi ly khai được Nga hậu thuẫn.
Bên ngoài cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE, người biểu tình đòi nhóm các nhà ngoại giao này làm áp lực với Nga để chấm dứt cuộc xâm lấn ở Ukraine.
Một người biểu tình nói ông đến đây để cho OSCE thấy rằng công tác họ đang làm chưa đủ bởi vì chúng ta vẫn đang có chiến tranh ở Ukraine và nhiều người đang chết.
Một người khác nói họ đi biểu tình để yêu cầu OSCE hỗ trợ thêm cho Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga và cũng để giải phóng cho các tù nhân chính trị của Ukraine.
Hôm qua, chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu Didier Burkhalter nói cuộc ngưng bắn đang được xem xét với sự lạc quan dè dặt:
“Tôi không muốn đưa ra thẩm định chung cuộc về tình hình nhưng tôi có thể nói rằng phải, đó là tin tốt và đi đúng theo chiều hướng mà OSCE muốn. OSCE muốn rằng có, với nhóm tiếp xúc ba bên, một cuộc đối thoại thường xuyên giữa Ukraine, Nga, phe đòi ly khai và OSCE, và chúng tôi muốn dùng cuộc đối thoại trực tiếp và khung sườn này, để đạt được những cải thiện trong mọi yếu tố, trong yếu tố có thể có được thoả thuận Minsk.”
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông nghi ngờ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thay đổi lập trường về vai trò gây tranh cãi của Nga ở miền đông Ukraine, cho đến khi toàn lực các biện pháp chế tài kinh tế Tây phương có tác động trong nước. Ông nói:
"Ông đã tự khắc chế ra một đường lối dân tộc nhìn về quá khứ trong chính sách của Nga khiến cho các nước láng giềng của ông khiếp vía và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước ông. Và các biện pháp chế tài đang tác động mạnh đến nền kinh tế của họ”
Ông Obama nói với một diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Washington, hôm thứ Tư, rằng ông tin là Nga đã bị “bất ngờ” hồi đầu năm nay trước các cuộc biểu tình chống Nga của quần chúng ở Kyiv.
Điện Kremli đã nhiều lần phủ nhận việc can dự trực tiếp vào vụ khủng hoảng Ukraine. Cuộc nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine đã làm thiệt hại hơn 4.300 sinh mạng.
Bàn ra tán vào (0)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Thuỵ Sĩ để hội đàm về Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt tại Thuỵ Sĩ để hội đàm về vụ khủng hoảng đang diễn tiến ở Ukraine với các nhà ngoại giao hàng đầu của các nước trong Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Thông tín viên VOA Michael Brown tường thuật.
Trong khi ở Basel, ngoại trưởng Kerry cũng dự kiến họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào lúc quan ngại gia tăng về sự ổn định của thoả thuận ngưng bắn trong tuần này giữa Ukraine và các binh sĩ đòi ly khai được Nga hậu thuẫn.
Bên ngoài cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE, người biểu tình đòi nhóm các nhà ngoại giao này làm áp lực với Nga để chấm dứt cuộc xâm lấn ở Ukraine.
Một người biểu tình nói ông đến đây để cho OSCE thấy rằng công tác họ đang làm chưa đủ bởi vì chúng ta vẫn đang có chiến tranh ở Ukraine và nhiều người đang chết.
Một người khác nói họ đi biểu tình để yêu cầu OSCE hỗ trợ thêm cho Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga và cũng để giải phóng cho các tù nhân chính trị của Ukraine.
Hôm qua, chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu Didier Burkhalter nói cuộc ngưng bắn đang được xem xét với sự lạc quan dè dặt:
“Tôi không muốn đưa ra thẩm định chung cuộc về tình hình nhưng tôi có thể nói rằng phải, đó là tin tốt và đi đúng theo chiều hướng mà OSCE muốn. OSCE muốn rằng có, với nhóm tiếp xúc ba bên, một cuộc đối thoại thường xuyên giữa Ukraine, Nga, phe đòi ly khai và OSCE, và chúng tôi muốn dùng cuộc đối thoại trực tiếp và khung sườn này, để đạt được những cải thiện trong mọi yếu tố, trong yếu tố có thể có được thoả thuận Minsk.”
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông nghi ngờ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thay đổi lập trường về vai trò gây tranh cãi của Nga ở miền đông Ukraine, cho đến khi toàn lực các biện pháp chế tài kinh tế Tây phương có tác động trong nước. Ông nói:
"Ông đã tự khắc chế ra một đường lối dân tộc nhìn về quá khứ trong chính sách của Nga khiến cho các nước láng giềng của ông khiếp vía và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước ông. Và các biện pháp chế tài đang tác động mạnh đến nền kinh tế của họ”
Ông Obama nói với một diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Washington, hôm thứ Tư, rằng ông tin là Nga đã bị “bất ngờ” hồi đầu năm nay trước các cuộc biểu tình chống Nga của quần chúng ở Kyiv.
Điện Kremli đã nhiều lần phủ nhận việc can dự trực tiếp vào vụ khủng hoảng Ukraine. Cuộc nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine đã làm thiệt hại hơn 4.300 sinh mạng.