TIN CỘNG ĐỒNG
Người Đã Đi Nhưng Người Vẫn Ở Bên Ta – Kiều Mỹ Duyên
Tôi vừa vào nhà thương thăm chị Hạnh Nhơn, trên đường về tôi khóc. Mẹ tôi mất 20 năm, đây là lần đầu tiên tôi khóc. Tôi thương chị Hạnh Nhơn lắm, cách đây hơn một tuần tôi có hỏi chị Hạnh Nhơn:
– Chị có khỏe không?
Chị nói:
– Cả tuần này mình không ăn được Duyên à, mình không cãi được số trời!
Giọng nói của tôi trùng xuống, tôi an ủi chị Hạnh Nhơn:
– Chị còn sống lâu mà, thương phế binh, cô nhi, quả phụ cần đến chị, nhất định chị phải sống lâu.
Một ngày tôi gọi cho chị Hạnh Nhơn, cho đến khi con gái chị ấy trả lời:
– Mẹ cháu mệt lắm không nói chuyện được.
Sau đó, Tôi được cho biết chị Hạnh Nhơn được đưa vào nhà thương ngày thứ 4 cho đến hôm nay là 4 ngày, giải phẫu xong máu cứ chảy, sạn trong thận, lâu quá không chữa.
Chị Hạnh Nhơn làm việc nhiều quá quên cả chính mình, chị hiền lành, phúc hậu. Cuối tuần chị tham gia sinh hoạt cộng đồng, có nhiều khi buổi sáng đi hội đoàn này, buổi tối đi hội đoàn khác, bao giờ cũng đến sớm về muộn, không bao giờ đến muộn về sớm, chị ấy rất lịch sự, ai cũng thương.
Có nhiều lúc tôi nói: “Chị Hạnh Nhơn ơi, chị phải nghỉ ngơi chứ đi nhiều quá có hại cho sức khỏe của chị, nhất là chân của chị bị đau”.
Chị Hạnh Nhơn nói: “Nhiều hội đoàn giúp cho thương phế binh, bây giờ người ta mời mình không đi không được”.
Và bây giờ chị nằm ở ICU, các con, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại ở phòng chờ đợi, người nào mặt mày cũng hóc hác, khi tôi vừa vào tới cửa thì một anh cựu quân nhân khuôn mặt buồn bả nói:
-Tôi ở đây từ sáng đến giờ.
Tôi không viết tiếp được nữa rồi, cầu Trời khẩn Phật cho chị thoát khỏi cơn nguy kịch này và trở về nhà sống vui vẻ với 4 thế hệ con cháu chít.
Cầu xin quý vị lãnh đạo tinh thần cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn.
NGÀY HÔM SAU
Không biết bài hát ngọt ngào nào vẫn văng vẳng đâu đây có câu:
– Người đi nhưng người vẫn còn ở bên ta.
Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã đi rồi, thật sự đã đi rồi, nhưng những người thương chị vẫn nghĩ chị vẫn còn ở đâu đây, vẫn tươi cười với mọi người.
Chiều thứ Năm ngày 20 tháng 4, 2017 ở chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana, Hòa Thượng Thích Quảng Thanh làm lễ cầu siêu cho chị, trước một tuần chúng tôi đọc thông báo là lễ cầu an, lúc đó chị còn đang nằm trong bệnh viện Fountain Valley, nhưng sau đó vài ngày thì chị qua đời, nên lễ cầu an trở thành cầu siêu, mong linh hồn của chị sớm tiêu diêu nơi cõi Niết Bàn.
Buổi lễ bắt đầu 6 giờ chiều nhưng 5 giờ, bà con đã đến rất đông ở sân chùa, ở phòng tiếp tân, mọi người im lặng không một tiếng nói, chỉ gật đầu chào nhau. Bàn thờ của chị Hạnh Nhơn trong chánh điện, hoa lan màu tím, màu trắng cũng buồn như đưa tiễn người đi không bao giờ trở lại.
Các con của chị Hạnh Nhơn, con trai, con gái, dâu, rễ, cháu nội, cháu ngoại, không ai khóc, có lẽ hết nước mắt vì khóc mấy ngày qua. Hòa Thượng Quảng Thanh bận rộn chuẩn bị cho buổi lễ, các anh chị em trong hội cứu trợ H.O. cứu trợ Thương Phế Binh, Đại Úy Nguyệt khóc nức nở kể:
– Những ngày cuối của chị, em vào nhà thương một ngày 3 lần. Thoa, Nguyệt, mang một chậu hoa thật to đem vào chùa. Chị Huy Lể, chị Hoa, chị nào mắt cũng đỏ hoe, chắc đã khóc quá nhiều, anh Nguyên Văn Úc, Nguyễn Phán, anh Nhựt….
Tất cả đều im lặng, có lẽ nỗi đau đớn bất ngờ đến với anh chị em nên anh chị không còn cất tiếng nói.
Tôi còn nhớ những lần họp đại hội nữ quân nhân thế giới thì các chị, dù có người làm bà nội, bà ngoại nhưng nói chuyện vui đùa như lúc còn trẻ thơ, riêng chị Hạnh Nhơn thì thường cười chứ không nghịch như các chị khác.
Các ký giả đến rất sớm có lẽ vì thương mến chị Hạnh Nhơn như Thanh Phong, báo Viễn Đông. Ký giả Thanh Phong nói:
– Khi được tin chị Hạnh Nhơn ở nhà thương, tôi với vội vã vào thăm không ngờ là lần cuối.
Ký giả Thanh Phong nói với giọng ngậm ngùi, thương tiếc.
Ký giả Lâm Hoài Thạch, báo Người Việt, đến chùa thật sớm, và nhắc về những kỷ niệm với chị Hạnh Nhơn; ông Bùi Bỉnh Bân, mang máy thu hình, khuôn mặt buồn hiu.
Ký giả Thanh Huy, Việt Báo, không nói nên lời vì thương tiếc một người chị kính yêu đã qua đời.
Hòa Thượng Chơn Thành đứng trước chánh điện, bà con thỉnh an thầy, thầy vui vẻ trả lời, Giám Sát Andrew Do và Luật Sư Lê Công Tâm đứng cạnh Hòa Thượng Chơn Thành, có lẽ là những người quen nên những câu chuyện về chị Hạnh Nhơn có nhiều kỹ niệm để nói lắm. Có lần chị Hạnh Nhơn nói với tôi sau một buổi lễ ở chùa Bảo Quang:
– Giám Sát Andrew Do rất lịch sự, Hòa Thượng Quảng Thanh mời giám sát và mình lên trước chánh điện, lúc đó tổ chức lễ ngoài trời, khi bước ra lối đi, thì giám sát nhường cho mình, mình nhường cho giám sát cuối cùng không ai chịu đi trước, cho nên mình phải đi trước vậy.
Ông bà mình thường nói:
– Vô tri bất mộ.
Hiểu nhau mới quý nhau.
Hôm nay mọi người tề tựu ở đây, để cầu siêu cho chị Hạnh Nhơn, gồm gia đình chị, Phật Tử chùa Bảo Quang, những người quen biết quý mến chị như Mục Sư Dabid Huỳnh của Câu Lạc Bộ Tình Yêu Không Biên Giới, có người đạo Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài cũng có mặt, người già, người trẻ… chánh điện có thể chứa được 332 người, nhưng số người ngồi, và người đứng rất nhiều.
Chị Hạnh Nhơn trước khi qua đời đã trăn trối với gia đình rằng, thỉnh Hòa Thượng Thích Quảng Thanh lo tang lễ cho chị và sau khi hỏa táng sẽ để tro cốt của chị ở chùa Bảo Quang, Hòa Thượng Quảng Thanh nhắc lại những lời trăn trối của chị. Hòa thượng cũng đã vào bệnh viện tụng kinh cho chị trước ngày chị ra đi.
Hòa Thượng Chơn Thành nói về chị Hạnh Nhơn và cuộc đời vô thường, về triết lý của nhà Phật, rất thâm thúy, Giám Sát Andrew Do ca ngợi công đức của chị Hạnh Nhơn, với Bắc Đẩu Huân Chương, và Bảo Quốc Huân Chương trong quân lực VNCH, và giám sát cũng nhấn mạnh tuổi trẻ theo gương của Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Hòa Thượng Viện Chủ mời đại diện các hội đoàn, nhà báo lên phát biểu, hay các ca sĩ lên hát tặng cho chị Hạnh Nhơn nhưng tất cả đều im lặng, cho đến giờ tụng kinh.
Trên bàn thờ của chị, hình của chị tươi cười như đang ngồi đây để chứng kiến mọi người tỏ lòng thương yêu chị, tiếc thương chị. Mấy ngày nay đồng bào ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam cầu nguyện cho chị sớm tiêu diêu nơi cõi Niết Bàn.
Hòa Thượng Minh Dung, viện chủ chùa Quang Thiện và Phật tử đêm đêm tụng kinh cầu siêu cho chị Hạnh Nhơn, chúng tôi ở đây 42 năm chưa bao giờ thấy một người ra đi mà được nhiều người cầu nguyện như thế.
Khi nhắc đến chị Hạnh Nhơn, mọi người đều nhớ đến “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” đã 10 lần, tất cả tiền thu được đều gởi về tặng cho thương phế binh và cô nhi quả phụ ở quê nhà, chị Hạnh Nhơn làm việc miệt mài không ngừng nghỉ.
Chị Hạnh Nhơn ra đi để lại bao nhiêu tiếc thương cho nhiều người, tôi nghe tiếng nức nở ở trong chùa, có người vừa tụng kinh vừa khóc, một cư sĩ cầm tay chị vừa tụng kinh vừa khóc ở nhà thương, và cư sĩ này cũng vừa tụng kinh và nước mắt rơi ở trước chánh điện của chùa Bảo Quang.
Hòa Thượng Quảng Thành rất chu đáo trong lễ cầu siêu này, thầy mời mọi người dùng cơm trước khi vào chánh điện vì thầy biết nhiều người đi làm xong đi thẳng về chùa, đâu có ăn trước khi tụng kinh. Thầy mời mọi người nhiều lần nhưng không ai chịu ăn tối, đợi sau khi tụng kinh một số người mời dùng cháo vào buổi tối và một số người ra về.
Có người từ các quốc gia khác về đây thăm người nhà hoặc du lịch đến chùa gặp lúc tụng kinh chị Hạnh Nhơn, họ cùng cầu nguyện cho chị.
Một buổi lễ cầu siêu mà đầy đủ thành phần hiếm lắm. Trước khi vào nhà thương, trong một cuộc điện đàm chị nói với tôi:
– Duyên ơi, mình yếu rồi, phái đoàn đến Arizona với Trúc Hồ để gặp Thượng Nghị Sĩ John McCain, nhờ ông ấy vận động với Quôc Hội Hoa Kỳ làm luật để đưa các anh thương phế binh VNCH sang định cư ở Hoa Kỳ, mình không đi được.
Nhiều lần chị tâm sự nguyện vọng của chị là đưa anh em thương phế binh sang Hoa Kỳ, chị tha thiết với vấn đề này.
Và trước Tết chị cũng nói với chúng tôi, chị muốn Giám Sát Andrew Do và Tổng Hội Sinh Viên ngồi lại làm việc với nhau vì tuổi trẻ có sức mạnh. Điều chị nói, tôi đã có tâm tình với một số người thân của chúng tôi.
Chị Hạnh Nhơn đã ra đi nhưng anh chị em trong hội H.O. sẽ tiếp tục làm việc, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh vẫn tiếp tục được tổ chức ở San Jose mùa hè này. Chị Hạnh Nhơn ở cõi Vĩnh Hằng chắc chắn sẽ phù hộ cho anh chị em, và phù hộ cho các anh thương phế binh, các chị quả phụ và các cháu cô nhi ở quê nhà, và hy vọng nguyện vọng của chị Hạnh Nhơn đưa được các anh em phế binh sang Hoa Kỳ định cư.
Đồng hương thương chị Hạnh Nhơn chắc chắn sẽ tiếp tục giúp đỡ cho hội H. O.
Chị Hạnh Nhơn làm việc cho đến khi được đưa vào nhà thương, 91 tuổi, 67 vào Hướng Đạo, suốt cuộc đời giúp người, có bao nhiêu người làm việc ở tuổi này? Chị Hạnh Nhơn ơi, mọi người thương chị, chị mĩm cười trên cõi Niết Bàn chị nhé. Xin đồng hương ở trong nước cũng như nước ngoài cầu nguyện cho chị.
Ngày thứ Hai, Như Hảo và tôi đến thăm chị Hạnh Nhơn, một cư sĩ đang cầu nguyện cho chị, vừa đọc kinh vừa nắm tay chị, giọng của họ nức nở, đau đớn làm cho mọi người xúc động. Như Hảo nắm tay chị Hạnh Nhơn một cách thân thiện, Như Hảo đưa cho tôi xem một tấm hình của chị Hạnh Nhơn, và nói:
– Chị Hạnh Nhơn mới tặng cho em một tấm hình em và chị ấy chụp chung trong ngày đại hội kỷ niệm 120 năm Quốc Học, và 100 Đồng Khánh, hai người cười rất tươi.
– Em cũng học Đồng Khánh, chị Hạnh Nhơn cũng học Đồng Khánh.
Tôi tụng kinh trong lúc y tá vào, gỡ bịch máu, và gắn bịch khác vào, phải phẩu xong thì máu chảy ra nhiều. Đó là lý do đưa chị đến tử vong.
Như Hảo khóc ngay trong phòng ICU, ra khỏi phòng bệnh Như Hảo nói:
– Khuôn mặt chị Hạnh Nhơn hồng hào không có vẻ gì là người bệnh, vẫn còn đẹp như thường ngày.
Như Hảo khóc cho đến khi đi ra, và cho xe chạy vẫn còn nức nở, trước mắt là đèn đỏ, Như Hảo nhấn ga thêm, tôi la lên thắng, thắng, thắng, tôi không muốn chết trong lúc còn nhiều việc chưa hoàn tất.
Tôi định ngày hôm sau đi thăm chị Hạnh Nhơn trước khi đến sở làm nhưng buổi sáng vừa thức dậy thì được tin chị đã qua đời, tôi vội vàng viết tin gởi đi cho tất cả mọi người để những người thân cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn được siêu thoát.
Chị là cây cổ thụ, là bóng mát của nhiều người, không ngờ chị ra đi sớm quá, ai cũng nghĩ chị còn làm việc ít nhất chục năm nữa. Chị đẹp, nụ cười thật tươi, dù tóc bạc trắng, như bà tiên trong truyện cổ tích.
Tôi muốn gào lên:
– Chị Hạnh Nhơn ơi, chúng em thương chị lắm, sao chị nỡ bỏ chúng em mà đi? Nguyện cầu chị sớm về cõi Niết Bàn và phù hồ cho thương phế binh, cô nhi tử sĩ và phù hội cho mọi người thương yêu nhau chị nhé!
Quận Cam 20/4/2017
KIỀU MỸ DUYÊN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Người Đã Đi Nhưng Người Vẫn Ở Bên Ta – Kiều Mỹ Duyên
Tôi vừa vào nhà thương thăm chị Hạnh Nhơn, trên đường về tôi khóc. Mẹ tôi mất 20 năm, đây là lần đầu tiên tôi khóc. Tôi thương chị Hạnh Nhơn lắm, cách đây hơn một tuần tôi có hỏi chị Hạnh Nhơn:
– Chị có khỏe không?
Chị nói:
– Cả tuần này mình không ăn được Duyên à, mình không cãi được số trời!
Giọng nói của tôi trùng xuống, tôi an ủi chị Hạnh Nhơn:
– Chị còn sống lâu mà, thương phế binh, cô nhi, quả phụ cần đến chị, nhất định chị phải sống lâu.
Một ngày tôi gọi cho chị Hạnh Nhơn, cho đến khi con gái chị ấy trả lời:
– Mẹ cháu mệt lắm không nói chuyện được.
Sau đó, Tôi được cho biết chị Hạnh Nhơn được đưa vào nhà thương ngày thứ 4 cho đến hôm nay là 4 ngày, giải phẫu xong máu cứ chảy, sạn trong thận, lâu quá không chữa.
Chị Hạnh Nhơn làm việc nhiều quá quên cả chính mình, chị hiền lành, phúc hậu. Cuối tuần chị tham gia sinh hoạt cộng đồng, có nhiều khi buổi sáng đi hội đoàn này, buổi tối đi hội đoàn khác, bao giờ cũng đến sớm về muộn, không bao giờ đến muộn về sớm, chị ấy rất lịch sự, ai cũng thương.
Có nhiều lúc tôi nói: “Chị Hạnh Nhơn ơi, chị phải nghỉ ngơi chứ đi nhiều quá có hại cho sức khỏe của chị, nhất là chân của chị bị đau”.
Chị Hạnh Nhơn nói: “Nhiều hội đoàn giúp cho thương phế binh, bây giờ người ta mời mình không đi không được”.
Và bây giờ chị nằm ở ICU, các con, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại ở phòng chờ đợi, người nào mặt mày cũng hóc hác, khi tôi vừa vào tới cửa thì một anh cựu quân nhân khuôn mặt buồn bả nói:
-Tôi ở đây từ sáng đến giờ.
Tôi không viết tiếp được nữa rồi, cầu Trời khẩn Phật cho chị thoát khỏi cơn nguy kịch này và trở về nhà sống vui vẻ với 4 thế hệ con cháu chít.
Cầu xin quý vị lãnh đạo tinh thần cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn.
NGÀY HÔM SAU
Không biết bài hát ngọt ngào nào vẫn văng vẳng đâu đây có câu:
– Người đi nhưng người vẫn còn ở bên ta.
Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã đi rồi, thật sự đã đi rồi, nhưng những người thương chị vẫn nghĩ chị vẫn còn ở đâu đây, vẫn tươi cười với mọi người.
Chiều thứ Năm ngày 20 tháng 4, 2017 ở chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana, Hòa Thượng Thích Quảng Thanh làm lễ cầu siêu cho chị, trước một tuần chúng tôi đọc thông báo là lễ cầu an, lúc đó chị còn đang nằm trong bệnh viện Fountain Valley, nhưng sau đó vài ngày thì chị qua đời, nên lễ cầu an trở thành cầu siêu, mong linh hồn của chị sớm tiêu diêu nơi cõi Niết Bàn.
Buổi lễ bắt đầu 6 giờ chiều nhưng 5 giờ, bà con đã đến rất đông ở sân chùa, ở phòng tiếp tân, mọi người im lặng không một tiếng nói, chỉ gật đầu chào nhau. Bàn thờ của chị Hạnh Nhơn trong chánh điện, hoa lan màu tím, màu trắng cũng buồn như đưa tiễn người đi không bao giờ trở lại.
Các con của chị Hạnh Nhơn, con trai, con gái, dâu, rễ, cháu nội, cháu ngoại, không ai khóc, có lẽ hết nước mắt vì khóc mấy ngày qua. Hòa Thượng Quảng Thanh bận rộn chuẩn bị cho buổi lễ, các anh chị em trong hội cứu trợ H.O. cứu trợ Thương Phế Binh, Đại Úy Nguyệt khóc nức nở kể:
– Những ngày cuối của chị, em vào nhà thương một ngày 3 lần. Thoa, Nguyệt, mang một chậu hoa thật to đem vào chùa. Chị Huy Lể, chị Hoa, chị nào mắt cũng đỏ hoe, chắc đã khóc quá nhiều, anh Nguyên Văn Úc, Nguyễn Phán, anh Nhựt….
Tất cả đều im lặng, có lẽ nỗi đau đớn bất ngờ đến với anh chị em nên anh chị không còn cất tiếng nói.
Tôi còn nhớ những lần họp đại hội nữ quân nhân thế giới thì các chị, dù có người làm bà nội, bà ngoại nhưng nói chuyện vui đùa như lúc còn trẻ thơ, riêng chị Hạnh Nhơn thì thường cười chứ không nghịch như các chị khác.
Các ký giả đến rất sớm có lẽ vì thương mến chị Hạnh Nhơn như Thanh Phong, báo Viễn Đông. Ký giả Thanh Phong nói:
– Khi được tin chị Hạnh Nhơn ở nhà thương, tôi với vội vã vào thăm không ngờ là lần cuối.
Ký giả Thanh Phong nói với giọng ngậm ngùi, thương tiếc.
Ký giả Lâm Hoài Thạch, báo Người Việt, đến chùa thật sớm, và nhắc về những kỷ niệm với chị Hạnh Nhơn; ông Bùi Bỉnh Bân, mang máy thu hình, khuôn mặt buồn hiu.
Ký giả Thanh Huy, Việt Báo, không nói nên lời vì thương tiếc một người chị kính yêu đã qua đời.
Hòa Thượng Chơn Thành đứng trước chánh điện, bà con thỉnh an thầy, thầy vui vẻ trả lời, Giám Sát Andrew Do và Luật Sư Lê Công Tâm đứng cạnh Hòa Thượng Chơn Thành, có lẽ là những người quen nên những câu chuyện về chị Hạnh Nhơn có nhiều kỹ niệm để nói lắm. Có lần chị Hạnh Nhơn nói với tôi sau một buổi lễ ở chùa Bảo Quang:
– Giám Sát Andrew Do rất lịch sự, Hòa Thượng Quảng Thanh mời giám sát và mình lên trước chánh điện, lúc đó tổ chức lễ ngoài trời, khi bước ra lối đi, thì giám sát nhường cho mình, mình nhường cho giám sát cuối cùng không ai chịu đi trước, cho nên mình phải đi trước vậy.
Ông bà mình thường nói:
– Vô tri bất mộ.
Hiểu nhau mới quý nhau.
Hôm nay mọi người tề tựu ở đây, để cầu siêu cho chị Hạnh Nhơn, gồm gia đình chị, Phật Tử chùa Bảo Quang, những người quen biết quý mến chị như Mục Sư Dabid Huỳnh của Câu Lạc Bộ Tình Yêu Không Biên Giới, có người đạo Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài cũng có mặt, người già, người trẻ… chánh điện có thể chứa được 332 người, nhưng số người ngồi, và người đứng rất nhiều.
Chị Hạnh Nhơn trước khi qua đời đã trăn trối với gia đình rằng, thỉnh Hòa Thượng Thích Quảng Thanh lo tang lễ cho chị và sau khi hỏa táng sẽ để tro cốt của chị ở chùa Bảo Quang, Hòa Thượng Quảng Thanh nhắc lại những lời trăn trối của chị. Hòa thượng cũng đã vào bệnh viện tụng kinh cho chị trước ngày chị ra đi.
Hòa Thượng Chơn Thành nói về chị Hạnh Nhơn và cuộc đời vô thường, về triết lý của nhà Phật, rất thâm thúy, Giám Sát Andrew Do ca ngợi công đức của chị Hạnh Nhơn, với Bắc Đẩu Huân Chương, và Bảo Quốc Huân Chương trong quân lực VNCH, và giám sát cũng nhấn mạnh tuổi trẻ theo gương của Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Hòa Thượng Viện Chủ mời đại diện các hội đoàn, nhà báo lên phát biểu, hay các ca sĩ lên hát tặng cho chị Hạnh Nhơn nhưng tất cả đều im lặng, cho đến giờ tụng kinh.
Trên bàn thờ của chị, hình của chị tươi cười như đang ngồi đây để chứng kiến mọi người tỏ lòng thương yêu chị, tiếc thương chị. Mấy ngày nay đồng bào ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam cầu nguyện cho chị sớm tiêu diêu nơi cõi Niết Bàn.
Hòa Thượng Minh Dung, viện chủ chùa Quang Thiện và Phật tử đêm đêm tụng kinh cầu siêu cho chị Hạnh Nhơn, chúng tôi ở đây 42 năm chưa bao giờ thấy một người ra đi mà được nhiều người cầu nguyện như thế.
Khi nhắc đến chị Hạnh Nhơn, mọi người đều nhớ đến “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” đã 10 lần, tất cả tiền thu được đều gởi về tặng cho thương phế binh và cô nhi quả phụ ở quê nhà, chị Hạnh Nhơn làm việc miệt mài không ngừng nghỉ.
Chị Hạnh Nhơn ra đi để lại bao nhiêu tiếc thương cho nhiều người, tôi nghe tiếng nức nở ở trong chùa, có người vừa tụng kinh vừa khóc, một cư sĩ cầm tay chị vừa tụng kinh vừa khóc ở nhà thương, và cư sĩ này cũng vừa tụng kinh và nước mắt rơi ở trước chánh điện của chùa Bảo Quang.
Hòa Thượng Quảng Thành rất chu đáo trong lễ cầu siêu này, thầy mời mọi người dùng cơm trước khi vào chánh điện vì thầy biết nhiều người đi làm xong đi thẳng về chùa, đâu có ăn trước khi tụng kinh. Thầy mời mọi người nhiều lần nhưng không ai chịu ăn tối, đợi sau khi tụng kinh một số người mời dùng cháo vào buổi tối và một số người ra về.
Có người từ các quốc gia khác về đây thăm người nhà hoặc du lịch đến chùa gặp lúc tụng kinh chị Hạnh Nhơn, họ cùng cầu nguyện cho chị.
Một buổi lễ cầu siêu mà đầy đủ thành phần hiếm lắm. Trước khi vào nhà thương, trong một cuộc điện đàm chị nói với tôi:
– Duyên ơi, mình yếu rồi, phái đoàn đến Arizona với Trúc Hồ để gặp Thượng Nghị Sĩ John McCain, nhờ ông ấy vận động với Quôc Hội Hoa Kỳ làm luật để đưa các anh thương phế binh VNCH sang định cư ở Hoa Kỳ, mình không đi được.
Nhiều lần chị tâm sự nguyện vọng của chị là đưa anh em thương phế binh sang Hoa Kỳ, chị tha thiết với vấn đề này.
Và trước Tết chị cũng nói với chúng tôi, chị muốn Giám Sát Andrew Do và Tổng Hội Sinh Viên ngồi lại làm việc với nhau vì tuổi trẻ có sức mạnh. Điều chị nói, tôi đã có tâm tình với một số người thân của chúng tôi.
Chị Hạnh Nhơn đã ra đi nhưng anh chị em trong hội H.O. sẽ tiếp tục làm việc, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh vẫn tiếp tục được tổ chức ở San Jose mùa hè này. Chị Hạnh Nhơn ở cõi Vĩnh Hằng chắc chắn sẽ phù hộ cho anh chị em, và phù hộ cho các anh thương phế binh, các chị quả phụ và các cháu cô nhi ở quê nhà, và hy vọng nguyện vọng của chị Hạnh Nhơn đưa được các anh em phế binh sang Hoa Kỳ định cư.
Đồng hương thương chị Hạnh Nhơn chắc chắn sẽ tiếp tục giúp đỡ cho hội H. O.
Chị Hạnh Nhơn làm việc cho đến khi được đưa vào nhà thương, 91 tuổi, 67 vào Hướng Đạo, suốt cuộc đời giúp người, có bao nhiêu người làm việc ở tuổi này? Chị Hạnh Nhơn ơi, mọi người thương chị, chị mĩm cười trên cõi Niết Bàn chị nhé. Xin đồng hương ở trong nước cũng như nước ngoài cầu nguyện cho chị.
Ngày thứ Hai, Như Hảo và tôi đến thăm chị Hạnh Nhơn, một cư sĩ đang cầu nguyện cho chị, vừa đọc kinh vừa nắm tay chị, giọng của họ nức nở, đau đớn làm cho mọi người xúc động. Như Hảo nắm tay chị Hạnh Nhơn một cách thân thiện, Như Hảo đưa cho tôi xem một tấm hình của chị Hạnh Nhơn, và nói:
– Chị Hạnh Nhơn mới tặng cho em một tấm hình em và chị ấy chụp chung trong ngày đại hội kỷ niệm 120 năm Quốc Học, và 100 Đồng Khánh, hai người cười rất tươi.
– Em cũng học Đồng Khánh, chị Hạnh Nhơn cũng học Đồng Khánh.
Tôi tụng kinh trong lúc y tá vào, gỡ bịch máu, và gắn bịch khác vào, phải phẩu xong thì máu chảy ra nhiều. Đó là lý do đưa chị đến tử vong.
Như Hảo khóc ngay trong phòng ICU, ra khỏi phòng bệnh Như Hảo nói:
– Khuôn mặt chị Hạnh Nhơn hồng hào không có vẻ gì là người bệnh, vẫn còn đẹp như thường ngày.
Như Hảo khóc cho đến khi đi ra, và cho xe chạy vẫn còn nức nở, trước mắt là đèn đỏ, Như Hảo nhấn ga thêm, tôi la lên thắng, thắng, thắng, tôi không muốn chết trong lúc còn nhiều việc chưa hoàn tất.
Tôi định ngày hôm sau đi thăm chị Hạnh Nhơn trước khi đến sở làm nhưng buổi sáng vừa thức dậy thì được tin chị đã qua đời, tôi vội vàng viết tin gởi đi cho tất cả mọi người để những người thân cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn được siêu thoát.
Chị là cây cổ thụ, là bóng mát của nhiều người, không ngờ chị ra đi sớm quá, ai cũng nghĩ chị còn làm việc ít nhất chục năm nữa. Chị đẹp, nụ cười thật tươi, dù tóc bạc trắng, như bà tiên trong truyện cổ tích.
Tôi muốn gào lên:
– Chị Hạnh Nhơn ơi, chúng em thương chị lắm, sao chị nỡ bỏ chúng em mà đi? Nguyện cầu chị sớm về cõi Niết Bàn và phù hồ cho thương phế binh, cô nhi tử sĩ và phù hội cho mọi người thương yêu nhau chị nhé!
Quận Cam 20/4/2017
KIỀU MỸ DUYÊN