Sức khỏe và đời sống
Ngồi lâu trong ngày làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong - RFA
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada cho thấy việc ngồi nhiều tiếng trong ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh tật và tử vong do bệnh, dù có tập thể dục thế nào đi chăng nữa. Việt Hà có bài tìm hiểu về kết quả của nghiên cứu mới trong tạp chí sức khỏe đời sống tuần này
Ngồi tốt hay không tốt cho sức khỏe?
Ngồi trước máy vi tính, ngồi làm việc, ngồi ăn, ngồi xem TV, ngồi đọc sách. Một ngày một người ngồi nhiều lần và nhiều giờ để làm các công việc hàng ngày, để giải trí… Chắc chắn cũng không có mấy người đếm mình ngồi bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Toronto, Canada, cho thấy việc ngồi nhiều giờ trong ngày có thể có tác hại đến sức khỏe.
Bác sĩ David Alter, tác giả của nghiên cứu cho biết hơn một nửa thời gian một ngày của một người trung bình được dành cho ngồi và nằm nghỉ (không phải là ngủ). Theo ông, nghiên cứu mới về thói quen này cho thấy ích lợi của những hoạt động thể chất trong ngày thậm chí không làm giảm bớt được những nguy cơ về sức khỏe liên quan đến việc ngồi nhiều.
Nói về kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Avi Biswas, người đứng đầu nghiên cứu cho chúng tôi biết:
Ngồi lâu có liên quan đến nguy cơ tăng cao hơn do các bệnh. Chúng tôi tính ra là từ 20 đến 30%. Chúng tôi thấy việc ngồi lâu có liên quan đến rủi ro lớn bị bệnh tiểu đường dạng hai. Chúng tôi cũng thấy rủi ro tăng cao với bệnh tim và ung thư
TS. Avi Biswas
TS. Avi Biswas: kết quả đầu tiên của nghiên cứu cho thấy việc ngồi lâu có liên quan đến nguy cơ tăng cao hơn do các bệnh. Chúng tôi tính ra là từ 20 đến 30%. Chúng tôi thấy việc ngồi lâu có liên quan đến rủi ro lớn bị bệnh tiểu đường dạng hai. Chúng tôi cũng thấy rủi ro tăng cao với bệnh tim và ung thư. Đó là kết quả chính đầu tiên. Kết quả thứ hai mà chúng tôi có được từ nghiên cứu là đối với những người tập thể dục nhiều và cũng ngồi nhiều nhưng rủi ro vẫn giảm nhiều so với những người ngồi nhiều mà không tập thể dục. Điều này có nghĩa là nếu bạn ngồi nhiều và chịu khó tập thể dục thì bạn giảm được rủi ro về vấn đề sức khỏe rất nhiều nhưng không hoàn toàn loại bỏ được các rủi ro này. Kết quả này cho thấy việc ngồi nhiều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe dù có tập thể dục nhiều và nhóm người có nguy cơ bị bệnh cao là những người ngồi nhiều mà không tập thể dục. Cho nên chúng ta cần khuyến khích mọi người ngồi ít hơn và tập thể dục nhiều hơn vì ích lợi sức khỏe của họ và cộng đồng nói chung.
Đây là nghiên cứu định lượng những rủi ro liên quan đến việc ngồi nhiều dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đó về sự liên quan giữa ngồi và yếu tố sức khỏe. Theo Tiến sĩ Biswas, nghiên cứu không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa từng bệnh với việc ngồi nhiều nhưng nó cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa các bệnh và việc lười vận động, chưa tính đến các yếu tố rủi ro sức khỏe khác.
TS. Avis Biswas: các nghiên cứu mà chúng tôi dựa vào không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp với các bệnh cụ thể nhưng nó liên tục chỉ ra những mối liên quan giữa việc ngồi nhiều và các bệnh nên có thể nó cho thấy có sự liên quan mạnh. Số phần trăm rủi ro mà chúng tôi đưa ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như một người nào đó đã có vấn đề về sức khỏe rồi thì rủi ro còn cao hơn nữa, hoặc những người có cách sống không khỏe mạnh ví dụ họ ăn nhiều đồ ăn không tốt cộng với ngồi nhiều thì rủi ro cao. Người ăn nhiều đường cộng với ngồi nhiều thì rủi ro bị bệnh tiểu đường cũng cao hơn trong thời gian dài. Phần trăm rủi ro mà chúng tôi tính ra dựa trên kết quả của một loạt nghiên cứu cho thấy nếu bạn là người có sức khỏe bình thường và ngồi trung bình 8 tiếng trở lên một ngày trong nhiều năm thì nguy cơ bị tiểu đường có thể tăng lên đến 90%. Tất nhiên cũng có những nhân tố ảnh hưởng khác nữa.
Chúng tôi tính ra dựa trên kết quả của một loạt nghiên cứu cho thấy nếu bạn là người có sức khỏe bình thường và ngồi trung bình 8 tiếng trở lên một ngày trong nhiều năm thì nguy cơ bị tiểu đường có thể tăng lên đến 90%
Tiến sĩ Avi Biswas
Ngồi và quá trình chuyển hóa
Vậy tại sao ngồi nhiều lại có thể khiến một người có nguy cơ cao hơn bị các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường? Câu trả lời được Tiến sĩ Biswas đưa ra như sau:
TS. Avi Biswas: chúng tôi không có câu trả lời chắc chắn về nguyên nhân nhưng chúng tôi có một số giải thích dựa vào những nghiên cứu trên chuột trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu cơ bản khác trong phòng thí nghiệm. Kết quả các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa ngồi và vấn đề sức khỏe là do hoạt động của quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu nói về năng lượng, calorie, chúng ta đốt cháy nhiều calorie hơn khi chúng ta đứng so với lúc chúng ta ngồi. Khi chúng ta đứng, các cơ ở lưng giúp chúng ta đứng, chúng phải làm việc nhiều hơn để giữ tư thế đứng, và các quá trình khác trong cơ thể cũng có hoạt động mạnh hơn khi chúng ta đứng để duy trì lượng đường trong máu, phân hủy chúng, cũng như trữ mỡ trong máu. Tất cả đều được điều hòa bởi các cơ đang phải hoạt động để giữ chúng ta đứng. Điều này giải thích tại sao chúng ta đốt cháy nhiều năng lượng hơn khi đứng và đi lại. Khi chúng ta ngồi, các cơ không hoạt động nhiều và nó dẫn đến những tác động lên cơ chế chuyển hóa, liên quan đến tích mỡ trong máu, đường trong máu không được phân hủy…. Rất nhiều các bệnh liên quan đến cơ chế chuyển hóa không tốt, ví dụ như tiểu đường, tim mạch, ung thư hay tử vong do các bệnh liên quan.
Cơ chế chuyển hóa không tốt hay còn gọi là hội chứng rối loạn chuyển hóa ở là một nhóm các điều kiện gồm tăng huyết áp, nồng độ insulin cao, cơ thể dư thừa chất béo quanh eo, hay mức cholesterol tức mỡ máu xuất hiện cùng lúc, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở tim, gây bệnh tật và bệnh tiểu đường. Chỉ một trong những điều kiện này thì không đủ để chẩn đoán một người có hội chứng rối loạn chuyển hóa nhưng dù vậy nó cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Các dấu hiệu cho thấy một người bị hội chứng rối loạn chuyển hóa bao gồm béo phì, đặc biệt là vòng eo lớn hơn, huyết áp cao, cholesterol xấu trong máu cao tronng khi cholesterol tốt thấp, bị kháng insulin.
Thời gian ngồi một ngày tổng cộng khi thức không nên quá 4 tiếng. Theo tôi thì đối với phần đông mọi người không nên ngồi quá từ 4 đến 6 tiếng một ngày
Tiến sĩ Avi Biswas
Một số các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy việc ngồi lâu góp phần làm tăng cân, đặc biệt là vòng bụng, vốn là yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin.
Ngồi bao lâu một ngày là đủ
Ngồi nhiều là không tốt cho sức khỏe bất kể hoạt động thể chất. Thế nhưng người ta không thể tránh ngồi và cũng cần có thời gian nghỉ trong ngày, không kể lúc ngủ vào ban đêm. Vậy câu hỏi đặt ra là một người ngồi bao nhiều giờ một ngày là quá nhiều? theo Tiến sĩ Avi Biswas, ngồi khoảng 8 tiếng trở lên một ngày đối với một người bị coi là quá nhiều bất kể thời gian tập thể dục. Khoảng thời gian 8 tiếng này là khoảng thời gian tổng cộng tất cả những lúc ngồi, năm nghỉ trong ngày.
Tiến sĩ Avi Biswas cho biết, để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do việc ngồi quá nhiều, một người chỉ nên ngồi tối đa từ 4 đến 6 tiếng một ngày. Tiến sĩ Avi Biswas đưa ra một số lời khuyên như sau:
TS. Avi Biswas: điều đầu tiên là bạn nên tập thể dục thường xuyên. Theo hướng dẫn thì một người nên tập thể dục ít nhất một ngày 30 phút từ 3 đến 5 ngày một tuần. Khi bạn tập thể dục đều đặn như vậy và ngồi ít hơn thì có nghĩa là bạn làm tối đa hóa thời gian vận động của mình. Thời gian ngồi một ngày tổng cộng khi thức không nên quá 4 tiếng. Theo tôi thì đối với phần đông mọi người không nên ngồi quá từ 4 đến 6 tiếng một ngày. Nó có thể khó đối với nhiều người cho nên lời khuyên chung với mọi người là nên đề ra tiêu chí cho mình, đánh giá thời gian trong ngày của mình, theo dõi thời gian ngồi mỗi ngày và cố gắng giảm dần. Ví dụ khi tôi đi xe điện hoặc xe buýt, và tôi thường ngồi trên xe, trên tàu điện ngầm thì bây giờ tôi chọn đứng. Ví dụ khác là tôi có thể chọn đứng khi ăn bát ngũ cốc vào buổi sáng chẳng hạn. Quan trọng là tôi đặt ra mục tiêu nhỏ cho từng tuần và dần dần đưa đến 4 tới 6 tiếng. Theo tôi cách này dễ thực hiện hơn với nhiều người và đạt được kết quả lâu dài. Nhưng nhìn chung thì mọi người vẫn nên tập thể dục và ngồi ít hơn. Nếu bạn không tập thể dục thì cũng cố gắng vận động càng nhiều càng tốt mỗi ngày.
Đối với những người phải ngồi nhiều vì công việc, các bác sĩ cũng có những lời khuyên nhất định để làm giảm những ảnh hưởng xấu của việc ngồi nhiều lên sức khỏe. Những biện pháp giúp cơ thể vận động khi ngồi nhiều bao gồm việc ngồi trên một quả bóng tập thể dục thay cho ghế hay giữ một quả bóng nhỏ hoặc sách nặng giữa hai chân. Ngoài ra người ngồi nhiều có thể tập thể dục chân bằng cách duỗi thẳng chân và nâng chân từ 10 đến 20 lần cứ mỗi tiếng một lần. Những biện pháp này giúp đốt cháy năng lượng, giảm việc tích mỡ vòng bụng.
Bên cạnh những biện pháp tập thể dục và vận động khi ngồi, tất nhiên các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên uống nhiều nước và theo đuổi một chế độ ăn cho cơ thể khỏe mạnh, vì tất cả các yếu tố này đều đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe và giảm thiểu những rủi ro có thể có do việc ngồi nhiều gây ra.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và những đóng góp về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Ngồi lâu trong ngày làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong - RFA
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada cho thấy việc ngồi nhiều tiếng trong ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh tật và tử vong do bệnh, dù có tập thể dục thế nào đi chăng nữa. Việt Hà có bài tìm hiểu về kết quả của nghiên cứu mới trong tạp chí sức khỏe đời sống tuần này
Ngồi tốt hay không tốt cho sức khỏe?
Ngồi trước máy vi tính, ngồi làm việc, ngồi ăn, ngồi xem TV, ngồi đọc sách. Một ngày một người ngồi nhiều lần và nhiều giờ để làm các công việc hàng ngày, để giải trí… Chắc chắn cũng không có mấy người đếm mình ngồi bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Toronto, Canada, cho thấy việc ngồi nhiều giờ trong ngày có thể có tác hại đến sức khỏe.
Bác sĩ David Alter, tác giả của nghiên cứu cho biết hơn một nửa thời gian một ngày của một người trung bình được dành cho ngồi và nằm nghỉ (không phải là ngủ). Theo ông, nghiên cứu mới về thói quen này cho thấy ích lợi của những hoạt động thể chất trong ngày thậm chí không làm giảm bớt được những nguy cơ về sức khỏe liên quan đến việc ngồi nhiều.
Nói về kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Avi Biswas, người đứng đầu nghiên cứu cho chúng tôi biết:
Ngồi lâu có liên quan đến nguy cơ tăng cao hơn do các bệnh. Chúng tôi tính ra là từ 20 đến 30%. Chúng tôi thấy việc ngồi lâu có liên quan đến rủi ro lớn bị bệnh tiểu đường dạng hai. Chúng tôi cũng thấy rủi ro tăng cao với bệnh tim và ung thư
TS. Avi Biswas
TS. Avi Biswas: kết quả đầu tiên của nghiên cứu cho thấy việc ngồi lâu có liên quan đến nguy cơ tăng cao hơn do các bệnh. Chúng tôi tính ra là từ 20 đến 30%. Chúng tôi thấy việc ngồi lâu có liên quan đến rủi ro lớn bị bệnh tiểu đường dạng hai. Chúng tôi cũng thấy rủi ro tăng cao với bệnh tim và ung thư. Đó là kết quả chính đầu tiên. Kết quả thứ hai mà chúng tôi có được từ nghiên cứu là đối với những người tập thể dục nhiều và cũng ngồi nhiều nhưng rủi ro vẫn giảm nhiều so với những người ngồi nhiều mà không tập thể dục. Điều này có nghĩa là nếu bạn ngồi nhiều và chịu khó tập thể dục thì bạn giảm được rủi ro về vấn đề sức khỏe rất nhiều nhưng không hoàn toàn loại bỏ được các rủi ro này. Kết quả này cho thấy việc ngồi nhiều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe dù có tập thể dục nhiều và nhóm người có nguy cơ bị bệnh cao là những người ngồi nhiều mà không tập thể dục. Cho nên chúng ta cần khuyến khích mọi người ngồi ít hơn và tập thể dục nhiều hơn vì ích lợi sức khỏe của họ và cộng đồng nói chung.
Đây là nghiên cứu định lượng những rủi ro liên quan đến việc ngồi nhiều dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đó về sự liên quan giữa ngồi và yếu tố sức khỏe. Theo Tiến sĩ Biswas, nghiên cứu không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa từng bệnh với việc ngồi nhiều nhưng nó cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa các bệnh và việc lười vận động, chưa tính đến các yếu tố rủi ro sức khỏe khác.
TS. Avis Biswas: các nghiên cứu mà chúng tôi dựa vào không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp với các bệnh cụ thể nhưng nó liên tục chỉ ra những mối liên quan giữa việc ngồi nhiều và các bệnh nên có thể nó cho thấy có sự liên quan mạnh. Số phần trăm rủi ro mà chúng tôi đưa ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như một người nào đó đã có vấn đề về sức khỏe rồi thì rủi ro còn cao hơn nữa, hoặc những người có cách sống không khỏe mạnh ví dụ họ ăn nhiều đồ ăn không tốt cộng với ngồi nhiều thì rủi ro cao. Người ăn nhiều đường cộng với ngồi nhiều thì rủi ro bị bệnh tiểu đường cũng cao hơn trong thời gian dài. Phần trăm rủi ro mà chúng tôi tính ra dựa trên kết quả của một loạt nghiên cứu cho thấy nếu bạn là người có sức khỏe bình thường và ngồi trung bình 8 tiếng trở lên một ngày trong nhiều năm thì nguy cơ bị tiểu đường có thể tăng lên đến 90%. Tất nhiên cũng có những nhân tố ảnh hưởng khác nữa.
Chúng tôi tính ra dựa trên kết quả của một loạt nghiên cứu cho thấy nếu bạn là người có sức khỏe bình thường và ngồi trung bình 8 tiếng trở lên một ngày trong nhiều năm thì nguy cơ bị tiểu đường có thể tăng lên đến 90%
Tiến sĩ Avi Biswas
Ngồi và quá trình chuyển hóa
Vậy tại sao ngồi nhiều lại có thể khiến một người có nguy cơ cao hơn bị các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường? Câu trả lời được Tiến sĩ Biswas đưa ra như sau:
TS. Avi Biswas: chúng tôi không có câu trả lời chắc chắn về nguyên nhân nhưng chúng tôi có một số giải thích dựa vào những nghiên cứu trên chuột trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu cơ bản khác trong phòng thí nghiệm. Kết quả các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa ngồi và vấn đề sức khỏe là do hoạt động của quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu nói về năng lượng, calorie, chúng ta đốt cháy nhiều calorie hơn khi chúng ta đứng so với lúc chúng ta ngồi. Khi chúng ta đứng, các cơ ở lưng giúp chúng ta đứng, chúng phải làm việc nhiều hơn để giữ tư thế đứng, và các quá trình khác trong cơ thể cũng có hoạt động mạnh hơn khi chúng ta đứng để duy trì lượng đường trong máu, phân hủy chúng, cũng như trữ mỡ trong máu. Tất cả đều được điều hòa bởi các cơ đang phải hoạt động để giữ chúng ta đứng. Điều này giải thích tại sao chúng ta đốt cháy nhiều năng lượng hơn khi đứng và đi lại. Khi chúng ta ngồi, các cơ không hoạt động nhiều và nó dẫn đến những tác động lên cơ chế chuyển hóa, liên quan đến tích mỡ trong máu, đường trong máu không được phân hủy…. Rất nhiều các bệnh liên quan đến cơ chế chuyển hóa không tốt, ví dụ như tiểu đường, tim mạch, ung thư hay tử vong do các bệnh liên quan.
Cơ chế chuyển hóa không tốt hay còn gọi là hội chứng rối loạn chuyển hóa ở là một nhóm các điều kiện gồm tăng huyết áp, nồng độ insulin cao, cơ thể dư thừa chất béo quanh eo, hay mức cholesterol tức mỡ máu xuất hiện cùng lúc, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở tim, gây bệnh tật và bệnh tiểu đường. Chỉ một trong những điều kiện này thì không đủ để chẩn đoán một người có hội chứng rối loạn chuyển hóa nhưng dù vậy nó cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Các dấu hiệu cho thấy một người bị hội chứng rối loạn chuyển hóa bao gồm béo phì, đặc biệt là vòng eo lớn hơn, huyết áp cao, cholesterol xấu trong máu cao tronng khi cholesterol tốt thấp, bị kháng insulin.
Thời gian ngồi một ngày tổng cộng khi thức không nên quá 4 tiếng. Theo tôi thì đối với phần đông mọi người không nên ngồi quá từ 4 đến 6 tiếng một ngày
Tiến sĩ Avi Biswas
Một số các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy việc ngồi lâu góp phần làm tăng cân, đặc biệt là vòng bụng, vốn là yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin.
Ngồi bao lâu một ngày là đủ
Ngồi nhiều là không tốt cho sức khỏe bất kể hoạt động thể chất. Thế nhưng người ta không thể tránh ngồi và cũng cần có thời gian nghỉ trong ngày, không kể lúc ngủ vào ban đêm. Vậy câu hỏi đặt ra là một người ngồi bao nhiều giờ một ngày là quá nhiều? theo Tiến sĩ Avi Biswas, ngồi khoảng 8 tiếng trở lên một ngày đối với một người bị coi là quá nhiều bất kể thời gian tập thể dục. Khoảng thời gian 8 tiếng này là khoảng thời gian tổng cộng tất cả những lúc ngồi, năm nghỉ trong ngày.
Tiến sĩ Avi Biswas cho biết, để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do việc ngồi quá nhiều, một người chỉ nên ngồi tối đa từ 4 đến 6 tiếng một ngày. Tiến sĩ Avi Biswas đưa ra một số lời khuyên như sau:
TS. Avi Biswas: điều đầu tiên là bạn nên tập thể dục thường xuyên. Theo hướng dẫn thì một người nên tập thể dục ít nhất một ngày 30 phút từ 3 đến 5 ngày một tuần. Khi bạn tập thể dục đều đặn như vậy và ngồi ít hơn thì có nghĩa là bạn làm tối đa hóa thời gian vận động của mình. Thời gian ngồi một ngày tổng cộng khi thức không nên quá 4 tiếng. Theo tôi thì đối với phần đông mọi người không nên ngồi quá từ 4 đến 6 tiếng một ngày. Nó có thể khó đối với nhiều người cho nên lời khuyên chung với mọi người là nên đề ra tiêu chí cho mình, đánh giá thời gian trong ngày của mình, theo dõi thời gian ngồi mỗi ngày và cố gắng giảm dần. Ví dụ khi tôi đi xe điện hoặc xe buýt, và tôi thường ngồi trên xe, trên tàu điện ngầm thì bây giờ tôi chọn đứng. Ví dụ khác là tôi có thể chọn đứng khi ăn bát ngũ cốc vào buổi sáng chẳng hạn. Quan trọng là tôi đặt ra mục tiêu nhỏ cho từng tuần và dần dần đưa đến 4 tới 6 tiếng. Theo tôi cách này dễ thực hiện hơn với nhiều người và đạt được kết quả lâu dài. Nhưng nhìn chung thì mọi người vẫn nên tập thể dục và ngồi ít hơn. Nếu bạn không tập thể dục thì cũng cố gắng vận động càng nhiều càng tốt mỗi ngày.
Đối với những người phải ngồi nhiều vì công việc, các bác sĩ cũng có những lời khuyên nhất định để làm giảm những ảnh hưởng xấu của việc ngồi nhiều lên sức khỏe. Những biện pháp giúp cơ thể vận động khi ngồi nhiều bao gồm việc ngồi trên một quả bóng tập thể dục thay cho ghế hay giữ một quả bóng nhỏ hoặc sách nặng giữa hai chân. Ngoài ra người ngồi nhiều có thể tập thể dục chân bằng cách duỗi thẳng chân và nâng chân từ 10 đến 20 lần cứ mỗi tiếng một lần. Những biện pháp này giúp đốt cháy năng lượng, giảm việc tích mỡ vòng bụng.
Bên cạnh những biện pháp tập thể dục và vận động khi ngồi, tất nhiên các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên uống nhiều nước và theo đuổi một chế độ ăn cho cơ thể khỏe mạnh, vì tất cả các yếu tố này đều đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe và giảm thiểu những rủi ro có thể có do việc ngồi nhiều gây ra.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và những đóng góp về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa