Sức khỏe và đời sống
Ngủ dậy vẹo cổ phải làm sao?
Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Sự đau nhức càng tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau. Nếu có những biểu hiện đó, rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm.
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, gối đầuquá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó chịu này, trước tiên bạn phải hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau đây:
Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ: trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa thêm một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu
.
Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai: để xác định được các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút. Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong năm giây, nghỉ hai giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành chừng 3 – 4 lần như vậy là được. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.
- Tiếp theo, dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn) day ấn huyệt lạc chẩm
trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm: ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay hai và ba, trên khớp xương bàn - ngón 0,5 thốn (1 thốn bằng 2,2cm, khoảng một đốt ngón tay), khi ấn có cảm giác đau tức nhất. Huyệt vị này còn có tên gọi là hạn cường, là kỳ huyệt, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay... Vì là huyệt hết sức hữu hiệu trong trị liệu chứng vẹo cổ nên được gọi là huyệt lạc chẩm. Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5-1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như điện giật lan tới mút ngón tay.
Chứng vẹo cổ sau ngủ dậy, khi phát hiện, cần chữa trị ngay, nếu không có thể thành di chứng đau cổ, vẹo cổ, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này. Thực tế cho thấy nhiều người hoàn toàn có thể tránh được di chứng nếu biết day huyệt. Bạn chỉ áp dụng thủ pháp trị liệu như đã mô tả ở trên chừng 3-4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ, hoặc ít nhất cũng giúp bệnh trạng thuyên giảm nhiều.
Người bệnh phải tuyệt đối nghỉ ngơi .Nếu cần có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin hoặc các thuốc giảm đau và chống viêm không steroid kết hợp.
Về Đông Y có hai bài thuốc trị vẹo cổ sau đây:
Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g,xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu hiệu quả không rõ rệt thì đi khám bác sĩ để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.
Biện pháp tránh chứng bệnh vẹo cổ
- Không nên gối đầu quá cao khi ngủ.
- Không nên ngồi một chỗ quá 45 phút.
- Nếu là nhân viên văn phòng nệntập thể dục tại nơi làm việc bằng các động tác nhẹ nhàng như vận động, đi lại, vươn vai.
- Ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tránh nghiêng cổ lâu về một phía.
- Bổ sung các vitamin B, C, E.
( Tuong Giang chuyển )
Ngủ dậy vẹo cổ phải làm sao?
Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Sự đau nhức càng tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau. Nếu có những biểu hiện đó, rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm.
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, gối đầuquá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó chịu này, trước tiên bạn phải hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau đây:
Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ: trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa thêm một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu
.
Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai: để xác định được các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút. Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong năm giây, nghỉ hai giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành chừng 3 – 4 lần như vậy là được. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.
- Tiếp theo, dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn) day ấn huyệt lạc chẩm
trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm: ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay hai và ba, trên khớp xương bàn - ngón 0,5 thốn (1 thốn bằng 2,2cm, khoảng một đốt ngón tay), khi ấn có cảm giác đau tức nhất. Huyệt vị này còn có tên gọi là hạn cường, là kỳ huyệt, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay... Vì là huyệt hết sức hữu hiệu trong trị liệu chứng vẹo cổ nên được gọi là huyệt lạc chẩm. Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5-1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như điện giật lan tới mút ngón tay.
Chứng vẹo cổ sau ngủ dậy, khi phát hiện, cần chữa trị ngay, nếu không có thể thành di chứng đau cổ, vẹo cổ, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này. Thực tế cho thấy nhiều người hoàn toàn có thể tránh được di chứng nếu biết day huyệt. Bạn chỉ áp dụng thủ pháp trị liệu như đã mô tả ở trên chừng 3-4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ, hoặc ít nhất cũng giúp bệnh trạng thuyên giảm nhiều.
Người bệnh phải tuyệt đối nghỉ ngơi .Nếu cần có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin hoặc các thuốc giảm đau và chống viêm không steroid kết hợp.
Về Đông Y có hai bài thuốc trị vẹo cổ sau đây:
Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g,xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu hiệu quả không rõ rệt thì đi khám bác sĩ để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.
Biện pháp tránh chứng bệnh vẹo cổ
- Không nên gối đầu quá cao khi ngủ.
- Không nên ngồi một chỗ quá 45 phút.
- Nếu là nhân viên văn phòng nệntập thể dục tại nơi làm việc bằng các động tác nhẹ nhàng như vận động, đi lại, vươn vai.
- Ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tránh nghiêng cổ lâu về một phía.
- Bổ sung các vitamin B, C, E.
( Tuong Giang chuyển )