Tin nóng trong ngày
Nguồn Tin: Cựu Lãnh Đạo Hàng Đầu Trung Quốc Đã Bị Bắt Giữ
Lin Feng, Epoch Times
Theo một nguồn tin thân cận của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cựu Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – Tăng Khánh Hồng – hiện đang bị giam tại Thiên Tân.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho biết Tăng đã bị điều tra hồi tháng 5, ông ta hiện đang bị quản thúc nội bộ, nghĩa là bị giới hạn di chuyển và giám sát chặt chẽ việc xuất hiện trên truyền thông. Từ đó đến nay không thấy các phương tiện truyền thông nhà nước đề cập gì đến Tăng, trái ngược với các lãnh đạo chóp bu khác. Theo truyền thông không chính thức, hiện ông ta không góp mặt tham dự trong các sự kiện chính thức.
Đỉnh cao quyền lực của Tăng nằm trong thời kỳ ông ta là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính Trị, là kẻ thân tín nhất với cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, người cai trị ĐCSTQ từ năm 1989-2002. Sau đó, Giang “ở lại” thêm 2 năm nữa trong khi vẫn nắm quyền chỉ huy quân đội. Được biết, Giang và Tăng có quan hệ mật thiết từ những năm 80.
Tăng Khánh Hồng được xem như một nhà chính trị nổi bật, có những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, phụ trách các việc bổ nhiệm quan chức trong nội bộ ĐCSTQ, và nhất là đứng đầu phụ trách vấn đề Hồng Kông. Ông ta được xem là “cái rìu của Giang”, sẵn sàng dùng âm mưu hạ gục các đối thủ chính trị. Liệu việc bắt giữ Tăng có phải là một mưu tính của Tập Cận Bình để vô hiệu hóa Tăng, vì lo ngại ông ta có thể đe dọa đến vị trí của Tập?
Các nhà phân tích nói rằng, những bí mật tai tiếng và các cuộc chém giết tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ được viện cớ thông qua các lý do như họp mặt, các bài báo gây sức ép, sức khỏe của các quan chức.
Lần xuất hiện cuối cùng của Tăng trước công chúng là ngày 14 tháng 5 khi ông ta đang chụp ảnh cùng các quan chức Đảng ở Thượng Hải và con trai Giang Trạch Dân – Giang Miên Hằng. Chưa kênh truyền thông nhà nước nào báo cáo sự việc này và quy nó vào “hoạt động riêng tư”. Mặt khác Tăng từng bị thẳng thừng không được đề cập đến trong số những lời chia buồn gửi đến một nhà làm phim Hồng Kông bị chết hồi năm ngoái, đây là một dấu hiệu giới quan sát cho biết vị trí chính trị của ông ta đang gặp rắc rối.
Nguồn tin cho biết, vụ bắt giữ Tăng Khánh Hồng và giam giữ tại Thiên Tân chứng tỏ cuộc điều tra nhắm vào ông ta đang được tiến hành. Hiện chưa rõ khi nào sẽ có thông báo chính thức về tình trạng của Tăng.
Bởi vì Tập Cận Bình không có trách nhiệm trong việc bức hại những người tập luyện Pháp Luân Công (một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ), việc Tập đạt được vị trí Tổng Bí thư được nhìn nhận là mối đe dọa đối với phe cánh Giang.
Theo các nguồn tin bên trong ĐCSTQ, sở dĩ phe Giang tìm cách lật đổ Tập Cận Bình vì họ muốn tìm cách né tránh trách nhiệm về những tội ác bức hại các học viên Pháp Luân Công. Về phía ngược lại, Tập phải quét sạch toàn bộ hàng ngũ của phe cánh Giang, với người cuối cùng là Giang Trạch Dân, chậm nhất là trong mùa thu này, để đảm bảo Tập nắm hết quyền lực trong tay.
http://vietdaikynguyen.com/v3/10341-nguon-tin-cuu-lanh-dao-hang-dau-trung-quoc-da-bi-bat-giu/Bàn ra tán vào (0)
Nguồn Tin: Cựu Lãnh Đạo Hàng Đầu Trung Quốc Đã Bị Bắt Giữ
Theo một nguồn tin thân cận của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cựu Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – Tăng Khánh Hồng – hiện đang bị giam tại Thiên Tân.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho biết Tăng đã bị điều tra hồi tháng 5, ông ta hiện đang bị quản thúc nội bộ, nghĩa là bị giới hạn di chuyển và giám sát chặt chẽ việc xuất hiện trên truyền thông. Từ đó đến nay không thấy các phương tiện truyền thông nhà nước đề cập gì đến Tăng, trái ngược với các lãnh đạo chóp bu khác. Theo truyền thông không chính thức, hiện ông ta không góp mặt tham dự trong các sự kiện chính thức.
Đỉnh cao quyền lực của Tăng nằm trong thời kỳ ông ta là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính Trị, là kẻ thân tín nhất với cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, người cai trị ĐCSTQ từ năm 1989-2002. Sau đó, Giang “ở lại” thêm 2 năm nữa trong khi vẫn nắm quyền chỉ huy quân đội. Được biết, Giang và Tăng có quan hệ mật thiết từ những năm 80.
Tăng Khánh Hồng được xem như một nhà chính trị nổi bật, có những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, phụ trách các việc bổ nhiệm quan chức trong nội bộ ĐCSTQ, và nhất là đứng đầu phụ trách vấn đề Hồng Kông. Ông ta được xem là “cái rìu của Giang”, sẵn sàng dùng âm mưu hạ gục các đối thủ chính trị. Liệu việc bắt giữ Tăng có phải là một mưu tính của Tập Cận Bình để vô hiệu hóa Tăng, vì lo ngại ông ta có thể đe dọa đến vị trí của Tập?
Các nhà phân tích nói rằng, những bí mật tai tiếng và các cuộc chém giết tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ được viện cớ thông qua các lý do như họp mặt, các bài báo gây sức ép, sức khỏe của các quan chức.
Lần xuất hiện cuối cùng của Tăng trước công chúng là ngày 14 tháng 5 khi ông ta đang chụp ảnh cùng các quan chức Đảng ở Thượng Hải và con trai Giang Trạch Dân – Giang Miên Hằng. Chưa kênh truyền thông nhà nước nào báo cáo sự việc này và quy nó vào “hoạt động riêng tư”. Mặt khác Tăng từng bị thẳng thừng không được đề cập đến trong số những lời chia buồn gửi đến một nhà làm phim Hồng Kông bị chết hồi năm ngoái, đây là một dấu hiệu giới quan sát cho biết vị trí chính trị của ông ta đang gặp rắc rối.
Nguồn tin cho biết, vụ bắt giữ Tăng Khánh Hồng và giam giữ tại Thiên Tân chứng tỏ cuộc điều tra nhắm vào ông ta đang được tiến hành. Hiện chưa rõ khi nào sẽ có thông báo chính thức về tình trạng của Tăng.
Bởi vì Tập Cận Bình không có trách nhiệm trong việc bức hại những người tập luyện Pháp Luân Công (một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ), việc Tập đạt được vị trí Tổng Bí thư được nhìn nhận là mối đe dọa đối với phe cánh Giang.
Theo các nguồn tin bên trong ĐCSTQ, sở dĩ phe Giang tìm cách lật đổ Tập Cận Bình vì họ muốn tìm cách né tránh trách nhiệm về những tội ác bức hại các học viên Pháp Luân Công. Về phía ngược lại, Tập phải quét sạch toàn bộ hàng ngũ của phe cánh Giang, với người cuối cùng là Giang Trạch Dân, chậm nhất là trong mùa thu này, để đảm bảo Tập nắm hết quyền lực trong tay.
http://vietdaikynguyen.com/v3/10341-nguon-tin-cuu-lanh-dao-hang-dau-trung-quoc-da-bi-bat-giu/