Cõi Người Ta
Người chết nối linh thiêng vào đời
Thế giới như đang bước vào thời đại của những bữa tiệc về cái chết. Mỗi ngày, người ta nhìn thấy chết xuất hiện ở phía Đông, hướng Bắc, đâu đó trên hành tinh này và cũng xảy ra ngay chính ở nơi cư trú của mình. Sự kiện MH17 của Malaysia bị bắn rơi và 298 người chết vào giữa tháng 7/2014 này, lại vừa mở ra một thảm kịch mới. Trong một câu hát cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những cái chết được mô tả rằng “người chết nối linh thiêng vào đời” lại gợi ra những suy nghĩ mới: Liệu những người chết đang nối nhau trên thế gian này, sẽ mang điều linh thiêng nào vào thế giới?
Hãy tưởng tượng rằng mình đang ngồi trên một chiếc máy bay, êm ả băng qua một vùng mây trắng, đột nhiên mọi thứ bùng nổ, bốc cháy. Có những người kịp nhận ra mình chết và những người nhận ra mình sẽ chết. Tíc tắc đó, người ta sẽ mang điều linh thiêng nào vào đời mình và cõi người? Có thể là sự ngây thơ, có thể là tiếc nuối… nhưng rất nhanh. Sự đau đớn đến rất nhanh và vụt tắt. Điều thiêng liêng nhất còn lại, là họ sẽ mãi mãi trở thành chứng cứ để tố cáo tội ác giữa con người và con người trong những toan tính dã thú.
Không phải ai cũng muốn chuẩn bị cho mình một cái chết, nhưng khi đã quyết chọn cho mình một cái chết, tức chọn một mối nối cho sự ra đi của mình vào chốn linh thiêng nào đó, trong ước muốn vĩ đại có thể còn hơn cả cho bản thân mình. Tôi nhớ đại sư Thích Quảng Đức. Tôi nhớ những người Tây Tạng tự biến mình thành lửa, hóa thân như phượng hoàng bay lên từ tro tàn để dự báo cho một nỗi đau của nhân loại trước ngàn biến động của trần thế.
Trong những câu chuyện gần đây về cái chết, tôi vẫn tự hỏi vì sao câu chuyện 7 người nông dân ở tỉnh Giang Tô uống thuốc trừ sâu và nằm chờ chết trước cửa tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc để đòi công lý, sao lại có thể đi qua lặng lẽ một cách đáng buồn như vậy với nhiều người.
Cũng là những cái chết nối nhau vào đời, nhưng các hành khách MH17 hồn nhiên chết đáng thương trong tíc tắc, vì sao lại được lưu tâm nhiều hơn những con người khốn khổ, mang oan ức của ruộng đồng, đã chọn một cách chết khốc liệt và nằm chờ điều đó xảy ra, như để mang một nỗi linh thiêng hiến dâng cho loài người về công lý. Những người dân quê chống áp bức bằng chính mạng sống của mình, liệu sẽ có “và nụ cười nở trên môi” sau cái chết của họ hay không? Những người dân quê có gương mặt và nỗi niềm, vốn không nhiều khác biệt với gương mặt, số phận của những người nông dân Việt Nam bị mất đất mà bạn đã nhìn thấy ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội hay lề đường Võ Thị Sáu, Sài Gòn.
Cái chết không có giai cấp, nhưng cái chết chỉ ra số phận của cá nhân, và cả nhân loại. Trong bản tin truyền hình của một đêm, tôi nhìn thấy các quốc gia thề sẽ làm ra lẽ cho cái chết của 298 hành khách trên chuyến bay MH1. Rồi có cả hình ảnh của những đứa bé Palestin chết vội vàng, chết lạnh lùng, mình cháy như than từ phi đạn lạc đường của nhóm khủng bố Hamas, nhưng lời bình chỉ có thể là một tiếng thở dài.
Tôi cũng tự hỏi khi nào, 63 người thanh niên trong quân phục của Việt Nam đã chết trên đảo Gạc Ma năm 1988 rồi sẽ có ai thề viết lại cho họ đầy đủ bằng lẽ phải và công chính cho những con người yêu hòa bình và chết tíc tắc hồn nhiên, không khác gì những hành khách trên MH17? Hay đã 30 năm cuộc chiến Vị Xuyên, hàng ngàn người lính rất trẻ đã chết trong sự chọn lựa trung chính – khác với những nông dân ở Giang Tô, Trung Quốc – với niềm tin là chết cho tổ quốc, họ gợi nhớ cho chúng ta những mối nối vĩ đại và bi thương. Những anh linh đã mất đó, đã mang được điều linh thiêng nào vào cho nước Việt ngàn đời sau?
Họ, những con người ấy có đang mỉm cười – và nụ cười nở trên môi không? – tôi tự hỏi.
Hàng triệu năm rồi, con người đã chết. Có những cái chết xô loài người vào hố sâu của thù hận, nhưng cũng có những chết đến để cứu chuộc, để chắt chiu cho mầm bác ái của nhân loại. Và nếu những cái chết, nếu không đem lại cho chúng ta những bài học nào, một phút suy niệm xa hơn là những thông tin tò mò, những tuyên bố để chứng tỏ mình thông minh, những dối trá né tránh sự thật… thì cái chết dù có nối nhau, sẽ không thể nào mang nổi linh thiêng vào đời. Hay khi tin tức đó đến, chỉ còn có thể biến chúng ta thành bầy kên kên không ký ức, reo hò quanh bàn tiệc của tử thần, với cái chết mới mỗi ngày.
Trên bàn, khi tôi viết xong những dòng này, bỗng rơi ra tờ báo cũ, đăng bản tin trong năm về một ngư dân bị tàu của Trung Quốc đâm chìm, đã thiệt mạng. Có lẽ, vài người nhớ và nhiều người đã quên. Cũng là một người chết nối, hiển linh thiêng nhắc về biển quê hương đầy máu và bị chiếm đoạt, họ đã chết trong số phận nào?
Blog nhạc sỹ Tuấn Khanh
Bàn ra tán vào (0)
Người chết nối linh thiêng vào đời
Thế giới như đang bước vào thời đại của những bữa tiệc về cái chết. Mỗi ngày, người ta nhìn thấy chết xuất hiện ở phía Đông, hướng Bắc, đâu đó trên hành tinh này và cũng xảy ra ngay chính ở nơi cư trú của mình. Sự kiện MH17 của Malaysia bị bắn rơi và 298 người chết vào giữa tháng 7/2014 này, lại vừa mở ra một thảm kịch mới. Trong một câu hát cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những cái chết được mô tả rằng “người chết nối linh thiêng vào đời” lại gợi ra những suy nghĩ mới: Liệu những người chết đang nối nhau trên thế gian này, sẽ mang điều linh thiêng nào vào thế giới?
Hãy tưởng tượng rằng mình đang ngồi trên một chiếc máy bay, êm ả băng qua một vùng mây trắng, đột nhiên mọi thứ bùng nổ, bốc cháy. Có những người kịp nhận ra mình chết và những người nhận ra mình sẽ chết. Tíc tắc đó, người ta sẽ mang điều linh thiêng nào vào đời mình và cõi người? Có thể là sự ngây thơ, có thể là tiếc nuối… nhưng rất nhanh. Sự đau đớn đến rất nhanh và vụt tắt. Điều thiêng liêng nhất còn lại, là họ sẽ mãi mãi trở thành chứng cứ để tố cáo tội ác giữa con người và con người trong những toan tính dã thú.
Không phải ai cũng muốn chuẩn bị cho mình một cái chết, nhưng khi đã quyết chọn cho mình một cái chết, tức chọn một mối nối cho sự ra đi của mình vào chốn linh thiêng nào đó, trong ước muốn vĩ đại có thể còn hơn cả cho bản thân mình. Tôi nhớ đại sư Thích Quảng Đức. Tôi nhớ những người Tây Tạng tự biến mình thành lửa, hóa thân như phượng hoàng bay lên từ tro tàn để dự báo cho một nỗi đau của nhân loại trước ngàn biến động của trần thế.
Trong những câu chuyện gần đây về cái chết, tôi vẫn tự hỏi vì sao câu chuyện 7 người nông dân ở tỉnh Giang Tô uống thuốc trừ sâu và nằm chờ chết trước cửa tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc để đòi công lý, sao lại có thể đi qua lặng lẽ một cách đáng buồn như vậy với nhiều người.
Cũng là những cái chết nối nhau vào đời, nhưng các hành khách MH17 hồn nhiên chết đáng thương trong tíc tắc, vì sao lại được lưu tâm nhiều hơn những con người khốn khổ, mang oan ức của ruộng đồng, đã chọn một cách chết khốc liệt và nằm chờ điều đó xảy ra, như để mang một nỗi linh thiêng hiến dâng cho loài người về công lý. Những người dân quê chống áp bức bằng chính mạng sống của mình, liệu sẽ có “và nụ cười nở trên môi” sau cái chết của họ hay không? Những người dân quê có gương mặt và nỗi niềm, vốn không nhiều khác biệt với gương mặt, số phận của những người nông dân Việt Nam bị mất đất mà bạn đã nhìn thấy ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội hay lề đường Võ Thị Sáu, Sài Gòn.
Cái chết không có giai cấp, nhưng cái chết chỉ ra số phận của cá nhân, và cả nhân loại. Trong bản tin truyền hình của một đêm, tôi nhìn thấy các quốc gia thề sẽ làm ra lẽ cho cái chết của 298 hành khách trên chuyến bay MH1. Rồi có cả hình ảnh của những đứa bé Palestin chết vội vàng, chết lạnh lùng, mình cháy như than từ phi đạn lạc đường của nhóm khủng bố Hamas, nhưng lời bình chỉ có thể là một tiếng thở dài.
Tôi cũng tự hỏi khi nào, 63 người thanh niên trong quân phục của Việt Nam đã chết trên đảo Gạc Ma năm 1988 rồi sẽ có ai thề viết lại cho họ đầy đủ bằng lẽ phải và công chính cho những con người yêu hòa bình và chết tíc tắc hồn nhiên, không khác gì những hành khách trên MH17? Hay đã 30 năm cuộc chiến Vị Xuyên, hàng ngàn người lính rất trẻ đã chết trong sự chọn lựa trung chính – khác với những nông dân ở Giang Tô, Trung Quốc – với niềm tin là chết cho tổ quốc, họ gợi nhớ cho chúng ta những mối nối vĩ đại và bi thương. Những anh linh đã mất đó, đã mang được điều linh thiêng nào vào cho nước Việt ngàn đời sau?
Họ, những con người ấy có đang mỉm cười – và nụ cười nở trên môi không? – tôi tự hỏi.
Hàng triệu năm rồi, con người đã chết. Có những cái chết xô loài người vào hố sâu của thù hận, nhưng cũng có những chết đến để cứu chuộc, để chắt chiu cho mầm bác ái của nhân loại. Và nếu những cái chết, nếu không đem lại cho chúng ta những bài học nào, một phút suy niệm xa hơn là những thông tin tò mò, những tuyên bố để chứng tỏ mình thông minh, những dối trá né tránh sự thật… thì cái chết dù có nối nhau, sẽ không thể nào mang nổi linh thiêng vào đời. Hay khi tin tức đó đến, chỉ còn có thể biến chúng ta thành bầy kên kên không ký ức, reo hò quanh bàn tiệc của tử thần, với cái chết mới mỗi ngày.
Trên bàn, khi tôi viết xong những dòng này, bỗng rơi ra tờ báo cũ, đăng bản tin trong năm về một ngư dân bị tàu của Trung Quốc đâm chìm, đã thiệt mạng. Có lẽ, vài người nhớ và nhiều người đã quên. Cũng là một người chết nối, hiển linh thiêng nhắc về biển quê hương đầy máu và bị chiếm đoạt, họ đã chết trong số phận nào?
Blog nhạc sỹ Tuấn Khanh