Cà Kê Dê Ngỗng
Người hưu trí Trung Quốc "xâm chiếm" thế giới
Cũng như nhiều người Trung Quốc hay du lịch, Sun đã tìm thấy thứ ông muốn ở nước ngoài - đặc biệt là ở Irvine, bang California, một thành phố cách Los Angeles (Hoa Kỳ) 40 dặm về phía đông nam.
Justin Bergman BBC Capital
Khi Mika Sun bắt đầu tìm một ngôi nhà dưỡng lão cho cha mẹ, ông có vài yêu cầu bắt buộc.
Dịch vụ chăm sóc y tế cần phải tốt, cộng đồng phải an toàn và môi trường sống phải trong lành. Đó còn phải là một khoản đầu tư tốt, ở mức giá mà ông Sun - một kỹ sư mạng 35 tuổi trong một công ty viễn thông ở Thượng Hải - có thể trang trải được.
Dù vậy, giấc mơ nghỉ hưu dưới bóng dừa và bầu trời ngập nắng không có ở Trung Quốc. Cũng như nhiều người Trung Quốc hay du lịch, Sun đã tìm thấy thứ ông muốn ở nước ngoài - đặc biệt là ở Irvine, bang California, một thành phố cách Los Angeles (Hoa Kỳ) 40 dặm về phía đông nam.
Ông vừa mua một căn nhà ở đó cho cha mẹ, và trong vài năm khi ông đảm bảo có được visa Hoa Kỳ, ông dự định sẽ chuyển đến nơi này làm việc và đưa cha mẹ theo.
Cha mẹ của ông Sun đều đã ở tuổi tầm ngoài 60, có thể dần quen thuộc với ngôi nhà mới ở nước ngoài. Vì rất nhiều bạn bè của ông ở Thượng Hải cũng đang mua bất động sản cho bản thân và gia đình ở Irvine, họ sẽ có thể qua lại với những người đồng hương Thượng Hải ở đó.
"Chủ yếu tôi tính đến yếu tố cộng đồng. Người Trung Quốc thích sống gàn nhau, vì thế sẽ thuận tiện hơn cho người già nếu có hàng xóm mà họ chuyện trò được," ông nói. "Họ có thể đi dạo, và ở đó có hồ bơi công cộng, cơ sở vật chất, bãi cỏ và vườn. Và không cần tự bảo trì chúng, có một công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp làm việc này."
Trung Quốc đang dần dần phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số khi cư dân nước này đang nhanh chóng già đi. Theo Liên hiệp quốc, vào năm 2030 sẽ có khoảng 360 triệu người Trung Quốc trên 60 tuổi - chiếm một phần tư tổng dân số và còn đông hơn cả dân số Hoa Kỳ.
Với nguồn lực có hạn, không thể chăm sóc lượng lớn những người ở tuổi nghỉ hưu, chưa kể hiện đang ngày càng có nhiều quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc, cho nên nhiều gia đình giàu có đang dần đầu tư vào các bất động sản nghỉ hưu ở nước ngoài - dành cho cha mẹ họ và cả thời hoàng kim của chính họ.
Thời hoàng kim ở nước ngoài
"Chúng tôi được rất nhiều thế hệ trẻ hỏi, 'Có khu làng hưu trí nào gần đó không?'" ông Charles Pittar, Giám đốc Điều hành của trang Juwai.com, một website bất động sản chuyên quảng cáo bán nhà ở nước ngoài cho khách hàng người Trung Quốc, nói.
"Nhưng chúng tôi cũng nhận được yêu cầu từ những người lớn tuổi vốn từng trải qua thời kỳ bong bóng bất động sản khá đặc thù ở Trung Quốc, thời mà họ đã kiếm được rất nhiều tiền và nay tìm kiếm nơi nghỉ hưu sạch sẽ, tiện nghi, an toàn, và tất nhiên có điều kiện chăm sóc y tế tốt."
Bản quyền hình ảnh Juwai.com
Image caption Mạng lưới các đại lý bất động sản Trung Quốc và quốc tế họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Juwai.com tại Thượng Hải
Vì giá bất động sản ở quê nhà đã tăng phi mã và vì đồng nhân dân tệ giảm giá nhanh chóng so với đồng đô la, các nhà đầu tư Trung Quốc trong những năm gần đây đang đổ tiền vào bất động sản ở nước ngoài để bảo toàn tài sản.
Tổng đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản phục vụ mục đích kinh doanh và nhà ở đã nhảy vọt từ 5,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 lên 34,4 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái, theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Knight Frank.
Theo một khảo sát năm 2016 về giới nhà giàu Trung Quốc đã di cư hoặc đang tính chuyện di cư, 60% trong số họ nói sẽ mua một bất động sản ở nước ngoài trong vòng ba năm tới, và những nơi như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Úc là điểm đến hàng đầu. Hơn một nửa đề cập đến việc họ lo ngại việc đồng nhân dân tệ liên tiếp mất giá.
Công ty Juwai không đặc biệt theo dõi các khoản đầu tư hưu trí của khách hàng, nhưng một chỉ dấu quan trọng về tiềm năng của thị trường là nhu cầu du lịch nước ngoài của người lớn tuổi Trung Quốc tăng vọt trong vài năm qua.
Theo một báo cáo của tập đoàn tài chính Citi hồi tháng 10/2016, lượng khách du lịch nước ngoài là người Trung Quốc cao tuổi tăng đột biến lên 217% trong năm 2015 so với năm trước đó, và số du khách lớn tuổi giờ đây chiếm khoảng 20% tổng số du khách ở Trung Quốc.
Và khi nhóm người này cảm thấy thoải mái hơn trong việc đi du lịch, thì việc định cư ở một nước ngoài nào đó cũng ít khó khăn hơn.
"Chúng tôi thực sự có một số khách hàng Trung Quốc gần đây đang đi du lịch ở Canberra [thủ đô của Úc]," ông Pittar cho biết. "Và một trong những thành viên lớn tuổi trong gia đình đã nói, "Ồ, đây có vẻ là nơi tuyệt vời để nghỉ hưu."
Với rất nhiều người Trung Quốc, thái độ với việc nghỉ hưu có nghĩa là họ chuyển sang cuộc sống sung túc hơn và độc lập hơn.
Một khảo sát khác về kế hoạch nghỉ hưu do Công ty Bảo hiểm Taikang và Báo cáo Hurun tiến hành trong năm 2016 cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc kỳ vọng tiến tới cuộc sống thú vị, trọn vẹn trong những năm tháng vàng son.
Phần lớn cho rằng dịch vụ đời sống và chăm sóc y tế cao cấp, môi trường sống tuyệt vời và thời tiết tốt là những yếu tố tối quan trọng cho cuộc sống hưu trí của họ, trong khi đó chỉ dưới một nửa số người tham gia khảo sát dự định du lịch thường xuyên để "mở rộng tầm mắt".
Và dù đa số nói họ muốn nghỉ hưu ở quê nhà, hơn một phần ba vẫn thích các điểm đến "du lịch hoặc đi nghỉ" như các đảo nghỉ dưỡng Hải Nam ở miền nam Trung Hoa - một nơi ấm áp và thư giãn hơn hầu hết các thành phố ở Trung Quốc.
Đón làn sóng người già
Các nhà phát triển bất động sản đã nhìn vào dòng tiền đổ đến, đặc biệt những quốc gia được cho là điểm đến hấp dẫn với người lớn tuổi Trung Quốc như Úc, Canada và Hoa kỳ.
Tập đoàn Aust-China, nhà phát triển địa ốc có trụ sở ở Melbourne, Úc nhắm tới khách hàng Trung Quốc, đã thấy lượng đầu tư vào nghỉ hưu ở Trung Quốc tăng đáng kể trong vài năm qua và nay họ bắt đầu chú ý chuẩn bị phục vụ cộng đồng này bằng cách giúp người lớn tuổi dần thích nghi với đời sống tại địa phương.
Bà Zheng Mingyue, giám đốc bộ phận marketing của công ty, cho biết đại diện công ty có thể tháp tùng các cư dân lớn tuổi đến bệnh viện nếu cần, hoặc giúp họ mở các hoạt động làm ăn nhỏ lẻ.
Bản quyền hình ảnh Aust-China Group
Image caption Một tổ hợp bất động sản tại Saltwater Coast gần Melbourne, Úc
Một tiện ích nhỏ khác mà công ty này đem lại khá nổi tiếng dành cho người nghỉ hưu: đó là tặng hạt giống trồng rau và hoa miễn phí trong vườn và cây trong sân nhà, một điều không tưởng với những người từng quen sống trong căn hộ chung cư ở những thành phố Trung Quốc đông đúc.
Với người nghỉ hưu Trung Quốc, bà Zheng còn đề cập đến một số lợi ích ở Úc hấp dẫn tương tự các yếu tố đưa gia đình ông Mika Sun đến California - đó là không khí trong lành, khí hậu ấm áp, hệ thống y tế tuyệt vời và dịch vụ công cộng cho người lớn tuổi. Hệ thống giáo dục ở quốc gia này cũng là điểm hấp dẫn chính, bà nói.
"Điều thú vị nhất là họ nghĩ rất nhiều về thế hệ con cái thứ ba - họ muốn cháu họ được sinh ra, học hành và sống ở Úc," bà nói.
Công ty bất động sản Trung Quốc Poly Real Estate cũng đang để mắt đến thị trường người hưu trí, theo các bài viết trên báo chí Úc, với các chương trình kiểu mạng lưới thành viên toàn cầu về nhà ở cho người lớn tuổi, sẽ cho phép người già Trung Quốc sống một thời gian trong năm ở Úc hoặc Los Angeles, trong khi vẫn giữ lại nhà ở Trung Quốc.
Và tại Hoa Kỳ, báo chí địa phương đưa tin, một nhóm nhà đầu tư khác người Trung Quốc đã mua một nhà xưởng cũ khoảng trăm tuổi ở bang Maine, và dự định cải tiến nơi này thành một khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe năm sao cho người Trung Quốc hưu trí và các khách du lịch tìm dịch vụ y tế. Dù vậy, dự án này vẫn chưa khởi động.
Các quốc gia Đông Nam Á, sau một thời gian dài là điểm đến quen thuộc với người Nhật, Hàn nghỉ hưu, giờ đây đang bắt đầu đón những khách mua nhà Trung Quốc lớn tuổi.
Chương trình "Ngôi nhà thứ hai của tôi" (My Second Home) của Malaysia dành visa 10 năm có thể gia hạn cho bất cứ ai trên 50 tuổi chịu ký thác 33.700 đô la Mỹ trong ngân hàng hoặc có lương hưu 2.250 đô la Mỹ hàng tháng.
Thái Lan cũng có chương trình visa một năm có thể gia hạn cho người nghỉ hưu trên 50 tuổi ký thác 22.300 đô la Mỹ, trong khi Philippines mở cửa đón những ai thực sự khao khát nghỉ hưu sớm, ở độ tuổi tối thiểu là 35, với 20.000 đô la Mỹ ký thác.
Philippines hi vọng làn sóng người Trung Quốc lớn tuổi (và có thể là cả trung niên) có thể làm tăng gấp đôi lượng người nước ngoài chọn nghỉ hưu ở quốc gia này lên mức 100.000 người vào năm 2020.
Số lượng người lớn tuổi Trung Quốc đã vượt qua người Nhật và Hàn Quốc, trở thành nhóm tham gia các chương trình nghỉ hưu ở nước ngoài đông nhất.
Rào cản văn hóa
Nhưng trong khi người lớn tuổi Trung Quốc nói chung đang ngày càng độc lập hơn và không muốn cảm thấy mình là gánh nặng cho con cái, thì họ vẫn gặp phải nhiều rào cản văn hóa có thể cản trở việc họ tự đi nghỉ hưu ở nước ngoài, ông Daniel Lai, giáo sư nghiên cứu về an sinh xã hội và hưu trí tại Đại học Bách khoa Hong Kong và giám đốc Học viện Active Ageing (Tuổi già tích cực) cho biết.
Một số người có thể phải vật lộn với ngôn ngữ và văn hóa ở quốc gia mới, trong khi một số khác cảm thấy miễn cưỡng phải từ bỏ quan hệ xã hội mà họ đã có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ sự cách trở lớn nhất là phải để lại con cái tại quê nhà, ông Lai nhận định.
"Rất hiếm khi bạn nhìn thấy một cặp đôi người Trung Quốc lớn tuổi tự chuyển nhà ra nước ngoài sống đời hưu trí," ông cho biết. "Họ thích đi du lịch tham quan đây đó, nhưng tôi không chắc liệu có nhiều người sẽ chọn tự nghỉ hưu ở nước ngoài vì họ muốn ở gần con cái, họ muốn ở gần các cháu."
Ông Lai nói khá đông các cha mẹ già chuyển nhà cùng con cái ra nước ngoài nghỉ hưu và sau đó chọn ở lại nếu con cái quay về đại lục sống để làm việc. "Họ lưỡng lự khi quay lại Trung Quốc vì họ đã quen với đời sống ở nước ngoài, họ độc lập, họ khỏe mạnh," ông Lai nói.
Ông Mika Sun cho biết cha mẹ ông không thực sự thích thú chuyển đến sống ở California, dù ông sẽ đi cùng họ. Nhưng ông nghĩ họ sẽ thích khi đến sống ở đó.
"Từ góc độ tình cảm, họ sẽ [nhớ Trung Quốc]," ông nói. "Nhưng như một câu thơ của Tô Thức [nhà thơ Trung Quốc], thì "ở nơi nào trái tim tôi cảm thấy bình yên và bền vững, nơi đó là quê nhà."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Justin Bergman BBC Capital
Khi Mika Sun bắt đầu tìm một ngôi nhà dưỡng lão cho cha mẹ, ông có vài yêu cầu bắt buộc.
Dịch vụ chăm sóc y tế cần phải tốt, cộng đồng phải an toàn và môi trường sống phải trong lành. Đó còn phải là một khoản đầu tư tốt, ở mức giá mà ông Sun - một kỹ sư mạng 35 tuổi trong một công ty viễn thông ở Thượng Hải - có thể trang trải được.
Dù vậy, giấc mơ nghỉ hưu dưới bóng dừa và bầu trời ngập nắng không có ở Trung Quốc. Cũng như nhiều người Trung Quốc hay du lịch, Sun đã tìm thấy thứ ông muốn ở nước ngoài - đặc biệt là ở Irvine, bang California, một thành phố cách Los Angeles (Hoa Kỳ) 40 dặm về phía đông nam.
Ông vừa mua một căn nhà ở đó cho cha mẹ, và trong vài năm khi ông đảm bảo có được visa Hoa Kỳ, ông dự định sẽ chuyển đến nơi này làm việc và đưa cha mẹ theo.
Cha mẹ của ông Sun đều đã ở tuổi tầm ngoài 60, có thể dần quen thuộc với ngôi nhà mới ở nước ngoài. Vì rất nhiều bạn bè của ông ở Thượng Hải cũng đang mua bất động sản cho bản thân và gia đình ở Irvine, họ sẽ có thể qua lại với những người đồng hương Thượng Hải ở đó.
"Chủ yếu tôi tính đến yếu tố cộng đồng. Người Trung Quốc thích sống gàn nhau, vì thế sẽ thuận tiện hơn cho người già nếu có hàng xóm mà họ chuyện trò được," ông nói. "Họ có thể đi dạo, và ở đó có hồ bơi công cộng, cơ sở vật chất, bãi cỏ và vườn. Và không cần tự bảo trì chúng, có một công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp làm việc này."
Trung Quốc đang dần dần phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số khi cư dân nước này đang nhanh chóng già đi. Theo Liên hiệp quốc, vào năm 2030 sẽ có khoảng 360 triệu người Trung Quốc trên 60 tuổi - chiếm một phần tư tổng dân số và còn đông hơn cả dân số Hoa Kỳ.
Với nguồn lực có hạn, không thể chăm sóc lượng lớn những người ở tuổi nghỉ hưu, chưa kể hiện đang ngày càng có nhiều quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc, cho nên nhiều gia đình giàu có đang dần đầu tư vào các bất động sản nghỉ hưu ở nước ngoài - dành cho cha mẹ họ và cả thời hoàng kim của chính họ.
Thời hoàng kim ở nước ngoài
"Chúng tôi được rất nhiều thế hệ trẻ hỏi, 'Có khu làng hưu trí nào gần đó không?'" ông Charles Pittar, Giám đốc Điều hành của trang Juwai.com, một website bất động sản chuyên quảng cáo bán nhà ở nước ngoài cho khách hàng người Trung Quốc, nói.
"Nhưng chúng tôi cũng nhận được yêu cầu từ những người lớn tuổi vốn từng trải qua thời kỳ bong bóng bất động sản khá đặc thù ở Trung Quốc, thời mà họ đã kiếm được rất nhiều tiền và nay tìm kiếm nơi nghỉ hưu sạch sẽ, tiện nghi, an toàn, và tất nhiên có điều kiện chăm sóc y tế tốt."
Bản quyền hình ảnh Juwai.com
Image caption Mạng lưới các đại lý bất động sản Trung Quốc và quốc tế họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Juwai.com tại Thượng Hải
Vì giá bất động sản ở quê nhà đã tăng phi mã và vì đồng nhân dân tệ giảm giá nhanh chóng so với đồng đô la, các nhà đầu tư Trung Quốc trong những năm gần đây đang đổ tiền vào bất động sản ở nước ngoài để bảo toàn tài sản.
Tổng đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản phục vụ mục đích kinh doanh và nhà ở đã nhảy vọt từ 5,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 lên 34,4 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái, theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Knight Frank.
Theo một khảo sát năm 2016 về giới nhà giàu Trung Quốc đã di cư hoặc đang tính chuyện di cư, 60% trong số họ nói sẽ mua một bất động sản ở nước ngoài trong vòng ba năm tới, và những nơi như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Úc là điểm đến hàng đầu. Hơn một nửa đề cập đến việc họ lo ngại việc đồng nhân dân tệ liên tiếp mất giá.
Công ty Juwai không đặc biệt theo dõi các khoản đầu tư hưu trí của khách hàng, nhưng một chỉ dấu quan trọng về tiềm năng của thị trường là nhu cầu du lịch nước ngoài của người lớn tuổi Trung Quốc tăng vọt trong vài năm qua.
Theo một báo cáo của tập đoàn tài chính Citi hồi tháng 10/2016, lượng khách du lịch nước ngoài là người Trung Quốc cao tuổi tăng đột biến lên 217% trong năm 2015 so với năm trước đó, và số du khách lớn tuổi giờ đây chiếm khoảng 20% tổng số du khách ở Trung Quốc.
Và khi nhóm người này cảm thấy thoải mái hơn trong việc đi du lịch, thì việc định cư ở một nước ngoài nào đó cũng ít khó khăn hơn.
"Chúng tôi thực sự có một số khách hàng Trung Quốc gần đây đang đi du lịch ở Canberra [thủ đô của Úc]," ông Pittar cho biết. "Và một trong những thành viên lớn tuổi trong gia đình đã nói, "Ồ, đây có vẻ là nơi tuyệt vời để nghỉ hưu."
Với rất nhiều người Trung Quốc, thái độ với việc nghỉ hưu có nghĩa là họ chuyển sang cuộc sống sung túc hơn và độc lập hơn.
Một khảo sát khác về kế hoạch nghỉ hưu do Công ty Bảo hiểm Taikang và Báo cáo Hurun tiến hành trong năm 2016 cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc kỳ vọng tiến tới cuộc sống thú vị, trọn vẹn trong những năm tháng vàng son.
Phần lớn cho rằng dịch vụ đời sống và chăm sóc y tế cao cấp, môi trường sống tuyệt vời và thời tiết tốt là những yếu tố tối quan trọng cho cuộc sống hưu trí của họ, trong khi đó chỉ dưới một nửa số người tham gia khảo sát dự định du lịch thường xuyên để "mở rộng tầm mắt".
Và dù đa số nói họ muốn nghỉ hưu ở quê nhà, hơn một phần ba vẫn thích các điểm đến "du lịch hoặc đi nghỉ" như các đảo nghỉ dưỡng Hải Nam ở miền nam Trung Hoa - một nơi ấm áp và thư giãn hơn hầu hết các thành phố ở Trung Quốc.
Đón làn sóng người già
Các nhà phát triển bất động sản đã nhìn vào dòng tiền đổ đến, đặc biệt những quốc gia được cho là điểm đến hấp dẫn với người lớn tuổi Trung Quốc như Úc, Canada và Hoa kỳ.
Tập đoàn Aust-China, nhà phát triển địa ốc có trụ sở ở Melbourne, Úc nhắm tới khách hàng Trung Quốc, đã thấy lượng đầu tư vào nghỉ hưu ở Trung Quốc tăng đáng kể trong vài năm qua và nay họ bắt đầu chú ý chuẩn bị phục vụ cộng đồng này bằng cách giúp người lớn tuổi dần thích nghi với đời sống tại địa phương.
Bà Zheng Mingyue, giám đốc bộ phận marketing của công ty, cho biết đại diện công ty có thể tháp tùng các cư dân lớn tuổi đến bệnh viện nếu cần, hoặc giúp họ mở các hoạt động làm ăn nhỏ lẻ.
Bản quyền hình ảnh Aust-China Group
Image caption Một tổ hợp bất động sản tại Saltwater Coast gần Melbourne, Úc
Một tiện ích nhỏ khác mà công ty này đem lại khá nổi tiếng dành cho người nghỉ hưu: đó là tặng hạt giống trồng rau và hoa miễn phí trong vườn và cây trong sân nhà, một điều không tưởng với những người từng quen sống trong căn hộ chung cư ở những thành phố Trung Quốc đông đúc.
Với người nghỉ hưu Trung Quốc, bà Zheng còn đề cập đến một số lợi ích ở Úc hấp dẫn tương tự các yếu tố đưa gia đình ông Mika Sun đến California - đó là không khí trong lành, khí hậu ấm áp, hệ thống y tế tuyệt vời và dịch vụ công cộng cho người lớn tuổi. Hệ thống giáo dục ở quốc gia này cũng là điểm hấp dẫn chính, bà nói.
"Điều thú vị nhất là họ nghĩ rất nhiều về thế hệ con cái thứ ba - họ muốn cháu họ được sinh ra, học hành và sống ở Úc," bà nói.
Công ty bất động sản Trung Quốc Poly Real Estate cũng đang để mắt đến thị trường người hưu trí, theo các bài viết trên báo chí Úc, với các chương trình kiểu mạng lưới thành viên toàn cầu về nhà ở cho người lớn tuổi, sẽ cho phép người già Trung Quốc sống một thời gian trong năm ở Úc hoặc Los Angeles, trong khi vẫn giữ lại nhà ở Trung Quốc.
Và tại Hoa Kỳ, báo chí địa phương đưa tin, một nhóm nhà đầu tư khác người Trung Quốc đã mua một nhà xưởng cũ khoảng trăm tuổi ở bang Maine, và dự định cải tiến nơi này thành một khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe năm sao cho người Trung Quốc hưu trí và các khách du lịch tìm dịch vụ y tế. Dù vậy, dự án này vẫn chưa khởi động.
Các quốc gia Đông Nam Á, sau một thời gian dài là điểm đến quen thuộc với người Nhật, Hàn nghỉ hưu, giờ đây đang bắt đầu đón những khách mua nhà Trung Quốc lớn tuổi.
Chương trình "Ngôi nhà thứ hai của tôi" (My Second Home) của Malaysia dành visa 10 năm có thể gia hạn cho bất cứ ai trên 50 tuổi chịu ký thác 33.700 đô la Mỹ trong ngân hàng hoặc có lương hưu 2.250 đô la Mỹ hàng tháng.
Thái Lan cũng có chương trình visa một năm có thể gia hạn cho người nghỉ hưu trên 50 tuổi ký thác 22.300 đô la Mỹ, trong khi Philippines mở cửa đón những ai thực sự khao khát nghỉ hưu sớm, ở độ tuổi tối thiểu là 35, với 20.000 đô la Mỹ ký thác.
Philippines hi vọng làn sóng người Trung Quốc lớn tuổi (và có thể là cả trung niên) có thể làm tăng gấp đôi lượng người nước ngoài chọn nghỉ hưu ở quốc gia này lên mức 100.000 người vào năm 2020.
Số lượng người lớn tuổi Trung Quốc đã vượt qua người Nhật và Hàn Quốc, trở thành nhóm tham gia các chương trình nghỉ hưu ở nước ngoài đông nhất.
Rào cản văn hóa
Nhưng trong khi người lớn tuổi Trung Quốc nói chung đang ngày càng độc lập hơn và không muốn cảm thấy mình là gánh nặng cho con cái, thì họ vẫn gặp phải nhiều rào cản văn hóa có thể cản trở việc họ tự đi nghỉ hưu ở nước ngoài, ông Daniel Lai, giáo sư nghiên cứu về an sinh xã hội và hưu trí tại Đại học Bách khoa Hong Kong và giám đốc Học viện Active Ageing (Tuổi già tích cực) cho biết.
Một số người có thể phải vật lộn với ngôn ngữ và văn hóa ở quốc gia mới, trong khi một số khác cảm thấy miễn cưỡng phải từ bỏ quan hệ xã hội mà họ đã có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ sự cách trở lớn nhất là phải để lại con cái tại quê nhà, ông Lai nhận định.
"Rất hiếm khi bạn nhìn thấy một cặp đôi người Trung Quốc lớn tuổi tự chuyển nhà ra nước ngoài sống đời hưu trí," ông cho biết. "Họ thích đi du lịch tham quan đây đó, nhưng tôi không chắc liệu có nhiều người sẽ chọn tự nghỉ hưu ở nước ngoài vì họ muốn ở gần con cái, họ muốn ở gần các cháu."
Ông Lai nói khá đông các cha mẹ già chuyển nhà cùng con cái ra nước ngoài nghỉ hưu và sau đó chọn ở lại nếu con cái quay về đại lục sống để làm việc. "Họ lưỡng lự khi quay lại Trung Quốc vì họ đã quen với đời sống ở nước ngoài, họ độc lập, họ khỏe mạnh," ông Lai nói.
Ông Mika Sun cho biết cha mẹ ông không thực sự thích thú chuyển đến sống ở California, dù ông sẽ đi cùng họ. Nhưng ông nghĩ họ sẽ thích khi đến sống ở đó.
"Từ góc độ tình cảm, họ sẽ [nhớ Trung Quốc]," ông nói. "Nhưng như một câu thơ của Tô Thức [nhà thơ Trung Quốc], thì "ở nơi nào trái tim tôi cảm thấy bình yên và bền vững, nơi đó là quê nhà."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người hưu trí Trung Quốc "xâm chiếm" thế giới
Cũng như nhiều người Trung Quốc hay du lịch, Sun đã tìm thấy thứ ông muốn ở nước ngoài - đặc biệt là ở Irvine, bang California, một thành phố cách Los Angeles (Hoa Kỳ) 40 dặm về phía đông nam.
Justin Bergman BBC Capital
Khi Mika Sun bắt đầu tìm một ngôi nhà dưỡng lão cho cha mẹ, ông có vài yêu cầu bắt buộc.
Dịch vụ chăm sóc y tế cần phải tốt, cộng đồng phải an toàn và môi trường sống phải trong lành. Đó còn phải là một khoản đầu tư tốt, ở mức giá mà ông Sun - một kỹ sư mạng 35 tuổi trong một công ty viễn thông ở Thượng Hải - có thể trang trải được.
Dù vậy, giấc mơ nghỉ hưu dưới bóng dừa và bầu trời ngập nắng không có ở Trung Quốc. Cũng như nhiều người Trung Quốc hay du lịch, Sun đã tìm thấy thứ ông muốn ở nước ngoài - đặc biệt là ở Irvine, bang California, một thành phố cách Los Angeles (Hoa Kỳ) 40 dặm về phía đông nam.
Ông vừa mua một căn nhà ở đó cho cha mẹ, và trong vài năm khi ông đảm bảo có được visa Hoa Kỳ, ông dự định sẽ chuyển đến nơi này làm việc và đưa cha mẹ theo.
Cha mẹ của ông Sun đều đã ở tuổi tầm ngoài 60, có thể dần quen thuộc với ngôi nhà mới ở nước ngoài. Vì rất nhiều bạn bè của ông ở Thượng Hải cũng đang mua bất động sản cho bản thân và gia đình ở Irvine, họ sẽ có thể qua lại với những người đồng hương Thượng Hải ở đó.
"Chủ yếu tôi tính đến yếu tố cộng đồng. Người Trung Quốc thích sống gàn nhau, vì thế sẽ thuận tiện hơn cho người già nếu có hàng xóm mà họ chuyện trò được," ông nói. "Họ có thể đi dạo, và ở đó có hồ bơi công cộng, cơ sở vật chất, bãi cỏ và vườn. Và không cần tự bảo trì chúng, có một công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp làm việc này."
Trung Quốc đang dần dần phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số khi cư dân nước này đang nhanh chóng già đi. Theo Liên hiệp quốc, vào năm 2030 sẽ có khoảng 360 triệu người Trung Quốc trên 60 tuổi - chiếm một phần tư tổng dân số và còn đông hơn cả dân số Hoa Kỳ.
Với nguồn lực có hạn, không thể chăm sóc lượng lớn những người ở tuổi nghỉ hưu, chưa kể hiện đang ngày càng có nhiều quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc, cho nên nhiều gia đình giàu có đang dần đầu tư vào các bất động sản nghỉ hưu ở nước ngoài - dành cho cha mẹ họ và cả thời hoàng kim của chính họ.
Thời hoàng kim ở nước ngoài
"Chúng tôi được rất nhiều thế hệ trẻ hỏi, 'Có khu làng hưu trí nào gần đó không?'" ông Charles Pittar, Giám đốc Điều hành của trang Juwai.com, một website bất động sản chuyên quảng cáo bán nhà ở nước ngoài cho khách hàng người Trung Quốc, nói.
"Nhưng chúng tôi cũng nhận được yêu cầu từ những người lớn tuổi vốn từng trải qua thời kỳ bong bóng bất động sản khá đặc thù ở Trung Quốc, thời mà họ đã kiếm được rất nhiều tiền và nay tìm kiếm nơi nghỉ hưu sạch sẽ, tiện nghi, an toàn, và tất nhiên có điều kiện chăm sóc y tế tốt."
Bản quyền hình ảnh Juwai.com
Image caption Mạng lưới các đại lý bất động sản Trung Quốc và quốc tế họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Juwai.com tại Thượng Hải
Vì giá bất động sản ở quê nhà đã tăng phi mã và vì đồng nhân dân tệ giảm giá nhanh chóng so với đồng đô la, các nhà đầu tư Trung Quốc trong những năm gần đây đang đổ tiền vào bất động sản ở nước ngoài để bảo toàn tài sản.
Tổng đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản phục vụ mục đích kinh doanh và nhà ở đã nhảy vọt từ 5,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 lên 34,4 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái, theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Knight Frank.
Theo một khảo sát năm 2016 về giới nhà giàu Trung Quốc đã di cư hoặc đang tính chuyện di cư, 60% trong số họ nói sẽ mua một bất động sản ở nước ngoài trong vòng ba năm tới, và những nơi như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Úc là điểm đến hàng đầu. Hơn một nửa đề cập đến việc họ lo ngại việc đồng nhân dân tệ liên tiếp mất giá.
Công ty Juwai không đặc biệt theo dõi các khoản đầu tư hưu trí của khách hàng, nhưng một chỉ dấu quan trọng về tiềm năng của thị trường là nhu cầu du lịch nước ngoài của người lớn tuổi Trung Quốc tăng vọt trong vài năm qua.
Theo một báo cáo của tập đoàn tài chính Citi hồi tháng 10/2016, lượng khách du lịch nước ngoài là người Trung Quốc cao tuổi tăng đột biến lên 217% trong năm 2015 so với năm trước đó, và số du khách lớn tuổi giờ đây chiếm khoảng 20% tổng số du khách ở Trung Quốc.
Và khi nhóm người này cảm thấy thoải mái hơn trong việc đi du lịch, thì việc định cư ở một nước ngoài nào đó cũng ít khó khăn hơn.
"Chúng tôi thực sự có một số khách hàng Trung Quốc gần đây đang đi du lịch ở Canberra [thủ đô của Úc]," ông Pittar cho biết. "Và một trong những thành viên lớn tuổi trong gia đình đã nói, "Ồ, đây có vẻ là nơi tuyệt vời để nghỉ hưu."
Với rất nhiều người Trung Quốc, thái độ với việc nghỉ hưu có nghĩa là họ chuyển sang cuộc sống sung túc hơn và độc lập hơn.
Một khảo sát khác về kế hoạch nghỉ hưu do Công ty Bảo hiểm Taikang và Báo cáo Hurun tiến hành trong năm 2016 cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc kỳ vọng tiến tới cuộc sống thú vị, trọn vẹn trong những năm tháng vàng son.
Phần lớn cho rằng dịch vụ đời sống và chăm sóc y tế cao cấp, môi trường sống tuyệt vời và thời tiết tốt là những yếu tố tối quan trọng cho cuộc sống hưu trí của họ, trong khi đó chỉ dưới một nửa số người tham gia khảo sát dự định du lịch thường xuyên để "mở rộng tầm mắt".
Và dù đa số nói họ muốn nghỉ hưu ở quê nhà, hơn một phần ba vẫn thích các điểm đến "du lịch hoặc đi nghỉ" như các đảo nghỉ dưỡng Hải Nam ở miền nam Trung Hoa - một nơi ấm áp và thư giãn hơn hầu hết các thành phố ở Trung Quốc.
Đón làn sóng người già
Các nhà phát triển bất động sản đã nhìn vào dòng tiền đổ đến, đặc biệt những quốc gia được cho là điểm đến hấp dẫn với người lớn tuổi Trung Quốc như Úc, Canada và Hoa kỳ.
Tập đoàn Aust-China, nhà phát triển địa ốc có trụ sở ở Melbourne, Úc nhắm tới khách hàng Trung Quốc, đã thấy lượng đầu tư vào nghỉ hưu ở Trung Quốc tăng đáng kể trong vài năm qua và nay họ bắt đầu chú ý chuẩn bị phục vụ cộng đồng này bằng cách giúp người lớn tuổi dần thích nghi với đời sống tại địa phương.
Bà Zheng Mingyue, giám đốc bộ phận marketing của công ty, cho biết đại diện công ty có thể tháp tùng các cư dân lớn tuổi đến bệnh viện nếu cần, hoặc giúp họ mở các hoạt động làm ăn nhỏ lẻ.
Bản quyền hình ảnh Aust-China Group
Image caption Một tổ hợp bất động sản tại Saltwater Coast gần Melbourne, Úc
Một tiện ích nhỏ khác mà công ty này đem lại khá nổi tiếng dành cho người nghỉ hưu: đó là tặng hạt giống trồng rau và hoa miễn phí trong vườn và cây trong sân nhà, một điều không tưởng với những người từng quen sống trong căn hộ chung cư ở những thành phố Trung Quốc đông đúc.
Với người nghỉ hưu Trung Quốc, bà Zheng còn đề cập đến một số lợi ích ở Úc hấp dẫn tương tự các yếu tố đưa gia đình ông Mika Sun đến California - đó là không khí trong lành, khí hậu ấm áp, hệ thống y tế tuyệt vời và dịch vụ công cộng cho người lớn tuổi. Hệ thống giáo dục ở quốc gia này cũng là điểm hấp dẫn chính, bà nói.
"Điều thú vị nhất là họ nghĩ rất nhiều về thế hệ con cái thứ ba - họ muốn cháu họ được sinh ra, học hành và sống ở Úc," bà nói.
Công ty bất động sản Trung Quốc Poly Real Estate cũng đang để mắt đến thị trường người hưu trí, theo các bài viết trên báo chí Úc, với các chương trình kiểu mạng lưới thành viên toàn cầu về nhà ở cho người lớn tuổi, sẽ cho phép người già Trung Quốc sống một thời gian trong năm ở Úc hoặc Los Angeles, trong khi vẫn giữ lại nhà ở Trung Quốc.
Và tại Hoa Kỳ, báo chí địa phương đưa tin, một nhóm nhà đầu tư khác người Trung Quốc đã mua một nhà xưởng cũ khoảng trăm tuổi ở bang Maine, và dự định cải tiến nơi này thành một khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe năm sao cho người Trung Quốc hưu trí và các khách du lịch tìm dịch vụ y tế. Dù vậy, dự án này vẫn chưa khởi động.
Các quốc gia Đông Nam Á, sau một thời gian dài là điểm đến quen thuộc với người Nhật, Hàn nghỉ hưu, giờ đây đang bắt đầu đón những khách mua nhà Trung Quốc lớn tuổi.
Chương trình "Ngôi nhà thứ hai của tôi" (My Second Home) của Malaysia dành visa 10 năm có thể gia hạn cho bất cứ ai trên 50 tuổi chịu ký thác 33.700 đô la Mỹ trong ngân hàng hoặc có lương hưu 2.250 đô la Mỹ hàng tháng.
Thái Lan cũng có chương trình visa một năm có thể gia hạn cho người nghỉ hưu trên 50 tuổi ký thác 22.300 đô la Mỹ, trong khi Philippines mở cửa đón những ai thực sự khao khát nghỉ hưu sớm, ở độ tuổi tối thiểu là 35, với 20.000 đô la Mỹ ký thác.
Philippines hi vọng làn sóng người Trung Quốc lớn tuổi (và có thể là cả trung niên) có thể làm tăng gấp đôi lượng người nước ngoài chọn nghỉ hưu ở quốc gia này lên mức 100.000 người vào năm 2020.
Số lượng người lớn tuổi Trung Quốc đã vượt qua người Nhật và Hàn Quốc, trở thành nhóm tham gia các chương trình nghỉ hưu ở nước ngoài đông nhất.
Rào cản văn hóa
Nhưng trong khi người lớn tuổi Trung Quốc nói chung đang ngày càng độc lập hơn và không muốn cảm thấy mình là gánh nặng cho con cái, thì họ vẫn gặp phải nhiều rào cản văn hóa có thể cản trở việc họ tự đi nghỉ hưu ở nước ngoài, ông Daniel Lai, giáo sư nghiên cứu về an sinh xã hội và hưu trí tại Đại học Bách khoa Hong Kong và giám đốc Học viện Active Ageing (Tuổi già tích cực) cho biết.
Một số người có thể phải vật lộn với ngôn ngữ và văn hóa ở quốc gia mới, trong khi một số khác cảm thấy miễn cưỡng phải từ bỏ quan hệ xã hội mà họ đã có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ sự cách trở lớn nhất là phải để lại con cái tại quê nhà, ông Lai nhận định.
"Rất hiếm khi bạn nhìn thấy một cặp đôi người Trung Quốc lớn tuổi tự chuyển nhà ra nước ngoài sống đời hưu trí," ông cho biết. "Họ thích đi du lịch tham quan đây đó, nhưng tôi không chắc liệu có nhiều người sẽ chọn tự nghỉ hưu ở nước ngoài vì họ muốn ở gần con cái, họ muốn ở gần các cháu."
Ông Lai nói khá đông các cha mẹ già chuyển nhà cùng con cái ra nước ngoài nghỉ hưu và sau đó chọn ở lại nếu con cái quay về đại lục sống để làm việc. "Họ lưỡng lự khi quay lại Trung Quốc vì họ đã quen với đời sống ở nước ngoài, họ độc lập, họ khỏe mạnh," ông Lai nói.
Ông Mika Sun cho biết cha mẹ ông không thực sự thích thú chuyển đến sống ở California, dù ông sẽ đi cùng họ. Nhưng ông nghĩ họ sẽ thích khi đến sống ở đó.
"Từ góc độ tình cảm, họ sẽ [nhớ Trung Quốc]," ông nói. "Nhưng như một câu thơ của Tô Thức [nhà thơ Trung Quốc], thì "ở nơi nào trái tim tôi cảm thấy bình yên và bền vững, nơi đó là quê nhà."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )