Đoạn Đường Chiến Binh

Người Về Từ Cõi Chết

Ngày 10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19 đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn.
NGÔ TRÚC KHÁNH : NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN - TUY HÒA
NGÔ TRÚC KHÁNH, Sep 03, 2008 Cali Today News - Ngô Trúc Khánh sinh tại Chợ Lầu, Hòa Ða, Bình Thuận. Cựu học sinh Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết 1958-1965. Trước khi vào lính, là công chức Bộ Thông Tin-Chiêu Hồi (Sài Gòn). Tốt nghiệp Khóa 7/1968 tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức.

- Từ 1969 tới 1971, Ðại Ðội Phó/ÐÐ 238 ÐPQ thuộc Chi Khu Hòa Ða(Bình Thuận).

- 1972 Biệt phái ngoại ngạch Cảnh Sát Quốc Gia : Trung Uý Trưởng Cuộc Hòa An và Lại An (Thiện Giáo-BT).

- 1973 Trưởng Cuộc Cảnh Sát, Thị Xã Hậu Bổn (Phú Bổn) ố Sĩ quan Hành Chánh , Phụ Tá Biện Lý Tòa Hòa Giải Pleiku.

- 1974 tới tháng 2/1975 : Phụ Tá Trưởng phòng Hành Quân/BCH/CSQG/Phú Bổn.

Ngày 10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19 đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn. Mặc dù ở đây có rất nhiều đơn vi chiến đấu thiện chiến nhất là Biệt Ðộng Quân nhưng giờ chót cũng được lệnh di tản chiến thuật về duyên hải, nói là để bảo tồn lực lượng cố thủ các tỉnh còn lại của quân đoàn.
Ngày 17-3-1975, bắt đầu cuộc triệt thoái của Quân Ðoàn II tại Pleiku, chặng đầu tới Phú Bổn tình hình tốt đẹp, mọi liên lạc, từ đoàn xe về Nha Trang, qua hệ thống siêu tầng số, liên tục và rõ ràng. Liên Ðoàn 6 Công Binh và những Ðơn Vị BÐQ mở đường, nhiều Liên Ðoàn BÐQ khác + Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp đoạn hậu. Cảnh tượng xô bồ chưa từng có khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh . Nguyên do là hầu như ai kể cả cây cột đèn ở đây cũng đều muốn chạy khỏi vùng đất chết sắp xãy ra. Vì vậy nên mọi kế hoạch của  cuộc hành quân di tản gần như đảo lộn với sự có mặt của hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.

Hởi ôi chiến tranh là chết chóc đau khổ thế nhưng cộng sản VN vì chủ nghĩa đế quốc và lợi lộc nên lúc nào cũng gây ra chiến tranh. Ðồng bào vô tội qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân bạo tàn nên biết đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dử Việt Cộng. Những trang lịch sử cận đại của nước nhà ngày nay đã ghi rõ ràng từng đoạn đường thảm tuyệt của người dân chiến nạn từ Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và tàn khốc dã man có một không hai, đó là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội, xóa sổ cả một đoàn quân cùng chiến cụ của cao nguyên lừng danh, từng làm cho giặc xiêu hồn bạt vía, kéo theo sự sụp đổ của đất nước vào cuối tháng 4-1975.

Lúc 18 giờ 15 ‘ cùng ngày, đoàn xe tới Phú Bổn, ban đêm lính Thượng nổi loạn, đốt nhà, cướp của, đồng lúc VC pháo kích dồn dập vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm chìm trong biển lửa và hổn loạn. Vì vậy mọi đơn vị của Tiểu Khu, cũng tự động di tản theo Quân Ðoàn. Phòng Hành Chánh của Cảnh Sát Phú Bổn lúc đó, gồm ba sĩ quan (1 Ðại Úy + 2 Trung Úy ) với gia đình tôi (vợ + ba con nhỏ), tổng cộng 7 người, chất trên 1 xe Jeep. Riêng tôi đi bằng chiếc xe Honda Dame, chạy trước dẫn đường về được Chi Khu Phú Túc, sau hai ngày đêm may mắn, thoát khỏi đạn pháo của Cộng Sản và các nút chặn của Thượng Cộng 

Thượng Fulro, trên Tỉnh Lộ 7. 

Lúc này, một số du kích VC đã dùng súng cối, pháo vào đoàn xe với mục đích làm trì trệ cuộc di chuyển, chờ quân chính qui của Sư Ðoàn 320, từ Ban Me Thuột, kéo tới với nhiều đại bác 122 ly của SD23BB bỏ lại. Bấy giờ , Tư lệnh QÐ2 là Tướng Phạm Văn Phú, đang bay trên C-47, ra lệnh cho Tướng Trần văn Cẩm, điều động LÐ7BÐQ và Lữ Ðoàn 2 Thiêt Giáp, phối hợp bảo vệ đoàn xe. Các đơn vị trưởng có trách nhiệm trong cuộc di tản trên, ngoài Tướng Phú (Tư Lệnh), Tướng Cẩm (Tư Lệnh Phó), còn có Ðại Tá Lý (TMT/QÐ2), Tướng Tất (CHT/BDQ/V2), Ðại Tá Ðồng (CHT/TG) và Các Liên Ðoàn Trưởng BÐQ. Rút sau cùng là LÐ4 và 25 BÐQ, vì kẹt ở Thanh An (Pleiku).

Trong lúc mọi việc tưởng đâu tốt đẹp, thì xui xẻo lại tơi, khi Không Quân bỏ bom lầm, làm cháy 2 Thiết Vận Xa M113, khiến một số Binh sĩ TG và BDQ thương vong. Chết chóc, khổ đau.. bắt đầu từ giây phút đó.

Hổn loạn bắt đầu từ 15 giờ ngày 18-3-1975. Theo nhận xét chung của mọi người, nếu người chỉ huy lúc đó là Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Trương Quang Ân hay Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. thì họ sẽ nhảy ngay vào Mặt Trận, để trực tiếp chỉ huy , nên chăc chắn sẽ không có cảnh ‘ mạnh ai náy làm, coi mệnh lệnh của thượng cấp, kể cả chỉ thị của TT Thiệu, Bộ TTM/QLVNCH như cỏ rác ‘.Nhưng tướng Phú đã không bao giờ làm vậy thay vì bay trực thăng xuống thẳng Phú Bổn, để trực tiếp chỉ huy đoàn quân di tản, lúc đó như rắn không đầu vì chẳng ai phục ai, mà chỉ ngồi chờ tại Bộ Tư Lệnh QÐ2 ở Nha Trang, để chực đón phái đoàn cao cấp từ Sài Gòn của Thủ tướng Khiêm tới ban lệnh miệng. Trong khi đó tin tức dồn dập từ mặt trận báo về, Trung Ðoàn 9/SÐ968 của Cộng Sản Bắc Việt + nhiều Tiểu đoàn Du kích Thượng Cộng, đã lập xong một phòng tuyến dài trên tỉnh lộ, để chờ chận đánh đoàn xe, trong đó có rất nhiều đồng bào tháp tùng chạy loạn lánh nạn.

Lúc 1 giờ 15 sáng ngày 19-3-1975, Tướng Tất báo cáo từ dưới đất về Nha Trang : Quận Phú Túc bị pháo nặng và tràn ngập nhưng LÐ7 BÐQ và Thiết Giáp đã tới giải vây. Trận chiến thật ác liệt, cuối cùng LÐ7 BÐQ cũng đã tái chiếm lại được quận, mặc dù chung quanh VC vẫn còn bám trụ, đóng chốt, pháo kích pha nátÔ đoàn xe. Cùng lúc, hai Tiểu đoàn K9, K13 của VC Phú Yên, đã đóng chốt từ Hiếu Xương lên tới quận Sơn Hòa. Tuy đoạn đường này, chỉ dài 25 cây số nhưng lại là đoạn đường máu lệ, chẳng khác nào chốn quỷ môn quan, đã tàn sát không biết bao nhiêu mạng lính và dân, trong đoàn người di tản phải vượt qua, trước khi tới được Tuy Hòa.

Tại Phú Túc, tôi và các bạn đi chung với vợ con trên chiếc xe Jeep, đã bị thất lạc, trong chốn loạn quân, cho tơi ngày thứ 4 (21-3), mới gặp lại bên bờ này sông Ba. Từ đó, mọi người chia tay vì chiếc xe Jeep phải bỏ lại. Riêng gia đình tôi, còn phải chịu thêm 8 ngày nữa, trong địa ngục trần gian, để vượt qua đoạn đường tử thần này, dưới đất có hàng trăm ngàn quả mìn gài sẳn, của cả VC và Ðại Hàn từ bao năm trước. Còn trên đầu thì đầy trời Rocket và bom lửa của Không Quân + hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang tầm súng.

Ðoàn xe ứ đọng kéo dài và ngừng hẳn vì giòng sông Ba chắn ngang trước mặt. Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn và sự cướp bóc diễn ra. Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường, chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.

Ai cướp của dân, ai giết dân để mà cướp của thì ngày lịchsử cũng đã ghi lại rõ ràng qua miệng đời của chính những nhân chứng còn sống sót. Tuy vậy lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đãm đầu đội bom dạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng , hiên ngang trầm mình dưới giòng nước lủ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.

Hởi ôi đời là vậy đó vì ngày trước hay bây giờ vẫn còn một số người đâu có bao giờ nghĩ tới sự hy sinh vô bờ bến của những người lính VNCH. Họ chiến đấu vì ai mà phải hy sinh xác thân nơi sa trường, lại phải chịu đói khát cực khổ như đơn vị Công Binh đang thi hành nhiệm vụ tại Sông Ba. Toán này lo đón nhận những chiếc vỷ được thả xuống từ trực thăng trong khi toán khác tiếp ngay để ráp lại thành một chiếc cầu dã chiến. Phía dưới nước chảy thật xiết, mặc kệ hai chiếc xe ủi vẫn liên tục làm việc ủi đất và đá lấp kín một khoảng sông và thả vỷ sắt trên đó.

Có một cảnh tượng mà tới bây giờ chắc những người có mặt bên bờ sông Ba sẽ không bao giờ quên được. Ðó là chuyện đàn bò gần 200 con của đồng bào quận Cũng Sơn được dẫn theo với chủ tị nạn. Nhưng khi chúng vừa lội qua tới bờ bên kia thì bị đơn vị Việt Cộng đang chốt sã súng đủ loại kể cả lựu đạn giết không chừa một con. Tội nghiệp thịt xương của những con vật vô tội văng tứ phía còn nước sông thì nhuộm đỏ máu bò. Một vài con may mắn dù bị thương vẫn cố lết lên bờ và lũi vào rừng núi biệt dạng.

Cảnh tượng trên làm cho mọi người thêm khiếp đãm, thêm vào đó là sự chen lấn leo bừa lên trực thăng gây nên cảnh chết tan xương nát thịt khiến cho ai nhìn thấy cũng phải đau lòng.

Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người. Riêng đạn bom, mìn bẩy thì đành giao cho số mệnh . Cuối cùng nhờ Trời Phật và Tổ Tiên hộ trì, Tôi cùng Vợ và ba con nhỏ, sau 12 ngày đêm đói khát, lặn lội trong địa ngục bom đạn máu lửa, cũng về được Tuy Hòa ngày 25-3-1975 rồi Khánh Hòa.

Tại Nha Trang, Ðài truyền hình liên tiếp tường thuật lại cuộc di tản của QÐ2 trên Liên Tỉnh Lộ 7, mở đầu là Những Thiết Vận Xa M113 của Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp, kế tới là hình ảnh của một sĩ quan trẻ tuổi, râu tóc dựng ngược, mặt mày hốc hác, quần áo rách nát tả tơi, chỉ còn nguyên vẹn 1 đôi giầy lính, tấm bản đồ hành quân và khảu P.38 ngắn nòng. Dân chúng tại Nha Trang đã túa ra hai bên đường, để đón mừng, tiếp tế cho đoàn người về từ cỏi chết, mà người dẫn đầu, chính là Trung Úy Ngô Trúc Khánh, chỉ có chiếc xe Honda Dame, đã mang được vợ và ba con về từ địa ngục có thật.

Sau ngày CSQT cưởng chiếm được toàn Miền Nam VN, như hằng triệu quân công cán cảnh của VNCH, Trung Uý Khánh lần lượt trải qua nhiều địa ngục trần gian, từ Kà Tót, Tổng Trại 8 Sông Mao, Lương Sơn, Tà Dôn, Long Hoa tới trại A.30 Tuy Hòa, Tổng cộng hơn 7 năm tù khổ sai. Ðược tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ ngày 26-4-1992, qua diện HO 11, cùng vợ với 2 con. Cuối cùng ngày 28-3-2006, sau 14 năm chờ đợi, đứa con trai lớn mới tới Mỹ để đoàn tụ cả gia đình. Ðời trai kiếp lính thời loạn là vậy đó, bi thảm, cùng tận.. thế nhưng tới nay có được mấy người cảm thông thương tiếc ?

Tóm lại cuộc di tản của QD2 coi như hoàn toàn thất bại, không phải vì người lính không chịu chiến đấu hay không đủ vũ khí đạn dược, để chống chọi với kẻ thù, mà do một hệ thống chỉ huy tồi tệ, từ Bộ TTM/QLVNCH cho tới BTL/QÐ2, toàn những kẻ sợ chết, ganh tị, vô kỷ luật, chỉ biết chia phe kết đảng, mới đưa đến cái thảm họa mất nước vào tay đảng CSQT, đẩy dân lính vào con đường chết. Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn về được Phú Yên.


Kết quả 70% chiến xa M48,41 bị hũy diệt, 100% Pháo binh tan hàng. Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QD2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ, Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt Kích, Lôi Hổ.. tán mạng.. Ðau đớn như vậy, thế nhưng suốt 13 ngày đoàn quân di tản, cho tới lúc số sống sót về được Tuy Hòa, Nha Trang. Trong lúc đó, các tướng lãnh Cao Văn Viên (TTMT), Lê Nguyên Khang và Ðồng văn Khuyên được coi là ba tướng lãnh có quyền uy cao nhất lúc đó, cũng không hề rời Sài Gòn, đi máy bay ra Tuy Hòa hay Nha Trang.. thăm viếng, ủy lạo các nạn nhân mới từ địa ngục về. Ðó là sự thật của lịch sử.

Trong nổi buôn ly xứ dường như trong tôi luôn ‘ Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ ‘ như nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh đã nhớ về Pleiku thời binh lửa năm nào :

‘ phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trới thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương .’


California tháng 8-2008

NGÔ TRÚC KHÁNH
Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Về Từ Cõi Chết

Ngày 10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19 đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn.
NGÔ TRÚC KHÁNH : NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN - TUY HÒA
NGÔ TRÚC KHÁNH, Sep 03, 2008 Cali Today News - Ngô Trúc Khánh sinh tại Chợ Lầu, Hòa Ða, Bình Thuận. Cựu học sinh Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết 1958-1965. Trước khi vào lính, là công chức Bộ Thông Tin-Chiêu Hồi (Sài Gòn). Tốt nghiệp Khóa 7/1968 tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức.

- Từ 1969 tới 1971, Ðại Ðội Phó/ÐÐ 238 ÐPQ thuộc Chi Khu Hòa Ða(Bình Thuận).

- 1972 Biệt phái ngoại ngạch Cảnh Sát Quốc Gia : Trung Uý Trưởng Cuộc Hòa An và Lại An (Thiện Giáo-BT).

- 1973 Trưởng Cuộc Cảnh Sát, Thị Xã Hậu Bổn (Phú Bổn) ố Sĩ quan Hành Chánh , Phụ Tá Biện Lý Tòa Hòa Giải Pleiku.

- 1974 tới tháng 2/1975 : Phụ Tá Trưởng phòng Hành Quân/BCH/CSQG/Phú Bổn.

Ngày 10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19 đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn. Mặc dù ở đây có rất nhiều đơn vi chiến đấu thiện chiến nhất là Biệt Ðộng Quân nhưng giờ chót cũng được lệnh di tản chiến thuật về duyên hải, nói là để bảo tồn lực lượng cố thủ các tỉnh còn lại của quân đoàn.
Ngày 17-3-1975, bắt đầu cuộc triệt thoái của Quân Ðoàn II tại Pleiku, chặng đầu tới Phú Bổn tình hình tốt đẹp, mọi liên lạc, từ đoàn xe về Nha Trang, qua hệ thống siêu tầng số, liên tục và rõ ràng. Liên Ðoàn 6 Công Binh và những Ðơn Vị BÐQ mở đường, nhiều Liên Ðoàn BÐQ khác + Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp đoạn hậu. Cảnh tượng xô bồ chưa từng có khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh . Nguyên do là hầu như ai kể cả cây cột đèn ở đây cũng đều muốn chạy khỏi vùng đất chết sắp xãy ra. Vì vậy nên mọi kế hoạch của  cuộc hành quân di tản gần như đảo lộn với sự có mặt của hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.

Hởi ôi chiến tranh là chết chóc đau khổ thế nhưng cộng sản VN vì chủ nghĩa đế quốc và lợi lộc nên lúc nào cũng gây ra chiến tranh. Ðồng bào vô tội qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân bạo tàn nên biết đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dử Việt Cộng. Những trang lịch sử cận đại của nước nhà ngày nay đã ghi rõ ràng từng đoạn đường thảm tuyệt của người dân chiến nạn từ Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và tàn khốc dã man có một không hai, đó là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội, xóa sổ cả một đoàn quân cùng chiến cụ của cao nguyên lừng danh, từng làm cho giặc xiêu hồn bạt vía, kéo theo sự sụp đổ của đất nước vào cuối tháng 4-1975.

Lúc 18 giờ 15 ‘ cùng ngày, đoàn xe tới Phú Bổn, ban đêm lính Thượng nổi loạn, đốt nhà, cướp của, đồng lúc VC pháo kích dồn dập vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm chìm trong biển lửa và hổn loạn. Vì vậy mọi đơn vị của Tiểu Khu, cũng tự động di tản theo Quân Ðoàn. Phòng Hành Chánh của Cảnh Sát Phú Bổn lúc đó, gồm ba sĩ quan (1 Ðại Úy + 2 Trung Úy ) với gia đình tôi (vợ + ba con nhỏ), tổng cộng 7 người, chất trên 1 xe Jeep. Riêng tôi đi bằng chiếc xe Honda Dame, chạy trước dẫn đường về được Chi Khu Phú Túc, sau hai ngày đêm may mắn, thoát khỏi đạn pháo của Cộng Sản và các nút chặn của Thượng Cộng 

Thượng Fulro, trên Tỉnh Lộ 7. 

Lúc này, một số du kích VC đã dùng súng cối, pháo vào đoàn xe với mục đích làm trì trệ cuộc di chuyển, chờ quân chính qui của Sư Ðoàn 320, từ Ban Me Thuột, kéo tới với nhiều đại bác 122 ly của SD23BB bỏ lại. Bấy giờ , Tư lệnh QÐ2 là Tướng Phạm Văn Phú, đang bay trên C-47, ra lệnh cho Tướng Trần văn Cẩm, điều động LÐ7BÐQ và Lữ Ðoàn 2 Thiêt Giáp, phối hợp bảo vệ đoàn xe. Các đơn vị trưởng có trách nhiệm trong cuộc di tản trên, ngoài Tướng Phú (Tư Lệnh), Tướng Cẩm (Tư Lệnh Phó), còn có Ðại Tá Lý (TMT/QÐ2), Tướng Tất (CHT/BDQ/V2), Ðại Tá Ðồng (CHT/TG) và Các Liên Ðoàn Trưởng BÐQ. Rút sau cùng là LÐ4 và 25 BÐQ, vì kẹt ở Thanh An (Pleiku).

Trong lúc mọi việc tưởng đâu tốt đẹp, thì xui xẻo lại tơi, khi Không Quân bỏ bom lầm, làm cháy 2 Thiết Vận Xa M113, khiến một số Binh sĩ TG và BDQ thương vong. Chết chóc, khổ đau.. bắt đầu từ giây phút đó.

Hổn loạn bắt đầu từ 15 giờ ngày 18-3-1975. Theo nhận xét chung của mọi người, nếu người chỉ huy lúc đó là Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Trương Quang Ân hay Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. thì họ sẽ nhảy ngay vào Mặt Trận, để trực tiếp chỉ huy , nên chăc chắn sẽ không có cảnh ‘ mạnh ai náy làm, coi mệnh lệnh của thượng cấp, kể cả chỉ thị của TT Thiệu, Bộ TTM/QLVNCH như cỏ rác ‘.Nhưng tướng Phú đã không bao giờ làm vậy thay vì bay trực thăng xuống thẳng Phú Bổn, để trực tiếp chỉ huy đoàn quân di tản, lúc đó như rắn không đầu vì chẳng ai phục ai, mà chỉ ngồi chờ tại Bộ Tư Lệnh QÐ2 ở Nha Trang, để chực đón phái đoàn cao cấp từ Sài Gòn của Thủ tướng Khiêm tới ban lệnh miệng. Trong khi đó tin tức dồn dập từ mặt trận báo về, Trung Ðoàn 9/SÐ968 của Cộng Sản Bắc Việt + nhiều Tiểu đoàn Du kích Thượng Cộng, đã lập xong một phòng tuyến dài trên tỉnh lộ, để chờ chận đánh đoàn xe, trong đó có rất nhiều đồng bào tháp tùng chạy loạn lánh nạn.

Lúc 1 giờ 15 sáng ngày 19-3-1975, Tướng Tất báo cáo từ dưới đất về Nha Trang : Quận Phú Túc bị pháo nặng và tràn ngập nhưng LÐ7 BÐQ và Thiết Giáp đã tới giải vây. Trận chiến thật ác liệt, cuối cùng LÐ7 BÐQ cũng đã tái chiếm lại được quận, mặc dù chung quanh VC vẫn còn bám trụ, đóng chốt, pháo kích pha nátÔ đoàn xe. Cùng lúc, hai Tiểu đoàn K9, K13 của VC Phú Yên, đã đóng chốt từ Hiếu Xương lên tới quận Sơn Hòa. Tuy đoạn đường này, chỉ dài 25 cây số nhưng lại là đoạn đường máu lệ, chẳng khác nào chốn quỷ môn quan, đã tàn sát không biết bao nhiêu mạng lính và dân, trong đoàn người di tản phải vượt qua, trước khi tới được Tuy Hòa.

Tại Phú Túc, tôi và các bạn đi chung với vợ con trên chiếc xe Jeep, đã bị thất lạc, trong chốn loạn quân, cho tơi ngày thứ 4 (21-3), mới gặp lại bên bờ này sông Ba. Từ đó, mọi người chia tay vì chiếc xe Jeep phải bỏ lại. Riêng gia đình tôi, còn phải chịu thêm 8 ngày nữa, trong địa ngục trần gian, để vượt qua đoạn đường tử thần này, dưới đất có hàng trăm ngàn quả mìn gài sẳn, của cả VC và Ðại Hàn từ bao năm trước. Còn trên đầu thì đầy trời Rocket và bom lửa của Không Quân + hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang tầm súng.

Ðoàn xe ứ đọng kéo dài và ngừng hẳn vì giòng sông Ba chắn ngang trước mặt. Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn và sự cướp bóc diễn ra. Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường, chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.

Ai cướp của dân, ai giết dân để mà cướp của thì ngày lịchsử cũng đã ghi lại rõ ràng qua miệng đời của chính những nhân chứng còn sống sót. Tuy vậy lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đãm đầu đội bom dạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng , hiên ngang trầm mình dưới giòng nước lủ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.

Hởi ôi đời là vậy đó vì ngày trước hay bây giờ vẫn còn một số người đâu có bao giờ nghĩ tới sự hy sinh vô bờ bến của những người lính VNCH. Họ chiến đấu vì ai mà phải hy sinh xác thân nơi sa trường, lại phải chịu đói khát cực khổ như đơn vị Công Binh đang thi hành nhiệm vụ tại Sông Ba. Toán này lo đón nhận những chiếc vỷ được thả xuống từ trực thăng trong khi toán khác tiếp ngay để ráp lại thành một chiếc cầu dã chiến. Phía dưới nước chảy thật xiết, mặc kệ hai chiếc xe ủi vẫn liên tục làm việc ủi đất và đá lấp kín một khoảng sông và thả vỷ sắt trên đó.

Có một cảnh tượng mà tới bây giờ chắc những người có mặt bên bờ sông Ba sẽ không bao giờ quên được. Ðó là chuyện đàn bò gần 200 con của đồng bào quận Cũng Sơn được dẫn theo với chủ tị nạn. Nhưng khi chúng vừa lội qua tới bờ bên kia thì bị đơn vị Việt Cộng đang chốt sã súng đủ loại kể cả lựu đạn giết không chừa một con. Tội nghiệp thịt xương của những con vật vô tội văng tứ phía còn nước sông thì nhuộm đỏ máu bò. Một vài con may mắn dù bị thương vẫn cố lết lên bờ và lũi vào rừng núi biệt dạng.

Cảnh tượng trên làm cho mọi người thêm khiếp đãm, thêm vào đó là sự chen lấn leo bừa lên trực thăng gây nên cảnh chết tan xương nát thịt khiến cho ai nhìn thấy cũng phải đau lòng.

Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người. Riêng đạn bom, mìn bẩy thì đành giao cho số mệnh . Cuối cùng nhờ Trời Phật và Tổ Tiên hộ trì, Tôi cùng Vợ và ba con nhỏ, sau 12 ngày đêm đói khát, lặn lội trong địa ngục bom đạn máu lửa, cũng về được Tuy Hòa ngày 25-3-1975 rồi Khánh Hòa.

Tại Nha Trang, Ðài truyền hình liên tiếp tường thuật lại cuộc di tản của QÐ2 trên Liên Tỉnh Lộ 7, mở đầu là Những Thiết Vận Xa M113 của Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp, kế tới là hình ảnh của một sĩ quan trẻ tuổi, râu tóc dựng ngược, mặt mày hốc hác, quần áo rách nát tả tơi, chỉ còn nguyên vẹn 1 đôi giầy lính, tấm bản đồ hành quân và khảu P.38 ngắn nòng. Dân chúng tại Nha Trang đã túa ra hai bên đường, để đón mừng, tiếp tế cho đoàn người về từ cỏi chết, mà người dẫn đầu, chính là Trung Úy Ngô Trúc Khánh, chỉ có chiếc xe Honda Dame, đã mang được vợ và ba con về từ địa ngục có thật.

Sau ngày CSQT cưởng chiếm được toàn Miền Nam VN, như hằng triệu quân công cán cảnh của VNCH, Trung Uý Khánh lần lượt trải qua nhiều địa ngục trần gian, từ Kà Tót, Tổng Trại 8 Sông Mao, Lương Sơn, Tà Dôn, Long Hoa tới trại A.30 Tuy Hòa, Tổng cộng hơn 7 năm tù khổ sai. Ðược tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ ngày 26-4-1992, qua diện HO 11, cùng vợ với 2 con. Cuối cùng ngày 28-3-2006, sau 14 năm chờ đợi, đứa con trai lớn mới tới Mỹ để đoàn tụ cả gia đình. Ðời trai kiếp lính thời loạn là vậy đó, bi thảm, cùng tận.. thế nhưng tới nay có được mấy người cảm thông thương tiếc ?

Tóm lại cuộc di tản của QD2 coi như hoàn toàn thất bại, không phải vì người lính không chịu chiến đấu hay không đủ vũ khí đạn dược, để chống chọi với kẻ thù, mà do một hệ thống chỉ huy tồi tệ, từ Bộ TTM/QLVNCH cho tới BTL/QÐ2, toàn những kẻ sợ chết, ganh tị, vô kỷ luật, chỉ biết chia phe kết đảng, mới đưa đến cái thảm họa mất nước vào tay đảng CSQT, đẩy dân lính vào con đường chết. Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn về được Phú Yên.


Kết quả 70% chiến xa M48,41 bị hũy diệt, 100% Pháo binh tan hàng. Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QD2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ, Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt Kích, Lôi Hổ.. tán mạng.. Ðau đớn như vậy, thế nhưng suốt 13 ngày đoàn quân di tản, cho tới lúc số sống sót về được Tuy Hòa, Nha Trang. Trong lúc đó, các tướng lãnh Cao Văn Viên (TTMT), Lê Nguyên Khang và Ðồng văn Khuyên được coi là ba tướng lãnh có quyền uy cao nhất lúc đó, cũng không hề rời Sài Gòn, đi máy bay ra Tuy Hòa hay Nha Trang.. thăm viếng, ủy lạo các nạn nhân mới từ địa ngục về. Ðó là sự thật của lịch sử.

Trong nổi buôn ly xứ dường như trong tôi luôn ‘ Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ ‘ như nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh đã nhớ về Pleiku thời binh lửa năm nào :

‘ phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trới thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương .’


California tháng 8-2008

NGÔ TRÚC KHÁNH
Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm