Tin nóng trong ngày
Ngoại trưởng Mỹ gặp ông Putin lần đầu sau khủng hoảng Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên kể từ khi điện Kremli sáp nhập Crimea và liên tục hỗ trợ cho phe nổi loạn ở miền đông Ukraine, châm ngòi cho tình hình căng thẳng tệ hại nhật với phương Tây sau thời chiến tranh Lạnh. Nhưng hai bên đã đưa ra các luận điệu hòa giải, theo bài tường thuật tử Moscow của thông tín viên VOA Daniel Schearf.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp ông Putin tại thị trấn Sochi vùng Hắc Hải, sau khi gặp Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Trong khi thừa nhận những bất đồng về vấn đề Syria và Ukraine, hai bên đồng ý phải có những giải pháp chính trị.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố:
“Từ bản thông cáo Geneva cho đến việc dỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã thấy điều gì xảy ra khi Nga và Hoa Kỳ hợp tác với nhau.”
Nga phủ nhận việc gửi viện trợ quân sự cho phe nổi dậy Ukraine.
Nhưng hai ông Kerry và Lavrov nhấn mạnh đến các quan điểm chung.
“Có một số bất đồng giữa Hoa Kỳ và Nga về nguồn gốc cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và những đánh giá hiện nay về diển biến của cuộc khủng hoảng ấy, nhưng chúng tôi thống nhất trong nhận định rằng cấn phải giải quyết chỉ qua một đường lối hòa bình.”
Một bản phúc trình của phe đối lập Nga nói rằng điện Kremli đã chi ra hàng tỷ đôla để tài trợ cho phe nổi dậy ở Ukraine và gửi cả quân Nga đi, và thân nhân những binh sĩ bị tử trận bị hăm dọa hoặc được trả tiền để giữ im lặng.
Sau đây là lời ông Ilya Yashin, một nhà hoạt động đối lập:
“Hậu quả của hoạt dộng địa chính mờ ám do ông Putin đề xướng ở miền đông Ukraine đã gây thiệt hại chính trị to lớn cho Nga.”
Báo cáo là công trình của lãnh tụ đối lập Boris Nemtsov, người đã bị bắn chết hồi tháng 2 cách điện Kremli có ít mét.
Kể từ khi chiến sự bùng ra ở miền đông Ukraine cách đây 1 năm, hơn 6 ngàn người đã thiệt mạng.
Song những lo ngại về một vụ bột phát bạo động khác đã bị thổi phồng bởi vì điện Kremli đã có sự điều chỉnh thái độ, theo ông Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow:
“Không thể xảy ra một cuộc tấn công nào quan trọng, nếu không có sự chấp thuận của Nga hay sự đồng ý của Nga. Và theo tôi sẽ không có sự biểu đồng tình đó trong các tình huống hiện nay.”
Các nhà phân tích chính trị cho rằng các chuyến viếng thăm như chuyến đi của Ngoại trưởng Kerry được hoan nghênh ở Nga bởi vì, bất chấp các hành động của điện Kremli ở Ukraine, ông Putin muốn đưa ra hình ảnh chính phủ của ông là muốn làm hòa và sẵn sàng đối thoại.
Ông cũng muốn trở lại sự đối xử mà Nga đã có thời liên bang Xô viết, là lúc Nga được tôn trọng trong tư thế ngang hàng nhưng là tiếng nói thay thế cho Hoa Kỳ trong các vấn đề toàn cầu.
Nhưng như ta đã thấy qua cuộc diễn hành ngày 9 tháng 5 ở Moscow, đánh dấu Ngày Chiến thắng của liên bang Xô Viết trong Thế chiến thứ hai, ông Putin cảnh báo những người định chống lại các lợi ích của Nga rằng ông vẫn còn chỉ huy một quân đội hùng mạnh.
Bàn ra tán vào (0)
Ngoại trưởng Mỹ gặp ông Putin lần đầu sau khủng hoảng Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên kể từ khi điện Kremli sáp nhập Crimea và liên tục hỗ trợ cho phe nổi loạn ở miền đông Ukraine, châm ngòi cho tình hình căng thẳng tệ hại nhật với phương Tây sau thời chiến tranh Lạnh. Nhưng hai bên đã đưa ra các luận điệu hòa giải, theo bài tường thuật tử Moscow của thông tín viên VOA Daniel Schearf.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp ông Putin tại thị trấn Sochi vùng Hắc Hải, sau khi gặp Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Trong khi thừa nhận những bất đồng về vấn đề Syria và Ukraine, hai bên đồng ý phải có những giải pháp chính trị.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố:
“Từ bản thông cáo Geneva cho đến việc dỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã thấy điều gì xảy ra khi Nga và Hoa Kỳ hợp tác với nhau.”
Nga phủ nhận việc gửi viện trợ quân sự cho phe nổi dậy Ukraine.
Nhưng hai ông Kerry và Lavrov nhấn mạnh đến các quan điểm chung.
“Có một số bất đồng giữa Hoa Kỳ và Nga về nguồn gốc cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và những đánh giá hiện nay về diển biến của cuộc khủng hoảng ấy, nhưng chúng tôi thống nhất trong nhận định rằng cấn phải giải quyết chỉ qua một đường lối hòa bình.”
Một bản phúc trình của phe đối lập Nga nói rằng điện Kremli đã chi ra hàng tỷ đôla để tài trợ cho phe nổi dậy ở Ukraine và gửi cả quân Nga đi, và thân nhân những binh sĩ bị tử trận bị hăm dọa hoặc được trả tiền để giữ im lặng.
Sau đây là lời ông Ilya Yashin, một nhà hoạt động đối lập:
“Hậu quả của hoạt dộng địa chính mờ ám do ông Putin đề xướng ở miền đông Ukraine đã gây thiệt hại chính trị to lớn cho Nga.”
Báo cáo là công trình của lãnh tụ đối lập Boris Nemtsov, người đã bị bắn chết hồi tháng 2 cách điện Kremli có ít mét.
Kể từ khi chiến sự bùng ra ở miền đông Ukraine cách đây 1 năm, hơn 6 ngàn người đã thiệt mạng.
Song những lo ngại về một vụ bột phát bạo động khác đã bị thổi phồng bởi vì điện Kremli đã có sự điều chỉnh thái độ, theo ông Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow:
“Không thể xảy ra một cuộc tấn công nào quan trọng, nếu không có sự chấp thuận của Nga hay sự đồng ý của Nga. Và theo tôi sẽ không có sự biểu đồng tình đó trong các tình huống hiện nay.”
Các nhà phân tích chính trị cho rằng các chuyến viếng thăm như chuyến đi của Ngoại trưởng Kerry được hoan nghênh ở Nga bởi vì, bất chấp các hành động của điện Kremli ở Ukraine, ông Putin muốn đưa ra hình ảnh chính phủ của ông là muốn làm hòa và sẵn sàng đối thoại.
Ông cũng muốn trở lại sự đối xử mà Nga đã có thời liên bang Xô viết, là lúc Nga được tôn trọng trong tư thế ngang hàng nhưng là tiếng nói thay thế cho Hoa Kỳ trong các vấn đề toàn cầu.
Nhưng như ta đã thấy qua cuộc diễn hành ngày 9 tháng 5 ở Moscow, đánh dấu Ngày Chiến thắng của liên bang Xô Viết trong Thế chiến thứ hai, ông Putin cảnh báo những người định chống lại các lợi ích của Nga rằng ông vẫn còn chỉ huy một quân đội hùng mạnh.