Tham Khảo
Người Buôn Gió - Chính quyền cố ý gây ra lũ lụt miền Trung để xóa nợ vụ Formosa
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động cứu trợ tấp nập dồn dập một cách hình thức cho những nạn nhân bão lũ. Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với lý do ưu tiên cho khắc phục,
Sau lũ chuyện Formosa hoà cả làng?
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động
cứu trợ tấp nập dồn dập một cách hình thức cho những nạn nhân bão lũ.
Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với
lý do ưu tiên cho khắc phục, xử lý bão lụt. Một
kiểu ăn cắp, phá hoại xong lợi dụng thời tiết để đốt nhà phi tang. Có lẽ
vì thế nên các lãnh đạo cộng sản VN cấp cao bình thản trong cơn lũ này,
vì họ đã tính trước mọi đường.
Trong cơn lũ lớn diễn ra ở miền Trung, số người chết liên tiếp tăng cao
từ 5 người ban đầu đến mầy chục người vào hai hôm sau. Những hình ảnh
tang thương của người dân xuất hiện đầy trên mạng. Khiến nhiều người đấu
tranh dân chủ đưa ra những lời kêu gọi vận động ủng hộ cứu trợ cho
nhân dân miền Trung bị lũ lụt.
Mãi đến ngày 16 tháng 10 mới có công điện của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khi trận lũ đã diễn ra được mấy ngày và đã có thiệt hại lớn về người
và của.
Một điều rất lạ là bỗng nhiên lũ đến, không thấy những cảnh báo hay
những buổi họp để phòng chống lũ. Khi các báo chí đưa tin rầm rộ là lúc
lũ đang hoành hành. Vậy trước đó các dự báo của trung tâm thuỷ văn về
cơn mưa lũ này ở đâu, chúng có hay không, liệu chúng có nhưng vì lý do
nào đó người ta ỉm đi. Hoặc chẳng hề có bản dự báo nào về cơn lũ này cả.
Thêm một điều rất lạ nữa, là dường như các lãnh đạo cao cấp không hề
ngạc nhiên về cơn lũ này. Trong cơn lũ trung ương 4 khoá 12 vẫn họp bình
thường bàn về tồn vong của đảng, sau cơn lũ thì các lãnh đạo như chủ
tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, tổng bí thư điềm nhiên đi làm
những việc của họ như dự khai trương, kỷ niệm, lễ hội, nói chuyện cử tri
về nghị quyết xây dưng đảng...
Tại sao một cơn lũ lớn và tác hại nghiêm trọng mà lãnh đạo cao cấp của
ĐCSVN không hề bị động, trái lại họ thản nhiên như không.?
Giả thiết nào để giải thích cho thái độ của họ.?
Hơn 20 người chết và con số chưa được thống kê tiếp. Đây không phải là
chuyện nhỏ để các lãnh đạo cấp cao của đảng không quan tâm. Chỉ có họ cố
tình không quan tâm mà thôi. Dường như những nhà lãnh đạo cộng sản VN
đều biết được cơn lũ sẽ xảy ra, nên thái độ của họ mới bình thản đón
nhận với thái độ như vậy.
Nếu nó xảy ra đột ngột, chắc hẳn những người lãnh đạo ở chức vụ chủ
chốt đã ngay lập tức lên tiếng hoặc làm gì đó để đối phó ngăn ngừa thảm
hoạ. Chỉ một chiếc xe sang đeo biển xanh , một vụ cưỡng chế quán cà phê,
một bài báo trên mạng...tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ
tịch nước đều biết ngay và có phản ứng ngay tức khắc để được thiên hạ
tung hô là sát sao, gần dân, quan tâm đến những việc nhỏ nhất trong dân.
Không có thể việc việc thiên tai chết người như thế mà lãnh đạo cao cấp
bàng quan. Các lãnh đạo học rất nhanh những hành động của các nguyên
thủ các nước mà dân khen ngợi như đi ăn quán bình dân, tự tay móc túi
giả tiền...lẽ nào không học cách mà các nguyên thủ ở các quốc gia khác
xử lý với những thảm hoạ thiên tai.
Dường như tất cả bọn họ đều biết sẽ có cơn lũ này, và họ sắp xếp sẵn cho
mình những chương trình làm việc khác để lấy cớ tôi đang bận rộn với
chương trình sắp sẵn. Một giải thích rất yếu về sự không làm gì của họ
với cơn lũ, nhưng thà miễn cưỡng, gượng gạo thế còn hơn không có lý do
gì.
Lũ sẽ chồng lũ, thuỷ điện xả lũ, bão đến...một lượng nước khổng lồ thi
nhau đổ xuống miền Trung. Tan hoang và thảm hại lan tràn là điều tất sẽ
đến. Lúc đó các nhà lãnh đạo sẽ vào cuộc chỉ đạo xử lý hậu quả cơn lũ.
Cả xã hội quay cuồng theo những đau thương của thiên tai chút xuống,
những bài báo nức nở nghẹn ngào, những chương trình cứu trợ mọc lên như
nấm....tất cả những thứ đó tổng hợp lại sẽ thành một cơn lũ lớn cuốn
trôi những gì Formosa gây ra.
Có thể nói việc kết luận lãnh đạo đảng CSVN biết trước và chủ động cho
xả lũ là để lấp liếm đi sự kiện Formosa, lời kết luận ấy là suy diễn.
Nhưng việc các lãnh đạo cộng sản bình thản như biết trước, việc sau cơn
bão lũ này chuyện Formosa bị nhạt nhoà đi là những dấu hiệu hiển nhiên
có thật. Trước những dấu hiệu có thật liên quan chặt chẽ đến nhau, thì
việc kết luận lãnh đạo ĐCSVN có âm mưu liên quan thảm hoạ lũ lụt này,
không phải là suy diễn vô căn cứ.
Ngày 17 tháng 10 gặp cử tri Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không
hề đả động chuyện lũ lụt đang xảy ra ở miền Trung. Đã thế ông ta còn
tranh thủ bào chữa cho Formosa với các cử tri, theo kiểu ví dụ, ở Hà
Nội không có Formosa cá vẫn chết đó thôi. Việc xả phế thải ở đâu cũng
có, không cứ gì ngoài biển. Cái cách lý luận của ông Trọng khiến người
ta phải nghĩ chuyện ô nhiễm còn có thể ở nơi khác, nguyên nhân khác chứ
không hẳn chỉ là Formosa. Lý lẽ ấy chủ ý muốnmũi dùi dư luận đang chú ý
vào Formosa phải phân vân. Đây là cách làm loãng dư luận mà ông tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng để bao biện cho Formosa.
Khi một đầu đảng gộc đã làm loãng dư luận như vậy để gỡ cho Formosa khỏi
bị sự tấn công của dư luận, thì việc chủ ý để cho bão lũ bất chợt đổ
xuống đầu dân chúng quanh vùng Formosa ở như mấy ngày qua. Hoàn toàn là
khả năng cố ý của lãnh đạo đảng CSVN cấp cao. Trước đây đã có cán bộ cho
rằng Hà Tĩnh , Quảng Bình cần bão lũ để xua tan độc Formosa đã thải ra
trên vùng biển địa phận này.
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động cứu trợ tấp nập dồn dập một cách
hình thức cho những nạn nhân bão lũ. Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi
bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với lý do ưu tiên cho khắc phục, xử lý
bão lụt. Ít nhất phải vài tháng trôi đi, lúc đó những thiệt hại của
người dân do Formosa xả độc gây nên sẽ bị đảng CSVN nhập nhèm nại cớ
không xác định được nguyên nhân do bão lũ hay do Formosa gây ra.
Cuối cùng việc Formosa có khi lại là con bài để cộng sản Việt Nam xoá
món nợ mà Formosa gây ra, bằng cách xả lũ bất ngờ khi cơn bão sắp đến.
Một kiểu ăn cắp, phá hoại xong lợi dụng thời tiết để đốt nhà phi tang.
Có lẽ vì thế nên các lãnh đạo cộng sản VN cấp cao bình thản trong cơn lũ này, vì họ đã tính trước mọi đường.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người Buôn Gió - Chính quyền cố ý gây ra lũ lụt miền Trung để xóa nợ vụ Formosa
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động cứu trợ tấp nập dồn dập một cách hình thức cho những nạn nhân bão lũ. Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với lý do ưu tiên cho khắc phục,
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động
cứu trợ tấp nập dồn dập một cách hình thức cho những nạn nhân bão lũ.
Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với
lý do ưu tiên cho khắc phục, xử lý bão lụt. Một
kiểu ăn cắp, phá hoại xong lợi dụng thời tiết để đốt nhà phi tang. Có lẽ
vì thế nên các lãnh đạo cộng sản VN cấp cao bình thản trong cơn lũ này,
vì họ đã tính trước mọi đường.
Trong cơn lũ lớn diễn ra ở miền Trung, số người chết liên tiếp tăng cao
từ 5 người ban đầu đến mầy chục người vào hai hôm sau. Những hình ảnh
tang thương của người dân xuất hiện đầy trên mạng. Khiến nhiều người đấu
tranh dân chủ đưa ra những lời kêu gọi vận động ủng hộ cứu trợ cho
nhân dân miền Trung bị lũ lụt.
Mãi đến ngày 16 tháng 10 mới có công điện của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khi trận lũ đã diễn ra được mấy ngày và đã có thiệt hại lớn về người
và của.
Một điều rất lạ là bỗng nhiên lũ đến, không thấy những cảnh báo hay
những buổi họp để phòng chống lũ. Khi các báo chí đưa tin rầm rộ là lúc
lũ đang hoành hành. Vậy trước đó các dự báo của trung tâm thuỷ văn về
cơn mưa lũ này ở đâu, chúng có hay không, liệu chúng có nhưng vì lý do
nào đó người ta ỉm đi. Hoặc chẳng hề có bản dự báo nào về cơn lũ này cả.
Thêm một điều rất lạ nữa, là dường như các lãnh đạo cao cấp không hề
ngạc nhiên về cơn lũ này. Trong cơn lũ trung ương 4 khoá 12 vẫn họp bình
thường bàn về tồn vong của đảng, sau cơn lũ thì các lãnh đạo như chủ
tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, tổng bí thư điềm nhiên đi làm
những việc của họ như dự khai trương, kỷ niệm, lễ hội, nói chuyện cử tri
về nghị quyết xây dưng đảng...
Tại sao một cơn lũ lớn và tác hại nghiêm trọng mà lãnh đạo cao cấp của
ĐCSVN không hề bị động, trái lại họ thản nhiên như không.?
Giả thiết nào để giải thích cho thái độ của họ.?
Hơn 20 người chết và con số chưa được thống kê tiếp. Đây không phải là
chuyện nhỏ để các lãnh đạo cấp cao của đảng không quan tâm. Chỉ có họ cố
tình không quan tâm mà thôi. Dường như những nhà lãnh đạo cộng sản VN
đều biết được cơn lũ sẽ xảy ra, nên thái độ của họ mới bình thản đón
nhận với thái độ như vậy.
Nếu nó xảy ra đột ngột, chắc hẳn những người lãnh đạo ở chức vụ chủ
chốt đã ngay lập tức lên tiếng hoặc làm gì đó để đối phó ngăn ngừa thảm
hoạ. Chỉ một chiếc xe sang đeo biển xanh , một vụ cưỡng chế quán cà phê,
một bài báo trên mạng...tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ
tịch nước đều biết ngay và có phản ứng ngay tức khắc để được thiên hạ
tung hô là sát sao, gần dân, quan tâm đến những việc nhỏ nhất trong dân.
Không có thể việc việc thiên tai chết người như thế mà lãnh đạo cao cấp
bàng quan. Các lãnh đạo học rất nhanh những hành động của các nguyên
thủ các nước mà dân khen ngợi như đi ăn quán bình dân, tự tay móc túi
giả tiền...lẽ nào không học cách mà các nguyên thủ ở các quốc gia khác
xử lý với những thảm hoạ thiên tai.
Dường như tất cả bọn họ đều biết sẽ có cơn lũ này, và họ sắp xếp sẵn cho
mình những chương trình làm việc khác để lấy cớ tôi đang bận rộn với
chương trình sắp sẵn. Một giải thích rất yếu về sự không làm gì của họ
với cơn lũ, nhưng thà miễn cưỡng, gượng gạo thế còn hơn không có lý do
gì.
Lũ sẽ chồng lũ, thuỷ điện xả lũ, bão đến...một lượng nước khổng lồ thi
nhau đổ xuống miền Trung. Tan hoang và thảm hại lan tràn là điều tất sẽ
đến. Lúc đó các nhà lãnh đạo sẽ vào cuộc chỉ đạo xử lý hậu quả cơn lũ.
Cả xã hội quay cuồng theo những đau thương của thiên tai chút xuống,
những bài báo nức nở nghẹn ngào, những chương trình cứu trợ mọc lên như
nấm....tất cả những thứ đó tổng hợp lại sẽ thành một cơn lũ lớn cuốn
trôi những gì Formosa gây ra.
Có thể nói việc kết luận lãnh đạo đảng CSVN biết trước và chủ động cho
xả lũ là để lấp liếm đi sự kiện Formosa, lời kết luận ấy là suy diễn.
Nhưng việc các lãnh đạo cộng sản bình thản như biết trước, việc sau cơn
bão lũ này chuyện Formosa bị nhạt nhoà đi là những dấu hiệu hiển nhiên
có thật. Trước những dấu hiệu có thật liên quan chặt chẽ đến nhau, thì
việc kết luận lãnh đạo ĐCSVN có âm mưu liên quan thảm hoạ lũ lụt này,
không phải là suy diễn vô căn cứ.
Ngày 17 tháng 10 gặp cử tri Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không
hề đả động chuyện lũ lụt đang xảy ra ở miền Trung. Đã thế ông ta còn
tranh thủ bào chữa cho Formosa với các cử tri, theo kiểu ví dụ, ở Hà
Nội không có Formosa cá vẫn chết đó thôi. Việc xả phế thải ở đâu cũng
có, không cứ gì ngoài biển. Cái cách lý luận của ông Trọng khiến người
ta phải nghĩ chuyện ô nhiễm còn có thể ở nơi khác, nguyên nhân khác chứ
không hẳn chỉ là Formosa. Lý lẽ ấy chủ ý muốnmũi dùi dư luận đang chú ý
vào Formosa phải phân vân. Đây là cách làm loãng dư luận mà ông tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng để bao biện cho Formosa.
Khi một đầu đảng gộc đã làm loãng dư luận như vậy để gỡ cho Formosa khỏi
bị sự tấn công của dư luận, thì việc chủ ý để cho bão lũ bất chợt đổ
xuống đầu dân chúng quanh vùng Formosa ở như mấy ngày qua. Hoàn toàn là
khả năng cố ý của lãnh đạo đảng CSVN cấp cao. Trước đây đã có cán bộ cho
rằng Hà Tĩnh , Quảng Bình cần bão lũ để xua tan độc Formosa đã thải ra
trên vùng biển địa phận này.
Khi cơn lũ và cơn bão qua đi, hoạt động cứu trợ tấp nập dồn dập một cách
hình thức cho những nạn nhân bão lũ. Khi đó những lá đơn khiếu nại đòi
bồi thường Formosa sẽ bị gác lại với lý do ưu tiên cho khắc phục, xử lý
bão lụt. Ít nhất phải vài tháng trôi đi, lúc đó những thiệt hại của
người dân do Formosa xả độc gây nên sẽ bị đảng CSVN nhập nhèm nại cớ
không xác định được nguyên nhân do bão lũ hay do Formosa gây ra.
Cuối cùng việc Formosa có khi lại là con bài để cộng sản Việt Nam xoá
món nợ mà Formosa gây ra, bằng cách xả lũ bất ngờ khi cơn bão sắp đến.
Một kiểu ăn cắp, phá hoại xong lợi dụng thời tiết để đốt nhà phi tang.
Có lẽ vì thế nên các lãnh đạo cộng sản VN cấp cao bình thản trong cơn lũ này, vì họ đã tính trước mọi đường.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)