Đoạn Đường Chiến Binh
Người Việt Nam nhược tiểu đang rất lo sợ mình bị biến thành nước Lào...
Người Việt thì luôn luôn trịch thượng với Lào, dù ngoài mồm cứ gọi là "anh em hữu nghị". Chuyện này không phải mới.
Thuở xưa, các vua xứ Đại Việt hễ mỗi lần rảnh tay rảnh chân (tức không bị Tàu quýnh) là y như rằng sẽ xách quân đi thảo phạt Ai Lao chỉ với lý do: "Sao lâu rày không thấy chú mầy cống nạp?"
Người Việt có thứ gì xấu xa cũng đều đổ vấy cho Lào.
Ấy vậy mà bây giờ đây, những người Việt kiêu hãnh lại đang tỏ ra, hơn bao giờ hết, sợ mình trở thành một nước Lào thứ hai của xứ Đông Nam Á.
"Nước Lào thứ hai" có nghĩa là quốc gia không có biển.
Liếc qua facebook hoặc các blog một lượt, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp không biết cơ man nào là status, là entry, là câu chú thích ám ảnh (hay cám cảnh): "Mình dẫn con đi tắm Vũng Tàu đây, kẻo nay mai muốn tắm lại phải xin visa"; "Mình tranh thủ ăn hải sản đây, kẻo mai..."; "Mình mua rượu hải mã để dành đây, kẻo mai...".
Những than thở đẫm mùi nhược tiểu này, trong thời buổi hiện nay, lại đang được hiểu, một cách phổ biến, là nỗi niềm vì vận mệnh Tổ quốc. Cách đây ít lâu, thuở năm ngoái năm kia gì đó, thậm chí có anh trí thức còn ưỡn ngực ra trên blog. Anh ưỡn ngực, chỉ bởi trên chiếc án thun của anh có dòng chữ: "Ngày mai không biết có còn được ăn cá biển Đông hay không?".
Cũng có một dạng thức khác, nơi mà những trở trăn biến thành lạc quan hài: "Các chú chớ quá lo mà tổn thọ, mai này mua đồ biển Tàu Khựa có khi lại rẻ hơn"...
Thế đấy!
Hôm nọ hôm kia, thằng bạn ngang ngạnh của mình đã quất thẳng vào mặt một tâm hồn trăn trở vì vận nước (cũng bạn mình nốt), rằng: "Tại sao mày nhược tiểu thế? Sao lại phải nghĩ tới chuyện xin visa mà không dám quyết rằng bất cứ thằng nào bén mảng tới đây là tao đánh cho chạy mất dép?". Tâm hồn ưu tư mới trợn trừng mắt, rồi cười khinh khỉnh: "Mày đừng có lạc quan tếu. Vận nước đang đến hồi nguy nan. Mày ngồi trong phòng lạnh thì biết đéo gì". Thế là thằng bạn ngang tàng của mình phải ngậm tăm, tự biết rằng trình trăn trở và yêu nước của mình chưa đủ level.
Một không khí bi ai, bi quan và bi đát có thể nói là đang lan tỏa khắp đất nước, đậm đặc hơn là ở trên mạng.
Đến đây mình chợt nhớ tới sự kiện Buffet Saigon. Trong một bữa buffet tối ở một quán hải sản khá sang trọng giữa nơi từng là Hòn ngọc Viễn Đông, những con người khá nhiều tiền và có vẻ ngoài lịch lãm đã lao vào, xâu xé, kêu réo, chỉ để giành lấy cho mình vài con tôm sống, một khoanh mực ống hay vài chú hàu sần sùi mà người phục vụ mới đem tới. Nhiều em thủy tộc nhỏ bé thậm chí chưa kịp hạ cánh xuống khay đã được những đôi tay nhanh nhảu đón lấy.
Thiên hạ bên ngoài được một phen dè bĩu: "Ăn uống hay ăn cướp vậy bây?"; "Một lũ đói năm 1945!"; "Thật là vô văn hóa quá đi!"... Người Sài Gòn từng khinh bỉ cảnh dân Hà Nội cháo chém phở chửi, ngắt nhành hoa anh đào..., bây giờ đây được một phen e lệ đến bẽ bàng: "Sài Gòn mà như thế này ư?!". Có người lại AQ chính truyện: "Đó là dân du lịch đấy, từ tỉnh lên, từ Bắc Giang, Lào Cai vào, đếch phải dân Sài Gòn của tao!".
Có một điểm chung là, tất cả những người bình phẩm đều tin chắc 100%, rằng mình sẽ không làm như thế. Bởi, mình văn minh, lịch sự, văn hóa có thừa. Mình thanh cao.
Ai cũng thanh cao cả, vậy thì những người hồn nhiên trong sự kiện Buffet Saigon ấy đến từ đâu? Câu hỏi lớn này, bản thân mình chưa có lời đáp.
Tuy nhiên, có một điều ẩn chứa đằng sau bữa buffet bão bùng đó mà người ta ít để ý mổ xẻ. Đấy chính là nỗi ám ảnh về biển, chính xác hơn, là nỗi ám ảnh mất biển.
- Gắp chú tôm hùm kia lẹ lên con, kẻo mai mốt phải ăn hàng đông lạnh nhập khẩu made in China đấy!
- Ẻm mực trứng cuối cùng còn mang quốc tịch Việt Nam kìa, nhanh tay lên cưng!
- Ui chao, cá mú Trường Sa đó anh, gắp lẹ kẻo vào tay thằng hàng xóm giờ*!...
Vân vân...
Trong bữa tiệc hôm ấy, những mệnh lệnh như vầy đã không ngừng vang lên. Tin hay không, tùy bạn.
Niềm trăn trở trước vận nước bỗng chốc biến thành một cơn quay cuồng nơi bàn tiệc. Nếu nhìn từ góc độ này, sẽ dễ thấy rằng cuộc truy hoan tưng bừng rộn rã kia là một cơn thăng hoa của những ưu tư về biển đảo Tổ quốc, nói trắng ra là của lòng yêu nước.
Cơn cuồng loạn ấy không phải là biểu hiện của văn hóa suy đồi. Hãy tự hào về nó!
--------------
* Hàng xóm có thể được hiểu là Tàu Khựa hoặc đơn giản là cái thằng háu ăn đang đứng bên cạnh, hehe!
Bàn ra tán vào (0)
Người Việt Nam nhược tiểu đang rất lo sợ mình bị biến thành nước Lào...
Người Việt thì luôn luôn trịch thượng với Lào, dù ngoài mồm cứ gọi là "anh em hữu nghị". Chuyện này không phải mới.
Thuở xưa, các vua xứ Đại Việt hễ mỗi lần rảnh tay rảnh chân (tức không bị Tàu quýnh) là y như rằng sẽ xách quân đi thảo phạt Ai Lao chỉ với lý do: "Sao lâu rày không thấy chú mầy cống nạp?"
Người Việt có thứ gì xấu xa cũng đều đổ vấy cho Lào.
Ấy vậy mà bây giờ đây, những người Việt kiêu hãnh lại đang tỏ ra, hơn bao giờ hết, sợ mình trở thành một nước Lào thứ hai của xứ Đông Nam Á.
"Nước Lào thứ hai" có nghĩa là quốc gia không có biển.
Liếc qua facebook hoặc các blog một lượt, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp không biết cơ man nào là status, là entry, là câu chú thích ám ảnh (hay cám cảnh): "Mình dẫn con đi tắm Vũng Tàu đây, kẻo nay mai muốn tắm lại phải xin visa"; "Mình tranh thủ ăn hải sản đây, kẻo mai..."; "Mình mua rượu hải mã để dành đây, kẻo mai...".
Những than thở đẫm mùi nhược tiểu này, trong thời buổi hiện nay, lại đang được hiểu, một cách phổ biến, là nỗi niềm vì vận mệnh Tổ quốc. Cách đây ít lâu, thuở năm ngoái năm kia gì đó, thậm chí có anh trí thức còn ưỡn ngực ra trên blog. Anh ưỡn ngực, chỉ bởi trên chiếc án thun của anh có dòng chữ: "Ngày mai không biết có còn được ăn cá biển Đông hay không?".
Cũng có một dạng thức khác, nơi mà những trở trăn biến thành lạc quan hài: "Các chú chớ quá lo mà tổn thọ, mai này mua đồ biển Tàu Khựa có khi lại rẻ hơn"...
Thế đấy!
Hôm nọ hôm kia, thằng bạn ngang ngạnh của mình đã quất thẳng vào mặt một tâm hồn trăn trở vì vận nước (cũng bạn mình nốt), rằng: "Tại sao mày nhược tiểu thế? Sao lại phải nghĩ tới chuyện xin visa mà không dám quyết rằng bất cứ thằng nào bén mảng tới đây là tao đánh cho chạy mất dép?". Tâm hồn ưu tư mới trợn trừng mắt, rồi cười khinh khỉnh: "Mày đừng có lạc quan tếu. Vận nước đang đến hồi nguy nan. Mày ngồi trong phòng lạnh thì biết đéo gì". Thế là thằng bạn ngang tàng của mình phải ngậm tăm, tự biết rằng trình trăn trở và yêu nước của mình chưa đủ level.
Một không khí bi ai, bi quan và bi đát có thể nói là đang lan tỏa khắp đất nước, đậm đặc hơn là ở trên mạng.
Đến đây mình chợt nhớ tới sự kiện Buffet Saigon. Trong một bữa buffet tối ở một quán hải sản khá sang trọng giữa nơi từng là Hòn ngọc Viễn Đông, những con người khá nhiều tiền và có vẻ ngoài lịch lãm đã lao vào, xâu xé, kêu réo, chỉ để giành lấy cho mình vài con tôm sống, một khoanh mực ống hay vài chú hàu sần sùi mà người phục vụ mới đem tới. Nhiều em thủy tộc nhỏ bé thậm chí chưa kịp hạ cánh xuống khay đã được những đôi tay nhanh nhảu đón lấy.
Thiên hạ bên ngoài được một phen dè bĩu: "Ăn uống hay ăn cướp vậy bây?"; "Một lũ đói năm 1945!"; "Thật là vô văn hóa quá đi!"... Người Sài Gòn từng khinh bỉ cảnh dân Hà Nội cháo chém phở chửi, ngắt nhành hoa anh đào..., bây giờ đây được một phen e lệ đến bẽ bàng: "Sài Gòn mà như thế này ư?!". Có người lại AQ chính truyện: "Đó là dân du lịch đấy, từ tỉnh lên, từ Bắc Giang, Lào Cai vào, đếch phải dân Sài Gòn của tao!".
Có một điểm chung là, tất cả những người bình phẩm đều tin chắc 100%, rằng mình sẽ không làm như thế. Bởi, mình văn minh, lịch sự, văn hóa có thừa. Mình thanh cao.
Ai cũng thanh cao cả, vậy thì những người hồn nhiên trong sự kiện Buffet Saigon ấy đến từ đâu? Câu hỏi lớn này, bản thân mình chưa có lời đáp.
Tuy nhiên, có một điều ẩn chứa đằng sau bữa buffet bão bùng đó mà người ta ít để ý mổ xẻ. Đấy chính là nỗi ám ảnh về biển, chính xác hơn, là nỗi ám ảnh mất biển.
- Gắp chú tôm hùm kia lẹ lên con, kẻo mai mốt phải ăn hàng đông lạnh nhập khẩu made in China đấy!
- Ẻm mực trứng cuối cùng còn mang quốc tịch Việt Nam kìa, nhanh tay lên cưng!
- Ui chao, cá mú Trường Sa đó anh, gắp lẹ kẻo vào tay thằng hàng xóm giờ*!...
Vân vân...
Trong bữa tiệc hôm ấy, những mệnh lệnh như vầy đã không ngừng vang lên. Tin hay không, tùy bạn.
Niềm trăn trở trước vận nước bỗng chốc biến thành một cơn quay cuồng nơi bàn tiệc. Nếu nhìn từ góc độ này, sẽ dễ thấy rằng cuộc truy hoan tưng bừng rộn rã kia là một cơn thăng hoa của những ưu tư về biển đảo Tổ quốc, nói trắng ra là của lòng yêu nước.
Cơn cuồng loạn ấy không phải là biểu hiện của văn hóa suy đồi. Hãy tự hào về nó!
--------------
* Hàng xóm có thể được hiểu là Tàu Khựa hoặc đơn giản là cái thằng háu ăn đang đứng bên cạnh, hehe!