Sức khỏe và đời sống
Ngủ Trưa Giúp Giảm Nguy Cơ Cao Huyết Áp
Một giấc ngủ ngắn giữa trưa không chỉ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng, cải thiện tâm trạng mà còn làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
Một giấc ngủ ngắn giữa trưa không chỉ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng, cải thiện tâm trạng mà còn làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
Manolis Kallistratos và các cộng sự tại tại Bệnh viện đa khoa Asklepieion ở Voula, Hy Lạp, tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc ngủ trưa và tình trạng huyết áp của con người. Họ theo dõi 212 tình nguyện viên có mức huyết áp tâm thu [áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp] trung bình là 129,9 mm Hg. Những người tham gia ở độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Gần một phần tư trong số họ hút thuốc hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, một người bị huyết áp cao nếu chỉ số huyết áp tâm thu là 140 mm Hg hoặc cao hơn, và chỉ số huyết áp tâm trương [áp lực của máu lên thành động mạch giữa các lần tim co bóp] từ 90 mm Hg trở lên. Huyết áp cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ, bệnh thận, mất trí nhớ…
Kallistratos chia các tình nguyện viên thành hai nhóm, một nhóm ngủ trưa đều đặn hằng ngày và nhóm còn lại không ngủ trưa. Để có được số đo huyết áp chính xác từ những người tham gia trong suốt cả ngày, các nhà khoa học yêu cầu họ đeo các thiết bị theo dõi huyết áp lưu động.
Trong quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bao gồm tuổi tác, giới tính, lối sống và loại thuốc thường sử dụng. Không có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng người tham gia dùng thuốc huyết áp ở hai nhóm.
Kết quả cho thấy, những người ngủ trưa có huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 5,3 mm Hg, hiệu quả tương tự những người uống thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian ngủ trưa và huyết áp. Cụ thể là cứ mỗi 60 phút ngủ trưa, huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 3 mm Hg.
“Giấc ngủ trưa dường như làm giảm mức huyết áp ở cùng mức độ so với những thay đổi lối sống khác. Ví dụ, chế độ ăn giảm tiêu thụ muối và rượu có thể hạ thấp huyết áp xuống từ 3 đến 5 mmHg”, Kallistratos cho biết.
Kallistratos đã trình bày phát hiện mới tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 68 do Đại học Tim mạch Mỹ tổ chức. “Những phát hiện này rất quan trọng, bởi vì huyết áp giảm xuống 2 mmHg có thể hạ thấp nguy cơ tai biến tim mạch, chẳng hạn như đau tim lên tới 10%. Vì vậy, ngủ trưa là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao. Đây là thói quen có thể học được và không tốn kém gì”, Kallistratos nhận định.
“Chúng tôi không khuyến khích mọi người ngủ nhiều giờ đồng hồ vào buổi trưa, nhưng họ không nên cảm thấy tội lỗi nếu có thể chợp mắt một chút vì lợi ích sức khỏe tiềm năng”, Kallistratos nói.
Phạm Nhật (Medical News Today)
Hoang Pham chuyen
Ngủ Trưa Giúp Giảm Nguy Cơ Cao Huyết Áp
Một giấc ngủ ngắn giữa trưa không chỉ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng, cải thiện tâm trạng mà còn làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
Một giấc ngủ ngắn giữa trưa không chỉ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng, cải thiện tâm trạng mà còn làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
Manolis Kallistratos và các cộng sự tại tại Bệnh viện đa khoa Asklepieion ở Voula, Hy Lạp, tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc ngủ trưa và tình trạng huyết áp của con người. Họ theo dõi 212 tình nguyện viên có mức huyết áp tâm thu [áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp] trung bình là 129,9 mm Hg. Những người tham gia ở độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Gần một phần tư trong số họ hút thuốc hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, một người bị huyết áp cao nếu chỉ số huyết áp tâm thu là 140 mm Hg hoặc cao hơn, và chỉ số huyết áp tâm trương [áp lực của máu lên thành động mạch giữa các lần tim co bóp] từ 90 mm Hg trở lên. Huyết áp cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ, bệnh thận, mất trí nhớ…
Kallistratos chia các tình nguyện viên thành hai nhóm, một nhóm ngủ trưa đều đặn hằng ngày và nhóm còn lại không ngủ trưa. Để có được số đo huyết áp chính xác từ những người tham gia trong suốt cả ngày, các nhà khoa học yêu cầu họ đeo các thiết bị theo dõi huyết áp lưu động.
Trong quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bao gồm tuổi tác, giới tính, lối sống và loại thuốc thường sử dụng. Không có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng người tham gia dùng thuốc huyết áp ở hai nhóm.
Kết quả cho thấy, những người ngủ trưa có huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 5,3 mm Hg, hiệu quả tương tự những người uống thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian ngủ trưa và huyết áp. Cụ thể là cứ mỗi 60 phút ngủ trưa, huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 3 mm Hg.
“Giấc ngủ trưa dường như làm giảm mức huyết áp ở cùng mức độ so với những thay đổi lối sống khác. Ví dụ, chế độ ăn giảm tiêu thụ muối và rượu có thể hạ thấp huyết áp xuống từ 3 đến 5 mmHg”, Kallistratos cho biết.
Kallistratos đã trình bày phát hiện mới tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 68 do Đại học Tim mạch Mỹ tổ chức. “Những phát hiện này rất quan trọng, bởi vì huyết áp giảm xuống 2 mmHg có thể hạ thấp nguy cơ tai biến tim mạch, chẳng hạn như đau tim lên tới 10%. Vì vậy, ngủ trưa là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao. Đây là thói quen có thể học được và không tốn kém gì”, Kallistratos nhận định.
“Chúng tôi không khuyến khích mọi người ngủ nhiều giờ đồng hồ vào buổi trưa, nhưng họ không nên cảm thấy tội lỗi nếu có thể chợp mắt một chút vì lợi ích sức khỏe tiềm năng”, Kallistratos nói.
Phạm Nhật (Medical News Today)
Hoang Pham chuyen