Kinh Khổ
Người Buôn Gió - Thái độ bán nước.
Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp trên đất
![]() |
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN |
Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali
hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp
trên đất Hoa Kỳ ai cũng thấy đó là hành động Hoa Kỳ muốn kéo các nước
Asean có lại gần nhau để đối phó với sự bành trướng gia tăng của Trung
Quốc tại biển Đông.
Đương nhiên Trung Quốc lo ngại trước việc này, thế nhưng thay vì phải
dè dặt quan sát các bước tiếp theo của hội nghị trên. Trung Quốc ráo
riết, trắng trợn có những hành động gây hấn gia tăng khi đưa vũ khí hạng
nặng như tên lửa, chiến đấu cơ ra các hòn đảo họ đang chiếm đóng trái
phép. Đồng thời còn khẩn trương biến những hòn đảo này thành căn cứ quân
sự.
Hành động của Trung Quốc như vậy có thể là manh động hay không.? Thực ra
là không, đó là hành động có tính toán hợp lý, bởi Trung Quốc biết rõ
Asean và Hoa Kỳ nếu có đạt được thoả thuận thì những thoả thuận đó cũng
khó trở thành hiện thực. Nguyên nhân là thái độ thực lòng của các nước
trong Asean. Trong đó có hai nước bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
nhiều nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Các nước còn lại quyền lợi va
chạm với Trung Quốc ở biển Đông ở mức độ vừa phải Brunay Malaisia . Đáng
chú ý là hai nước không có quyền lợi liên quan đến những xung đột ở
biển Đông như Lào, Cam Pốt đang có chiều hướng không muốn mất lòng Trung
Quốc.
Các tờ báo khác ở Phi đều liên tiếp đưa trên trang nhất những tít lớn
về tình hình biển Đông. Tờ Ngôi Sao Phi Luật Tân ngày 29 tháng 2 năm
2016 có bài viết trên trang nhất về cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng
ngoại giao Asean tổ chức tại Lào. Nhưng trái lại trên các trang nhất
của các tờ báo lớn Việt Nam thiếu vắng tin tức về hội nghị này.
Nhiều thứ cho thấy, chính thái độ của Việt Nam khiến Trung Quốc an tâm
tăng cường gia tăng gây hấn trên biển Đông. Dường như mọi thứ Việt Nam
đối phó với hành động của Trung Quốc đều ở mức độ trong vòng kiểm soát
của Trung Quốc. Những phản ứng Việt Nam chỉ là có lệ. Một cuộc biểu tình
phản dối Trung Quốc tại Manila của người Phi và người sinh Việt diễn ra
vào ngày 25 tháng 2 năm 2016. Nhưng trong đó 90 % người mặc áo quốc kỳ
Việt Nam là người dân nghèo Phi được phía Việt Nam thuê đóng giả làm
người Việt. Tất cả những chính khách của Phi cũng như những nhà quan sát
quốc tế đều bày tỏ sự thất vọng về cách tổ chức biểu tình của người
Việt Nam đã tham gia cuộc biểu tình trên.
Chính sách ngoại giao mà Việt Nam gọi là khéo léo giữ chủ quyền thực ra
là những trò gian vặt thể hiện đúng bản chất những người lãnh đạo Việt
Nam. Một mặt họ kích động, trông chờ người Phi dưới sự hỗ trợ của Hoa
Kỳ sẽ có những động thái mạnh mẽ khiến Trung Quốc phải e dè hoạt động
trên biển Đông. Mặt khác họ vẫn âm thầm đi lại với Trung Quốc để mong
mỏi được một sự thương hại của Trung Quốc với thái độ cầm chừng của
mình.
Người Phi khảng khái đưa Trung Quốc ra toàn án quốc tế, không chấp nhận
những gợi ý gặp gỡ ngoài lề tác động để Phi rút đơn kiện. Lãnh đạo
của Phi tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc kể cả họ yếu hơn
và nắm chắc phần thua. Những tin tức về biển Đông và quan điểm đấu tranh
rõ ràng của họ luôn được những tờ báo lớn nhất của Phi đưa trên trang
nhất hàng ngày.
Nhưng thái độ của Việt Nam thật đáng buồn thay. Mặc dù đại hội đảng
cộng sản 12 đã qua hơn một tháng, ngay sau khi đại hội đảng CSVN kết
thúc. Phái viên của Tập Cận Bình đã sang Việt Nam nghe thông báo kết quả
và trao đổi ý kiến lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng đúng lúc Trung Quốc
gia tăng gây hấn trên biển Đông, người Phi đang hừng hực quyết tâm sống
mái để giữ gìn chủ quyền của họ trên biển Đông. Thì ĐCSVN lại cho đặc
phái viên sang Trung Quốc để báo cáo tình hình đại hôi Đảng CSVN khoá
12, thực chất là sang để cam kết thái độ của Việt Nam sẽ trong khuôn
khổ vừa phải như Trung Quốc mong muốn trước những căng thẳng trên biển
Đông.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dac-phai-vien-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-gap-chu-tich-trung-quoc-3362353.html
Phái viên Hoàng Bình Quân của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi hội đàm
với Trung Quốc đã bàn chi tiết đến những hợp tác về mọi mặt kinh tế, văn
hoá, chính trị. Thế nhưng, trong phần bày tỏ quan điểm về biển Đông,
đặc phái viên này chỉ đề nghị Trung Quốc một cách chung chung là chú
trọng gìn giữ hoà bình khu vực, giải quyết theo ứng xử khu vực.....hoàn
toàn không có thái độ nào mạnh mẽ. Tức dù Trung Quốc có gia tăng bước
tiến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng...chưa có cách đối phó như người
Phi. Việt Nam sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm lấy lệ qua phát ngôn của Bộ
Ngoại Giao.
Chính thái độ của Việt Nam, Lào, Căm Pốt...đăc biệt là Việt Nam nước có
thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Biển Đông là nguyên nhân người Trung
Quốc đi đến quyết định tăng tốc quân sự ở khu vực Biển Đông. Việt Nam
chuyển vai trò từ người bị nạn lại bởi Trung Quốc, giờ lại thành tay
trong của Trung Quốc tại Asean. Thái độ của Việt Nam sẽ khiến tinh thần
liên kết Asean cùng nhau chống sự bành trướng của Trung Quốc sẽ chẳng đi
đến đâu. Chế độ cộng sản Việt Nam đang tận dụng tranh chấp trên biển
Đông, tận dụng vai trò nạn nhân của mình để hòng buộc Trung Quốc phải có
những động thái bảo vệ chế độ của họ. Cũng như trông chờ ngân hàng Đầu
Tư Cơ Sở Hạ Tầng châu Á sẽ cấp những khoản vay mượn trong lúc Việt Nam
đang túng quẫn không thể vay thêm từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế vì mất uy tín.
Ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á viết tắt là AIIB được thành lập
mới năm 2015 vừa qua do sáng kiến của Trung Quốc. Như thế, cơ hội phát
triển kinh tế của Việt Nam trước TPP vẫn trong vòng kiểm soát của người
Trung Quốc nếu như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất ở Việt Nam
vay từ ngân hàng này. Khả năng Việt Nam vay tiền từ ngân hàng AIIB R để
làm nội lực tiếp đón hiệp định TPP là điều khó thể tránh khỏi.
Cuối cùng thì có thể nói rằng, chính Việt Nam một nước nhìn bên ngoài
đang là nạn nhân xâm lược của Trung Quôc tại biển Đông. Lại chính là
nước đang đi đêm với Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc yên tâm cát cứ
tại biển Đông. Để đổi lại bảo trợ của Trung Quốc về sự tồn tại của chế
độ Cộng Sản Việt Nam. Nói một cách khác những nhà lãnh đạo cộng sản Việt
Nam đang bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc một cách cực tinh vi.
Nếu như thế, chuyện biển Đông lọt vào tay Trung Quốc là tất yếu, sẽ
không có phản ứng nào của Việt Nam với Trung Quốc như người Phi đã làm.
Mọi sự lên tiếng của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là che mắt quốc tế cũng
như người dân Việt Nam, đôi khi những lời lên tiếng này mạnh mẽ và gay
gắt hơn cũng chỉ là chuyện người bán hàng nói thách giá, đòi cao hơn
chút nữa.
Ngoài những điều đó ra, Việt Nam sẽ không có động thái gì đáng kể khiến
người Trung Quốc phải bận tâm. Ít nhất là trong vòng 20 năm nếu Đảng
cộng sản vẫn còn tồn tại cai trị ở Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Người Buôn Gió - Thái độ bán nước.
Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp trên đất
![]() |
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN |
Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali
hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp
trên đất Hoa Kỳ ai cũng thấy đó là hành động Hoa Kỳ muốn kéo các nước
Asean có lại gần nhau để đối phó với sự bành trướng gia tăng của Trung
Quốc tại biển Đông.
Đương nhiên Trung Quốc lo ngại trước việc này, thế nhưng thay vì phải
dè dặt quan sát các bước tiếp theo của hội nghị trên. Trung Quốc ráo
riết, trắng trợn có những hành động gây hấn gia tăng khi đưa vũ khí hạng
nặng như tên lửa, chiến đấu cơ ra các hòn đảo họ đang chiếm đóng trái
phép. Đồng thời còn khẩn trương biến những hòn đảo này thành căn cứ quân
sự.
Hành động của Trung Quốc như vậy có thể là manh động hay không.? Thực ra
là không, đó là hành động có tính toán hợp lý, bởi Trung Quốc biết rõ
Asean và Hoa Kỳ nếu có đạt được thoả thuận thì những thoả thuận đó cũng
khó trở thành hiện thực. Nguyên nhân là thái độ thực lòng của các nước
trong Asean. Trong đó có hai nước bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
nhiều nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Các nước còn lại quyền lợi va
chạm với Trung Quốc ở biển Đông ở mức độ vừa phải Brunay Malaisia . Đáng
chú ý là hai nước không có quyền lợi liên quan đến những xung đột ở
biển Đông như Lào, Cam Pốt đang có chiều hướng không muốn mất lòng Trung
Quốc.
Các tờ báo khác ở Phi đều liên tiếp đưa trên trang nhất những tít lớn
về tình hình biển Đông. Tờ Ngôi Sao Phi Luật Tân ngày 29 tháng 2 năm
2016 có bài viết trên trang nhất về cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng
ngoại giao Asean tổ chức tại Lào. Nhưng trái lại trên các trang nhất
của các tờ báo lớn Việt Nam thiếu vắng tin tức về hội nghị này.
Nhiều thứ cho thấy, chính thái độ của Việt Nam khiến Trung Quốc an tâm
tăng cường gia tăng gây hấn trên biển Đông. Dường như mọi thứ Việt Nam
đối phó với hành động của Trung Quốc đều ở mức độ trong vòng kiểm soát
của Trung Quốc. Những phản ứng Việt Nam chỉ là có lệ. Một cuộc biểu tình
phản dối Trung Quốc tại Manila của người Phi và người sinh Việt diễn ra
vào ngày 25 tháng 2 năm 2016. Nhưng trong đó 90 % người mặc áo quốc kỳ
Việt Nam là người dân nghèo Phi được phía Việt Nam thuê đóng giả làm
người Việt. Tất cả những chính khách của Phi cũng như những nhà quan sát
quốc tế đều bày tỏ sự thất vọng về cách tổ chức biểu tình của người
Việt Nam đã tham gia cuộc biểu tình trên.
Chính sách ngoại giao mà Việt Nam gọi là khéo léo giữ chủ quyền thực ra
là những trò gian vặt thể hiện đúng bản chất những người lãnh đạo Việt
Nam. Một mặt họ kích động, trông chờ người Phi dưới sự hỗ trợ của Hoa
Kỳ sẽ có những động thái mạnh mẽ khiến Trung Quốc phải e dè hoạt động
trên biển Đông. Mặt khác họ vẫn âm thầm đi lại với Trung Quốc để mong
mỏi được một sự thương hại của Trung Quốc với thái độ cầm chừng của
mình.
Người Phi khảng khái đưa Trung Quốc ra toàn án quốc tế, không chấp nhận
những gợi ý gặp gỡ ngoài lề tác động để Phi rút đơn kiện. Lãnh đạo
của Phi tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc kể cả họ yếu hơn
và nắm chắc phần thua. Những tin tức về biển Đông và quan điểm đấu tranh
rõ ràng của họ luôn được những tờ báo lớn nhất của Phi đưa trên trang
nhất hàng ngày.
Nhưng thái độ của Việt Nam thật đáng buồn thay. Mặc dù đại hội đảng
cộng sản 12 đã qua hơn một tháng, ngay sau khi đại hội đảng CSVN kết
thúc. Phái viên của Tập Cận Bình đã sang Việt Nam nghe thông báo kết quả
và trao đổi ý kiến lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng đúng lúc Trung Quốc
gia tăng gây hấn trên biển Đông, người Phi đang hừng hực quyết tâm sống
mái để giữ gìn chủ quyền của họ trên biển Đông. Thì ĐCSVN lại cho đặc
phái viên sang Trung Quốc để báo cáo tình hình đại hôi Đảng CSVN khoá
12, thực chất là sang để cam kết thái độ của Việt Nam sẽ trong khuôn
khổ vừa phải như Trung Quốc mong muốn trước những căng thẳng trên biển
Đông.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dac-phai-vien-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-gap-chu-tich-trung-quoc-3362353.html
Phái viên Hoàng Bình Quân của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi hội đàm
với Trung Quốc đã bàn chi tiết đến những hợp tác về mọi mặt kinh tế, văn
hoá, chính trị. Thế nhưng, trong phần bày tỏ quan điểm về biển Đông,
đặc phái viên này chỉ đề nghị Trung Quốc một cách chung chung là chú
trọng gìn giữ hoà bình khu vực, giải quyết theo ứng xử khu vực.....hoàn
toàn không có thái độ nào mạnh mẽ. Tức dù Trung Quốc có gia tăng bước
tiến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng...chưa có cách đối phó như người
Phi. Việt Nam sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm lấy lệ qua phát ngôn của Bộ
Ngoại Giao.
Chính thái độ của Việt Nam, Lào, Căm Pốt...đăc biệt là Việt Nam nước có
thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Biển Đông là nguyên nhân người Trung
Quốc đi đến quyết định tăng tốc quân sự ở khu vực Biển Đông. Việt Nam
chuyển vai trò từ người bị nạn lại bởi Trung Quốc, giờ lại thành tay
trong của Trung Quốc tại Asean. Thái độ của Việt Nam sẽ khiến tinh thần
liên kết Asean cùng nhau chống sự bành trướng của Trung Quốc sẽ chẳng đi
đến đâu. Chế độ cộng sản Việt Nam đang tận dụng tranh chấp trên biển
Đông, tận dụng vai trò nạn nhân của mình để hòng buộc Trung Quốc phải có
những động thái bảo vệ chế độ của họ. Cũng như trông chờ ngân hàng Đầu
Tư Cơ Sở Hạ Tầng châu Á sẽ cấp những khoản vay mượn trong lúc Việt Nam
đang túng quẫn không thể vay thêm từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế vì mất uy tín.
Ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á viết tắt là AIIB được thành lập
mới năm 2015 vừa qua do sáng kiến của Trung Quốc. Như thế, cơ hội phát
triển kinh tế của Việt Nam trước TPP vẫn trong vòng kiểm soát của người
Trung Quốc nếu như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất ở Việt Nam
vay từ ngân hàng này. Khả năng Việt Nam vay tiền từ ngân hàng AIIB R để
làm nội lực tiếp đón hiệp định TPP là điều khó thể tránh khỏi.
Cuối cùng thì có thể nói rằng, chính Việt Nam một nước nhìn bên ngoài
đang là nạn nhân xâm lược của Trung Quôc tại biển Đông. Lại chính là
nước đang đi đêm với Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc yên tâm cát cứ
tại biển Đông. Để đổi lại bảo trợ của Trung Quốc về sự tồn tại của chế
độ Cộng Sản Việt Nam. Nói một cách khác những nhà lãnh đạo cộng sản Việt
Nam đang bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc một cách cực tinh vi.
Nếu như thế, chuyện biển Đông lọt vào tay Trung Quốc là tất yếu, sẽ
không có phản ứng nào của Việt Nam với Trung Quốc như người Phi đã làm.
Mọi sự lên tiếng của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là che mắt quốc tế cũng
như người dân Việt Nam, đôi khi những lời lên tiếng này mạnh mẽ và gay
gắt hơn cũng chỉ là chuyện người bán hàng nói thách giá, đòi cao hơn
chút nữa.
Ngoài những điều đó ra, Việt Nam sẽ không có động thái gì đáng kể khiến
người Trung Quốc phải bận tâm. Ít nhất là trong vòng 20 năm nếu Đảng
cộng sản vẫn còn tồn tại cai trị ở Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)