Tin nóng trong ngày
Người Việt ở Úc biểu tình chống việc tài trợ cho TLĐ Lao động VN
Người Việt ở Úc Châu đi biểu tình không nhằm phá hoại hay gây khó khăn cho Việt Nam mà là để bày tỏ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Australia biết nên ngưng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vì tổ chức này không bảo vệ và binh vực quyền lợi cho người lao động trong nước.
Cuộc biểu tình hôm thứ Năm tuần trước diễn ra tại tòa nhà Trade Hall ở Sydney, nơi qui tụ nhiều văn phòng của các nghiệp đoàn lao động tại tiểu bang New South Wales.
Nghiệp đoàn VN do đảng thành lập để phục vụ đảng
Ông Đoàn Việt Trung, thư ký của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tại Australia, cho biết:
Lý do tổ chức cuộc biểu tình ở đó là tại vì chúng tôi được biết trước đó mấy ngày là sẽ có một buổi ăn trưa giữa chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động nhà nước Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng, sẽ gặp một viên chức nghiệp đoàn Úc tại building đó.
Mục đích là để thông báo cho người qua đường và nhất là những viên chức Úc làm tại đó biết sự thực về Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam. Chúng tôi nói với họ là Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam, tuy tự xưng là nghiệp đoàn nhưng được lập ra với mục đích rõ ràng là ngăn chặn không cho người lao động Việt Nam có quyền lập ra nghiệp đoàn.
Tại sao tôi nói như vậy? Tại vì ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ngoài ra luật pháp Việt Nam cũng cấm thành lập nghiệp đoàn độc lập. Năm ngoái, một ủy ban của quốc hội, gọi là Ủy Ban Về Những Vấn Đề Xã Hội, muốn đổi luật để cho phép việc thành lập những nghiệp đoàn độc lập, thì chính Tổng Liên Đoàn Lao Động của đảng cộng sản Việt Nam đã mạnh mẽ chống đối và cuối cùng đã dẹp tan được cái dự luật đó.
Ngoài ra chúng tôi cũng có một tài liệu nội bộ của VGCL tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tài liệu này ở cấp cao nhất tức cấp chủ tịch đoàn của VGCL. Trong tài liệu đó hồi tháng Sáu năm ngoái, họ đưa cho ông tổng thứ ký của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, qua đó điều yêu cầu số 13 nói là “ Chúng tôi, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, yêu cầu nhà nước hãy dùng lực lượng an ninh để bắt à trừng phạt những người tổ chức đình công”. Đó là một yêu cầu hoàn toàn trái ngược lại với vai trò của nghiệp đoàn.
Vẫn theo lời ông Đoàn Việt Trung, tài liệu vừa nói được post lên website của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam congdoan.org, gồm phần tiếng Anh và phần tiếng Việt. Nội dung phần tiếng Anh, cũng giống những nghiệp đoàn ở Mỹ ở Úc hay những nơi khác trên thế giới, người ta có thể đọc được là nghiệp đoàn phục vụ cho người lao động.
Ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ông Đoàn Việt Trung
...ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Nhưng trong phần tiếng Việt, ông Đoàn Việt Trung giải thích tiếp, nếu nhìn về phia bên trái, tại ô về công đoàn, bấm vào đó thì ra một danh sách:
Trong đó có hàng về vai trò của công đoàn, bấm vào đó thì có một trang rất dài, và nếu đọc tới đâu thì thấy tới đó, là “chúng tôi được đảng cộng sản Việt Nam thành lập, chúng tôi phục vụ cho đảng, công bố những tin tức của đảng, tuân theo luật của đảng, do đảng và nhà nước điều khiển… Tức là hoàn toàn tất cả mọi việc là vì đảng cộng sản và cho đảng cộng sản mà thôi.
Cái thành công của cuộc biểu tình
Tưởng cũng cần nhắc tại cuộc họp của ban chấp hành Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hồi tháng Bảy năm ngoái, chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là ông Đặng Ngọc Tùng, bị biểu tình chống đối khi đến Trade Hall ở Sydney thứ Năm tuần trước, đã tuyên bố vào lúc kết thúc khi đó rằng ban chấp hành nhất trí chống lại dự luật cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam.
Tại cuộc biểu tình ở Sydney thứ Năm tuần trước, khoảng một nghìn tờ rơi được phát ra cho người qua đường và cho các viên chức Úc từ trong Trade Hall bước ra đường vào giờ ăn trưa của họ.
Nhiều người ngừng lại đọc, có một vài người thấy đám đông biểu tình thì họ không thích mấy tại vì thấy ồn ào. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giải thích thì họ đứng lại và lắng nghe, có người lại còn hô to những khẩu hiệu cùng với chúng tôi nữa. Nhiều người đi đường đã đọc được hàng chữ của chúng tôi là ‘Các Nghiệp Đoàn Thật Thì Không Cho Tiền Các Nghiệp Đoàn Giả, Real Union Don’t Give Money To Fake Union. Trong số khoảng một ngàn người đọc truyền đơn thì quan trọng nhất là nhiều viên chức nghiệp đoàn Úc. Hiện thời theo sự nghe ngóng của chúng tôi thì trong giới nghiệp đoàn Úc bắt đầu có sự suy nghĩ và bàn bạc trong một số nghiệp đoàn, ít nhất là tại thành phố Sydney.
Thực tế một số nghiệp đoàn ở Australia không có liên hệ với CGCT tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, ngược lại cũng có một số nghiệp đoàn xứ này hỗ trợ cho VGCL như Nghiệp Đoàn Giáo Viên, Nghiệp Đoàn Sắt (Metal Workers Union), và một tổ chức viện trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Úc là ACTU:
Một điều đáng chú ý là tất cả những người đi dự những khóa hội thảo do ACTU tổ chức không phải người lao động, không phải được người lao động bầu ra mà họ là viên chức mang thẻ đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Hùng, cư dân thành phố Sydney, là một trong những người đứng ra kêu gọi biểu tình. Là nhân viên trong TCFUA, chữ tắt của Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, ông Nguyễn Đình Hùng đã mời được lãnh đạo của bốn nghiệp đoàn Úc đến tham dự cuộc biểu tình.
Đó là các ông Paul Howes, tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn Công Nhân Australia, ông Chris Christodoudou, phó tổng thứ ký của Liên Đoàn Lao Động tiểu bang New South Wales:
Tôi là Chris Christodoudou, Liên Đoàn Lao Động New South Wales, theo tôi biết thì đang có một đoàn đại diện nghiệp đoàn ở Việt Nam sang đây để gặp APHEDA là một tổ chức trong cao ốc này đang tài trợ cho họ. Tôi biết cộng đồng người Việt tại Úc rất quan tâm đến việc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thực sự đại diện cho công nhân mà chỉ là một công cụ của chính phủ Việt Nam, quan điểm của tôi là chúng tôi tôn trọng quyền biểu tình của quí vị chống lại vấn đề này.
Người thứ ba, ông Barry Tubner, Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn May Mặc tiểu bang New South Wales:
Tôi là Barry Tubner, tổng thư ký Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, điều tôi muốn bày tỏ hôm nay là tôi rất hãnh diện quí vị đã tới đây và hành động như một nghiệp đoàn của Australia. Tôi cũng vui mừng khi thấy cộng đồng người Việt ở đây thấu hiểu sự việc là tầng lớp lao động ở Việt Nam không được bảo vệ bởi nghiệp đoàn do chính phủ của họ lập ra, và cũng không có một nghiệp đoàn độc lập nào để có thể bênh vực cho họ. Những ai dám đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân thì bị bắt và bị đi tù. Chuyện này đáng lẽ không thể xảy ra nhưng nó đang xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ cuộc biểu tình này của các bạn.
...Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
chị Bảo Khánh
Và người thứ tư, ông Tony Woolgar, nguyên tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn May Mặc.
Tất cả bốn vị này đều phát biểu trong tư cách đại diện những nghiệp đàon lớn ở Australia, cả bốn vị đồng lòng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu kêu gọi APHEDA ngừng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ở trong nước vì tổ chức này không mang tính chất một nghiệp đoàn thuần túy nhằm bảo vệ người lao động.
Để hiểu rõ hơn về APHEDA, một cánh tả trong Nghiệp Đoàn Lao Động Australia, Thanh Trúc nhờ ông Nguyễn Đình Hùng giải thích thêm:
APHEDA là một tổ chức nối dài của Tổng Nghiệp Đoàn Úc tại Australia, có nhiệm vụ tài trợ cho những nghiệp đoàn của những nước chậm phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên hôm thứ Năm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu biểu tình để nói lên nguyện vọng là không đồng ý với đường lối và chính sách của APHEDA dùng những số tiền của Nghiệp Đoàn Úc Châu để tài trợ hàng triệu đô la cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trong hai mươi năm qua. Nghiệp đoàn tại Úc Châu là một nghiệp đoàn thật sự cho công nhân và vì công nhân thì không nên tài trợ cho một nghiệp đoàn chỉ làm việc cho chế độ mà thôi.
Góp tiếng với Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là chị Bảo Khánh của Vietnam Sydney Radio, cũng là người giúp rất nhiều trong việc kêu gọi biểu tình:
Khi Bảo Khánh ở đó thì có một số người, đầu tiên họ cũng thắc mắc cũng như không được vui là tại sao lại biểu tình chống công đoàn, họ tưởng là biểu tình chống công đoàn Úc. Nhưng khi đã giải thích và có những hình ảnh cũng như trình bày tại sao Cộng Đồng Người Việt Úc Châu đến đó, thì ngay cả một số người cao cấp bên công đoàn Úc cũng đã hỗ trợ cho cuộc biểu tình và một số những những người dân quanh đó đã dứng lại và hỗ trợ bằng cách hô vang những câu khẩu hiệu là không gởi tiền cho những công đoàn giả hiệu mà đó là VGCL, Vietnam General Confederation Of Labor, tức là tên của công đoàn từ Việt Nam qua. Đó là lý do họ không xứng đáng hưởng những số tiền tài trợ của nghiệp đoàn Úc ở đây, là tiền thuế của người dân chúng tôi đi làm và đóng cho nghiệp đoàn ở đây.
Cái điều ghi nhận là khi nghe những bài diễn văn thì thấy là nếu không nói thì người ta không biết, nhưng khi nói cho họ biết sự thật thì tất cả những vị đó đều xác nhận rằng nếu một công đoàn không binh vực cho công nhân mà còn bắt bỏ tù những công nhân đình công để chống lại sự đàn áp của chủ thì đó là những công đoàn giả hiệu. Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
Câu chuyện của Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm kết thúc ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới
Bàn ra tán vào (0)
Người Việt ở Úc biểu tình chống việc tài trợ cho TLĐ Lao động VN
Người Việt ở Úc Châu đi biểu tình không nhằm phá hoại hay gây khó khăn cho Việt Nam mà là để bày tỏ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Australia biết nên ngưng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vì tổ chức này không bảo vệ và binh vực quyền lợi cho người lao động trong nước.
Cuộc biểu tình hôm thứ Năm tuần trước diễn ra tại tòa nhà Trade Hall ở Sydney, nơi qui tụ nhiều văn phòng của các nghiệp đoàn lao động tại tiểu bang New South Wales.
Nghiệp đoàn VN do đảng thành lập để phục vụ đảng
Ông Đoàn Việt Trung, thư ký của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tại Australia, cho biết:
Lý do tổ chức cuộc biểu tình ở đó là tại vì chúng tôi được biết trước đó mấy ngày là sẽ có một buổi ăn trưa giữa chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động nhà nước Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng, sẽ gặp một viên chức nghiệp đoàn Úc tại building đó.
Mục đích là để thông báo cho người qua đường và nhất là những viên chức Úc làm tại đó biết sự thực về Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam. Chúng tôi nói với họ là Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam, tuy tự xưng là nghiệp đoàn nhưng được lập ra với mục đích rõ ràng là ngăn chặn không cho người lao động Việt Nam có quyền lập ra nghiệp đoàn.
Tại sao tôi nói như vậy? Tại vì ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ngoài ra luật pháp Việt Nam cũng cấm thành lập nghiệp đoàn độc lập. Năm ngoái, một ủy ban của quốc hội, gọi là Ủy Ban Về Những Vấn Đề Xã Hội, muốn đổi luật để cho phép việc thành lập những nghiệp đoàn độc lập, thì chính Tổng Liên Đoàn Lao Động của đảng cộng sản Việt Nam đã mạnh mẽ chống đối và cuối cùng đã dẹp tan được cái dự luật đó.
Ngoài ra chúng tôi cũng có một tài liệu nội bộ của VGCL tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tài liệu này ở cấp cao nhất tức cấp chủ tịch đoàn của VGCL. Trong tài liệu đó hồi tháng Sáu năm ngoái, họ đưa cho ông tổng thứ ký của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, qua đó điều yêu cầu số 13 nói là “ Chúng tôi, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, yêu cầu nhà nước hãy dùng lực lượng an ninh để bắt à trừng phạt những người tổ chức đình công”. Đó là một yêu cầu hoàn toàn trái ngược lại với vai trò của nghiệp đoàn.
Vẫn theo lời ông Đoàn Việt Trung, tài liệu vừa nói được post lên website của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam congdoan.org, gồm phần tiếng Anh và phần tiếng Việt. Nội dung phần tiếng Anh, cũng giống những nghiệp đoàn ở Mỹ ở Úc hay những nơi khác trên thế giới, người ta có thể đọc được là nghiệp đoàn phục vụ cho người lao động.
Ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ông Đoàn Việt Trung
...ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Nhưng trong phần tiếng Việt, ông Đoàn Việt Trung giải thích tiếp, nếu nhìn về phia bên trái, tại ô về công đoàn, bấm vào đó thì ra một danh sách:
Trong đó có hàng về vai trò của công đoàn, bấm vào đó thì có một trang rất dài, và nếu đọc tới đâu thì thấy tới đó, là “chúng tôi được đảng cộng sản Việt Nam thành lập, chúng tôi phục vụ cho đảng, công bố những tin tức của đảng, tuân theo luật của đảng, do đảng và nhà nước điều khiển… Tức là hoàn toàn tất cả mọi việc là vì đảng cộng sản và cho đảng cộng sản mà thôi.
Cái thành công của cuộc biểu tình
Tưởng cũng cần nhắc tại cuộc họp của ban chấp hành Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hồi tháng Bảy năm ngoái, chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là ông Đặng Ngọc Tùng, bị biểu tình chống đối khi đến Trade Hall ở Sydney thứ Năm tuần trước, đã tuyên bố vào lúc kết thúc khi đó rằng ban chấp hành nhất trí chống lại dự luật cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam.
Tại cuộc biểu tình ở Sydney thứ Năm tuần trước, khoảng một nghìn tờ rơi được phát ra cho người qua đường và cho các viên chức Úc từ trong Trade Hall bước ra đường vào giờ ăn trưa của họ.
Nhiều người ngừng lại đọc, có một vài người thấy đám đông biểu tình thì họ không thích mấy tại vì thấy ồn ào. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giải thích thì họ đứng lại và lắng nghe, có người lại còn hô to những khẩu hiệu cùng với chúng tôi nữa. Nhiều người đi đường đã đọc được hàng chữ của chúng tôi là ‘Các Nghiệp Đoàn Thật Thì Không Cho Tiền Các Nghiệp Đoàn Giả, Real Union Don’t Give Money To Fake Union. Trong số khoảng một ngàn người đọc truyền đơn thì quan trọng nhất là nhiều viên chức nghiệp đoàn Úc. Hiện thời theo sự nghe ngóng của chúng tôi thì trong giới nghiệp đoàn Úc bắt đầu có sự suy nghĩ và bàn bạc trong một số nghiệp đoàn, ít nhất là tại thành phố Sydney.
Thực tế một số nghiệp đoàn ở Australia không có liên hệ với CGCT tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, ngược lại cũng có một số nghiệp đoàn xứ này hỗ trợ cho VGCL như Nghiệp Đoàn Giáo Viên, Nghiệp Đoàn Sắt (Metal Workers Union), và một tổ chức viện trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Úc là ACTU:
Một điều đáng chú ý là tất cả những người đi dự những khóa hội thảo do ACTU tổ chức không phải người lao động, không phải được người lao động bầu ra mà họ là viên chức mang thẻ đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Hùng, cư dân thành phố Sydney, là một trong những người đứng ra kêu gọi biểu tình. Là nhân viên trong TCFUA, chữ tắt của Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, ông Nguyễn Đình Hùng đã mời được lãnh đạo của bốn nghiệp đoàn Úc đến tham dự cuộc biểu tình.
Đó là các ông Paul Howes, tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn Công Nhân Australia, ông Chris Christodoudou, phó tổng thứ ký của Liên Đoàn Lao Động tiểu bang New South Wales:
Tôi là Chris Christodoudou, Liên Đoàn Lao Động New South Wales, theo tôi biết thì đang có một đoàn đại diện nghiệp đoàn ở Việt Nam sang đây để gặp APHEDA là một tổ chức trong cao ốc này đang tài trợ cho họ. Tôi biết cộng đồng người Việt tại Úc rất quan tâm đến việc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thực sự đại diện cho công nhân mà chỉ là một công cụ của chính phủ Việt Nam, quan điểm của tôi là chúng tôi tôn trọng quyền biểu tình của quí vị chống lại vấn đề này.
Người thứ ba, ông Barry Tubner, Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn May Mặc tiểu bang New South Wales:
Tôi là Barry Tubner, tổng thư ký Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, điều tôi muốn bày tỏ hôm nay là tôi rất hãnh diện quí vị đã tới đây và hành động như một nghiệp đoàn của Australia. Tôi cũng vui mừng khi thấy cộng đồng người Việt ở đây thấu hiểu sự việc là tầng lớp lao động ở Việt Nam không được bảo vệ bởi nghiệp đoàn do chính phủ của họ lập ra, và cũng không có một nghiệp đoàn độc lập nào để có thể bênh vực cho họ. Những ai dám đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân thì bị bắt và bị đi tù. Chuyện này đáng lẽ không thể xảy ra nhưng nó đang xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ cuộc biểu tình này của các bạn.
...Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
chị Bảo Khánh
Và người thứ tư, ông Tony Woolgar, nguyên tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn May Mặc.
Tất cả bốn vị này đều phát biểu trong tư cách đại diện những nghiệp đàon lớn ở Australia, cả bốn vị đồng lòng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu kêu gọi APHEDA ngừng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ở trong nước vì tổ chức này không mang tính chất một nghiệp đoàn thuần túy nhằm bảo vệ người lao động.
Để hiểu rõ hơn về APHEDA, một cánh tả trong Nghiệp Đoàn Lao Động Australia, Thanh Trúc nhờ ông Nguyễn Đình Hùng giải thích thêm:
APHEDA là một tổ chức nối dài của Tổng Nghiệp Đoàn Úc tại Australia, có nhiệm vụ tài trợ cho những nghiệp đoàn của những nước chậm phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên hôm thứ Năm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu biểu tình để nói lên nguyện vọng là không đồng ý với đường lối và chính sách của APHEDA dùng những số tiền của Nghiệp Đoàn Úc Châu để tài trợ hàng triệu đô la cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trong hai mươi năm qua. Nghiệp đoàn tại Úc Châu là một nghiệp đoàn thật sự cho công nhân và vì công nhân thì không nên tài trợ cho một nghiệp đoàn chỉ làm việc cho chế độ mà thôi.
Góp tiếng với Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là chị Bảo Khánh của Vietnam Sydney Radio, cũng là người giúp rất nhiều trong việc kêu gọi biểu tình:
Khi Bảo Khánh ở đó thì có một số người, đầu tiên họ cũng thắc mắc cũng như không được vui là tại sao lại biểu tình chống công đoàn, họ tưởng là biểu tình chống công đoàn Úc. Nhưng khi đã giải thích và có những hình ảnh cũng như trình bày tại sao Cộng Đồng Người Việt Úc Châu đến đó, thì ngay cả một số người cao cấp bên công đoàn Úc cũng đã hỗ trợ cho cuộc biểu tình và một số những những người dân quanh đó đã dứng lại và hỗ trợ bằng cách hô vang những câu khẩu hiệu là không gởi tiền cho những công đoàn giả hiệu mà đó là VGCL, Vietnam General Confederation Of Labor, tức là tên của công đoàn từ Việt Nam qua. Đó là lý do họ không xứng đáng hưởng những số tiền tài trợ của nghiệp đoàn Úc ở đây, là tiền thuế của người dân chúng tôi đi làm và đóng cho nghiệp đoàn ở đây.
Cái điều ghi nhận là khi nghe những bài diễn văn thì thấy là nếu không nói thì người ta không biết, nhưng khi nói cho họ biết sự thật thì tất cả những vị đó đều xác nhận rằng nếu một công đoàn không binh vực cho công nhân mà còn bắt bỏ tù những công nhân đình công để chống lại sự đàn áp của chủ thì đó là những công đoàn giả hiệu. Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
Câu chuyện của Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm kết thúc ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới