Đoạn Đường Chiến Binh
Người Tù Binh Trở Về - Tôn Thất Ðàn
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Những chuyện vui buồn, theo thời gian đã đi vào dĩ vãng.
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Những chuyện vui buồn, theo thời gian đã đi vào dĩ vãng. Nhưng cũng có những tủi nhục, khổ đau đã in sâu vào tâm khảm của mình mà suốt một đời chúng ta không bao giờ quên được.
Vâng, chính tôi là một người lính chiến, một người trai sinh ra trong thời ly loạn. Suốt một đời Binh nghiệp của tôi chỉ có làm bạn với núi rừng, và ngày đêm luôn đối diện với quân thù tại vùng “Địa đầu giới tuyến”. Đó là những địa danh thuộc tỉnh Quảng Trị như Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ nơi mà chúng tôi thường hay đóng quân. Để rồi cho đến năm 1972 (mùa Hè đỏ lửa) sau khi tỉnh Quảng Trị thất thủ vào tay Cộng Sản Bắc Việt, thì tôi bị đối phương bắt làm tù binh và đem ra giam giữ tại Cao Bắc Lạng (Bắc Việt).
Tôi còn nhớ như in, đó là sáng ngày 2/5/1972 sau khi qua một đêm rút vào nằm tại bãi cát Hải Lăng (Quảng Trị). Chi Đoàn của tôi (thuộc Thiết Đoàn 20 Chiến Xa) được lệnh băng qua Cầu Dài để vào Mỹ Chánh, nhưng cầu đã bị đối phương giựt sập, mà chiến xa M.48 thì không lội nước được, nên chúng tôi đành phải bỏ xe chạy bộ. Liền khi đó địch quân pháo như mưa, và sau khi ngưng pháo thì chúng ồ ạt tấn công và hô “Hàng sống, chống chết”. Khi đó thì hàng ngũ của ta bị rối loạn và tôi đã bị thương, nên để mặc cho chúng bắt dẫn đi cùng với một số chiến hữu. Chúng dẫn vào một ngôi làng gần đó để băng bó tạm các vết thương và phân loại tù binh. Chúng chia những Sĩ quan ngồi riêng ra một bên. Đợi đến tối, chúng bèn trói thúc ké hai tay ra đằng sau, và nối liền người nầy với người khác rồi dẫn vào rừng. Chỉ có các Sĩ quan thì chúng mới đưa ra giam giữ ở ngoài Bắc mà thôi.
Chúng tôi phải lặn lội theo đường mòn Hồ Chí Minh hàng cả tháng trời mới đến được nơi giam giữ cuối cùng. Đó là làng Thất Khê thuộc tỉnh Cao Bắc Lạng (Bắc Việt). Dọc đường gặp không biết bao nhiêu là trận mưa bom của máy bay Mỹ. Không được nấu nướng gì hết vì sợ lộ mục tiêu, mỗi bữa chúng chỉ phát cho mỗi người hai tép lương khô của Trung cộng để ăn cầm hơi. Nước uống thì gặp khe suối, hoặc vũng nào có nước thì cứ uống đại. Đêm xuống, không có chăn màn, bị muỗi rừng đốt, nên đa số anh em tù binh bị sốt rét và kiết lỵ, chết rơi rớt dọc đường nhiều lắm ! Mạng sống con người của chúng tôi lúc đó rất mỏng manh và quá rẻ mạt ! Chết đâu thì dập tại đó mà thôi, không một mảnh chiếu để bó lại, hoặc một lời phân ưu của bạn tù ! Lúc đó người nào trong chúng tôi cũng nghĩ, chưa biết lúc nào lại đến phiên mình đây ? Rồi cứ thế, ngày thì nghỉ để tránh máy bay, đêm lại đi, ròng rã hơn một tháng trời chúng tôi mới đến được Hỏa Lò (Hà Nội). “Ra đến đây là sống rồi đấy”. Đó là lời của một Cán bộ Cộng Sản đã nói với chúng tôi như vậy. Riêng tôi phần thì bị thương, phần thì sức khỏe yếu kém mà lết được ra đến đây quả thật là chuyện lạ ! Mình chưa biết sống chết như thế nào, số phận rất là bấp bênh, ngày trở về thì quá mờ mịt, thế mà chúng bảo sống là sống như thế nào không biết ?
Chúng tôi đành phó thác cho định mệnh an bài ! Qua ngày hôm sau, chúng lại tiếp tục di chuyển chúng tôi lên đến tận tỉnh Lạng Sơn bằng xe Môlôtôva. Đây là làng Thất Khê, trại giam cuối, nằm gần bên sông Kỳ Cùng. Ở đây thuộc miền Thượng du Bắc Việt, hoàn toàn là người Dân tộc Tày sinh sống. Khí hậu rất là khắc nghiệt, gió núi sương mù bao phủ quanh năm. Mùa Đông thì giá rét cắt da cắt thịt, chúng tôi phải lót rơm, và đốt lò sưởi lên mới ngủ được. Đây là trại giam cuối cùng, nơi nầy đầy sơn lam chướng khí, thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi phải chống chọi với thời tiết thất thường. Ngoài ra ngày đêm còn phải lo sẵn sàng xuống hầm trú ẩn để tránh bom của Mỹ dội xuống trên đầu. Vào mùa Giáng Sinh năm 1972, lúc nào chúng tôi cũng nghe tiếng máy bay B.52 và bom đạn của Mỹ dội xuống từ Hà Nội vọng về. Chúng tôi luôn phập phồng lo sợ, không biết lúc nào lại đến nơi giam giữ của chúng mình ? Chúng tôi đều có đào giao thông hào rất sâu xung quanh trại, và mỗi lần báo động có máy bay Mỹ, chúng tôi tất cả đều xuống hầm ẩn núp. Chúng tôi luôn sống trong lo âu và sợ hãi. Phần thì đói khát, phần thì bị khủng hoảng tinh thần, vì bị đối phương khai thác để lấy tin tức bất cứ lúc nào. Lại có những ngày phải đi chặt tre trên rừng, mỗi người phải đủ chỉ tiêu một vác, thả xuôi theo dòng sông Kỳ Cùng về trại để làm nhà và rào xung quanh. Đêm về thì nằm co ro trên hai liếp rơm không đủ ấm, áo quần thì quá mỏng manh, nên phần đông anh em tù binh bị sưng phổi và sốt rét nhiều lắm ! Chúng tôi sống trong tuyệt vọng và đầy lo âu, chỉ chờ một ngày nào đó gởi cái thân xác gầy còm nơi vùng rừng thiêng nước độc nầy mà thôi !
Thế rồi, đùng một cái. Sáng ngày 27/1/1973 tất cả những loa phóng thanh mắc trên các cành cây trong trại đều phát oang oang lên rằng “hiệp định Paris” đã được ký kết, lệnh ngưng bắn trên toàn cõi miền Nam VN được thi hành, tất cả tù binh đều được trao trả về với gia đình. Ôi, không còn gì vui sướng cho bằng ! Chúng tôi ôm nhau mà mừng đến rơi lệ ! Giấc mơ của chúng tôi đã trở thành sự thật. Kể từ bây giờ cửa buồng giam ban đêm không còn bị khóa nữa, chúng tôi được thoải mái ra vào, để rồi một tháng sau thì chúng tôi được đưa về Hà Nội để “bồi dưỡng” sức khỏe, chờ ngày “trao trả tù binh”. Trong thời gian nầy, đối phương lại rất o bế chúng tôi, luôn chiêu dụ những người có thân nhân ngoài Bắc nên ở lại với chúng, để chúng có lý do tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản là tốt đẹp, nên mới có những người xin tình nguyện ở lại, nhưng chẳng có một ai xin ở lại bao giờ. Trong thời gian nầy, chúng tôi được nhận mỗi người một đôi “bata” và áo quần mới, để rồi có Cán bộ hướng dẫn chúng tôi đi “tham quan” Hà Nội. Có hôm thì đi xem chiếu bóng, bữa khác lại đi xem “Đại nhạc hội” tại nhà hát lớn, hôm sau nữa lại đi xem “viện bảo tàng” lịch sử v.v... Rồi ngày nào cũng được bồi dưỡng thức ăn đầy đủ. Mục đích là để tuyên truyền cho chế độ của chúng là, nhân đạo, là khoan hồng và ưu việt, để lôi kéo anh em tù binh chúng tôi ở lại, hoặc ít ra cũng làm cho anh em chúng tôi có cảm tình với chúng sau nầy. Nhưng theo tôi nhận xét thì điều đó rất khó xảy ra, vì chúng tôi là nạn nhân, nên rất rõ âm mưu thâm độc của chúng. Trong số anh em tù binh được đưa về Hà Nội để chuẩn bị trao trả, tôi thấy rất là đông, có cả những Sĩ quan bị bắt trong trận Hạ Lào năm 1971 (Lam Sơn 719) nữa. Nhưng khi về đến “ Trại an dưỡng” ở huyện Thạch Thất (Hà Tây) để chờ ngày vào Nam, thì chúng tách số tù binh Hạ Lào ra ở riêng một nơi khác. Sau nầy được nghe chúng bảo, số tù binh ở mặt trận Hạ Lào là do nhân dân Lào gởi cho chúng giam giữ. Khi nào có sự đồng ý của chính phủ Lào thì chúng mới có quyền trao trả, vì đó là cuộc chiến ở ngoài lãnh thổ Quốc gia ! Đúng là những luận điệu xảo trá, lật lọng cố hữu muôn đời của bè lũ Cộng sản !
Rồi ngày trao trả cũng đã đến. Một sáng mùa Xuân năm 1973 chúng tôi được một đoàn xe chở lên ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để đáp xe lửa vào Nam. Chúng tôi rất mừng rỡ ! Mặc dầu chúng nhồi nhét chúng tôi rất chật cứng vào mỗi toa, mọi người mồ hôi đều thấm ướt, nhưng ai nấy đều chấp nhận, miễn sao mình về được với gia đình là quý hóa lắm rồi. Khi xe lửa vào đến sân ga Thanh Hóa, thì ngưng không chạy tiếp được nữa, vì đường sắt bị hư hỏng trong chiến tranh chưa sửa chữa kịp. Chúng bèn phân chia, cứ 2 người vào ở một nhà mà chúng đã sắp đặt trước để ngủ qua đêm. Sáng mai lại tiếp tục chuyển qua xe Môlôtôva để lên đường. Chúng tôi phải mất hai đêm ngủ lại ở nhà dân dọc đường nữa mới đến nơi địa điểm trao trả tù binh. Đó là làng Nhan Biều bên bờ Bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Cứ mỗi lần ngủ tạm qua đêm tại nhà dân, chúng tôi đều bị những người địa phương móc nối, dụ dỗ ở lại với ngụy quyền Cộng sản Bắc Việt với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng tất cả chúng tôi đều biết âm mưu thâm độc và xảo trá của chúng, nên không một ai bị mắc lừa, cho dù có thân nhân ở ngoài Bắc đến lôi kéo chăng nữa. Đó là những ngón đòn chính trị cũ rích mà chúng thường đem ra áp dụng, nếu chúng tôi có người mắc bẫy thì xem như mình đã tiếp tay cho chúng trên mặt trận tuyên truyền. Tôi còn nhớ trước đó một tháng, vào ngày 2/4/1972 tại “căn cứ Carroll “(Đông Hà), Trung tá Phạm văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 Bộ binh của Sư đoàn 3 Bộ binh treo cờ trắng đầu hàng Cộng sản, vỏn vẹn chỉ có một số ít trong Bộ chỉ huy Trung đoàn thôi, thế mà chúng lại hô hoán lên cho cả thế giới biết rằng, nguyên cả một Trung đoàn Quân đội VNCH đã trở về với chúng. Đúng là những luận điệu tuyên truyền xảo trá, bóp méo sự thật trước sau như một của bè lũ Cộng sản không bao giờ thay đổi. Trên đường trở về Nam, chúng tôi lại được chứng kiến những tù binh Cộng sản được chính quyền miền Nam trao trả về miền Bắc nhiều lắm. Chúng tôi vẫy tay chào nhau lần cuối, nhưng thấy vẻ mặt trở về của họ sao mà buồn thế ? Chắc họ nghĩ chưa biết số phận của mình như thế nào sau khi trở về với miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa chăng !?
Thế rồi ngày trao trả tù binh cũng phải đến. Chúng tôi lần lượt từng đợt được trao trả qua bên bờ Nam sông Thạch Hãn để trở về sum họp với gia đình. Chúng tôi bước lên bờ với nhiều tiếng trống kèn của ban quân nhạc, cùng với những cái ôm siết chặt mừng vui trong nước mắt của những người thân ! Nhưng ngày trở về của người tù binh cũng có nhiều éo le chua xót ! Chiến tranh quá tàn nhẫn đã gây biết bao cảnh tang thương cho những người gặp nhiều đắng cay ! Có người trở về trên đôi nạng gỗ, vì một phần thân thể đã gởi lại nơi núi rừng ! Có người trở về với một tâm hồn tan nát, vì qua một thời gian quá dài, người vợ không còn kiên nhẫn đợi chờ người chồng trở về, nên đã ôm cầm sang thuyền khác ! Có người trở về với hy vọng có bà mẹ già run run ra đứng đón con về ! Nhưng ngờ đâu, người mẹ già quá mõi mòn chờ đợi đứa con trai, nên đã vĩnh viễn ra đi về bên kia cõi đời ! Ôi, cuộc đời sao mà nhiều nước mắt !!! Nhưng cũng có bà mẹ già suốt một thời gian dài nằm trên giường bệnh không đi đứng gì được, chỉ chờ thần chết đến gọi ! Thế mà khi người con trai của bà được trở về từ ngục tù Cộng Sản, bà ta liền ngồi dậy được và đã chạy đến ôm chầm đứa con trai của mình mà khóc trong sự vui mừng ! Ôi tình mẫu tử thật là thiêng liêng và quá kỳ diệu, đã cho người mẹ một sức mạnh thật phi thường ! Riêng tôi, ngày trở về, nhìn ảnh mình với bình nhang khói hương, và hai cây nến leo lét cháy trên bàn thờ linh vị... tôi khóc lặng người đi !!! Nào là truy thăng truy tặng, nào là “Bảo quốc huân chương”, nào là “Anh dũng bội tinh” và nhiều đặc ân nữa mà Quân đội đã dành cho tôi trên bàn thờ ! Tất cả đều xem tôi như không còn có mặt trên cõi đời nầy nữa ! Nhưng hôm nay tôi được trở về !!! Trở về từ cõi chết !!! Đó là điều may mắn và một diễm phúc thật lớn lao mà Thượng đế đã ban cho tôi và gia đình. Tôi xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn Người !
Hôm nay ngồi viết những dòng nầy như để ôn lại một vài kỷ niệm đau thương trong cuộc đời mình ! Điều tôi rõ nhất là hạnh phúc thì không bao giờ trọn vẹn. Trời cho mình cái nầy, thì nhất định sẽ lấy đi của mình cái khác. Trời không cho tôi tiền bạc, của cải, nhưng cho tôi sống sót đến bây giờ là quý lắm rồi ! Cho tôi còn có một gia đình đầy đủ trong tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau là tôi mãn nguyện rồi, chẳng còn mong gì hơn nữa. Những ai đã trải qua cuộc sống trong ngục tù của Cộng Sản rồi, thì tất cả mọi sự trên cõi đời nầy đều... nhẹ như lông hồng ! Trong thời kỳ hoàng hôn của cuộc đời, nhờ Thượng đế thương, gia đình tôi được an cư trên “vùng đất hứa” nầy là cả một diễm phúc lớn lao mà Ông Trời đã ban cho. Đúng là : “Tiền hung Hậu kiết” vậy. Xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn đời !
Tôn Thất Ðàn
hoiquanphidung
Tân Sơn Hòa chuyển
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Những chuyện vui buồn, theo thời gian đã đi vào dĩ vãng. Nhưng cũng có những tủi nhục, khổ đau đã in sâu vào tâm khảm của mình mà suốt một đời chúng ta không bao giờ quên được.
Vâng, chính tôi là một người lính chiến, một người trai sinh ra trong thời ly loạn. Suốt một đời Binh nghiệp của tôi chỉ có làm bạn với núi rừng, và ngày đêm luôn đối diện với quân thù tại vùng “Địa đầu giới tuyến”. Đó là những địa danh thuộc tỉnh Quảng Trị như Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ nơi mà chúng tôi thường hay đóng quân. Để rồi cho đến năm 1972 (mùa Hè đỏ lửa) sau khi tỉnh Quảng Trị thất thủ vào tay Cộng Sản Bắc Việt, thì tôi bị đối phương bắt làm tù binh và đem ra giam giữ tại Cao Bắc Lạng (Bắc Việt).
Tôi còn nhớ như in, đó là sáng ngày 2/5/1972 sau khi qua một đêm rút vào nằm tại bãi cát Hải Lăng (Quảng Trị). Chi Đoàn của tôi (thuộc Thiết Đoàn 20 Chiến Xa) được lệnh băng qua Cầu Dài để vào Mỹ Chánh, nhưng cầu đã bị đối phương giựt sập, mà chiến xa M.48 thì không lội nước được, nên chúng tôi đành phải bỏ xe chạy bộ. Liền khi đó địch quân pháo như mưa, và sau khi ngưng pháo thì chúng ồ ạt tấn công và hô “Hàng sống, chống chết”. Khi đó thì hàng ngũ của ta bị rối loạn và tôi đã bị thương, nên để mặc cho chúng bắt dẫn đi cùng với một số chiến hữu. Chúng dẫn vào một ngôi làng gần đó để băng bó tạm các vết thương và phân loại tù binh. Chúng chia những Sĩ quan ngồi riêng ra một bên. Đợi đến tối, chúng bèn trói thúc ké hai tay ra đằng sau, và nối liền người nầy với người khác rồi dẫn vào rừng. Chỉ có các Sĩ quan thì chúng mới đưa ra giam giữ ở ngoài Bắc mà thôi.
Chúng tôi phải lặn lội theo đường mòn Hồ Chí Minh hàng cả tháng trời mới đến được nơi giam giữ cuối cùng. Đó là làng Thất Khê thuộc tỉnh Cao Bắc Lạng (Bắc Việt). Dọc đường gặp không biết bao nhiêu là trận mưa bom của máy bay Mỹ. Không được nấu nướng gì hết vì sợ lộ mục tiêu, mỗi bữa chúng chỉ phát cho mỗi người hai tép lương khô của Trung cộng để ăn cầm hơi. Nước uống thì gặp khe suối, hoặc vũng nào có nước thì cứ uống đại. Đêm xuống, không có chăn màn, bị muỗi rừng đốt, nên đa số anh em tù binh bị sốt rét và kiết lỵ, chết rơi rớt dọc đường nhiều lắm ! Mạng sống con người của chúng tôi lúc đó rất mỏng manh và quá rẻ mạt ! Chết đâu thì dập tại đó mà thôi, không một mảnh chiếu để bó lại, hoặc một lời phân ưu của bạn tù ! Lúc đó người nào trong chúng tôi cũng nghĩ, chưa biết lúc nào lại đến phiên mình đây ? Rồi cứ thế, ngày thì nghỉ để tránh máy bay, đêm lại đi, ròng rã hơn một tháng trời chúng tôi mới đến được Hỏa Lò (Hà Nội). “Ra đến đây là sống rồi đấy”. Đó là lời của một Cán bộ Cộng Sản đã nói với chúng tôi như vậy. Riêng tôi phần thì bị thương, phần thì sức khỏe yếu kém mà lết được ra đến đây quả thật là chuyện lạ ! Mình chưa biết sống chết như thế nào, số phận rất là bấp bênh, ngày trở về thì quá mờ mịt, thế mà chúng bảo sống là sống như thế nào không biết ?
Chúng tôi đành phó thác cho định mệnh an bài ! Qua ngày hôm sau, chúng lại tiếp tục di chuyển chúng tôi lên đến tận tỉnh Lạng Sơn bằng xe Môlôtôva. Đây là làng Thất Khê, trại giam cuối, nằm gần bên sông Kỳ Cùng. Ở đây thuộc miền Thượng du Bắc Việt, hoàn toàn là người Dân tộc Tày sinh sống. Khí hậu rất là khắc nghiệt, gió núi sương mù bao phủ quanh năm. Mùa Đông thì giá rét cắt da cắt thịt, chúng tôi phải lót rơm, và đốt lò sưởi lên mới ngủ được. Đây là trại giam cuối cùng, nơi nầy đầy sơn lam chướng khí, thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi phải chống chọi với thời tiết thất thường. Ngoài ra ngày đêm còn phải lo sẵn sàng xuống hầm trú ẩn để tránh bom của Mỹ dội xuống trên đầu. Vào mùa Giáng Sinh năm 1972, lúc nào chúng tôi cũng nghe tiếng máy bay B.52 và bom đạn của Mỹ dội xuống từ Hà Nội vọng về. Chúng tôi luôn phập phồng lo sợ, không biết lúc nào lại đến nơi giam giữ của chúng mình ? Chúng tôi đều có đào giao thông hào rất sâu xung quanh trại, và mỗi lần báo động có máy bay Mỹ, chúng tôi tất cả đều xuống hầm ẩn núp. Chúng tôi luôn sống trong lo âu và sợ hãi. Phần thì đói khát, phần thì bị khủng hoảng tinh thần, vì bị đối phương khai thác để lấy tin tức bất cứ lúc nào. Lại có những ngày phải đi chặt tre trên rừng, mỗi người phải đủ chỉ tiêu một vác, thả xuôi theo dòng sông Kỳ Cùng về trại để làm nhà và rào xung quanh. Đêm về thì nằm co ro trên hai liếp rơm không đủ ấm, áo quần thì quá mỏng manh, nên phần đông anh em tù binh bị sưng phổi và sốt rét nhiều lắm ! Chúng tôi sống trong tuyệt vọng và đầy lo âu, chỉ chờ một ngày nào đó gởi cái thân xác gầy còm nơi vùng rừng thiêng nước độc nầy mà thôi !
Thế rồi, đùng một cái. Sáng ngày 27/1/1973 tất cả những loa phóng thanh mắc trên các cành cây trong trại đều phát oang oang lên rằng “hiệp định Paris” đã được ký kết, lệnh ngưng bắn trên toàn cõi miền Nam VN được thi hành, tất cả tù binh đều được trao trả về với gia đình. Ôi, không còn gì vui sướng cho bằng ! Chúng tôi ôm nhau mà mừng đến rơi lệ ! Giấc mơ của chúng tôi đã trở thành sự thật. Kể từ bây giờ cửa buồng giam ban đêm không còn bị khóa nữa, chúng tôi được thoải mái ra vào, để rồi một tháng sau thì chúng tôi được đưa về Hà Nội để “bồi dưỡng” sức khỏe, chờ ngày “trao trả tù binh”. Trong thời gian nầy, đối phương lại rất o bế chúng tôi, luôn chiêu dụ những người có thân nhân ngoài Bắc nên ở lại với chúng, để chúng có lý do tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản là tốt đẹp, nên mới có những người xin tình nguyện ở lại, nhưng chẳng có một ai xin ở lại bao giờ. Trong thời gian nầy, chúng tôi được nhận mỗi người một đôi “bata” và áo quần mới, để rồi có Cán bộ hướng dẫn chúng tôi đi “tham quan” Hà Nội. Có hôm thì đi xem chiếu bóng, bữa khác lại đi xem “Đại nhạc hội” tại nhà hát lớn, hôm sau nữa lại đi xem “viện bảo tàng” lịch sử v.v... Rồi ngày nào cũng được bồi dưỡng thức ăn đầy đủ. Mục đích là để tuyên truyền cho chế độ của chúng là, nhân đạo, là khoan hồng và ưu việt, để lôi kéo anh em tù binh chúng tôi ở lại, hoặc ít ra cũng làm cho anh em chúng tôi có cảm tình với chúng sau nầy. Nhưng theo tôi nhận xét thì điều đó rất khó xảy ra, vì chúng tôi là nạn nhân, nên rất rõ âm mưu thâm độc của chúng. Trong số anh em tù binh được đưa về Hà Nội để chuẩn bị trao trả, tôi thấy rất là đông, có cả những Sĩ quan bị bắt trong trận Hạ Lào năm 1971 (Lam Sơn 719) nữa. Nhưng khi về đến “ Trại an dưỡng” ở huyện Thạch Thất (Hà Tây) để chờ ngày vào Nam, thì chúng tách số tù binh Hạ Lào ra ở riêng một nơi khác. Sau nầy được nghe chúng bảo, số tù binh ở mặt trận Hạ Lào là do nhân dân Lào gởi cho chúng giam giữ. Khi nào có sự đồng ý của chính phủ Lào thì chúng mới có quyền trao trả, vì đó là cuộc chiến ở ngoài lãnh thổ Quốc gia ! Đúng là những luận điệu xảo trá, lật lọng cố hữu muôn đời của bè lũ Cộng sản !
Rồi ngày trao trả cũng đã đến. Một sáng mùa Xuân năm 1973 chúng tôi được một đoàn xe chở lên ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để đáp xe lửa vào Nam. Chúng tôi rất mừng rỡ ! Mặc dầu chúng nhồi nhét chúng tôi rất chật cứng vào mỗi toa, mọi người mồ hôi đều thấm ướt, nhưng ai nấy đều chấp nhận, miễn sao mình về được với gia đình là quý hóa lắm rồi. Khi xe lửa vào đến sân ga Thanh Hóa, thì ngưng không chạy tiếp được nữa, vì đường sắt bị hư hỏng trong chiến tranh chưa sửa chữa kịp. Chúng bèn phân chia, cứ 2 người vào ở một nhà mà chúng đã sắp đặt trước để ngủ qua đêm. Sáng mai lại tiếp tục chuyển qua xe Môlôtôva để lên đường. Chúng tôi phải mất hai đêm ngủ lại ở nhà dân dọc đường nữa mới đến nơi địa điểm trao trả tù binh. Đó là làng Nhan Biều bên bờ Bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Cứ mỗi lần ngủ tạm qua đêm tại nhà dân, chúng tôi đều bị những người địa phương móc nối, dụ dỗ ở lại với ngụy quyền Cộng sản Bắc Việt với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng tất cả chúng tôi đều biết âm mưu thâm độc và xảo trá của chúng, nên không một ai bị mắc lừa, cho dù có thân nhân ở ngoài Bắc đến lôi kéo chăng nữa. Đó là những ngón đòn chính trị cũ rích mà chúng thường đem ra áp dụng, nếu chúng tôi có người mắc bẫy thì xem như mình đã tiếp tay cho chúng trên mặt trận tuyên truyền. Tôi còn nhớ trước đó một tháng, vào ngày 2/4/1972 tại “căn cứ Carroll “(Đông Hà), Trung tá Phạm văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 Bộ binh của Sư đoàn 3 Bộ binh treo cờ trắng đầu hàng Cộng sản, vỏn vẹn chỉ có một số ít trong Bộ chỉ huy Trung đoàn thôi, thế mà chúng lại hô hoán lên cho cả thế giới biết rằng, nguyên cả một Trung đoàn Quân đội VNCH đã trở về với chúng. Đúng là những luận điệu tuyên truyền xảo trá, bóp méo sự thật trước sau như một của bè lũ Cộng sản không bao giờ thay đổi. Trên đường trở về Nam, chúng tôi lại được chứng kiến những tù binh Cộng sản được chính quyền miền Nam trao trả về miền Bắc nhiều lắm. Chúng tôi vẫy tay chào nhau lần cuối, nhưng thấy vẻ mặt trở về của họ sao mà buồn thế ? Chắc họ nghĩ chưa biết số phận của mình như thế nào sau khi trở về với miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa chăng !?
Thế rồi ngày trao trả tù binh cũng phải đến. Chúng tôi lần lượt từng đợt được trao trả qua bên bờ Nam sông Thạch Hãn để trở về sum họp với gia đình. Chúng tôi bước lên bờ với nhiều tiếng trống kèn của ban quân nhạc, cùng với những cái ôm siết chặt mừng vui trong nước mắt của những người thân ! Nhưng ngày trở về của người tù binh cũng có nhiều éo le chua xót ! Chiến tranh quá tàn nhẫn đã gây biết bao cảnh tang thương cho những người gặp nhiều đắng cay ! Có người trở về trên đôi nạng gỗ, vì một phần thân thể đã gởi lại nơi núi rừng ! Có người trở về với một tâm hồn tan nát, vì qua một thời gian quá dài, người vợ không còn kiên nhẫn đợi chờ người chồng trở về, nên đã ôm cầm sang thuyền khác ! Có người trở về với hy vọng có bà mẹ già run run ra đứng đón con về ! Nhưng ngờ đâu, người mẹ già quá mõi mòn chờ đợi đứa con trai, nên đã vĩnh viễn ra đi về bên kia cõi đời ! Ôi, cuộc đời sao mà nhiều nước mắt !!! Nhưng cũng có bà mẹ già suốt một thời gian dài nằm trên giường bệnh không đi đứng gì được, chỉ chờ thần chết đến gọi ! Thế mà khi người con trai của bà được trở về từ ngục tù Cộng Sản, bà ta liền ngồi dậy được và đã chạy đến ôm chầm đứa con trai của mình mà khóc trong sự vui mừng ! Ôi tình mẫu tử thật là thiêng liêng và quá kỳ diệu, đã cho người mẹ một sức mạnh thật phi thường ! Riêng tôi, ngày trở về, nhìn ảnh mình với bình nhang khói hương, và hai cây nến leo lét cháy trên bàn thờ linh vị... tôi khóc lặng người đi !!! Nào là truy thăng truy tặng, nào là “Bảo quốc huân chương”, nào là “Anh dũng bội tinh” và nhiều đặc ân nữa mà Quân đội đã dành cho tôi trên bàn thờ ! Tất cả đều xem tôi như không còn có mặt trên cõi đời nầy nữa ! Nhưng hôm nay tôi được trở về !!! Trở về từ cõi chết !!! Đó là điều may mắn và một diễm phúc thật lớn lao mà Thượng đế đã ban cho tôi và gia đình. Tôi xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn Người !
Hôm nay ngồi viết những dòng nầy như để ôn lại một vài kỷ niệm đau thương trong cuộc đời mình ! Điều tôi rõ nhất là hạnh phúc thì không bao giờ trọn vẹn. Trời cho mình cái nầy, thì nhất định sẽ lấy đi của mình cái khác. Trời không cho tôi tiền bạc, của cải, nhưng cho tôi sống sót đến bây giờ là quý lắm rồi ! Cho tôi còn có một gia đình đầy đủ trong tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau là tôi mãn nguyện rồi, chẳng còn mong gì hơn nữa. Những ai đã trải qua cuộc sống trong ngục tù của Cộng Sản rồi, thì tất cả mọi sự trên cõi đời nầy đều... nhẹ như lông hồng ! Trong thời kỳ hoàng hôn của cuộc đời, nhờ Thượng đế thương, gia đình tôi được an cư trên “vùng đất hứa” nầy là cả một diễm phúc lớn lao mà Ông Trời đã ban cho. Đúng là : “Tiền hung Hậu kiết” vậy. Xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn đời !
Tôn Thất Ðàn
hoiquanphidung
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Người Tù Binh Trở Về - Tôn Thất Ðàn
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Những chuyện vui buồn, theo thời gian đã đi vào dĩ vãng.
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Những chuyện vui buồn, theo thời gian đã đi vào dĩ vãng. Nhưng cũng có những tủi nhục, khổ đau đã in sâu vào tâm khảm của mình mà suốt một đời chúng ta không bao giờ quên được.
Vâng, chính tôi là một người lính chiến, một người trai sinh ra trong thời ly loạn. Suốt một đời Binh nghiệp của tôi chỉ có làm bạn với núi rừng, và ngày đêm luôn đối diện với quân thù tại vùng “Địa đầu giới tuyến”. Đó là những địa danh thuộc tỉnh Quảng Trị như Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ nơi mà chúng tôi thường hay đóng quân. Để rồi cho đến năm 1972 (mùa Hè đỏ lửa) sau khi tỉnh Quảng Trị thất thủ vào tay Cộng Sản Bắc Việt, thì tôi bị đối phương bắt làm tù binh và đem ra giam giữ tại Cao Bắc Lạng (Bắc Việt).
Tôi còn nhớ như in, đó là sáng ngày 2/5/1972 sau khi qua một đêm rút vào nằm tại bãi cát Hải Lăng (Quảng Trị). Chi Đoàn của tôi (thuộc Thiết Đoàn 20 Chiến Xa) được lệnh băng qua Cầu Dài để vào Mỹ Chánh, nhưng cầu đã bị đối phương giựt sập, mà chiến xa M.48 thì không lội nước được, nên chúng tôi đành phải bỏ xe chạy bộ. Liền khi đó địch quân pháo như mưa, và sau khi ngưng pháo thì chúng ồ ạt tấn công và hô “Hàng sống, chống chết”. Khi đó thì hàng ngũ của ta bị rối loạn và tôi đã bị thương, nên để mặc cho chúng bắt dẫn đi cùng với một số chiến hữu. Chúng dẫn vào một ngôi làng gần đó để băng bó tạm các vết thương và phân loại tù binh. Chúng chia những Sĩ quan ngồi riêng ra một bên. Đợi đến tối, chúng bèn trói thúc ké hai tay ra đằng sau, và nối liền người nầy với người khác rồi dẫn vào rừng. Chỉ có các Sĩ quan thì chúng mới đưa ra giam giữ ở ngoài Bắc mà thôi.
Chúng tôi phải lặn lội theo đường mòn Hồ Chí Minh hàng cả tháng trời mới đến được nơi giam giữ cuối cùng. Đó là làng Thất Khê thuộc tỉnh Cao Bắc Lạng (Bắc Việt). Dọc đường gặp không biết bao nhiêu là trận mưa bom của máy bay Mỹ. Không được nấu nướng gì hết vì sợ lộ mục tiêu, mỗi bữa chúng chỉ phát cho mỗi người hai tép lương khô của Trung cộng để ăn cầm hơi. Nước uống thì gặp khe suối, hoặc vũng nào có nước thì cứ uống đại. Đêm xuống, không có chăn màn, bị muỗi rừng đốt, nên đa số anh em tù binh bị sốt rét và kiết lỵ, chết rơi rớt dọc đường nhiều lắm ! Mạng sống con người của chúng tôi lúc đó rất mỏng manh và quá rẻ mạt ! Chết đâu thì dập tại đó mà thôi, không một mảnh chiếu để bó lại, hoặc một lời phân ưu của bạn tù ! Lúc đó người nào trong chúng tôi cũng nghĩ, chưa biết lúc nào lại đến phiên mình đây ? Rồi cứ thế, ngày thì nghỉ để tránh máy bay, đêm lại đi, ròng rã hơn một tháng trời chúng tôi mới đến được Hỏa Lò (Hà Nội). “Ra đến đây là sống rồi đấy”. Đó là lời của một Cán bộ Cộng Sản đã nói với chúng tôi như vậy. Riêng tôi phần thì bị thương, phần thì sức khỏe yếu kém mà lết được ra đến đây quả thật là chuyện lạ ! Mình chưa biết sống chết như thế nào, số phận rất là bấp bênh, ngày trở về thì quá mờ mịt, thế mà chúng bảo sống là sống như thế nào không biết ?
Chúng tôi đành phó thác cho định mệnh an bài ! Qua ngày hôm sau, chúng lại tiếp tục di chuyển chúng tôi lên đến tận tỉnh Lạng Sơn bằng xe Môlôtôva. Đây là làng Thất Khê, trại giam cuối, nằm gần bên sông Kỳ Cùng. Ở đây thuộc miền Thượng du Bắc Việt, hoàn toàn là người Dân tộc Tày sinh sống. Khí hậu rất là khắc nghiệt, gió núi sương mù bao phủ quanh năm. Mùa Đông thì giá rét cắt da cắt thịt, chúng tôi phải lót rơm, và đốt lò sưởi lên mới ngủ được. Đây là trại giam cuối cùng, nơi nầy đầy sơn lam chướng khí, thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi phải chống chọi với thời tiết thất thường. Ngoài ra ngày đêm còn phải lo sẵn sàng xuống hầm trú ẩn để tránh bom của Mỹ dội xuống trên đầu. Vào mùa Giáng Sinh năm 1972, lúc nào chúng tôi cũng nghe tiếng máy bay B.52 và bom đạn của Mỹ dội xuống từ Hà Nội vọng về. Chúng tôi luôn phập phồng lo sợ, không biết lúc nào lại đến nơi giam giữ của chúng mình ? Chúng tôi đều có đào giao thông hào rất sâu xung quanh trại, và mỗi lần báo động có máy bay Mỹ, chúng tôi tất cả đều xuống hầm ẩn núp. Chúng tôi luôn sống trong lo âu và sợ hãi. Phần thì đói khát, phần thì bị khủng hoảng tinh thần, vì bị đối phương khai thác để lấy tin tức bất cứ lúc nào. Lại có những ngày phải đi chặt tre trên rừng, mỗi người phải đủ chỉ tiêu một vác, thả xuôi theo dòng sông Kỳ Cùng về trại để làm nhà và rào xung quanh. Đêm về thì nằm co ro trên hai liếp rơm không đủ ấm, áo quần thì quá mỏng manh, nên phần đông anh em tù binh bị sưng phổi và sốt rét nhiều lắm ! Chúng tôi sống trong tuyệt vọng và đầy lo âu, chỉ chờ một ngày nào đó gởi cái thân xác gầy còm nơi vùng rừng thiêng nước độc nầy mà thôi !
Thế rồi, đùng một cái. Sáng ngày 27/1/1973 tất cả những loa phóng thanh mắc trên các cành cây trong trại đều phát oang oang lên rằng “hiệp định Paris” đã được ký kết, lệnh ngưng bắn trên toàn cõi miền Nam VN được thi hành, tất cả tù binh đều được trao trả về với gia đình. Ôi, không còn gì vui sướng cho bằng ! Chúng tôi ôm nhau mà mừng đến rơi lệ ! Giấc mơ của chúng tôi đã trở thành sự thật. Kể từ bây giờ cửa buồng giam ban đêm không còn bị khóa nữa, chúng tôi được thoải mái ra vào, để rồi một tháng sau thì chúng tôi được đưa về Hà Nội để “bồi dưỡng” sức khỏe, chờ ngày “trao trả tù binh”. Trong thời gian nầy, đối phương lại rất o bế chúng tôi, luôn chiêu dụ những người có thân nhân ngoài Bắc nên ở lại với chúng, để chúng có lý do tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản là tốt đẹp, nên mới có những người xin tình nguyện ở lại, nhưng chẳng có một ai xin ở lại bao giờ. Trong thời gian nầy, chúng tôi được nhận mỗi người một đôi “bata” và áo quần mới, để rồi có Cán bộ hướng dẫn chúng tôi đi “tham quan” Hà Nội. Có hôm thì đi xem chiếu bóng, bữa khác lại đi xem “Đại nhạc hội” tại nhà hát lớn, hôm sau nữa lại đi xem “viện bảo tàng” lịch sử v.v... Rồi ngày nào cũng được bồi dưỡng thức ăn đầy đủ. Mục đích là để tuyên truyền cho chế độ của chúng là, nhân đạo, là khoan hồng và ưu việt, để lôi kéo anh em tù binh chúng tôi ở lại, hoặc ít ra cũng làm cho anh em chúng tôi có cảm tình với chúng sau nầy. Nhưng theo tôi nhận xét thì điều đó rất khó xảy ra, vì chúng tôi là nạn nhân, nên rất rõ âm mưu thâm độc của chúng. Trong số anh em tù binh được đưa về Hà Nội để chuẩn bị trao trả, tôi thấy rất là đông, có cả những Sĩ quan bị bắt trong trận Hạ Lào năm 1971 (Lam Sơn 719) nữa. Nhưng khi về đến “ Trại an dưỡng” ở huyện Thạch Thất (Hà Tây) để chờ ngày vào Nam, thì chúng tách số tù binh Hạ Lào ra ở riêng một nơi khác. Sau nầy được nghe chúng bảo, số tù binh ở mặt trận Hạ Lào là do nhân dân Lào gởi cho chúng giam giữ. Khi nào có sự đồng ý của chính phủ Lào thì chúng mới có quyền trao trả, vì đó là cuộc chiến ở ngoài lãnh thổ Quốc gia ! Đúng là những luận điệu xảo trá, lật lọng cố hữu muôn đời của bè lũ Cộng sản !
Rồi ngày trao trả cũng đã đến. Một sáng mùa Xuân năm 1973 chúng tôi được một đoàn xe chở lên ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để đáp xe lửa vào Nam. Chúng tôi rất mừng rỡ ! Mặc dầu chúng nhồi nhét chúng tôi rất chật cứng vào mỗi toa, mọi người mồ hôi đều thấm ướt, nhưng ai nấy đều chấp nhận, miễn sao mình về được với gia đình là quý hóa lắm rồi. Khi xe lửa vào đến sân ga Thanh Hóa, thì ngưng không chạy tiếp được nữa, vì đường sắt bị hư hỏng trong chiến tranh chưa sửa chữa kịp. Chúng bèn phân chia, cứ 2 người vào ở một nhà mà chúng đã sắp đặt trước để ngủ qua đêm. Sáng mai lại tiếp tục chuyển qua xe Môlôtôva để lên đường. Chúng tôi phải mất hai đêm ngủ lại ở nhà dân dọc đường nữa mới đến nơi địa điểm trao trả tù binh. Đó là làng Nhan Biều bên bờ Bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Cứ mỗi lần ngủ tạm qua đêm tại nhà dân, chúng tôi đều bị những người địa phương móc nối, dụ dỗ ở lại với ngụy quyền Cộng sản Bắc Việt với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng tất cả chúng tôi đều biết âm mưu thâm độc và xảo trá của chúng, nên không một ai bị mắc lừa, cho dù có thân nhân ở ngoài Bắc đến lôi kéo chăng nữa. Đó là những ngón đòn chính trị cũ rích mà chúng thường đem ra áp dụng, nếu chúng tôi có người mắc bẫy thì xem như mình đã tiếp tay cho chúng trên mặt trận tuyên truyền. Tôi còn nhớ trước đó một tháng, vào ngày 2/4/1972 tại “căn cứ Carroll “(Đông Hà), Trung tá Phạm văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 Bộ binh của Sư đoàn 3 Bộ binh treo cờ trắng đầu hàng Cộng sản, vỏn vẹn chỉ có một số ít trong Bộ chỉ huy Trung đoàn thôi, thế mà chúng lại hô hoán lên cho cả thế giới biết rằng, nguyên cả một Trung đoàn Quân đội VNCH đã trở về với chúng. Đúng là những luận điệu tuyên truyền xảo trá, bóp méo sự thật trước sau như một của bè lũ Cộng sản không bao giờ thay đổi. Trên đường trở về Nam, chúng tôi lại được chứng kiến những tù binh Cộng sản được chính quyền miền Nam trao trả về miền Bắc nhiều lắm. Chúng tôi vẫy tay chào nhau lần cuối, nhưng thấy vẻ mặt trở về của họ sao mà buồn thế ? Chắc họ nghĩ chưa biết số phận của mình như thế nào sau khi trở về với miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa chăng !?
Thế rồi ngày trao trả tù binh cũng phải đến. Chúng tôi lần lượt từng đợt được trao trả qua bên bờ Nam sông Thạch Hãn để trở về sum họp với gia đình. Chúng tôi bước lên bờ với nhiều tiếng trống kèn của ban quân nhạc, cùng với những cái ôm siết chặt mừng vui trong nước mắt của những người thân ! Nhưng ngày trở về của người tù binh cũng có nhiều éo le chua xót ! Chiến tranh quá tàn nhẫn đã gây biết bao cảnh tang thương cho những người gặp nhiều đắng cay ! Có người trở về trên đôi nạng gỗ, vì một phần thân thể đã gởi lại nơi núi rừng ! Có người trở về với một tâm hồn tan nát, vì qua một thời gian quá dài, người vợ không còn kiên nhẫn đợi chờ người chồng trở về, nên đã ôm cầm sang thuyền khác ! Có người trở về với hy vọng có bà mẹ già run run ra đứng đón con về ! Nhưng ngờ đâu, người mẹ già quá mõi mòn chờ đợi đứa con trai, nên đã vĩnh viễn ra đi về bên kia cõi đời ! Ôi, cuộc đời sao mà nhiều nước mắt !!! Nhưng cũng có bà mẹ già suốt một thời gian dài nằm trên giường bệnh không đi đứng gì được, chỉ chờ thần chết đến gọi ! Thế mà khi người con trai của bà được trở về từ ngục tù Cộng Sản, bà ta liền ngồi dậy được và đã chạy đến ôm chầm đứa con trai của mình mà khóc trong sự vui mừng ! Ôi tình mẫu tử thật là thiêng liêng và quá kỳ diệu, đã cho người mẹ một sức mạnh thật phi thường ! Riêng tôi, ngày trở về, nhìn ảnh mình với bình nhang khói hương, và hai cây nến leo lét cháy trên bàn thờ linh vị... tôi khóc lặng người đi !!! Nào là truy thăng truy tặng, nào là “Bảo quốc huân chương”, nào là “Anh dũng bội tinh” và nhiều đặc ân nữa mà Quân đội đã dành cho tôi trên bàn thờ ! Tất cả đều xem tôi như không còn có mặt trên cõi đời nầy nữa ! Nhưng hôm nay tôi được trở về !!! Trở về từ cõi chết !!! Đó là điều may mắn và một diễm phúc thật lớn lao mà Thượng đế đã ban cho tôi và gia đình. Tôi xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn Người !
Hôm nay ngồi viết những dòng nầy như để ôn lại một vài kỷ niệm đau thương trong cuộc đời mình ! Điều tôi rõ nhất là hạnh phúc thì không bao giờ trọn vẹn. Trời cho mình cái nầy, thì nhất định sẽ lấy đi của mình cái khác. Trời không cho tôi tiền bạc, của cải, nhưng cho tôi sống sót đến bây giờ là quý lắm rồi ! Cho tôi còn có một gia đình đầy đủ trong tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau là tôi mãn nguyện rồi, chẳng còn mong gì hơn nữa. Những ai đã trải qua cuộc sống trong ngục tù của Cộng Sản rồi, thì tất cả mọi sự trên cõi đời nầy đều... nhẹ như lông hồng ! Trong thời kỳ hoàng hôn của cuộc đời, nhờ Thượng đế thương, gia đình tôi được an cư trên “vùng đất hứa” nầy là cả một diễm phúc lớn lao mà Ông Trời đã ban cho. Đúng là : “Tiền hung Hậu kiết” vậy. Xin tạ ơn Trời ! Tạ ơn đời !
Tôn Thất Ðàn
hoiquanphidung
Tân Sơn Hòa chuyển