Quán Bên Đường
Người Lính Kỹ Thuật Không quân
LTS: Người Nhạn Trắng tên thật là Phạm Đăng Cường Sinh năm 1940, tại Gò Công. Gia nhập Không Quân năm 1961. Trước năm 1975 là hoa tiêu khu trục thuộc Bộ Tư-lệnh Không Quân. Đã qua đời năm 1988.
Một toán sinh viên sĩ quan, trong đó có tôi, vui mừng, hớn hở đi làm thủ tục xuất ngoại du học. Người thì hãnh diện ra mặt bằng lời nói; người thì bằng ánh mắt sáng ngời, riêng tôi cũng thích thú lắm nhưng không dám tỏ vẻ quá vui, vì một số bạn thân chưa được xuất ngoại, hoặc phải học tại Việt Nam. Cầm tờ I.T.O trên tay là cầm chắc định mệnh và lẽ sống của cả cuộc đời. Được lựa chọn một cách may rủi, đi thụ huấn ngành nào như quan sát, trực thăng, khu trục hay vận tải... là sẽ gắn liền mãi mãi với loại phi cơ đó.
Đọc tên trường bay trong I.T.O là US Naval Air Training Command (Pensacola, Fl.), chúng tôi sững sốt. Có mấy anh học trường Tây còn gọi là Air Naval, nghe thật là quí phái. Nhưng, lại chữ nhưng quái ác, khi sang đến Florida, làm thủ tục nhập trường, thì không phải trường bay, mà là trường quân sự với mấy anh Thủy quân Lục chiến, cứ làm như đã từng đổ bộ lên bờ biển Normandie vậy. Sau khi quan sát tận mắt, không phải cái Air Naval như trong mơ tưởng, mà thực tế là Indoctrination với "menu" sơ khởi mười ngày huấn nhục, làm các nhà quí phái "choáng váng" mặt mày. Sau huấn nhục tới phần quân sự thật nặng nề, riêng phần ăn chơi nào là đoạn đường chiến binh, bơi lội đủ kiểu, an sinh thoát hiểm ba ngày tự túc trong rừng... Tất cả vị chi bốn tháng mới được chuyển qua trường bay vỡ lòng, với loại phi cơ T-34 sơn đỏ trắng thật đẹp mắt.
Giờ đậy mới được sờ vào thân phi cơ, ngửi mùi thủy điều và chạm trán với người lính kỹ thuật. Người đầu tiên là cơ trưởng (Crew Chief), họ có vẻ tự tin và chuyên nghiệp. Họ không sửa chữa nhưng họ hiểu biết tổng quát về phi cơ rất tường tận. Họ ăn nói lễ phép và rất có kỷ luật.
Trong lần đơn phi đầu tiên, người cơ trưởng đã sẵn sàng từ phòng kỹ thuật, trước bảng ghi số phi cơ, để đón tiếp người sinh viên sĩ quan phi công. Anh ta thuyết trình đầy đủ về chiếc phi cơ do anh chịu trách nhiệm. Sau khi người sinh viên ký xong mẫu kỹ thuật, anh ta vội ôm hộ cái nón bay, trong khi người sinh viên đeo dù và cùng nhau bước ra bãi đậu. Anh theo sát bên người sinh viên, để cùng tiền kiểm soát xung quanh phi cơ, và anh vui mừng khi được sinh viên ghi điển khen thưởng. Anh đứng ngoài phòng lái, nghiêng người giúp chàng phi công đội nón bay, cài dây nịt an toàn. Cử chỉ không những chu đáo, mà còn như muốn bày tỏ mối dây liên hệ tình cảm vô hình giữa hai người. Xong đâu đấy, anh xuống đứng đàng trước phi cơ, phía bên cánh trái, ra hiệu cho người sinh viên quay máy. Sau khi liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát, người sinh viên phi công ra hiệu di chuyển. Phi cơ vừa lăn bánh, anh cơ trưởng liền đứng nghiêm và chào kính. Hai tay đều bận điều khiển cần ga và cần lái, người sinh viên phi công chỉ gật đầu rất nhẹ để chào lại.
Đời người lính tàu bay và người lính kỹ thuật dính liền từ dạo ấy.
Đặc biệt ở VT-30, N.A.S Corpus Christi, ngoài người lính kỹ thuật, phi công còn khắn khít với người lính cứu hỏa.
Về Việt Nam, bay phi vụ đầu tiên trên sân nhà, phi cơ sơn màu cờ Việt Nam, đuôi sơn màu đơn vị, người phi công chợt cảm thấy bồi hồi xúc động. Anh cơ trưởng gầy ốm xanh xao, nhưng nụ cười luôn nở trên môi và cái chào xã giao thông lệ làm người phi công không mấy yên tâm.
Phi cơ thì bị vá nhiều chỗ, phòng lái thì ướt cả thủy điều, bụng phi cơ dính đầy dầu. Hai bánh đáp một bên vừa mới thay, một bên mòn tới 50% làm người phi công vừa bay vừa lo ngại. Tiếng động cơ nổ nghe khác lạ, phòng lái thì xông lên mùi bất thường, nhưng ngày này qua ngày khác, vẫn không có điều bất trắc kỹ thuật xảy ra. Người phi công dần dần thu hoạch nhiều kinh nghiệm, với số giờ bay chồng chất theo năm tháng. Người phi công giờ đã thấy an tâm.
Những phi vụ yểm trợ tiếp cận quân bạn chở đầy bom đạn đủ loại, từ bom nổ, bom xăng đặc, hỏa tiễn trĩu nặng đôi cánh, nhưng hàng ngày hai, ba phi vụ vẫn an toàn. Phi cơ có bị hư hại, bể ống dầu, ống thủy điều, lủng cánh bể đuôi là do súng phòng không địch gây ra.
Người phi công bắt đầu chú ý và cảm phục người cơ trưởng nhỏ con, xanh xao từ đó. Tuy họ không chào kính mình như những người lính kỹ thuật Hoa kỳ, nhưng trong ánh mắt họ hiện rõ nét lo âu trìu mến, cho số phận người phi công và con tàu của họ. Họ tài tình, khéo léo, rất có khiếu về kỹ thuật. Họ sửa chữa, thay động cơ và khung phòng rất nhanh chóng, dù phương tiện kỹ thuật cơ hữu thô sơ. Kiểm kỳ I rồi kiểm kỳ II, họ làm việc liên miên, nhưng không bao giờ phàn nàn, hay sao lãng công việc một cách vô trách nhiệm, để gây nguy hại đến sinh mạng người phi công.
Tôi nhớ mãi một lần được biệt phái, làm biệt đội trưởng ở Tân Sơn Nhất cho Không đoàn 33, thời Trung tá Lưu Kim Cương làm Tư lệnh, tôi rất quan tâm đến số khả dụng hành quân của 6 chiếc A-1 tăng phái. Mới hoạt động không bao lâu thì có một chiếc phi cơ bị hư hỏng, không biết nguyên do vì đâu mà cứ bị nằm ụ mãi. Tôi bèn phái một chiếc AD-5 về Biên Hòa, rước một ông Thượng sĩ già kỹ thuật xuống giám định. Đến nơi, vừa mới vào phòng hành quân biệt đội, ông bắt gặp các phi công đang ngồi "binh" xập xám chướng, ông liền sà vào ngay và còn xin được chơi một cửa. Tôi hết sức bực mình liền hỏi:
- Sao lại ngồi xuống đây xếp?
Ông trả lời:
- Tôi đã bảo thằng nhỏ quay máy ngoài ấy rồi!
Nghe ông già kỹ thuật trả lời khơi khơi như vậy, tôi hơi khó chịu bèn bỏ đi ra ngoài bãi đậu xem người cơ khí làm ăn ra sao? Anh cơ khí viên loay hoay sửa tới, sửa lui một hồi vẫn không được. Chợt tôi nhìn thấy ông Thượng sĩ già chậm rãi tiến về phía phi cơ. Ông đến ra hiệu cho người cơ khí thử đủ các cơ chế, để ông nghe tiếng động cơ nổ. Chừng năm phút sau, ông đưa tay lên cứa cứa vào cổ ra hiệu cho người cơ khí tắt máy, xong ông tới nói lí nhí gì đó với người cơ khí mà tôi không nghe rõ. Rồi ông lại lững thững đi vào xây sòng. Tôi hết kiên nhẫn hỏi gằn ông ta:
- Tôi rước ông xuống đây sửa phi cơ chớ bộ tôi rước ông xuống đây đánh bài à ?
Ông cười có vẻ thản nhiên như không:
- Tôi đã chỉ cách cho nó chữa rồi, Trung úy cứ yên trí vào nghỉ cho khỏe.
Nghe ông ta trả lời với vẻ tự tin, tôi cũng hơi an tâm. Tôi theo ông ta vào ngồi chờ. Ông già còn mặn canh bạc lắm. Chốc chốc ông lại đứng lên, đi ra chỉ bảo cho người cơ khí sửa chữa. Một lát sau, người cơ trưởng nhễ nhại mồ hôi vào báo cáo:
- Thưa Trung úy, tàu sửa xong rồi. Nhờ Trung úy ra bay thử.
Tôi kinh ngạc hỏi lại:
- Giỡn hoài sao cha, cả tuần nay anh sửa không được, ông Thượng sĩ này mãi ngồi sòng bài, chưa đụng tay vào động cơ mà sao tàu đã tốt được?
Anh ta trả lời:
- Tốt thực sự rồi Trung úy, ông già nghe máy cũng đủ biết phi cơ hư ở đâu, thay "bu-gi" thứ mấy, không cần đọc phi kế phi cụ gì cả.
Tôi đáp "OK". Nhưng trong bụng tự nhủ thầm rằng nếu tôi bay thử mà vẫn thấy phi cơ hư như cũ thì đừng có trách tôi sao làm báo cáo quá đáng.
Nhưng lạ thay, tôi bay thử trong tất cả cơ chế, cao độ, các phi kế đều chỉ trong giới hạn an toàn. Về đáp, tôi đưa hai tay bắt tay ông già và ngỏ lời thán phục sát đất. Tôi muốn đích thân lái máy bay đưa ông về Biên Hòa nhưng ông từ chối. Ông còn nán lại binh xập xám với mấy anh phi công trẻ và chiều về Biên Hòa bằng xe đò.
Về sau, tôi là chuyên viên bay thử kiểm kỳ II cho công xưởng. Phi cơ A-1, sau khi bay một số ngàn giờ, phải đem vào công xưởng tháo tung ra để rọi X-ray để tìm chổ rạn nứt hay hư hại, sửa chữa rồi ráp lại. Ngoài ra, những phi cơ đáp khẩn cấp hay tai nạn nặng, cũng phải đem vào công xưởng sửa chữa cẩn thận, rồi sơn lại như mới.
Mỗi lần bay thử, những người lính kỹ thuật đưa tôi ra tận phi cơ, xem tôi mở máy, di chuyển và cất cánh được an toàn, rồi họ mới trở vào phần sở của họ. Họ thương yêu người phi công bay thử các tác phẩm của họ. Người lính già, người lính trẻ lo âu cho người phi công lúc cất cánh, giống như chính họ đang ngồi trong thân tàu. Họ thở phào nhẹ nhõm khi tác phẩm của họ mang người phi công trở về an toàn. Họ vui mừng và ghi nhận những điều còn thiếu sót của họ. Họ gầy ốm, người xanh xao, người xạm nắng, chịu nhiều thiệt thòi và lắm khi bị bỏ quên, nhưng họ vẫn cố gắng, nhiệt tâm, chịu đựng, không bao giờ than vãn, có lẽ nhờ tấm lòng yêu Không Quân và Tổ Quốc.
Hồi mới mãn khóa bay thử và sang bay cho công xưởng, tôi đã biết người lính kỹ thuật Không Quân Việt Nam rất giỏi, có trình độ hiểu biết kỹ thuật rất cao và họ đã chứng minh điều đó trong bao nhiêu năm trời, nhưng tôi hơi ái ngại vì sự làm việc quá độ của họ. Biết đâu vì kiệt lực mà họ vô ý bỏ sót, không vặn kỷ một vài con ốc. May mắn thay điều lo nghĩ của tôi không bao giờ xảy ra. Họ vẫn chu toàn công tác một cách tốt đẹp. Khi viết những dòng này, tôi vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh người kỹ thuật Không Quân Việt Nam thân yêu của tôi đâu đó trong từng ngăn ký ức.
Không quân trên đà bành trướng, tổng số phi cơ tăng vọt quá nhiều, mà sự đào luyện không thể cấp bách được. Thế mà họ vẫn nhẫn nại, vừa sửa chữa phi cơ, vừa dìu dắt những người trẻ mới bước chân vào ngưỡng cửa đơn vị. Công xưởng Biên Hòa về sau càng đông khách hàng. Nào phi cơ khu trực, phi cơ quan sát, trực thăng.v.v... Càng làm việc lâu với nhau, tình thân thuộc càng nẩy nở ví như anh em sinh trưởng trong một gia đình. Tôi tin tưởng nơi người lính kỹ thuật và thích thú bay những phi vụ bay thử, giống như bay du hành hay bay hành quân vậy.
Nói đến khu trục, tôi không quên nhắc đến các anh vũ khí. Các anh hùng hục làm việc dưới nắng mưa không sờn lòng. Xem các anh vận chuyển, gắn bom nổ, bom xăng đặc hay hỏa tiễn vào phi cơ mau lẹ, chính xác không chê vào đâu được. Tuy thân thể, sức vóc, điều kiện sinh sống không bằng người lính Mỹ, các anh vũ khí dãi dầu sương gió, nắng mưa của vùng nhiệt đới, mà vẫn tươi cưòi, ngày này qua tháng nọ, giỡn mặt với tử thần "chất nổ". Đặc biệt toán tháo gỡ đạn dược, mìn nổ chậm mới khủng khiếp. Chỉ một chút sơ sẩy là đời các anh tan tành như xác pháo đêm giao thừa. Các anh đã xem sinh mạng của mình nhẹ như lông hồng, để mưu cầu sự an toàn sinh mạng của đồng đội. Các anh cao cả quá! Dầu đất nước ngày nay đã mất vào tay kẻ thù nhưng sao ai quên được các anh? Những người con yêu âm thầm của xứ sở!
Hỡi những người lính kỹ thuật Không Quân Việt Nam! Chúng tôi, những người tung mây lướt gió ngoài ngàn dậm, được hưởng những hào nhoáng thế gian, nhưng trong thâm tâm, chúng tôi không bao giờ quên được những người bạn, người anh em, đã hằng chuyên tâm lo lắng cho sự an lành của chúng tôi, bao nhiêu năm trường nơi chiến địa. Đặc biệt là những người bay những phi cơ quá cũ kỹ từ thời đệ nhị thế chiến như A-1, C-47, đầy những đắp vá khắp thân tàu, ngay cả kim loại cũng đã phải mỏi mòn!
Giờ đây, sau mười mấy năm lưu lạc, viết vài kỷ niệm gởi đến các anh, những người kỹ thuật Không Quân ưu tú của đất nước, như những lời tri ân chân thành nhất.
Người Nhạn Trắng
( Biên Hùng chuyển )
Người Lính Kỹ Thuật Không quân
LTS: Người Nhạn Trắng tên thật là Phạm Đăng Cường Sinh năm 1940, tại Gò Công. Gia nhập Không Quân năm 1961. Trước năm 1975 là hoa tiêu khu trục thuộc Bộ Tư-lệnh Không Quân. Đã qua đời năm 1988.
Một toán sinh viên sĩ quan, trong đó có tôi, vui mừng, hớn hở đi làm thủ tục xuất ngoại du học. Người thì hãnh diện ra mặt bằng lời nói; người thì bằng ánh mắt sáng ngời, riêng tôi cũng thích thú lắm nhưng không dám tỏ vẻ quá vui, vì một số bạn thân chưa được xuất ngoại, hoặc phải học tại Việt Nam. Cầm tờ I.T.O trên tay là cầm chắc định mệnh và lẽ sống của cả cuộc đời. Được lựa chọn một cách may rủi, đi thụ huấn ngành nào như quan sát, trực thăng, khu trục hay vận tải... là sẽ gắn liền mãi mãi với loại phi cơ đó.
Đọc tên trường bay trong I.T.O là US Naval Air Training Command (Pensacola, Fl.), chúng tôi sững sốt. Có mấy anh học trường Tây còn gọi là Air Naval, nghe thật là quí phái. Nhưng, lại chữ nhưng quái ác, khi sang đến Florida, làm thủ tục nhập trường, thì không phải trường bay, mà là trường quân sự với mấy anh Thủy quân Lục chiến, cứ làm như đã từng đổ bộ lên bờ biển Normandie vậy. Sau khi quan sát tận mắt, không phải cái Air Naval như trong mơ tưởng, mà thực tế là Indoctrination với "menu" sơ khởi mười ngày huấn nhục, làm các nhà quí phái "choáng váng" mặt mày. Sau huấn nhục tới phần quân sự thật nặng nề, riêng phần ăn chơi nào là đoạn đường chiến binh, bơi lội đủ kiểu, an sinh thoát hiểm ba ngày tự túc trong rừng... Tất cả vị chi bốn tháng mới được chuyển qua trường bay vỡ lòng, với loại phi cơ T-34 sơn đỏ trắng thật đẹp mắt.
Giờ đậy mới được sờ vào thân phi cơ, ngửi mùi thủy điều và chạm trán với người lính kỹ thuật. Người đầu tiên là cơ trưởng (Crew Chief), họ có vẻ tự tin và chuyên nghiệp. Họ không sửa chữa nhưng họ hiểu biết tổng quát về phi cơ rất tường tận. Họ ăn nói lễ phép và rất có kỷ luật.
Trong lần đơn phi đầu tiên, người cơ trưởng đã sẵn sàng từ phòng kỹ thuật, trước bảng ghi số phi cơ, để đón tiếp người sinh viên sĩ quan phi công. Anh ta thuyết trình đầy đủ về chiếc phi cơ do anh chịu trách nhiệm. Sau khi người sinh viên ký xong mẫu kỹ thuật, anh ta vội ôm hộ cái nón bay, trong khi người sinh viên đeo dù và cùng nhau bước ra bãi đậu. Anh theo sát bên người sinh viên, để cùng tiền kiểm soát xung quanh phi cơ, và anh vui mừng khi được sinh viên ghi điển khen thưởng. Anh đứng ngoài phòng lái, nghiêng người giúp chàng phi công đội nón bay, cài dây nịt an toàn. Cử chỉ không những chu đáo, mà còn như muốn bày tỏ mối dây liên hệ tình cảm vô hình giữa hai người. Xong đâu đấy, anh xuống đứng đàng trước phi cơ, phía bên cánh trái, ra hiệu cho người sinh viên quay máy. Sau khi liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát, người sinh viên phi công ra hiệu di chuyển. Phi cơ vừa lăn bánh, anh cơ trưởng liền đứng nghiêm và chào kính. Hai tay đều bận điều khiển cần ga và cần lái, người sinh viên phi công chỉ gật đầu rất nhẹ để chào lại.
Đời người lính tàu bay và người lính kỹ thuật dính liền từ dạo ấy.
Đặc biệt ở VT-30, N.A.S Corpus Christi, ngoài người lính kỹ thuật, phi công còn khắn khít với người lính cứu hỏa.
Về Việt Nam, bay phi vụ đầu tiên trên sân nhà, phi cơ sơn màu cờ Việt Nam, đuôi sơn màu đơn vị, người phi công chợt cảm thấy bồi hồi xúc động. Anh cơ trưởng gầy ốm xanh xao, nhưng nụ cười luôn nở trên môi và cái chào xã giao thông lệ làm người phi công không mấy yên tâm.
Phi cơ thì bị vá nhiều chỗ, phòng lái thì ướt cả thủy điều, bụng phi cơ dính đầy dầu. Hai bánh đáp một bên vừa mới thay, một bên mòn tới 50% làm người phi công vừa bay vừa lo ngại. Tiếng động cơ nổ nghe khác lạ, phòng lái thì xông lên mùi bất thường, nhưng ngày này qua ngày khác, vẫn không có điều bất trắc kỹ thuật xảy ra. Người phi công dần dần thu hoạch nhiều kinh nghiệm, với số giờ bay chồng chất theo năm tháng. Người phi công giờ đã thấy an tâm.
Những phi vụ yểm trợ tiếp cận quân bạn chở đầy bom đạn đủ loại, từ bom nổ, bom xăng đặc, hỏa tiễn trĩu nặng đôi cánh, nhưng hàng ngày hai, ba phi vụ vẫn an toàn. Phi cơ có bị hư hại, bể ống dầu, ống thủy điều, lủng cánh bể đuôi là do súng phòng không địch gây ra.
Người phi công bắt đầu chú ý và cảm phục người cơ trưởng nhỏ con, xanh xao từ đó. Tuy họ không chào kính mình như những người lính kỹ thuật Hoa kỳ, nhưng trong ánh mắt họ hiện rõ nét lo âu trìu mến, cho số phận người phi công và con tàu của họ. Họ tài tình, khéo léo, rất có khiếu về kỹ thuật. Họ sửa chữa, thay động cơ và khung phòng rất nhanh chóng, dù phương tiện kỹ thuật cơ hữu thô sơ. Kiểm kỳ I rồi kiểm kỳ II, họ làm việc liên miên, nhưng không bao giờ phàn nàn, hay sao lãng công việc một cách vô trách nhiệm, để gây nguy hại đến sinh mạng người phi công.
Tôi nhớ mãi một lần được biệt phái, làm biệt đội trưởng ở Tân Sơn Nhất cho Không đoàn 33, thời Trung tá Lưu Kim Cương làm Tư lệnh, tôi rất quan tâm đến số khả dụng hành quân của 6 chiếc A-1 tăng phái. Mới hoạt động không bao lâu thì có một chiếc phi cơ bị hư hỏng, không biết nguyên do vì đâu mà cứ bị nằm ụ mãi. Tôi bèn phái một chiếc AD-5 về Biên Hòa, rước một ông Thượng sĩ già kỹ thuật xuống giám định. Đến nơi, vừa mới vào phòng hành quân biệt đội, ông bắt gặp các phi công đang ngồi "binh" xập xám chướng, ông liền sà vào ngay và còn xin được chơi một cửa. Tôi hết sức bực mình liền hỏi:
- Sao lại ngồi xuống đây xếp?
Ông trả lời:
- Tôi đã bảo thằng nhỏ quay máy ngoài ấy rồi!
Nghe ông già kỹ thuật trả lời khơi khơi như vậy, tôi hơi khó chịu bèn bỏ đi ra ngoài bãi đậu xem người cơ khí làm ăn ra sao? Anh cơ khí viên loay hoay sửa tới, sửa lui một hồi vẫn không được. Chợt tôi nhìn thấy ông Thượng sĩ già chậm rãi tiến về phía phi cơ. Ông đến ra hiệu cho người cơ khí thử đủ các cơ chế, để ông nghe tiếng động cơ nổ. Chừng năm phút sau, ông đưa tay lên cứa cứa vào cổ ra hiệu cho người cơ khí tắt máy, xong ông tới nói lí nhí gì đó với người cơ khí mà tôi không nghe rõ. Rồi ông lại lững thững đi vào xây sòng. Tôi hết kiên nhẫn hỏi gằn ông ta:
- Tôi rước ông xuống đây sửa phi cơ chớ bộ tôi rước ông xuống đây đánh bài à ?
Ông cười có vẻ thản nhiên như không:
- Tôi đã chỉ cách cho nó chữa rồi, Trung úy cứ yên trí vào nghỉ cho khỏe.
Nghe ông ta trả lời với vẻ tự tin, tôi cũng hơi an tâm. Tôi theo ông ta vào ngồi chờ. Ông già còn mặn canh bạc lắm. Chốc chốc ông lại đứng lên, đi ra chỉ bảo cho người cơ khí sửa chữa. Một lát sau, người cơ trưởng nhễ nhại mồ hôi vào báo cáo:
- Thưa Trung úy, tàu sửa xong rồi. Nhờ Trung úy ra bay thử.
Tôi kinh ngạc hỏi lại:
- Giỡn hoài sao cha, cả tuần nay anh sửa không được, ông Thượng sĩ này mãi ngồi sòng bài, chưa đụng tay vào động cơ mà sao tàu đã tốt được?
Anh ta trả lời:
- Tốt thực sự rồi Trung úy, ông già nghe máy cũng đủ biết phi cơ hư ở đâu, thay "bu-gi" thứ mấy, không cần đọc phi kế phi cụ gì cả.
Tôi đáp "OK". Nhưng trong bụng tự nhủ thầm rằng nếu tôi bay thử mà vẫn thấy phi cơ hư như cũ thì đừng có trách tôi sao làm báo cáo quá đáng.
Nhưng lạ thay, tôi bay thử trong tất cả cơ chế, cao độ, các phi kế đều chỉ trong giới hạn an toàn. Về đáp, tôi đưa hai tay bắt tay ông già và ngỏ lời thán phục sát đất. Tôi muốn đích thân lái máy bay đưa ông về Biên Hòa nhưng ông từ chối. Ông còn nán lại binh xập xám với mấy anh phi công trẻ và chiều về Biên Hòa bằng xe đò.
Về sau, tôi là chuyên viên bay thử kiểm kỳ II cho công xưởng. Phi cơ A-1, sau khi bay một số ngàn giờ, phải đem vào công xưởng tháo tung ra để rọi X-ray để tìm chổ rạn nứt hay hư hại, sửa chữa rồi ráp lại. Ngoài ra, những phi cơ đáp khẩn cấp hay tai nạn nặng, cũng phải đem vào công xưởng sửa chữa cẩn thận, rồi sơn lại như mới.
Mỗi lần bay thử, những người lính kỹ thuật đưa tôi ra tận phi cơ, xem tôi mở máy, di chuyển và cất cánh được an toàn, rồi họ mới trở vào phần sở của họ. Họ thương yêu người phi công bay thử các tác phẩm của họ. Người lính già, người lính trẻ lo âu cho người phi công lúc cất cánh, giống như chính họ đang ngồi trong thân tàu. Họ thở phào nhẹ nhõm khi tác phẩm của họ mang người phi công trở về an toàn. Họ vui mừng và ghi nhận những điều còn thiếu sót của họ. Họ gầy ốm, người xanh xao, người xạm nắng, chịu nhiều thiệt thòi và lắm khi bị bỏ quên, nhưng họ vẫn cố gắng, nhiệt tâm, chịu đựng, không bao giờ than vãn, có lẽ nhờ tấm lòng yêu Không Quân và Tổ Quốc.
Hồi mới mãn khóa bay thử và sang bay cho công xưởng, tôi đã biết người lính kỹ thuật Không Quân Việt Nam rất giỏi, có trình độ hiểu biết kỹ thuật rất cao và họ đã chứng minh điều đó trong bao nhiêu năm trời, nhưng tôi hơi ái ngại vì sự làm việc quá độ của họ. Biết đâu vì kiệt lực mà họ vô ý bỏ sót, không vặn kỷ một vài con ốc. May mắn thay điều lo nghĩ của tôi không bao giờ xảy ra. Họ vẫn chu toàn công tác một cách tốt đẹp. Khi viết những dòng này, tôi vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh người kỹ thuật Không Quân Việt Nam thân yêu của tôi đâu đó trong từng ngăn ký ức.
Không quân trên đà bành trướng, tổng số phi cơ tăng vọt quá nhiều, mà sự đào luyện không thể cấp bách được. Thế mà họ vẫn nhẫn nại, vừa sửa chữa phi cơ, vừa dìu dắt những người trẻ mới bước chân vào ngưỡng cửa đơn vị. Công xưởng Biên Hòa về sau càng đông khách hàng. Nào phi cơ khu trực, phi cơ quan sát, trực thăng.v.v... Càng làm việc lâu với nhau, tình thân thuộc càng nẩy nở ví như anh em sinh trưởng trong một gia đình. Tôi tin tưởng nơi người lính kỹ thuật và thích thú bay những phi vụ bay thử, giống như bay du hành hay bay hành quân vậy.
Nói đến khu trục, tôi không quên nhắc đến các anh vũ khí. Các anh hùng hục làm việc dưới nắng mưa không sờn lòng. Xem các anh vận chuyển, gắn bom nổ, bom xăng đặc hay hỏa tiễn vào phi cơ mau lẹ, chính xác không chê vào đâu được. Tuy thân thể, sức vóc, điều kiện sinh sống không bằng người lính Mỹ, các anh vũ khí dãi dầu sương gió, nắng mưa của vùng nhiệt đới, mà vẫn tươi cưòi, ngày này qua tháng nọ, giỡn mặt với tử thần "chất nổ". Đặc biệt toán tháo gỡ đạn dược, mìn nổ chậm mới khủng khiếp. Chỉ một chút sơ sẩy là đời các anh tan tành như xác pháo đêm giao thừa. Các anh đã xem sinh mạng của mình nhẹ như lông hồng, để mưu cầu sự an toàn sinh mạng của đồng đội. Các anh cao cả quá! Dầu đất nước ngày nay đã mất vào tay kẻ thù nhưng sao ai quên được các anh? Những người con yêu âm thầm của xứ sở!
Hỡi những người lính kỹ thuật Không Quân Việt Nam! Chúng tôi, những người tung mây lướt gió ngoài ngàn dậm, được hưởng những hào nhoáng thế gian, nhưng trong thâm tâm, chúng tôi không bao giờ quên được những người bạn, người anh em, đã hằng chuyên tâm lo lắng cho sự an lành của chúng tôi, bao nhiêu năm trường nơi chiến địa. Đặc biệt là những người bay những phi cơ quá cũ kỹ từ thời đệ nhị thế chiến như A-1, C-47, đầy những đắp vá khắp thân tàu, ngay cả kim loại cũng đã phải mỏi mòn!
Giờ đây, sau mười mấy năm lưu lạc, viết vài kỷ niệm gởi đến các anh, những người kỹ thuật Không Quân ưu tú của đất nước, như những lời tri ân chân thành nhất.
Người Nhạn Trắng
( Biên Hùng chuyển )