Kinh Đời

Người không giữ chữ Tín, sao có chỗ đứng ở thế gian?

Người xưa vô cùng coi trọng chữ Tín; lời một khi đã được nói ra, thì bằng mọi giá sẽ phải thực hiện. Người ngày nay cũng nói một chữ Tín, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm…
Người xưa vô cùng coi trọng chữ Tín; lời một khi đã được nói ra, thì bằng mọi giá sẽ phải thực hiện. Người ngày nay cũng nói một chữ Tín, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm…



Chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người. (Ảnh: Internet)

Khổng Tử nói: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng, người mà không giữ chữ Tín thì sao có chỗ sinh tồn, chỗ đứng trên thế gian này đây? Cũng có người nói, chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này kỳ thực cũng rất có đạo lý.

Người xưa coi trọng tín nghĩa

Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.

Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra sau hoa viên, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính là ngày rằm chứ?”.

Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng Tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy ra cổng mời bạn vào.

Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên tôi không thể gặp ngài đúng hẹn. Tôi từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, linh hồn có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai tôi đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ tôi đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Tôi với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì tôi cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.

Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.

Trong cuốn: “Sử ký- Quý bố loan bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lưỡng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. (Tạm dịch: Được trăm cân vàng cũng không bằng một tiếng ừ của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.


Người xưa coi trọng chữ Tín, còn hơn cả tính mạng của mình.

Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.

Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự), chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.

Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực ra có đối ứng mật thiết với thân thể người

Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:

Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.

Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi.

Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.

Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận.

Tín (tin tưởng, chữ tín): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).


Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người. (Ảnh: Internet)

Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào “Tiên thiên chi bản” – Thận, hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống và “Hậu thiên chi bản” – Tỳ vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích.

Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là bỏ gốc lấy ngọn, càng tu bổ càng trầm trọng. Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa để nuôi dưỡng.

Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.

Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.

Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau”.

Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững.

Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!

Theo Đại Kỷ Nguyên

Bàn ra tán vào (3)

Việt
Hãy để chữ TÍN cho đảng lo,nhân dân không phải lo ! Đảng ta và đảng anh em phương Bắc lo hết,lo trọn gói trong BỐN TỐT và MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG

----------------------------------------------------------------------------------

Lynda
Văn hoá Tàu ĐỀ CAO CHỮ TÍN ĐỂ HÀNH XỬ BẤT TÍN...Dùng Khổng Tử như con chó giữ nhà nhưng để Khổng tử lang thang , bơ vơ như chó nhà táng

----------------------------------------------------------------------------------

Dan N
Het chuyen lam sao dem chuyen Tau khua va Khong Tu ra tuyen truyen cho dan Viet vay HNPD? CAC ANH LA VNCH HAY VC VAY HNPD? Sao cac anh trich bai cua bao VC va xai chu VC nhieu qua vay? Co ai biet ve viec nay lam on " khai dan tri " dum voi!!

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Người không giữ chữ Tín, sao có chỗ đứng ở thế gian?

Người xưa vô cùng coi trọng chữ Tín; lời một khi đã được nói ra, thì bằng mọi giá sẽ phải thực hiện. Người ngày nay cũng nói một chữ Tín, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm…
Người xưa vô cùng coi trọng chữ Tín; lời một khi đã được nói ra, thì bằng mọi giá sẽ phải thực hiện. Người ngày nay cũng nói một chữ Tín, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm…



Chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người. (Ảnh: Internet)

Khổng Tử nói: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng, người mà không giữ chữ Tín thì sao có chỗ sinh tồn, chỗ đứng trên thế gian này đây? Cũng có người nói, chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này kỳ thực cũng rất có đạo lý.

Người xưa coi trọng tín nghĩa

Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.

Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra sau hoa viên, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính là ngày rằm chứ?”.

Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng Tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy ra cổng mời bạn vào.

Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên tôi không thể gặp ngài đúng hẹn. Tôi từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, linh hồn có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai tôi đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ tôi đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Tôi với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì tôi cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.

Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.

Trong cuốn: “Sử ký- Quý bố loan bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lưỡng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. (Tạm dịch: Được trăm cân vàng cũng không bằng một tiếng ừ của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.


Người xưa coi trọng chữ Tín, còn hơn cả tính mạng của mình.

Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.

Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự), chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.

Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực ra có đối ứng mật thiết với thân thể người

Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:

Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.

Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi.

Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.

Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận.

Tín (tin tưởng, chữ tín): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).


Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người. (Ảnh: Internet)

Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào “Tiên thiên chi bản” – Thận, hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống và “Hậu thiên chi bản” – Tỳ vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích.

Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là bỏ gốc lấy ngọn, càng tu bổ càng trầm trọng. Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa để nuôi dưỡng.

Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.

Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.

Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau”.

Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững.

Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!

Theo Đại Kỷ Nguyên

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm