Tin nóng trong ngày
Ngũ Giác Ðài giảm nhẹ nghiêm trọng vụ tàu chiến suýt đụng tàu Trung Quốc
NGŨ GIÁC ÐÀI — Các giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói một vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc hôm 5 tháng 12 trong vùng Biển Ðông
Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington (phía trước). Phía sau là Tàu tuần dương có phi đạn dẫn đường USS Cowpens trong vùng Biển Ðông.
NGŨ GIÁC ÐÀI — Các giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói một vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc hôm 5 tháng 12 trong vùng Biển Ðông đã được giải quyết bằng cách thức chuyên nghiệp và đúng thông lệ. Ngũ giác đài hạ giảm tầm quan trọng của các tin tức nói rằng vụ này gia tăng căng thẳng giữa quân đội hai nước. Từ Ngũ giác đài, Thông tín viên Luis Ramirez của đài VOA có bài tường trình sau đây.
Các giới chức nói rằng vụ tàu chiến suýt đụng nhau xảy ra hôm 5 tháng 12, nhưng phải mấy ngày sau khi truyền thông loan tải tin tức đó thì họ mới lên tiếng về vụ việc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Ðại tá Lục quân Steve Warren nói với các phóng viên báo chí rằng vụ này không châm ngòi cho một chuyện gì to lớn.
"Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng đó là chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển. Tôi không tin là căng thẳng tăng cao. Tôi có thể nói với qúy vị rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này nói một cách tổng quát được giải quyết một cách chuyên nghiệp."
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết một chiếc tàu của Trung Quốc đã cắt ngang đường đi của chiếc USS Cowpens, một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang hoạt động trong vùng Biển Ðông. Chiếc tàu của Trung Quốc lúc đó đang đi cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, mà tin tức nói là tàu của Mỹ đang theo dõi.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế, và hai bên đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Vụ suýt đụng tàu này xảy ra giữa lúc căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra quyết đoán về sức mạnh hải quân và những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Các giới chức Hoa Kỳ đang trả lời một cách thận trọng bởi vì khả năng tính toán lầm là rất đáng kể, và những tai nạn trong quá khứ từng dẫn đến bạo động. Nhà phân tích quốc phòng Tim Brown của tổ chức globalsecurity.org nhớ lại vụ đụng nhau trên không năm 2001 giữa một máy bay do thám của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc ở Ðảo Hải Nam đã làm bùng lên những vụ tấn công nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
"Vụ này không tăng lên đến mức đó, nhưng nó cho thấy Trung Quốc ngày càng muốn tỏ thái độ có thể mang tính cách bất cẩn.”
Vụ suýt đụng nhau trên biển này giống với những vụ thường thấy trong Chiến tranh Lạnh giữa tàu của Mỹ và Liên Xô. Ông Brown nói điểm khác biệt chính là Hoa Kỳ và Liên Xô đã có thỏa thuận cam kết không để cho những tai nạn đó leo thang thành chiến tranh.
"Theo những gì tôi biết được thì giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có một sự thoả thuận như vậy."
Bắc Kinh gần đây đã đơn phương lập một vùng phòng không bao phủ nhiều khu vực ở Biển Ðông Trung Hoa, nơi Bắc Kinh có những tranh chấp về chủ quyền đối với một số hải đảo với Nhật Bản. Trung Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu tất cả máy bay vào khu vực này phải khai báo nhận dạng và kế hoạch bay để xin quân đội Trung Quốc cho phép.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác nói rằng họ không làm theo đòi hỏi của Trung Quốc.
Các giới chức nói rằng vụ tàu chiến suýt đụng nhau xảy ra hôm 5 tháng 12, nhưng phải mấy ngày sau khi truyền thông loan tải tin tức đó thì họ mới lên tiếng về vụ việc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Ðại tá Lục quân Steve Warren nói với các phóng viên báo chí rằng vụ này không châm ngòi cho một chuyện gì to lớn.
"Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng đó là chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển. Tôi không tin là căng thẳng tăng cao. Tôi có thể nói với qúy vị rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này nói một cách tổng quát được giải quyết một cách chuyên nghiệp."
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết một chiếc tàu của Trung Quốc đã cắt ngang đường đi của chiếc USS Cowpens, một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang hoạt động trong vùng Biển Ðông. Chiếc tàu của Trung Quốc lúc đó đang đi cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, mà tin tức nói là tàu của Mỹ đang theo dõi.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế, và hai bên đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Vụ suýt đụng tàu này xảy ra giữa lúc căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra quyết đoán về sức mạnh hải quân và những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Các giới chức Hoa Kỳ đang trả lời một cách thận trọng bởi vì khả năng tính toán lầm là rất đáng kể, và những tai nạn trong quá khứ từng dẫn đến bạo động. Nhà phân tích quốc phòng Tim Brown của tổ chức globalsecurity.org nhớ lại vụ đụng nhau trên không năm 2001 giữa một máy bay do thám của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc ở Ðảo Hải Nam đã làm bùng lên những vụ tấn công nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
"Vụ này không tăng lên đến mức đó, nhưng nó cho thấy Trung Quốc ngày càng muốn tỏ thái độ có thể mang tính cách bất cẩn.”
Vụ suýt đụng nhau trên biển này giống với những vụ thường thấy trong Chiến tranh Lạnh giữa tàu của Mỹ và Liên Xô. Ông Brown nói điểm khác biệt chính là Hoa Kỳ và Liên Xô đã có thỏa thuận cam kết không để cho những tai nạn đó leo thang thành chiến tranh.
"Theo những gì tôi biết được thì giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có một sự thoả thuận như vậy."
Bắc Kinh gần đây đã đơn phương lập một vùng phòng không bao phủ nhiều khu vực ở Biển Ðông Trung Hoa, nơi Bắc Kinh có những tranh chấp về chủ quyền đối với một số hải đảo với Nhật Bản. Trung Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu tất cả máy bay vào khu vực này phải khai báo nhận dạng và kế hoạch bay để xin quân đội Trung Quốc cho phép.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác nói rằng họ không làm theo đòi hỏi của Trung Quốc.
VOA
Bàn ra tán vào (3)
dan viet
Đừng chẻ sợi tóc làm tư nha bạn. Chủ trương đã nêu rỏ rồi. Đảng Dân Chủ Xã Hội đấu tranh cho tự do dân chủ đa nguyên và quan trọng nhất là Tam Quyền Phân Lập.
----------------------------------------------------------------------------------
SR
Đây là ĐỔI MỚI TẬP HAI.....
ĐA NGUYÊN CỨU ĐẢNG chẳng ai lạ gì
----------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Nhơn
Chẳng đặng đừng, xin ghi lại đôi câu:
" Non sông dễ đổi - Bản tính khó dời "
VC nằm vùng tự thân mang hai từng nghiệp chướng:
Một là: Nghiệp cọng sản lưu manh độc ác
Hai là: Nghiệp làm phản sớm đầu, tối đánh
Nghiệp cọng sản vương mang, đeo đẳng
Cọng sản huờn cọng sản
----------------------------------------------------------------------------------
Ngũ Giác Ðài giảm nhẹ nghiêm trọng vụ tàu chiến suýt đụng tàu Trung Quốc
NGŨ GIÁC ÐÀI — Các giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói một vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc hôm 5 tháng 12 trong vùng Biển Ðông
Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington (phía trước). Phía sau là Tàu tuần dương có phi đạn dẫn đường USS Cowpens trong vùng Biển Ðông.
NGŨ GIÁC ÐÀI — Các giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói một vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc hôm 5 tháng 12 trong vùng Biển Ðông đã được giải quyết bằng cách thức chuyên nghiệp và đúng thông lệ. Ngũ giác đài hạ giảm tầm quan trọng của các tin tức nói rằng vụ này gia tăng căng thẳng giữa quân đội hai nước. Từ Ngũ giác đài, Thông tín viên Luis Ramirez của đài VOA có bài tường trình sau đây.
Các giới chức nói rằng vụ tàu chiến suýt đụng nhau xảy ra hôm 5 tháng 12, nhưng phải mấy ngày sau khi truyền thông loan tải tin tức đó thì họ mới lên tiếng về vụ việc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Ðại tá Lục quân Steve Warren nói với các phóng viên báo chí rằng vụ này không châm ngòi cho một chuyện gì to lớn.
"Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng đó là chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển. Tôi không tin là căng thẳng tăng cao. Tôi có thể nói với qúy vị rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này nói một cách tổng quát được giải quyết một cách chuyên nghiệp."
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết một chiếc tàu của Trung Quốc đã cắt ngang đường đi của chiếc USS Cowpens, một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang hoạt động trong vùng Biển Ðông. Chiếc tàu của Trung Quốc lúc đó đang đi cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, mà tin tức nói là tàu của Mỹ đang theo dõi.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế, và hai bên đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Vụ suýt đụng tàu này xảy ra giữa lúc căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra quyết đoán về sức mạnh hải quân và những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Các giới chức Hoa Kỳ đang trả lời một cách thận trọng bởi vì khả năng tính toán lầm là rất đáng kể, và những tai nạn trong quá khứ từng dẫn đến bạo động. Nhà phân tích quốc phòng Tim Brown của tổ chức globalsecurity.org nhớ lại vụ đụng nhau trên không năm 2001 giữa một máy bay do thám của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc ở Ðảo Hải Nam đã làm bùng lên những vụ tấn công nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
"Vụ này không tăng lên đến mức đó, nhưng nó cho thấy Trung Quốc ngày càng muốn tỏ thái độ có thể mang tính cách bất cẩn.”
Vụ suýt đụng nhau trên biển này giống với những vụ thường thấy trong Chiến tranh Lạnh giữa tàu của Mỹ và Liên Xô. Ông Brown nói điểm khác biệt chính là Hoa Kỳ và Liên Xô đã có thỏa thuận cam kết không để cho những tai nạn đó leo thang thành chiến tranh.
"Theo những gì tôi biết được thì giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có một sự thoả thuận như vậy."
Bắc Kinh gần đây đã đơn phương lập một vùng phòng không bao phủ nhiều khu vực ở Biển Ðông Trung Hoa, nơi Bắc Kinh có những tranh chấp về chủ quyền đối với một số hải đảo với Nhật Bản. Trung Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu tất cả máy bay vào khu vực này phải khai báo nhận dạng và kế hoạch bay để xin quân đội Trung Quốc cho phép.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác nói rằng họ không làm theo đòi hỏi của Trung Quốc.
Các giới chức nói rằng vụ tàu chiến suýt đụng nhau xảy ra hôm 5 tháng 12, nhưng phải mấy ngày sau khi truyền thông loan tải tin tức đó thì họ mới lên tiếng về vụ việc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Ðại tá Lục quân Steve Warren nói với các phóng viên báo chí rằng vụ này không châm ngòi cho một chuyện gì to lớn.
"Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng đó là chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển. Tôi không tin là căng thẳng tăng cao. Tôi có thể nói với qúy vị rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này nói một cách tổng quát được giải quyết một cách chuyên nghiệp."
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết một chiếc tàu của Trung Quốc đã cắt ngang đường đi của chiếc USS Cowpens, một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang hoạt động trong vùng Biển Ðông. Chiếc tàu của Trung Quốc lúc đó đang đi cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, mà tin tức nói là tàu của Mỹ đang theo dõi.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế, và hai bên đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Vụ suýt đụng tàu này xảy ra giữa lúc căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra quyết đoán về sức mạnh hải quân và những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Các giới chức Hoa Kỳ đang trả lời một cách thận trọng bởi vì khả năng tính toán lầm là rất đáng kể, và những tai nạn trong quá khứ từng dẫn đến bạo động. Nhà phân tích quốc phòng Tim Brown của tổ chức globalsecurity.org nhớ lại vụ đụng nhau trên không năm 2001 giữa một máy bay do thám của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc ở Ðảo Hải Nam đã làm bùng lên những vụ tấn công nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
"Vụ này không tăng lên đến mức đó, nhưng nó cho thấy Trung Quốc ngày càng muốn tỏ thái độ có thể mang tính cách bất cẩn.”
Vụ suýt đụng nhau trên biển này giống với những vụ thường thấy trong Chiến tranh Lạnh giữa tàu của Mỹ và Liên Xô. Ông Brown nói điểm khác biệt chính là Hoa Kỳ và Liên Xô đã có thỏa thuận cam kết không để cho những tai nạn đó leo thang thành chiến tranh.
"Theo những gì tôi biết được thì giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có một sự thoả thuận như vậy."
Bắc Kinh gần đây đã đơn phương lập một vùng phòng không bao phủ nhiều khu vực ở Biển Ðông Trung Hoa, nơi Bắc Kinh có những tranh chấp về chủ quyền đối với một số hải đảo với Nhật Bản. Trung Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu tất cả máy bay vào khu vực này phải khai báo nhận dạng và kế hoạch bay để xin quân đội Trung Quốc cho phép.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác nói rằng họ không làm theo đòi hỏi của Trung Quốc.
VOA