Nhân Vật

Người Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ - Giao Chỉ San Jose

Nếu viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ.

Nếu viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ. Thực ra, không phải đi lính Mỹ như các cụ nhà ta đăng lính Tây thời đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Nhập ngũ ở đây là theo đuổi binh nghiệp, tham dự vào công cuộc bảo vệ đất nước thực sự, đúng theo tinh thần đã tuyên thệ khi nhập tịch. Nhập ngũ theo Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Tuần Duyên, Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng, Đoàn Ủy Nhiệm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia. Gọi chung là lính hết. Nhưng trong đó có 50% là sĩ quan và có nhiều chiến binh gốc Việt mọi cấp bậc. Trong hàng ngũ sĩ quan đã có cả tướng lãnh và rất nhiều đại tá. Cũng có các chiến binh gốc Việt sinh ra tại Mỹ mới nhập ngũ vài năm. Nhưng trong số kể trên đôi khi có các sĩ quan VNCH khi gia nhập quân đội Mỹ tuổi đã ngoài 30. Tháng 5 vừa qua, tôi có dịp gặp vị đó.


Ông là bác sĩ của cả 2 đạo quân. Bác sĩ Nguyễn Dương vốn là sinh viên của trường quân y VNCH đã tốt nghiệp. Ra trường ông trở thành trung úy y sĩ đi hành quân miền Tây thuộc sư đoàn 9 Bộ binh. Sau đó ông có dịp thuyên chuyển về không quân Sài Gòn ở cấp đại úy cho đến khi mất nước. Quân vụ với VNCH vừa đủ 11 năm. Khi cộng sản chiếm miền Nam, ông chạy qua Mỹ lại đèn sách học lại. Tốt nghiệp bác sĩ Hoa Kỳ, ông là người hiếm hoi đã có quyết định hết sức khác biệt. Bác sĩ Dương xin gia nhập quân đội Mỹ được đeo lon đại úy. Thay vì mở phòng mạch như các đồng nghiệp, ông đã trở thành đại úy y sĩ hiện dịch quân đội Mỹ phục vụ các đơn vị, các binh chủng và khắp các các chiến trường. Đóng quân từ Cali qua Âu châu và Trung đông. Tại Đức ông đã từng là y sĩ trưởng của sư đoàn 1 thiết giáp Hoa Kỳ. Bác sĩ Dương với cấp bậc trung tá đã cùng sư đoàn thiết giáp có mặt tại Trung Đông ngay từ thời kỳ Mỹ đánh trận giải phóng Kuwait. Tại mặt trận ông đã có dịp chỉ huy trên 60 y sĩ phục vụ khắp các đơn vị. Trên youtube biết bao người vào xem đã thấy quân đội Mỹ tổ chức lễ chia tay nhân dịp đại tá y sĩ Nguyễn Dương về hưu năm 1992 hết sức long trọng. Trong tác phẩm song ngữ viết về binh nghiệp và những chuyến đi của tác giả có bài tựa của đại tướng Griffith hết sức ca ngợi bác sĩ Dương. Hai người đã từng cùng phục vụ tại sư đoàn 9 tại miền Tây, ông cố vấn Mỹ và vị y sĩ quân y Việt Nam. Tình cờ lại cùng về sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ.Tướng tư lệnh và vị y sĩ trưởng của sư đoàn. Nói chuyện với bác sĩ Dương, chúng tôi nghiệm ra rằng có lẽ thật hiếm hoi mới có người đeo lon đại úy của 2 đạo quân. Thân phận chạy qua Mỹ như chúng tôi, từ đại tá xuống làm thợ sơn xe tải. Mấy ai đeo lon đại úy y sĩ Việt Nam mà lại lập tức thành bác sĩ quân y cho Hoa Kỳ. Tổng cộng cả 2 quân vụ Việt Mỹ của đại tá Dương là 31 năm. Thâm niên hơn các tướng lãnh VNCH.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Ở bên Pháp tôi có ông bạn là đại tá Vỵ. Ông Trần đình Vỵ sinh năm 1928 cùng quê Nam Định có trên 25 năm quân vụ Việt Nam từ trung sĩ 1949 lên đến đại tá VNCH 1975. Qua Pháp ông đăng vào đạo quân Lê Dương với cấp bậc thiếu tá. Sau cùng giải ngũ với cấp đại tá binh đoàn Légion Étrangère năm 1988. Quân vụ thuộc 2 đạo quân hơn 35 năm. Còn nhiều hơn đại tá Dương tại Hoa Kỳ. Bạn già Trần đình Vỵ ở Paris vừa viết bài kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ đăng trên tạp chí quân sử Pháp "Carnet de la Sabretache". Bài tiểu luận tưởng niệm cho các chiến binh Việt Nam, các lao công và cả chị em ta mà số phận nghiệt ngã tình cờ có mặt trên chiến trường đã hy sinh tại trận Điện Biên Phủ. Số phận của họ chưa bao giờ được ghi nhận suốt 60 năm qua dù rằng quân số Việt Nam chiếm 50% tổng số hiện diện trong căn cứ. Trong khi tháng 7 này, tại Hoa kỳ chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước thì ngày 14 tháng 7-2014 ông Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân lại có dịp cầm cờ VNCH đứng bên nhau để tưởng niệm các chiến binh Việt Nam.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Trở lại với hàng ngũ các chiến binh VN trong quân đội Mỹ, tôi nghĩ rằng nhiều người có trên 20 năm quân vụ. Muốn biết rõ phải tìm vào hồ sơ của hội VAAFA. Cái hội khá đặc biệt có tên là Vietnamese American Armed Forces Association. Tên Việt Nam là Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt. Tôi phải dành ra cả buổi tối để nói chuyện với trung tá quân báo hải quân là anh Nguyễn Anh Tuấn. Trung tá Tuấn vẫn còn tại ngũ và hiện giúp cho hội đặc biệt về mặt phát triển hội viên. Anh cho tôi biết tổng số người Việt trong quân đội Mỹ trên 5.000 người và có hơn 650 người gia nhập chính thức vào tổ chức VAAFA. Anh có vẻ chưa hài lòng vì còn hơn 4.000 người chưa tham gia. Thực ra tỷ lệ 650+ trên 5.000 là tỷ lệ hết sức cao. Tổ chức cộng đồng Việt Nam trên khắp các địa phương chưa bao giờ có được tỷ lệ như thế. Lại hỏi anh Tuấn là thâm niên quân vụ của các bạn ra sao. Anh nói đã có 28 năm lính. Cùng nhập ngũ 1 thời với anh Lương Xuân Việt. Phần anh Cao Nguyên trung tá công binh với 28 năm quân vụ mới giải ngũ. Cao Nguyên hiện là chủ tịch hội VAAFA và mới thêm tân hội viên là con trai của anh vừa tốt nghiệp West Point. Hội phó là cô trung tá thuộc Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng của Hoa Kỳ.Tuy nhiên người thâm niên nhất của Việt Nam hiện nay là một Warrant Officer bậc 5, anh Phạm Kim đã có đến 37 năm quân vụ. Xem chừng anh Kim gia nhập quân đội 1976 từ khi mới đến Mỹ sau 1975, rồi cứ thong thả đi từ lính lên đến hàng cao nhất của ngành chuyên môn. Cấp bậc Warrant Officer của Hoa Kỳ lại có đến 5 hạng từ 1 đến 5. QLVNCH thì chỉ có một cấp duy nhất tương đương là chuẩn úy. Chẳng có danh từ nào khác để so sánh. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên là từ chuẩn tướng Việt, đại tá Huấn, các trung tá Nguyễn Cao Nguyên, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn dù qua Mỹ từ nhỏ nhưng tiếng Việt hết sức lưu loát. Tất cả đều là thành viên của VAAFA, quan tâm đến VNCH, QLVNCH và cộng đồng Việt. Xa hơn nữa sự quan tâm vô cùng quý giá hướng đến quê hương Việt Nam và việc đấu tranh cho tự do dân chủ. Lẽ dĩ nhiên các bạn không quên vấn đề biển Đông và vấn nạn bá quyền Trung Quốc. Một cách hết sức thành thực, US Navy Commander Nguyễn Anh Tuấn nói rằng khi mới nhập ngũ hơn 28 năm trước anh không thể nói về ý nghĩa của một chiến binh gốc Việt đối với cá nhân, đất nước và cộng đổng. Nhưng ngày nay đã tự học được rất nhiều. Thực vậy, khi được biết 90% các anh chị là con cháu của các chiến binh VNCH, chúng ta có thêm sự thông cảm và niềm tự hào về con đường nối gót cha anh của thế hệ nối tiếp.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Như quý vị đã biết, hội VAAFA kỳ này có nhiều tin mừng thăng cấp. Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân. Tháng 4 -75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Về phần đại tá Lương Xuân Việt lên chuẩn tướng làm lễ gắn lon vào tháng 7 tại Texas. Đây là bản doanh của sư đoàn không kỵ do anh Việt là tư lệnh phó hành quân. Đơn vị này có tướng 2 sao chỉ huy với 2 tư lệnh phó. Một ông về tiếp vận và 1 ông về hành quân. Ông tư lệnh sư đoàn mới lên 2 sao. Bây giờ đến ông tư lệnh phó là người Việt tỵ nạn đầu tiên lên cấp tướng trong quân đội Mỹ. Lục quân đã chuẩn bị cẩn thận cho các vì sao trong quân ngũ. Sau khi trải qua các cấp từ đại đội đến tiểu đoàn trưởng, đại tá Việt nhận chỉ huy một lữ đoàn nhẩy dù tại mặt trận Trung Đông. Hết thời hạn, ông được đưa về theo học đại học Stanford rồi về bộ quốc phòng. Tiếp theo là về nhận chức vụ tư lệnh phó sư đoàn để được đề nghị lên tướng. Con đường lên tướng cũng gian nan vất vả nên Hoa Kỳ không thể có tướng trẻ. Tối thiểu cũng có 20 năm trưởng thành và 25 năm quân vụ.Với 49 tuổi mà lên tướng như anh Việt là khá đặc biệt. Ngay khi có giấy tờ đề nghị, cô vợ anh Việt được mời đi học lớp chuẩn bị làm vợ ông tướng. Thật thú vị nếu chúng ta có dịp đọc qua bài vở của lớp đặc biệt này. Tác phong ngôn ngữ, trang phục ra sao. Có cả một chương dành cho việc giữ cho các tướng quân đừng léng phéng với cuộc đời, được các phu nhân hết sức chú ý. Mới đây có ông chuẩn tướng Mỹ trải qua cuộc tình ngang trái với cô đầm Paris bị giải ngũ với cấp bậc trung tá. Các bà tướng Hoa Kỳ cho rằng khi tướng công qua Trung Đông tác chiến lại bình yên hơn đi công vụ Âu Châu. Thật ra quân nhân Mỹ gốc Việt có rất nhiều chuyện cần được sưu tầm và nhắc nhở thí dụ một nhân tài nữa là đại tá hải quân Lê Bá Hùng hiện làm phụ tá chánh văn phòng cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel. Đại tá Hùng trong địa vị này, hy vọng trong bốn năm nữa sẽ là vị đề đốc đầu tiên Mỹ gốc Việt của chúng ta. Tuy nhiên, gương sáng huy hoàng không phải chỉ dành cho những quân nhân còn lại, giây phút tưởng niệm luôn luôn nghĩ đến những chiến binh đã ra đi. Các thành viên xuất sắc đi trước thành công vẻ vang ở cấp trên cũng chỉ là viên gạch lót đường cho giới trẻ cấp dưới mới nhập ngũ trong hiện tại và tương lai. Con đường binh nghiệp phục vụ cho quê hương mới cũng không giới hạn trong biên giới Hoa Kỳ. Người Việt tham dự vào đoàn quân lê dương như đại tá Trần Đình Vỵ tại Pháp không phải là duy nhất. Đã có nhiều chiến binh gốc Việt phục vụ cho thế giới tự do tại Âu châu, Canada, Úc châu và cả Do Thái. Nhập ngũ luôn luôn là hành động tích cực nhất để thể hiện tinh thần công dân. Khi anh chị trở thành công dân gương mẫu tại nơi định cư, đó là phuơng cách đấu tranh tốt đẹp nhất cho dân sinh tại quê hương mới và dân quyến tại quê nhà.

************

60 năm đêm giã từ Hà Nội.

Ngày 20 tháng 7-2914 chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước, anh em hội VAAFA có về dự. Các bạn trẻ có dịp ghi nhận bài học lịch sử từ thế hệ cha anh. Thế hệ đàn anh có dịp cảm nhận niềm hãnh diện của tương lai trong tay những bước chân đi tới....Năm 2014 chúng ta ghi dấu 60 năm giã từ Hà Nội. Qua năm 2015, lại ghi dấu 40 năm từ giã Sài Gòn. Những kỷ niệm đau buồn của quá khứ ghi nhận trong hiện tại sẽ là hành trang quý giá cho tương lai.
TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ - Giao Chỉ San Jose

Nếu viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ.

Nếu viết cho đúng thì gọi là người Mỹ gốc Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên văn chương bình dân chúng ta thường nói chuyện người Việt mình đi lính Mỹ. Thực ra, không phải đi lính Mỹ như các cụ nhà ta đăng lính Tây thời đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Nhập ngũ ở đây là theo đuổi binh nghiệp, tham dự vào công cuộc bảo vệ đất nước thực sự, đúng theo tinh thần đã tuyên thệ khi nhập tịch. Nhập ngũ theo Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Tuần Duyên, Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng, Đoàn Ủy Nhiệm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia. Gọi chung là lính hết. Nhưng trong đó có 50% là sĩ quan và có nhiều chiến binh gốc Việt mọi cấp bậc. Trong hàng ngũ sĩ quan đã có cả tướng lãnh và rất nhiều đại tá. Cũng có các chiến binh gốc Việt sinh ra tại Mỹ mới nhập ngũ vài năm. Nhưng trong số kể trên đôi khi có các sĩ quan VNCH khi gia nhập quân đội Mỹ tuổi đã ngoài 30. Tháng 5 vừa qua, tôi có dịp gặp vị đó.


Ông là bác sĩ của cả 2 đạo quân. Bác sĩ Nguyễn Dương vốn là sinh viên của trường quân y VNCH đã tốt nghiệp. Ra trường ông trở thành trung úy y sĩ đi hành quân miền Tây thuộc sư đoàn 9 Bộ binh. Sau đó ông có dịp thuyên chuyển về không quân Sài Gòn ở cấp đại úy cho đến khi mất nước. Quân vụ với VNCH vừa đủ 11 năm. Khi cộng sản chiếm miền Nam, ông chạy qua Mỹ lại đèn sách học lại. Tốt nghiệp bác sĩ Hoa Kỳ, ông là người hiếm hoi đã có quyết định hết sức khác biệt. Bác sĩ Dương xin gia nhập quân đội Mỹ được đeo lon đại úy. Thay vì mở phòng mạch như các đồng nghiệp, ông đã trở thành đại úy y sĩ hiện dịch quân đội Mỹ phục vụ các đơn vị, các binh chủng và khắp các các chiến trường. Đóng quân từ Cali qua Âu châu và Trung đông. Tại Đức ông đã từng là y sĩ trưởng của sư đoàn 1 thiết giáp Hoa Kỳ. Bác sĩ Dương với cấp bậc trung tá đã cùng sư đoàn thiết giáp có mặt tại Trung Đông ngay từ thời kỳ Mỹ đánh trận giải phóng Kuwait. Tại mặt trận ông đã có dịp chỉ huy trên 60 y sĩ phục vụ khắp các đơn vị. Trên youtube biết bao người vào xem đã thấy quân đội Mỹ tổ chức lễ chia tay nhân dịp đại tá y sĩ Nguyễn Dương về hưu năm 1992 hết sức long trọng. Trong tác phẩm song ngữ viết về binh nghiệp và những chuyến đi của tác giả có bài tựa của đại tướng Griffith hết sức ca ngợi bác sĩ Dương. Hai người đã từng cùng phục vụ tại sư đoàn 9 tại miền Tây, ông cố vấn Mỹ và vị y sĩ quân y Việt Nam. Tình cờ lại cùng về sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ.Tướng tư lệnh và vị y sĩ trưởng của sư đoàn. Nói chuyện với bác sĩ Dương, chúng tôi nghiệm ra rằng có lẽ thật hiếm hoi mới có người đeo lon đại úy của 2 đạo quân. Thân phận chạy qua Mỹ như chúng tôi, từ đại tá xuống làm thợ sơn xe tải. Mấy ai đeo lon đại úy y sĩ Việt Nam mà lại lập tức thành bác sĩ quân y cho Hoa Kỳ. Tổng cộng cả 2 quân vụ Việt Mỹ của đại tá Dương là 31 năm. Thâm niên hơn các tướng lãnh VNCH.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Ở bên Pháp tôi có ông bạn là đại tá Vỵ. Ông Trần đình Vỵ sinh năm 1928 cùng quê Nam Định có trên 25 năm quân vụ Việt Nam từ trung sĩ 1949 lên đến đại tá VNCH 1975. Qua Pháp ông đăng vào đạo quân Lê Dương với cấp bậc thiếu tá. Sau cùng giải ngũ với cấp đại tá binh đoàn Légion Étrangère năm 1988. Quân vụ thuộc 2 đạo quân hơn 35 năm. Còn nhiều hơn đại tá Dương tại Hoa Kỳ. Bạn già Trần đình Vỵ ở Paris vừa viết bài kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ đăng trên tạp chí quân sử Pháp "Carnet de la Sabretache". Bài tiểu luận tưởng niệm cho các chiến binh Việt Nam, các lao công và cả chị em ta mà số phận nghiệt ngã tình cờ có mặt trên chiến trường đã hy sinh tại trận Điện Biên Phủ. Số phận của họ chưa bao giờ được ghi nhận suốt 60 năm qua dù rằng quân số Việt Nam chiếm 50% tổng số hiện diện trong căn cứ. Trong khi tháng 7 này, tại Hoa kỳ chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước thì ngày 14 tháng 7-2014 ông Vỵ và đại tá y sĩ Hoàng cơ Lân lại có dịp cầm cờ VNCH đứng bên nhau để tưởng niệm các chiến binh Việt Nam.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Trở lại với hàng ngũ các chiến binh VN trong quân đội Mỹ, tôi nghĩ rằng nhiều người có trên 20 năm quân vụ. Muốn biết rõ phải tìm vào hồ sơ của hội VAAFA. Cái hội khá đặc biệt có tên là Vietnamese American Armed Forces Association. Tên Việt Nam là Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt. Tôi phải dành ra cả buổi tối để nói chuyện với trung tá quân báo hải quân là anh Nguyễn Anh Tuấn. Trung tá Tuấn vẫn còn tại ngũ và hiện giúp cho hội đặc biệt về mặt phát triển hội viên. Anh cho tôi biết tổng số người Việt trong quân đội Mỹ trên 5.000 người và có hơn 650 người gia nhập chính thức vào tổ chức VAAFA. Anh có vẻ chưa hài lòng vì còn hơn 4.000 người chưa tham gia. Thực ra tỷ lệ 650+ trên 5.000 là tỷ lệ hết sức cao. Tổ chức cộng đồng Việt Nam trên khắp các địa phương chưa bao giờ có được tỷ lệ như thế. Lại hỏi anh Tuấn là thâm niên quân vụ của các bạn ra sao. Anh nói đã có 28 năm lính. Cùng nhập ngũ 1 thời với anh Lương Xuân Việt. Phần anh Cao Nguyên trung tá công binh với 28 năm quân vụ mới giải ngũ. Cao Nguyên hiện là chủ tịch hội VAAFA và mới thêm tân hội viên là con trai của anh vừa tốt nghiệp West Point. Hội phó là cô trung tá thuộc Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng của Hoa Kỳ.Tuy nhiên người thâm niên nhất của Việt Nam hiện nay là một Warrant Officer bậc 5, anh Phạm Kim đã có đến 37 năm quân vụ. Xem chừng anh Kim gia nhập quân đội 1976 từ khi mới đến Mỹ sau 1975, rồi cứ thong thả đi từ lính lên đến hàng cao nhất của ngành chuyên môn. Cấp bậc Warrant Officer của Hoa Kỳ lại có đến 5 hạng từ 1 đến 5. QLVNCH thì chỉ có một cấp duy nhất tương đương là chuẩn úy. Chẳng có danh từ nào khác để so sánh. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên là từ chuẩn tướng Việt, đại tá Huấn, các trung tá Nguyễn Cao Nguyên, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn dù qua Mỹ từ nhỏ nhưng tiếng Việt hết sức lưu loát. Tất cả đều là thành viên của VAAFA, quan tâm đến VNCH, QLVNCH và cộng đồng Việt. Xa hơn nữa sự quan tâm vô cùng quý giá hướng đến quê hương Việt Nam và việc đấu tranh cho tự do dân chủ. Lẽ dĩ nhiên các bạn không quên vấn đề biển Đông và vấn nạn bá quyền Trung Quốc. Một cách hết sức thành thực, US Navy Commander Nguyễn Anh Tuấn nói rằng khi mới nhập ngũ hơn 28 năm trước anh không thể nói về ý nghĩa của một chiến binh gốc Việt đối với cá nhân, đất nước và cộng đổng. Nhưng ngày nay đã tự học được rất nhiều. Thực vậy, khi được biết 90% các anh chị là con cháu của các chiến binh VNCH, chúng ta có thêm sự thông cảm và niềm tự hào về con đường nối gót cha anh của thế hệ nối tiếp.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Như quý vị đã biết, hội VAAFA kỳ này có nhiều tin mừng thăng cấp. Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân. Tháng 4 -75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.

blank
Hình ảnh lính Mỹ gốc Việt.

Về phần đại tá Lương Xuân Việt lên chuẩn tướng làm lễ gắn lon vào tháng 7 tại Texas. Đây là bản doanh của sư đoàn không kỵ do anh Việt là tư lệnh phó hành quân. Đơn vị này có tướng 2 sao chỉ huy với 2 tư lệnh phó. Một ông về tiếp vận và 1 ông về hành quân. Ông tư lệnh sư đoàn mới lên 2 sao. Bây giờ đến ông tư lệnh phó là người Việt tỵ nạn đầu tiên lên cấp tướng trong quân đội Mỹ. Lục quân đã chuẩn bị cẩn thận cho các vì sao trong quân ngũ. Sau khi trải qua các cấp từ đại đội đến tiểu đoàn trưởng, đại tá Việt nhận chỉ huy một lữ đoàn nhẩy dù tại mặt trận Trung Đông. Hết thời hạn, ông được đưa về theo học đại học Stanford rồi về bộ quốc phòng. Tiếp theo là về nhận chức vụ tư lệnh phó sư đoàn để được đề nghị lên tướng. Con đường lên tướng cũng gian nan vất vả nên Hoa Kỳ không thể có tướng trẻ. Tối thiểu cũng có 20 năm trưởng thành và 25 năm quân vụ.Với 49 tuổi mà lên tướng như anh Việt là khá đặc biệt. Ngay khi có giấy tờ đề nghị, cô vợ anh Việt được mời đi học lớp chuẩn bị làm vợ ông tướng. Thật thú vị nếu chúng ta có dịp đọc qua bài vở của lớp đặc biệt này. Tác phong ngôn ngữ, trang phục ra sao. Có cả một chương dành cho việc giữ cho các tướng quân đừng léng phéng với cuộc đời, được các phu nhân hết sức chú ý. Mới đây có ông chuẩn tướng Mỹ trải qua cuộc tình ngang trái với cô đầm Paris bị giải ngũ với cấp bậc trung tá. Các bà tướng Hoa Kỳ cho rằng khi tướng công qua Trung Đông tác chiến lại bình yên hơn đi công vụ Âu Châu. Thật ra quân nhân Mỹ gốc Việt có rất nhiều chuyện cần được sưu tầm và nhắc nhở thí dụ một nhân tài nữa là đại tá hải quân Lê Bá Hùng hiện làm phụ tá chánh văn phòng cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel. Đại tá Hùng trong địa vị này, hy vọng trong bốn năm nữa sẽ là vị đề đốc đầu tiên Mỹ gốc Việt của chúng ta. Tuy nhiên, gương sáng huy hoàng không phải chỉ dành cho những quân nhân còn lại, giây phút tưởng niệm luôn luôn nghĩ đến những chiến binh đã ra đi. Các thành viên xuất sắc đi trước thành công vẻ vang ở cấp trên cũng chỉ là viên gạch lót đường cho giới trẻ cấp dưới mới nhập ngũ trong hiện tại và tương lai. Con đường binh nghiệp phục vụ cho quê hương mới cũng không giới hạn trong biên giới Hoa Kỳ. Người Việt tham dự vào đoàn quân lê dương như đại tá Trần Đình Vỵ tại Pháp không phải là duy nhất. Đã có nhiều chiến binh gốc Việt phục vụ cho thế giới tự do tại Âu châu, Canada, Úc châu và cả Do Thái. Nhập ngũ luôn luôn là hành động tích cực nhất để thể hiện tinh thần công dân. Khi anh chị trở thành công dân gương mẫu tại nơi định cư, đó là phuơng cách đấu tranh tốt đẹp nhất cho dân sinh tại quê hương mới và dân quyến tại quê nhà.

************

60 năm đêm giã từ Hà Nội.

Ngày 20 tháng 7-2914 chúng tôi tổ chức tưởng niệm 60 năm Genève chia đôi đất nước, anh em hội VAAFA có về dự. Các bạn trẻ có dịp ghi nhận bài học lịch sử từ thế hệ cha anh. Thế hệ đàn anh có dịp cảm nhận niềm hãnh diện của tương lai trong tay những bước chân đi tới....Năm 2014 chúng ta ghi dấu 60 năm giã từ Hà Nội. Qua năm 2015, lại ghi dấu 40 năm từ giã Sài Gòn. Những kỷ niệm đau buồn của quá khứ ghi nhận trong hiện tại sẽ là hành trang quý giá cho tương lai.
TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm