Sức khỏe và đời sống
Ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm, thậm chí nếu bạn không phải là người có thể tập trung nhận thức
Bạn không cần phải là một người có thể tập trung nhận thức một cách tự nhiên để gặt hái được những lợi ích về mặt cảm xúc từ thiền định.
Khi những nhà nghiên cứu ghi lại hoạt động của não bộ con người khi nhìn những bức ảnh gây rối trí ngay sau khi thiền định lần đầu tiên, thì hầu hết những ứng viên không thể tập trung nhận thức (mindful) đều có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của mình tương tự như những người có thể.
Yanli Lin, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Bang Michigan, điều tra viên chính của các nghiên cứu được công bố trên tờ Frontiers in Human Neuroscience, phát biểu: “Những phát hiện của chúng tôi không chỉ làm rõ rằng thiền định cải thiện sức khỏe cảm xúc, mà còn cho thấy người ta có thể đạt được những lợi ích này dẫu họ có khả năng tập trung nhận thức ‘tự nhiên’ hay không”. “Nó chỉ cần sự thực hành”.
Sự tập trung nhận thức (chánh niệm), sự nhận thức trong từng thời khắc của một người về suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc, đã được phổ biến trên khắp thế giới như là một phương pháp để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu người ta không có khả năng tập trung nhận thức một cách tự nhiên? Liệu họ có thể trở thành như vậy bằng một cách dễ dàng là cứ cố gắng để sự tập trung nhận thức cao độ biến thành “trạng thái của tâm trí”. Hoặc phải thông qua một nỗ lực tập trung có chủ định như thiền?
Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu đánh giá sự tập trung nhận thức của 68 ứng viên bằng cách thực hiện cuộc khảo sát theo sự phê chuẩn của khoa học. Những ứng viên được phân ngẫu nhiên để tham gia thiền định có hướng dẫn qua âm thanh trong 18 phút hoặc nghe cuộc thuyết trình có kiểm soát về cách học một ngôn ngữ mới như thế nào, trước khi xem những tấm ảnh mang cảm xúc tiêu cực (như bức ảnh về một xác chết đẫm máu) trong khi hoạt động não của họ được ghi lại.
Những ứng viên thực hành thiền định – những người có sự tập trung nhận thức tự nhiên ở nhiều cấp bậc khác nhau – cho thấy có mức độ hoạt động “kiểm soát cảm xúc” của não bộ tương đương với những ai có mức độ tập trung nhận thức tự nhiên cao. Nói một cách khác cảm xúc não bộ của họ hồi phục nhanh chóng hơn khi xem những bức ảnh gây khó chịu, đặc biệt là kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra, một vài ứng viên được hướng dẫn rằng phải nhìn tấm ảnh ghê tởm đó “một cách tập trung nhận thức cao độ” (là phải đặt mình vào trạng thái tập trung nhận thức của tâm trí) trong khi một số ứng viên khác không được hướng dẫn phải làm như vậy. Thú vị thay, những người xem tấm ảnh “một cách tập trung nhận thức cao độ” không cho thấy có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn những người không được hướng dẫn.
Việc này khuyến cáo rằng đối với những ai không thực hành thiền, những lợi ích cảm xúc của sự tập trung nhận thức có thể được gặt hái tốt hơn thông qua thiền định, hơn là “ép buộc chúng” trở thành một trạng thái của tâm trí, theo Jason Moser, phó giáo sư tâm lý học lâm sàng và người đồng tác giả của nghiên cứu trên.
“Nếu bạn là người có sự tập trung nhận thức tự nhiên, và đi đến đâu bạn cũng nhận thức rất nhạy về mọi thứ xung quanh, điều ấy là tốt. Bạn tỏ rõ những cảm xúc của mình nhanh chóng”, ông nói.
“Nếu bạn không phải là người có sự tập trung nhận thức một cách tự nhiên, thì thiền định có thể làm cho bạn giống như người đi qua lại với một khả năng tập trung nhận thức cao. Nhưng với những người không thể tập trung nhận thức một cách tự nhiên và không bao giờ thiền định, lại cố ép bản thân phải tập trung nhận thức ‘trong một khoảng thời gian’ thì không có tác dụng. Bạn tốt nhất nên thiền định 20 phút đi”.
Bài viết này được xuất bản lần đầu tại Đại học Bang Michigan. Tái xuất bản trên trang Futurity.org theo giấy phép 4.0 của Creative Commons.
( Đại kỷ nguyên )
Ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm, thậm chí nếu bạn không phải là người có thể tập trung nhận thức
Bạn không cần phải là một người có thể tập trung nhận thức một cách tự nhiên để gặt hái được những lợi ích về mặt cảm xúc từ thiền định.
Khi những nhà nghiên cứu ghi lại hoạt động của não bộ con người khi nhìn những bức ảnh gây rối trí ngay sau khi thiền định lần đầu tiên, thì hầu hết những ứng viên không thể tập trung nhận thức (mindful) đều có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của mình tương tự như những người có thể.
Yanli Lin, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Bang Michigan, điều tra viên chính của các nghiên cứu được công bố trên tờ Frontiers in Human Neuroscience, phát biểu: “Những phát hiện của chúng tôi không chỉ làm rõ rằng thiền định cải thiện sức khỏe cảm xúc, mà còn cho thấy người ta có thể đạt được những lợi ích này dẫu họ có khả năng tập trung nhận thức ‘tự nhiên’ hay không”. “Nó chỉ cần sự thực hành”.
Sự tập trung nhận thức (chánh niệm), sự nhận thức trong từng thời khắc của một người về suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc, đã được phổ biến trên khắp thế giới như là một phương pháp để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu người ta không có khả năng tập trung nhận thức một cách tự nhiên? Liệu họ có thể trở thành như vậy bằng một cách dễ dàng là cứ cố gắng để sự tập trung nhận thức cao độ biến thành “trạng thái của tâm trí”. Hoặc phải thông qua một nỗ lực tập trung có chủ định như thiền?
Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu đánh giá sự tập trung nhận thức của 68 ứng viên bằng cách thực hiện cuộc khảo sát theo sự phê chuẩn của khoa học. Những ứng viên được phân ngẫu nhiên để tham gia thiền định có hướng dẫn qua âm thanh trong 18 phút hoặc nghe cuộc thuyết trình có kiểm soát về cách học một ngôn ngữ mới như thế nào, trước khi xem những tấm ảnh mang cảm xúc tiêu cực (như bức ảnh về một xác chết đẫm máu) trong khi hoạt động não của họ được ghi lại.
Những ứng viên thực hành thiền định – những người có sự tập trung nhận thức tự nhiên ở nhiều cấp bậc khác nhau – cho thấy có mức độ hoạt động “kiểm soát cảm xúc” của não bộ tương đương với những ai có mức độ tập trung nhận thức tự nhiên cao. Nói một cách khác cảm xúc não bộ của họ hồi phục nhanh chóng hơn khi xem những bức ảnh gây khó chịu, đặc biệt là kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra, một vài ứng viên được hướng dẫn rằng phải nhìn tấm ảnh ghê tởm đó “một cách tập trung nhận thức cao độ” (là phải đặt mình vào trạng thái tập trung nhận thức của tâm trí) trong khi một số ứng viên khác không được hướng dẫn phải làm như vậy. Thú vị thay, những người xem tấm ảnh “một cách tập trung nhận thức cao độ” không cho thấy có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn những người không được hướng dẫn.
Việc này khuyến cáo rằng đối với những ai không thực hành thiền, những lợi ích cảm xúc của sự tập trung nhận thức có thể được gặt hái tốt hơn thông qua thiền định, hơn là “ép buộc chúng” trở thành một trạng thái của tâm trí, theo Jason Moser, phó giáo sư tâm lý học lâm sàng và người đồng tác giả của nghiên cứu trên.
“Nếu bạn là người có sự tập trung nhận thức tự nhiên, và đi đến đâu bạn cũng nhận thức rất nhạy về mọi thứ xung quanh, điều ấy là tốt. Bạn tỏ rõ những cảm xúc của mình nhanh chóng”, ông nói.
“Nếu bạn không phải là người có sự tập trung nhận thức một cách tự nhiên, thì thiền định có thể làm cho bạn giống như người đi qua lại với một khả năng tập trung nhận thức cao. Nhưng với những người không thể tập trung nhận thức một cách tự nhiên và không bao giờ thiền định, lại cố ép bản thân phải tập trung nhận thức ‘trong một khoảng thời gian’ thì không có tác dụng. Bạn tốt nhất nên thiền định 20 phút đi”.
Bài viết này được xuất bản lần đầu tại Đại học Bang Michigan. Tái xuất bản trên trang Futurity.org theo giấy phép 4.0 của Creative Commons.
( Đại kỷ nguyên )