Xe cán chó
Ngưu Tầm Ngưu Là Tương Xứng Rồi: Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?
Ảnh: Thái Anh
Điều đầu tiên, tôi thực sự lấy làm tiếc về việc một ca sỹ đến viếng một vị tướng đáng kính lại trở thành câu chuyện om xòm trên mặt báo, thậm chí các nhà báo còn soi mói anh ta xem anh ta đi xe gì, đi viếng xong làm gì thì thật sự là có phần làm tổn hại tới sự trang trọng của buổi tang lễ, kể cả cho dù đó chỉ là một tin tức báo chí.
Tôi cho rằng, một nhà báo có đạo đức sẽ không viết về những tin như vậy trong thời điểm này.
Tuy nhiên, câu chuyện về việc Đàm Vĩnh Hưng được đặc cách vào thăm bị phản đối bởi một bộ phận không nhỏ, đặc biệt khi so sánh với hàng nghìn người dân đã phải xếp hàng rất lâu để được vào viếng thì việc này đã liên quan đến một vấn đề mang tính căn bản của công lý và đạo đức.
Hãy cứ giả sử, rằng Đàm Vĩnh Hưng được người nhà đại tướng đưa vào, với lý do việc anh xếp hàng sẽ gây mất trật tự khu vực xếp hàng, vì những nhà báo sẽ liên tục phỏng vấn, chụp ảnh, người dân cũng sẽ hiếu kỳ … Đặc cách này cũng được dành cho “các lãnh đạo, các yếu nhân, các đồng đội cũ cao tuổi, các đồng bào đồng chí gia đình cách mạng ở xa về, các nhân vật nổi tiếng, người của công chúng…”
Liệu điều này có đúng hay không? Đây có phải là thiếu công bằng với những người dân khác (bao gồm cả người già, phụ nữ có thai, trẻ em …)?
Liệu có sự bình đẳng giữa một ca sĩ nổi tiếng và một sinh viên đại học?
Liệu thực sự có bình đằng, và liệu bất bình đẳng có thực sự khó chấp nhận?
Hãy thử xét một trường hợp khác, nếu tổng thống Mỹ Obama đột nhiên xuất hiện và tỏ ý muốn thăm đại tướng, liệu có bất công hay không nếu ông ta được vào thẳng mà không phải xếp hàng?
Có thể lấy lý do rằng Obama là một nhân vật quan trọng, nhưng điều đó liệu có nghĩa là ông ta được quyền không xếp hàng? Có thể bạn cho rằng Đàm Vĩnh Hưng chẳng thể so được với Obama, vậy phải chẳng lẽ thứ tự xếp hàng nên phụ thuộc vào mức độ quan trọng của người đến viếng chứ không phải thời gian?
Nếu cho rằng công bằng có nghĩa là “Mọi người được hưởng xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra” thì rõ ràng sẽ là bất công với những người xếp hàng trong khi một người nổi tiếng hoặc một nhân vật VIP nào đó được vào thẳng. Họ có thể tài giỏi, họ có thể quan trọng, nhưng nói chung điều đó chẳng liên quan gì đến việc miễn xếp hàng vào thăm một người đã mất. Tổng thống Obama có thể được miễn xin visa khi đến một nước vì lý do công vụ, nhưng nếu ông ta chỉ đến để nghỉ mát, vậy ông cần phải dùng hộ chiếu thường.
Nhưng điều gì khiến ta sẽ cảm thấy dễ dàng chấp nhận nếu ông Ban-ki-mun hay Obama không phải xếp hàng, trong khi Đàm Vĩnh Hưng thì không?
Có người sẽ lấy lý do rằng, thời gian của những vị lãnh đạo kia là quý giá, vì chúng ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người. Vậy thì việc một người nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng đứng trong hàng có thể làm các phóng viên tập trung phỏng vấn, hoặc người hiếu kỳ đổ ra xem làm ảnh hưởng tới không khí chung. Nếu đồng ý với điều này, chúng ta hẳn là những người theo chủ nghĩa công lợi: “đem đến lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất”. Việc để những yếu nhân được hưởng đặc quyền có thể sẽ đem lại lợi ích về mặt tổng thể lớn hơn cho xã hội. Hiển nhiên, điều này có thể là bất công với một nhóm thiểu số nào đó.
(Thực ra, theo tôi, lý do quan trọng nhất là vì chúng ta không thích Đàm Vĩnh Hưng)
Công bằng hay vị lợi ?
Con người chúng ta, hẳn nhiên luôn mâu thuẫn với chính mình trong những quan niệm về đạo đức. Khi có một anh chàng ca sĩ nổi tiếng được hưởng đặc quyền, dù rằng đã được sự đồng ý của người nhà với một lý do “nếu để anh xếp hàng sẽ gây lộn xộn”, chúng ta vẫn cảm thấy điều này là bất công. Tuy vậy, chúng ta lại sẵn sàng hành xử như một người thuộc chủ nghĩa công lợi khi anh chàng ca sĩ biến thành một vị nguyên thủ quốc gia. Điều này dường như phản ánh một điều rằng: “Khi lợi ích của đám đông đủ lớn, sự công bằng với nhóm nhỏ có thể được bỏ qua”.
Tôi cho rằng, coi “tự do” là kim chỉ nam cho các nguyên tắc hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua những tình huống như vậy. Đừng quan tâm tới Đàm Vĩnh Hưng hay bất cứ ai khác, bởi vì ai đó được vào hay không nằm ở sự cho phép của người nhà đại tướng chứ không phải bạn. Bạn có quyền từ chối sự bất công và ra về, bạn có quyền ghét bỏ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng anh ta rốt cục cũng chẳng xâm phạm quyền tự do của ai cả.
Vì thế, hãy cứ để tâm trí của bạn được tự do, chúng ta vẫn luôn có quyền lựa chọn phải không?
Lính Dù Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ngưu Tầm Ngưu Là Tương Xứng Rồi: Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?
Ảnh: Thái Anh
Điều đầu tiên, tôi thực sự lấy làm tiếc về việc một ca sỹ đến viếng một vị tướng đáng kính lại trở thành câu chuyện om xòm trên mặt báo, thậm chí các nhà báo còn soi mói anh ta xem anh ta đi xe gì, đi viếng xong làm gì thì thật sự là có phần làm tổn hại tới sự trang trọng của buổi tang lễ, kể cả cho dù đó chỉ là một tin tức báo chí.
Tôi cho rằng, một nhà báo có đạo đức sẽ không viết về những tin như vậy trong thời điểm này.
Tuy nhiên, câu chuyện về việc Đàm Vĩnh Hưng được đặc cách vào thăm bị phản đối bởi một bộ phận không nhỏ, đặc biệt khi so sánh với hàng nghìn người dân đã phải xếp hàng rất lâu để được vào viếng thì việc này đã liên quan đến một vấn đề mang tính căn bản của công lý và đạo đức.
Hãy cứ giả sử, rằng Đàm Vĩnh Hưng được người nhà đại tướng đưa vào, với lý do việc anh xếp hàng sẽ gây mất trật tự khu vực xếp hàng, vì những nhà báo sẽ liên tục phỏng vấn, chụp ảnh, người dân cũng sẽ hiếu kỳ … Đặc cách này cũng được dành cho “các lãnh đạo, các yếu nhân, các đồng đội cũ cao tuổi, các đồng bào đồng chí gia đình cách mạng ở xa về, các nhân vật nổi tiếng, người của công chúng…”
Liệu điều này có đúng hay không? Đây có phải là thiếu công bằng với những người dân khác (bao gồm cả người già, phụ nữ có thai, trẻ em …)?
Liệu có sự bình đẳng giữa một ca sĩ nổi tiếng và một sinh viên đại học?
Liệu thực sự có bình đằng, và liệu bất bình đẳng có thực sự khó chấp nhận?
Hãy thử xét một trường hợp khác, nếu tổng thống Mỹ Obama đột nhiên xuất hiện và tỏ ý muốn thăm đại tướng, liệu có bất công hay không nếu ông ta được vào thẳng mà không phải xếp hàng?
Có thể lấy lý do rằng Obama là một nhân vật quan trọng, nhưng điều đó liệu có nghĩa là ông ta được quyền không xếp hàng? Có thể bạn cho rằng Đàm Vĩnh Hưng chẳng thể so được với Obama, vậy phải chẳng lẽ thứ tự xếp hàng nên phụ thuộc vào mức độ quan trọng của người đến viếng chứ không phải thời gian?
Nếu cho rằng công bằng có nghĩa là “Mọi người được hưởng xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra” thì rõ ràng sẽ là bất công với những người xếp hàng trong khi một người nổi tiếng hoặc một nhân vật VIP nào đó được vào thẳng. Họ có thể tài giỏi, họ có thể quan trọng, nhưng nói chung điều đó chẳng liên quan gì đến việc miễn xếp hàng vào thăm một người đã mất. Tổng thống Obama có thể được miễn xin visa khi đến một nước vì lý do công vụ, nhưng nếu ông ta chỉ đến để nghỉ mát, vậy ông cần phải dùng hộ chiếu thường.
Nhưng điều gì khiến ta sẽ cảm thấy dễ dàng chấp nhận nếu ông Ban-ki-mun hay Obama không phải xếp hàng, trong khi Đàm Vĩnh Hưng thì không?
Có người sẽ lấy lý do rằng, thời gian của những vị lãnh đạo kia là quý giá, vì chúng ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người. Vậy thì việc một người nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng đứng trong hàng có thể làm các phóng viên tập trung phỏng vấn, hoặc người hiếu kỳ đổ ra xem làm ảnh hưởng tới không khí chung. Nếu đồng ý với điều này, chúng ta hẳn là những người theo chủ nghĩa công lợi: “đem đến lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất”. Việc để những yếu nhân được hưởng đặc quyền có thể sẽ đem lại lợi ích về mặt tổng thể lớn hơn cho xã hội. Hiển nhiên, điều này có thể là bất công với một nhóm thiểu số nào đó.
(Thực ra, theo tôi, lý do quan trọng nhất là vì chúng ta không thích Đàm Vĩnh Hưng)
Công bằng hay vị lợi ?
Con người chúng ta, hẳn nhiên luôn mâu thuẫn với chính mình trong những quan niệm về đạo đức. Khi có một anh chàng ca sĩ nổi tiếng được hưởng đặc quyền, dù rằng đã được sự đồng ý của người nhà với một lý do “nếu để anh xếp hàng sẽ gây lộn xộn”, chúng ta vẫn cảm thấy điều này là bất công. Tuy vậy, chúng ta lại sẵn sàng hành xử như một người thuộc chủ nghĩa công lợi khi anh chàng ca sĩ biến thành một vị nguyên thủ quốc gia. Điều này dường như phản ánh một điều rằng: “Khi lợi ích của đám đông đủ lớn, sự công bằng với nhóm nhỏ có thể được bỏ qua”.
Tôi cho rằng, coi “tự do” là kim chỉ nam cho các nguyên tắc hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua những tình huống như vậy. Đừng quan tâm tới Đàm Vĩnh Hưng hay bất cứ ai khác, bởi vì ai đó được vào hay không nằm ở sự cho phép của người nhà đại tướng chứ không phải bạn. Bạn có quyền từ chối sự bất công và ra về, bạn có quyền ghét bỏ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng anh ta rốt cục cũng chẳng xâm phạm quyền tự do của ai cả.
Vì thế, hãy cứ để tâm trí của bạn được tự do, chúng ta vẫn luôn có quyền lựa chọn phải không?
Lính Dù Post