Văn Học & Nghệ Thuật

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ đạo lí - nhà thơ triết lí

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên húy là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ đạo lí - nhà thơ triết lí  
1. Thời đại và tác giả:

1.1. Bối cảnh xã hội:

Đến thế kỷ XVII nhà Lê suy yếu dần, xuất hiện nhiều ông vua quỷ, vua lợn như: Lê Uy Mục (1505-1509), vua Tương Dực (1509-1516)… ham mê tửu sắc, hung tàn bạo ngược.

Năm 1527, Mạc Đăng dung cướp ngôi nhà Lê. Một số triều thần nhà Lê không chịu theo nhà Mạc, liền đứng lên khởi nghĩa âm mưu khôi phục lại nhà Lê. Chính vì vậy mà đất nước ta giai đoạn này hình thành thế chia cắt Bắc-Nam: từ Thanh Hóa trở vào thuộc về họ Lê (tức là Nam Triều), từ Sơn Nam trở ra thuộc về họ Mạc (tức Bắc triều).
Nhà Lê do Nguyễn Kim gánh trách nhiệm trung hưng, sau bị con rể là Trịnh Kiểm cướp binh quyền, đến đời Trịnh Tùng tự lập mình là vương gọi là Chúa Trịnh. Nhà Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê đem quân đánh nhà Mạc, chiến tranh Trịnh-Mạc kéo dài bảy mươi năm, cuối cùng Chúa Trịnh diệt được nhà Mạc.

Con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng bị anh rể là Trịnh Kiểm mưu giết, sợ quá xin chúa Trịnh vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau tự xưng là Chúa Nguyễn. Chúa Trịnh nghe tin bèn lập tức mang quân đánh chúa Nguyễn. Từ năm 1627 đến năm 1673, hai họ Trịnh-Nguyễn giao chiến bốn lần, lấy sông Gianh làm phân giới chia đôi đất nước. Đến khi Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa, tiêu diệt hai họ Trịnh-Nguyễn và lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Tây Sơn chiến tranh mới chấm dứt, đất nước mới thống nhất, nhân dân mới được sống cảnh thanh bình.

1.2. Tác giả:

Thế kỉ XVI có nhiều tác gia lớn như: Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan…Trong số đó nổi bật lên tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm với số lượng tác phẩm đồ sộ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên húy là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). 

Ông sinh trong một gia đình Nho học bình dân. Thân sinh ông là Nguyễn Văn Định nổi tiếng hay chữ, được thượng thư Nguyễn Văn Lang, người cùng quê gọi đến gả con gái đã luống tuổi cho. Thuở nhỏ ông được cha dạy chữ, lớn lên theo học thầy là bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lương Đắc Bằng là người am hiểu lí học âm dương, thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng hơn người nên đã truyền dạy cho. Vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người rất am hiểu lý học âm dương, thông hiểu mọi sự thịnh suy của cõi đời.

Lớn lên vào thời suy tàn của triều Lê với những ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Thống, ông chần chừ không ra làm quan. Mãi đến năm 1535, tám năm sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông mới đi thi, đỗ trạng nguyên, được nhà Mạc trọng dụng. Làm quan được bảy năm, sau đó ông từ quan về ở ẩn vì tình hình chính trị lúc này ngày càng rối loạn. Trở về quê hương, ông sống ở Bạch Vân am mở lớp dạy học, lại dựng quán Trung Tân bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc đại ẩn, ở ẩn nhưng vẫn lo cho đời, vẫn sống giữa đời.

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một tập thơ chữ Hán (tập Bạch Vân am thi tập, gồm 1000 bài thơ, hiện nay còn lại 1/10), một tập thơ chữ Nôm (tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, hiện còn lại 170 bài); ngoài ra còn ba bài ký (Trung Tân quán bi ký, Quá kim hải môn ký, Thạch bích ký), một bài phú Trung Tân quán ngụ hứng.

2. Chất đạo lí và triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

2.1. Thơ ông mang đậm tính triết lí:

Sống trong một thời đại loạn lạc, nên ngay từ khi còn làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nhiều bài thơ phê phán chiến tranh phi nghĩa nhằm xâu xé ,tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến:

Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu,
Hỗn chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
(Cảnh tượng vũ trụ chẳng được thái bình như đời Ngu, đời Chu
Đáng cười thay cho hai kẻ thù đánh lẫn nhau)
(Ngụ ý)

Qua việc phản ánh hiện thực xã hội “hỗn chiến giao tranh”, ông bày tỏ quan điểm của mình “đáng cười thay” đối với những cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Chỉ dùng hai câu thơ ngắn gọn mà nhà thơ đã tái hiện đầy đủ bức tranh hiện thực lúc bấy giờ, một giai đoạn loạn lạc “chẳng được thái bình”. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự vươn mình lên cao hơn so với những nhà nho cùng thời để nhận thấy hiện thực đất nước, để nhìn nhận chiến tranh mà các tập đoàn phong kiến gây ra là phi nghĩa, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Vì thế mà ông cất tiếng cười nhạo bọn chúng.

Chính vì chứng kiến cảnh xâu xé quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nên Nguyễn Bỉnh Khiêm chán nản từ quan về ở ẩn. Sống ở am Bạch Vân, giữa chốn thanh bình, ông có thời gian để ngẫm nghĩ về thế sự, nhân tình và phát hiện ra những quy luật vận động bên trong của đời sống. Vận dụng vốn hiểu biết về âm dương, bát quái, ngũ hành ông phát hiện ra quy luật vận động nội tại của sự sống:

Tái nhất âm hề phục nhất dương,
Tuần hoàn vãng phục lý chi thường
( Trở lại một âm thì có một dương ẩn phục
Tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường)
(Trung tân quán ngụ hứng)

Ông nhìn thấy trong vũ trụ rộng lớn có sự tồn tại và hài hòa giữa âm và dương, từ đó phát hiện ra quy luật “tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường”. Chính vì thế ông nghiệm sinh lẽ đời dưới con mắt một triết nhân:

Vinh nhục một cơ hằng đắp đổi,
Ắt là từng thấy một hai phen.
(Thơ Nôm, bài 39)

Thế sự tuần hoàn đắp đổi,
Từng xem thua được một hai phen.
(Thơ Nôm, bài 44)

Vinh-nhục, thắng-thua bù trù lẫn nhau, đó là lẽ thường. Nhận thấy cái lẽ thường ấy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đứng cao và xem xét mọi vật để nghiệm về nó, phát hiện ra quy luật bên trong nó.

Khi suy ngẫm về cuộc đời ông phát hiện ra những sự đổi thay to lớn của thời cuộc, thấy được sự đảo lộn của các giá trị truyền thống:

Thế gian biến đổi vũng nên đồi,
Mặn, lạt, chua, cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Thơ Nôm, bài 71)

Sự đời thay đổi là lẽ đương nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa nhận nó như một quy luật khách quan “Thế gian biến đổi vũng nên đồi”. Thế nhưng trong thời đại mà ông đang sống sự biến đổi ấy quá lớn. Ông nhận ra tất cả những giá trị đạo đức trước kia không còn nữa, mà chỉ còn lại đồng tiền với quyền lực vạn năng chi phối tất cả: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Trước sự đổi thay, xáo trộn như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn biết làm gì hơn là cất tiếng than:

Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến khó thì lui
(Thơ Nôm, bài 71)

Tiếng than ấy chứa đựng cả nỗi đau đời, nỗi bất lực của một nhà Nho thanh sạch.
Sự bất lực ấy càng thể hiện rõ nét hơn trong bài thơ sau:

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không, nào thốt hỏi
Sau vào gánh nặng, lại vui cười.
Anh anh, chú chú, cười hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi.
Người của, lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.
(Thơ Nôm, bài 74)

Cái lẽ đời đổi trắng thay đen tráo trở vô cùng. Sức mạnh đồng tiền thật khủng khiếp, mới phút trước đến tay không “nào thốt hỏi”, phút sau quay lại có tiền “lại vui cười”. Trước sự thay đổi chống vánh ấy tác giả nghi ngờ “lấy cân thử nhắc”, để rồi phải giật mình “mới hay” rằng “của nặng hơn người”. Cái giật mình thoảng thốt của nhà thơ là dấu hiệu đánh dấu sự đổi thay quá lớn của cuộc đời, sự suy đồi đạo đức của xã hội. Câu kết luận mang theo cái giật mình ấy chứa đựng cả một nỗi đau đời của nhà Nho thanh sạch Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Để có cái nhìn triết lí ấy, nhà thơ phải đứng trên tư cách một triết nhân để ngẫm nghĩ tìm ra quy luật cuộc đời và thấy được sự thay đổi nội tại của nó. Từ cái nhìn ấy, ông mới lên tiếng phê phán những con người hám lợi, bán rẻ anh em bè bạn “thớt có tanh tao ruồi đậu đến, ang không mật mỡ kiến bò chi”, “Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ; mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi”…Ông khinh miệt và lên án đồng tiền: “Cơm áo bỗng xui người hóa quỷ, oản xôi dễ khiến bụt nên ma”, “nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”.

Bên cạnh đó ông còn lên án bọn quan tham lam mượn màu đạo:

Ải Tần, non Thục đường nghèo hẻm,
Cửa Khổng, làng Nhan đạo khó khăn
(Thơ Nôm, bài 29)

Có được cái nhìn chân thực như vậy là kết quả của việc trải nghiệm quan trường trong tám năm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế sự đổi thay, quan trường trở thành chiến trận, cái đạo Nho gia bây giờ sao khó tìm thế. Lời than của ông nghe chua xót và bất lực xiết bao.

Tóm lại thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí, bởi đó là sự chiêm nghiệm của ông trong bao nhiêu năm quan sát cuộc đời. Ông khái quát những hiện tượng mà mình quan sát được và phát biểu nó dưới dạng chân lí, vì thế thơ ông mang tính triết lí rất cao. Đọc thơ ông ta phát hiện được một Nguyễn Bỉnh Khiêm-nhà thơ, và một Nguyễn Bỉnh Khiêm-triết nhân.

2.2 Thơ ông đậm chất đạo lí:

Thế kỉ XVI là giai đoạn loạn lạc nhất trong lịch sử nước ta, các tập đoàn phong kiến ra sức tranh giành quyền lực nên chiến tranh xảy ra liên miên. Sống trong bối cảnh xã hội như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt chứng kiến được cảnh loạn lạc của đất nước, thấy được bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến đó và hoàn cảnh sống khổ cực của nhân dân:
Xuyên huyết sơn bài tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu.
(Ngụ ý)

(Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất thành núi,
Không biết chúng vì ai mà đuổi cá đến tận vực sâu, đuổi chim vào bụi rậm như thế).


Cư ốc chiết vi tân,
Canh ngư đồ nhi thực.
Nhương đoạt phi kỉ hóa,
Hấp dụ phi kỉ sắc.
Kiến hãm trùng đồ thán,
Sở quá sinh kinh cức.
Tiều tụy tư vi thậm,
(Thương loạn)

(Nhà ở đem bẻ làm củi,
Trâu cày đem mổ thịt ăn,
Cướp của người,
Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người,
Chỉ trông thấy cảnh lầm than,
Nơi nào qua là gai bụi,
Tiều tụy đến thế là cùng)


Cảnh giặc giã hoàn hành, dân tình loạn lạc khiến nhà thơ đau xót mà kêu lên “Tiều tụy đến thế là cùng”. Mà quả thật là vậy, tình cảnh người dân đen cực khổ vô cùng: nhà không còn, trâu không còn, vợ bị hãm hiếp, ruộng vườn dưới gót chân giặc thành gai bụi. Họ tay trắng dắt díu nhau lưu lạc khắp nơi, nhưng nơi nào cũng “máu chảy thành sông, xương chất thành núi”, nơi nào bọn giặc cũng quyết bắt cùng giết tận “đuổi cá đến tận vực sâu, đuổi chim vào bụi”. Nêu ra cảnh khổ cực của dân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phê phán, vạch ra bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh thời bấy giờ. Ông đặt ra một câu hỏi mang tính chất phiếm chỉ: “Không biết chúng vì ai”?, nhưng trong câu hỏi ấy ngầm ý lên án bọn vua quan tham tàn thời bấy giờ.

Vì tận mắt chứng kiến và chia sẻ cuộc sống lầm than của dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn hướng về nhân dân, có tư tưởng thân dân. Ông thông cảm với nhân dân, tha thiết mong mau chấm dứt chiến tranh loạn lạc để nhân dân có cuộc sống yên ổn:


Loạn lạc can qua hận mãn tiền,
Nhân dân bôn thoát dục cầu tuyền.
Điên liên huề bão ta vô địa,
Ai hộ căng liên hạnh hữu thiên.
(Hữu cảm)

(Ngán nỗi can qua mãi thế ư!
Nhân dân mong được chốn an cư.
Kéo nhau lũ lượt đi tìm ẩn,
Cứu kẻ phiêu lưu có chỗ nhờ.)



Hay: Tặc đình cửu hãm mẫn ngô nhân,
Chửng cứu thùy năng thể chí nhân.
(Cảm hứng)
(Thương dân bị hãm trong khu vực giặc chiếm đã lâu,
Ai có thể cứu vớt thể hiện tấm lòng chí nhân.)


Ẩn chứa bên trong những dòng thơ ấy không chỉ có tấm lòng thương dân, thái độ lên án chiến tranh mà còn chứa đựng cả nỗi bất lực của tác giả trước thời thế loạn lạc. Đó là nỗi bất chí của một nhà Nho muốn cứu đời mà không thành, phải lui về ở ẩn giữa cuộc đời; thương dân nhưng lại bất lực, là “niềm ưu ái đến già chưa thôi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tấm lòng thương dân ấy bắt nguồn từ tư tưởng thân dân của ông:

Tối thị đế vương nhân nghĩa cử
(Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nâng cao nhân nghĩa)
(Liệt khê trúc doanh)

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản,
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.
(từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc,
Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân.)
(Cảm hứng)

Tư tưởng thân dân của ông rất gần với Nguyễn Trãi xưa kia: việc nhân nghĩa cốt ở yên dân (Bình Ngô đại cáo). Có tư tưởng ấy chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời, nhìn thấu suốt thời đại.
Tuy nhiên cũng như những nhà Nho dưới chế độ phong kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không thoát ra khỏi tư tưởng trung quân của Nho gia. Một mặt ông lên án chiến tranh phi nghĩa do các tập đoàn phong kiến gây ra, nhưng mặt khác lại hy vọng vào chế độ phong kiến, mong có được một minh quân để thờ: Đã ngoài mọi việc chăng còn ước; ước một tôi hiền chúa thánh minh (Thơ Nôm, bài 26).

Dù có tư tưởng tiến bộ, có chí lớn phò vua giúp nước giúp dân, nhưng thời đại loạn lạc, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể thực hiện được chí lớn của mình. Ông đã bất đắc chí mà than rằng:

Giúp nước giúp dân chưa thỏa lòng ta hồi trước,
Băn khoăn rất thẹn già không có tài.
(Trung Tân quán ngụ hứng).

Nỗi băn khoăn ấy xuất hiện khá nhiều trong thơ của ông. Đó là nỗi đau đời của một nhà Nho liêm chính. Vì vậy có khi tâm trạng ông rơi vào nỗi bất lực:

Quang cảnh trục nhân niên tự thỉ,
Nguy thời ưu quốc mấn thành ti.
(Bóng mặt trời đuổi người đời, năm tháng nhanh như tên,
Thời gian nan lo việc nước mái tóc bạc như tơ.)
(Thu tứ).

Nhìn thời gian vùn vụt qua, ông bất lực để tuổi già đến mà đau lòng, nhưng không phải đau vì mình đã già mà đau vì chưa làm được gì mà tóc đã bạc như tơ.

Bất lực trước thời thế, chán cảnh thành thị xum xoe, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về ở ẩn sớm hôm một mai, một cuốc, một cần câu, vui thú điền viên, sống cuộc sống dân dã. Sau khi về ở ẩn ông dùng ngòi bút của mình để truyền thụ đạo lý, răn dạy cảnh tỉnh người đời. Vì thế thơ ông mang tính đạo lí sâu sắc.

Khi giải thích tên quán “Trung Tân”, ông viết: Trung nghĩa là đứng giữa, không chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung vậy. Tân có nghĩa là cái bến, biết chỗ đậu là bến chính, không biết chỗ đậu là bến mê vậy. Nghĩa cái tên quán là như vậy (Trung Tân quán bi ký). Giải thích tên quán rồi, ông nhân đó mà răn dạy mọi người: Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung với người khác, đem lòng thành để đối đãi với mọi người, đó cũng chính là trung vậy. Trung ở chỗ nào nghĩa là điều chính thiện ở chỗ ấy. Nếu mọi người biết lấy trung làm bến chính giữa, được đúng mức, thì mọi việc trong thiên hạ cứ do đó mà thi thố ra để đi đến chỗ tận thiện, như vậy thì công đức tốt đẹp biết nhường nào (Trung Tân quán bi ký). Cái đạo lí mà ông răn dạy không nằm ngoài những chuẩn mực đạo đức của Nho gia: tam cương, ngũ thường, trung quân…lấy đó làm chuẩn mực đạo đức để răn dạy người đời.

Ngoài ảnh hưởng của Nho gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Quan niệm chúng sinh bình đẳng, quan niệm luân hồi thấm vào mạch tư tưởng của ông. Vì vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được những cảnh trái ngược trong cuộc sống:

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không nào thốt hỏi,
Sau vào gánh nặng lại vui cười.
Anh anh, chú chú mừng hơ hải,
Rượu rượu chè chè thết tả tơi.
(Thơ Nôm, bài 86)

Thuở khó dẫu chào chào cũng lảng,
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen.
(Thơ Nôm, bài 5)

Chứng kiến cảnh phân biệt giàu nghèo trong xã hội thời bấy giờ, ông đau lòng mà thốt lên: “có của thì hơn hết mọi điều”. Người giàu thì được chào hỏi xum xoe, còn người nghèo thì nhìn mặt cũng không. Dựng lên cảnh đối lập ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đả kích mạnh mẽ vào sự suy vi của đạo đức xã hội bấy giờ.

Cái sự đời chua bạc coi trọng tiền bạc, danh phận ấy còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh sinh động qua nhiều bài thơ khác:

Giàu: trọng, sang: yêu, khó: chẳng vì.
Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ,
Mỡ bùi, mật ngọt kiến nào đi.
(Thơ Nôm, bài 82)

Hay:
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền.
(Thơ Nôm, bài 5)

Đọc thơ ông ta hình dung ra cái luật sống trên đời, đó là luật của đồng tiền, có tiền là có tất cả.
Nếm mùi công danh trong tám năm nên Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rõ chốn quan trường, ông viết:

Vì danh cho phải làm danh lụy
Được đạo thì hay đạo có mùi
(Thơ Nôm, bài 18)

Vì con đường công danh mà lại làm cho danh tiếng mình bị vấy bẩn, đạt được cái đạo thánh hiền mới hay đạo ấy không trong sạch. Cái sự oái oăm của sự đời khiến giọng thơ của ông vừa mang tính giễu cợt, lại chua chát bội phần.
Trong cái mỉa mai ấy là một thái độ vạch mặt phê phán những kẻ ham tiền, háo danh coi rẻ anh em, bạn bè:

Cửa vương nhện nhà vì vắng,
Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh.
(Thơ Nôm, bài 26)

Cái tanh quyến ruồi ấy còn gì khác ngoài đồng tiền và danh vị. Nhìn thực trạng ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chua xót mà thốt lên:

Người của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người
(Thơ Nôm, bài 74)

Tác giả đem hai đối tượng: “người” (tình) và “của” (tiền), đặt lên bàn cân xem thử ra sao, để rồi cái sự thật “của nặng hơn người” làm tác giả đau đớn quá mà nở một nụ cười trào lộng, đó là nụ cười “ra nước mắt”.

Với những vần thơ này, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên lên tiếng phê phán đồng tiền trong văn chương trung đại, như nhiều nhà phê bình nhận xét. Để rồi ông đi đến kết luận: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười”. Câu kết luận hàm xúc ấy cho thấy sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, nó làm đảo lộn tất cả mọi đạo lí. Nhưng ông chỉ mới thấy được sự trái ngược trong xã hội mà “chưa thấy rõ thực chất của những hiện tượng đạo đức suy đồi” (Đinh Gia Khánh). Đó cũng đã là điều đáng quý trong thơ ông.

Bởi thấy được sự suy vi về đạo đức nên Nguyễn Bỉnh Khiêm lên tiếng khuyên nhủ người đời không nên đua tranh lẫn nhau:

Người dữ thì ta miễn có lành
Làm chi đo đắn nhọc đua tranh
(Thơ nôm, bài 29)

Tư tưởng này của ông thấm màu giáo lý nhà Phật vứt hết ganh đua vươn đến cái vô thường, và cũng mang tính triết lý dân gian: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” (Tục ngữ).

Bởi thế nên ông khuyên nhủ những kẻ cậy tài, cậy danh:
Làm người hay một họa hay hai
Chớ cậy rằng hay, chớ cậy tài.
(Thơ Nôm, bài 65).

Tài năng danh vọng có đừng nên cậy vào đó mà khinh thường người khác. Tiền tài với ông là số của lưu thông, cắp nắp làm chi cho nhọc lòng (Thơ Nôm, bài 74). Vật chất, danh lợi với ông chỉ là hư vô, ông hướng đến cái nhàn tản, nhìn thấy được lẽ tự nhiên:

Độc bất kiến! Thiên hạ bản doanh hư, bội nhập diệc bội xuất.
Hậu bất kiến!...Bạo đắc tùy bạo thất, tong đầu sắc bội thị không
(Cảm thời cổ ý)

(Dịch: Riêng chẳng thấy ư! Thiên hạ vốn có đầy có vơi, cái gì trái lẽ mà vào thì cũng trái lẽ mà ra.
Lại chẳng thấy ư! Được một cách dữ tợn thì cũng sẽ mất một cách dữ tợn, từ đầu đã nói sắc là không)
Có là không, không là có, vậy làm gì phải khó nhọc đua tranh! Tư tưởng vô thường của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ không mang màu sắc tiêu cực mà nó lại mang màu sắc tích cực, đó là sự phản kháng của ông đối với xã hội.

Có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chê trách sự gian xảo ở đời bằng cách nói về sự vụng dại của mình:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao
(Thơ Nôm, bài 79)

Thông qua việc so sánh thái độ sống của mình với những người khác, ông nhún mình tự nhận là “dại”, tôn người khác là “khôn”. Nhưng trong cái nhún mình chịu thiệt của ông còn mang cái khinh mạn những kẻ “khôn” mà ông chịu nhún mình ấy, để nâng mình lên cao hơn họ.

Phản kháng lại xã hội, ông nêu cao khí tiết của bản thân:

Trời phú tính ở mình ta
Đạo cả cương thường năm mấy bạ
(Thơ Nôm, bài 145).

Từng xem sách cũ một hai pho
Mến đạo thề chăng phụ nghiệp Nho.
(Thơ Nôm, bài 27).

Những vần thơ đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy một nhà Nho mực thước, luôn răn dạy đọa đức mong cuộc đời tốt đẹp hơn.

Tóm lại, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lý. Đó là cái đạo tam cương ngũ thường của Nho gia, là cái đọa luân hồi của nhà Phật, là cái đạo vô vi của Đạo gia. Sự kết hợp ba tư tưởng ấy tạo cho thơ ông màu đạo lý thâm thúy, nhưng chủ yếu thơ ông đậm màu đạo lý Nho gia vì ông là một nhà Nho xuất sắc của thời đại, nên tư tưởng mang đậm màu sắc Nho gia là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới chỉ thấy được sự suy đồi của đạo đức chứ chưa phát hiện được nguyên nhân của sự suy đồi ấy. Ông vẫn hy vọng vào chế độ phong kiến, vẫn răn dạy mọi người trung với vua, vẫn mong một minh quân để thờ, đây là sự hạn chế về mặt tư tưởng mà các nhà Nho không thể vượt qua được.

3. Nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng tính triết lí về thế sự, cuộc đời con người nhưng không khô khan. Lời thơ cô đúc như là châm ngôn để làm nổi bật triết lí về cái nhân, thói đời đen bạc, mang tính giáo hóa, giáo huấn. Ví những câu thơ sau:

Giàu: trọng, sang: yêu, khó: chẳng vì
Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ
Mỡ bùi, mật ngọt kiến nào đi
(Thơ Nôm, bài 82)

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhà thơ hay dùng ngụ ngôn, ẩn dụ cho nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gần ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Ví dụ như dùng hình ảnh ruồi để chỉ những kẻ hóa danh, háo lợi:

Cửa vương nhện nhà vì vắng
Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh
(Thơ Nôm, bài 26)

- Câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít gò bó niêm luật, đặc biệt là thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được thơ Nôm Nguyễn Trãi. Cũng sử dụng thể thất ngôn xen lục ngôn, nhưng những câu thơ lục ngôn xuất hiện với tần số nhiều, cách ngắt nhịp, niên luật không gò bó như thơ luật Đường mà phóng khoáng, cởi mở, nhuần nhị, trong sáng, gần như ngôn ngữ hiện đại chứ không dùng từ cổ như trong thơ Nguyễn Trãi. Ví dụ như trong bài thơ Nôm số 16 có tất cả là 4 câu lục ngôn:

Một bầu, một bát vững sơn tăng,
Thế sự ngoài tai biếng nói năng.
Hoa nở luống hay tin gió,
Đầm thanh, còn thấy dáng trăng.
Già, ai ủ: thông làm củi,
Trẻ, người yêu: trúc mọc măng.
Nẻo có công danh thì có lụy,
Cho hay dù có chẳng bằng chăng.

Có thể nói thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là bước tiến so với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, góp phần phát triển thơ Nôm mặc dù thơ ông vẫn là thơ triết lý, ngôn chí, đạo lý.

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lăng đã đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Đại Việt sử loại tạp lục, ông viết: Trăm năm về trước, trăm năm về sau không ai hơn…tuy ở nhà 44 năm mà lòng không ngày nào quên đời. Còn Phan Huy chú lại đánh giá rất cao ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông cho rằng ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giản dị, sâu sắc mà lại đủ ý: Văn chương của ông xuất ở tự nhiên, nói gì thành văn, không cần gọt giũa, giản dị mà đủ ý, thanh đạm mà có vị.
Theo Mọt Sách

QuynhMai Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ đạo lí - nhà thơ triết lí

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên húy là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ đạo lí - nhà thơ triết lí  
1. Thời đại và tác giả:

1.1. Bối cảnh xã hội:

Đến thế kỷ XVII nhà Lê suy yếu dần, xuất hiện nhiều ông vua quỷ, vua lợn như: Lê Uy Mục (1505-1509), vua Tương Dực (1509-1516)… ham mê tửu sắc, hung tàn bạo ngược.

Năm 1527, Mạc Đăng dung cướp ngôi nhà Lê. Một số triều thần nhà Lê không chịu theo nhà Mạc, liền đứng lên khởi nghĩa âm mưu khôi phục lại nhà Lê. Chính vì vậy mà đất nước ta giai đoạn này hình thành thế chia cắt Bắc-Nam: từ Thanh Hóa trở vào thuộc về họ Lê (tức là Nam Triều), từ Sơn Nam trở ra thuộc về họ Mạc (tức Bắc triều).
Nhà Lê do Nguyễn Kim gánh trách nhiệm trung hưng, sau bị con rể là Trịnh Kiểm cướp binh quyền, đến đời Trịnh Tùng tự lập mình là vương gọi là Chúa Trịnh. Nhà Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê đem quân đánh nhà Mạc, chiến tranh Trịnh-Mạc kéo dài bảy mươi năm, cuối cùng Chúa Trịnh diệt được nhà Mạc.

Con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng bị anh rể là Trịnh Kiểm mưu giết, sợ quá xin chúa Trịnh vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau tự xưng là Chúa Nguyễn. Chúa Trịnh nghe tin bèn lập tức mang quân đánh chúa Nguyễn. Từ năm 1627 đến năm 1673, hai họ Trịnh-Nguyễn giao chiến bốn lần, lấy sông Gianh làm phân giới chia đôi đất nước. Đến khi Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa, tiêu diệt hai họ Trịnh-Nguyễn và lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Tây Sơn chiến tranh mới chấm dứt, đất nước mới thống nhất, nhân dân mới được sống cảnh thanh bình.

1.2. Tác giả:

Thế kỉ XVI có nhiều tác gia lớn như: Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan…Trong số đó nổi bật lên tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm với số lượng tác phẩm đồ sộ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên húy là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). 

Ông sinh trong một gia đình Nho học bình dân. Thân sinh ông là Nguyễn Văn Định nổi tiếng hay chữ, được thượng thư Nguyễn Văn Lang, người cùng quê gọi đến gả con gái đã luống tuổi cho. Thuở nhỏ ông được cha dạy chữ, lớn lên theo học thầy là bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lương Đắc Bằng là người am hiểu lí học âm dương, thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng hơn người nên đã truyền dạy cho. Vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người rất am hiểu lý học âm dương, thông hiểu mọi sự thịnh suy của cõi đời.

Lớn lên vào thời suy tàn của triều Lê với những ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Thống, ông chần chừ không ra làm quan. Mãi đến năm 1535, tám năm sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông mới đi thi, đỗ trạng nguyên, được nhà Mạc trọng dụng. Làm quan được bảy năm, sau đó ông từ quan về ở ẩn vì tình hình chính trị lúc này ngày càng rối loạn. Trở về quê hương, ông sống ở Bạch Vân am mở lớp dạy học, lại dựng quán Trung Tân bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc đại ẩn, ở ẩn nhưng vẫn lo cho đời, vẫn sống giữa đời.

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một tập thơ chữ Hán (tập Bạch Vân am thi tập, gồm 1000 bài thơ, hiện nay còn lại 1/10), một tập thơ chữ Nôm (tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, hiện còn lại 170 bài); ngoài ra còn ba bài ký (Trung Tân quán bi ký, Quá kim hải môn ký, Thạch bích ký), một bài phú Trung Tân quán ngụ hứng.

2. Chất đạo lí và triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

2.1. Thơ ông mang đậm tính triết lí:

Sống trong một thời đại loạn lạc, nên ngay từ khi còn làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nhiều bài thơ phê phán chiến tranh phi nghĩa nhằm xâu xé ,tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến:

Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu,
Hỗn chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
(Cảnh tượng vũ trụ chẳng được thái bình như đời Ngu, đời Chu
Đáng cười thay cho hai kẻ thù đánh lẫn nhau)
(Ngụ ý)

Qua việc phản ánh hiện thực xã hội “hỗn chiến giao tranh”, ông bày tỏ quan điểm của mình “đáng cười thay” đối với những cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Chỉ dùng hai câu thơ ngắn gọn mà nhà thơ đã tái hiện đầy đủ bức tranh hiện thực lúc bấy giờ, một giai đoạn loạn lạc “chẳng được thái bình”. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự vươn mình lên cao hơn so với những nhà nho cùng thời để nhận thấy hiện thực đất nước, để nhìn nhận chiến tranh mà các tập đoàn phong kiến gây ra là phi nghĩa, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Vì thế mà ông cất tiếng cười nhạo bọn chúng.

Chính vì chứng kiến cảnh xâu xé quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nên Nguyễn Bỉnh Khiêm chán nản từ quan về ở ẩn. Sống ở am Bạch Vân, giữa chốn thanh bình, ông có thời gian để ngẫm nghĩ về thế sự, nhân tình và phát hiện ra những quy luật vận động bên trong của đời sống. Vận dụng vốn hiểu biết về âm dương, bát quái, ngũ hành ông phát hiện ra quy luật vận động nội tại của sự sống:

Tái nhất âm hề phục nhất dương,
Tuần hoàn vãng phục lý chi thường
( Trở lại một âm thì có một dương ẩn phục
Tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường)
(Trung tân quán ngụ hứng)

Ông nhìn thấy trong vũ trụ rộng lớn có sự tồn tại và hài hòa giữa âm và dương, từ đó phát hiện ra quy luật “tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường”. Chính vì thế ông nghiệm sinh lẽ đời dưới con mắt một triết nhân:

Vinh nhục một cơ hằng đắp đổi,
Ắt là từng thấy một hai phen.
(Thơ Nôm, bài 39)

Thế sự tuần hoàn đắp đổi,
Từng xem thua được một hai phen.
(Thơ Nôm, bài 44)

Vinh-nhục, thắng-thua bù trù lẫn nhau, đó là lẽ thường. Nhận thấy cái lẽ thường ấy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đứng cao và xem xét mọi vật để nghiệm về nó, phát hiện ra quy luật bên trong nó.

Khi suy ngẫm về cuộc đời ông phát hiện ra những sự đổi thay to lớn của thời cuộc, thấy được sự đảo lộn của các giá trị truyền thống:

Thế gian biến đổi vũng nên đồi,
Mặn, lạt, chua, cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Thơ Nôm, bài 71)

Sự đời thay đổi là lẽ đương nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa nhận nó như một quy luật khách quan “Thế gian biến đổi vũng nên đồi”. Thế nhưng trong thời đại mà ông đang sống sự biến đổi ấy quá lớn. Ông nhận ra tất cả những giá trị đạo đức trước kia không còn nữa, mà chỉ còn lại đồng tiền với quyền lực vạn năng chi phối tất cả: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Trước sự đổi thay, xáo trộn như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn biết làm gì hơn là cất tiếng than:

Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến khó thì lui
(Thơ Nôm, bài 71)

Tiếng than ấy chứa đựng cả nỗi đau đời, nỗi bất lực của một nhà Nho thanh sạch.
Sự bất lực ấy càng thể hiện rõ nét hơn trong bài thơ sau:

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không, nào thốt hỏi
Sau vào gánh nặng, lại vui cười.
Anh anh, chú chú, cười hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi.
Người của, lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.
(Thơ Nôm, bài 74)

Cái lẽ đời đổi trắng thay đen tráo trở vô cùng. Sức mạnh đồng tiền thật khủng khiếp, mới phút trước đến tay không “nào thốt hỏi”, phút sau quay lại có tiền “lại vui cười”. Trước sự thay đổi chống vánh ấy tác giả nghi ngờ “lấy cân thử nhắc”, để rồi phải giật mình “mới hay” rằng “của nặng hơn người”. Cái giật mình thoảng thốt của nhà thơ là dấu hiệu đánh dấu sự đổi thay quá lớn của cuộc đời, sự suy đồi đạo đức của xã hội. Câu kết luận mang theo cái giật mình ấy chứa đựng cả một nỗi đau đời của nhà Nho thanh sạch Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Để có cái nhìn triết lí ấy, nhà thơ phải đứng trên tư cách một triết nhân để ngẫm nghĩ tìm ra quy luật cuộc đời và thấy được sự thay đổi nội tại của nó. Từ cái nhìn ấy, ông mới lên tiếng phê phán những con người hám lợi, bán rẻ anh em bè bạn “thớt có tanh tao ruồi đậu đến, ang không mật mỡ kiến bò chi”, “Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ; mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi”…Ông khinh miệt và lên án đồng tiền: “Cơm áo bỗng xui người hóa quỷ, oản xôi dễ khiến bụt nên ma”, “nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”.

Bên cạnh đó ông còn lên án bọn quan tham lam mượn màu đạo:

Ải Tần, non Thục đường nghèo hẻm,
Cửa Khổng, làng Nhan đạo khó khăn
(Thơ Nôm, bài 29)

Có được cái nhìn chân thực như vậy là kết quả của việc trải nghiệm quan trường trong tám năm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế sự đổi thay, quan trường trở thành chiến trận, cái đạo Nho gia bây giờ sao khó tìm thế. Lời than của ông nghe chua xót và bất lực xiết bao.

Tóm lại thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí, bởi đó là sự chiêm nghiệm của ông trong bao nhiêu năm quan sát cuộc đời. Ông khái quát những hiện tượng mà mình quan sát được và phát biểu nó dưới dạng chân lí, vì thế thơ ông mang tính triết lí rất cao. Đọc thơ ông ta phát hiện được một Nguyễn Bỉnh Khiêm-nhà thơ, và một Nguyễn Bỉnh Khiêm-triết nhân.

2.2 Thơ ông đậm chất đạo lí:

Thế kỉ XVI là giai đoạn loạn lạc nhất trong lịch sử nước ta, các tập đoàn phong kiến ra sức tranh giành quyền lực nên chiến tranh xảy ra liên miên. Sống trong bối cảnh xã hội như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt chứng kiến được cảnh loạn lạc của đất nước, thấy được bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến đó và hoàn cảnh sống khổ cực của nhân dân:
Xuyên huyết sơn bài tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu.
(Ngụ ý)

(Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất thành núi,
Không biết chúng vì ai mà đuổi cá đến tận vực sâu, đuổi chim vào bụi rậm như thế).


Cư ốc chiết vi tân,
Canh ngư đồ nhi thực.
Nhương đoạt phi kỉ hóa,
Hấp dụ phi kỉ sắc.
Kiến hãm trùng đồ thán,
Sở quá sinh kinh cức.
Tiều tụy tư vi thậm,
(Thương loạn)

(Nhà ở đem bẻ làm củi,
Trâu cày đem mổ thịt ăn,
Cướp của người,
Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người,
Chỉ trông thấy cảnh lầm than,
Nơi nào qua là gai bụi,
Tiều tụy đến thế là cùng)


Cảnh giặc giã hoàn hành, dân tình loạn lạc khiến nhà thơ đau xót mà kêu lên “Tiều tụy đến thế là cùng”. Mà quả thật là vậy, tình cảnh người dân đen cực khổ vô cùng: nhà không còn, trâu không còn, vợ bị hãm hiếp, ruộng vườn dưới gót chân giặc thành gai bụi. Họ tay trắng dắt díu nhau lưu lạc khắp nơi, nhưng nơi nào cũng “máu chảy thành sông, xương chất thành núi”, nơi nào bọn giặc cũng quyết bắt cùng giết tận “đuổi cá đến tận vực sâu, đuổi chim vào bụi”. Nêu ra cảnh khổ cực của dân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phê phán, vạch ra bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh thời bấy giờ. Ông đặt ra một câu hỏi mang tính chất phiếm chỉ: “Không biết chúng vì ai”?, nhưng trong câu hỏi ấy ngầm ý lên án bọn vua quan tham tàn thời bấy giờ.

Vì tận mắt chứng kiến và chia sẻ cuộc sống lầm than của dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn hướng về nhân dân, có tư tưởng thân dân. Ông thông cảm với nhân dân, tha thiết mong mau chấm dứt chiến tranh loạn lạc để nhân dân có cuộc sống yên ổn:


Loạn lạc can qua hận mãn tiền,
Nhân dân bôn thoát dục cầu tuyền.
Điên liên huề bão ta vô địa,
Ai hộ căng liên hạnh hữu thiên.
(Hữu cảm)

(Ngán nỗi can qua mãi thế ư!
Nhân dân mong được chốn an cư.
Kéo nhau lũ lượt đi tìm ẩn,
Cứu kẻ phiêu lưu có chỗ nhờ.)



Hay: Tặc đình cửu hãm mẫn ngô nhân,
Chửng cứu thùy năng thể chí nhân.
(Cảm hứng)
(Thương dân bị hãm trong khu vực giặc chiếm đã lâu,
Ai có thể cứu vớt thể hiện tấm lòng chí nhân.)


Ẩn chứa bên trong những dòng thơ ấy không chỉ có tấm lòng thương dân, thái độ lên án chiến tranh mà còn chứa đựng cả nỗi bất lực của tác giả trước thời thế loạn lạc. Đó là nỗi bất chí của một nhà Nho muốn cứu đời mà không thành, phải lui về ở ẩn giữa cuộc đời; thương dân nhưng lại bất lực, là “niềm ưu ái đến già chưa thôi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tấm lòng thương dân ấy bắt nguồn từ tư tưởng thân dân của ông:

Tối thị đế vương nhân nghĩa cử
(Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nâng cao nhân nghĩa)
(Liệt khê trúc doanh)

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản,
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.
(từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc,
Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân.)
(Cảm hứng)

Tư tưởng thân dân của ông rất gần với Nguyễn Trãi xưa kia: việc nhân nghĩa cốt ở yên dân (Bình Ngô đại cáo). Có tư tưởng ấy chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời, nhìn thấu suốt thời đại.
Tuy nhiên cũng như những nhà Nho dưới chế độ phong kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không thoát ra khỏi tư tưởng trung quân của Nho gia. Một mặt ông lên án chiến tranh phi nghĩa do các tập đoàn phong kiến gây ra, nhưng mặt khác lại hy vọng vào chế độ phong kiến, mong có được một minh quân để thờ: Đã ngoài mọi việc chăng còn ước; ước một tôi hiền chúa thánh minh (Thơ Nôm, bài 26).

Dù có tư tưởng tiến bộ, có chí lớn phò vua giúp nước giúp dân, nhưng thời đại loạn lạc, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể thực hiện được chí lớn của mình. Ông đã bất đắc chí mà than rằng:

Giúp nước giúp dân chưa thỏa lòng ta hồi trước,
Băn khoăn rất thẹn già không có tài.
(Trung Tân quán ngụ hứng).

Nỗi băn khoăn ấy xuất hiện khá nhiều trong thơ của ông. Đó là nỗi đau đời của một nhà Nho liêm chính. Vì vậy có khi tâm trạng ông rơi vào nỗi bất lực:

Quang cảnh trục nhân niên tự thỉ,
Nguy thời ưu quốc mấn thành ti.
(Bóng mặt trời đuổi người đời, năm tháng nhanh như tên,
Thời gian nan lo việc nước mái tóc bạc như tơ.)
(Thu tứ).

Nhìn thời gian vùn vụt qua, ông bất lực để tuổi già đến mà đau lòng, nhưng không phải đau vì mình đã già mà đau vì chưa làm được gì mà tóc đã bạc như tơ.

Bất lực trước thời thế, chán cảnh thành thị xum xoe, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về ở ẩn sớm hôm một mai, một cuốc, một cần câu, vui thú điền viên, sống cuộc sống dân dã. Sau khi về ở ẩn ông dùng ngòi bút của mình để truyền thụ đạo lý, răn dạy cảnh tỉnh người đời. Vì thế thơ ông mang tính đạo lí sâu sắc.

Khi giải thích tên quán “Trung Tân”, ông viết: Trung nghĩa là đứng giữa, không chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung vậy. Tân có nghĩa là cái bến, biết chỗ đậu là bến chính, không biết chỗ đậu là bến mê vậy. Nghĩa cái tên quán là như vậy (Trung Tân quán bi ký). Giải thích tên quán rồi, ông nhân đó mà răn dạy mọi người: Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung với người khác, đem lòng thành để đối đãi với mọi người, đó cũng chính là trung vậy. Trung ở chỗ nào nghĩa là điều chính thiện ở chỗ ấy. Nếu mọi người biết lấy trung làm bến chính giữa, được đúng mức, thì mọi việc trong thiên hạ cứ do đó mà thi thố ra để đi đến chỗ tận thiện, như vậy thì công đức tốt đẹp biết nhường nào (Trung Tân quán bi ký). Cái đạo lí mà ông răn dạy không nằm ngoài những chuẩn mực đạo đức của Nho gia: tam cương, ngũ thường, trung quân…lấy đó làm chuẩn mực đạo đức để răn dạy người đời.

Ngoài ảnh hưởng của Nho gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Quan niệm chúng sinh bình đẳng, quan niệm luân hồi thấm vào mạch tư tưởng của ông. Vì vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được những cảnh trái ngược trong cuộc sống:

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không nào thốt hỏi,
Sau vào gánh nặng lại vui cười.
Anh anh, chú chú mừng hơ hải,
Rượu rượu chè chè thết tả tơi.
(Thơ Nôm, bài 86)

Thuở khó dẫu chào chào cũng lảng,
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen.
(Thơ Nôm, bài 5)

Chứng kiến cảnh phân biệt giàu nghèo trong xã hội thời bấy giờ, ông đau lòng mà thốt lên: “có của thì hơn hết mọi điều”. Người giàu thì được chào hỏi xum xoe, còn người nghèo thì nhìn mặt cũng không. Dựng lên cảnh đối lập ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đả kích mạnh mẽ vào sự suy vi của đạo đức xã hội bấy giờ.

Cái sự đời chua bạc coi trọng tiền bạc, danh phận ấy còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh sinh động qua nhiều bài thơ khác:

Giàu: trọng, sang: yêu, khó: chẳng vì.
Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ,
Mỡ bùi, mật ngọt kiến nào đi.
(Thơ Nôm, bài 82)

Hay:
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền.
(Thơ Nôm, bài 5)

Đọc thơ ông ta hình dung ra cái luật sống trên đời, đó là luật của đồng tiền, có tiền là có tất cả.
Nếm mùi công danh trong tám năm nên Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rõ chốn quan trường, ông viết:

Vì danh cho phải làm danh lụy
Được đạo thì hay đạo có mùi
(Thơ Nôm, bài 18)

Vì con đường công danh mà lại làm cho danh tiếng mình bị vấy bẩn, đạt được cái đạo thánh hiền mới hay đạo ấy không trong sạch. Cái sự oái oăm của sự đời khiến giọng thơ của ông vừa mang tính giễu cợt, lại chua chát bội phần.
Trong cái mỉa mai ấy là một thái độ vạch mặt phê phán những kẻ ham tiền, háo danh coi rẻ anh em, bạn bè:

Cửa vương nhện nhà vì vắng,
Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh.
(Thơ Nôm, bài 26)

Cái tanh quyến ruồi ấy còn gì khác ngoài đồng tiền và danh vị. Nhìn thực trạng ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chua xót mà thốt lên:

Người của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người
(Thơ Nôm, bài 74)

Tác giả đem hai đối tượng: “người” (tình) và “của” (tiền), đặt lên bàn cân xem thử ra sao, để rồi cái sự thật “của nặng hơn người” làm tác giả đau đớn quá mà nở một nụ cười trào lộng, đó là nụ cười “ra nước mắt”.

Với những vần thơ này, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên lên tiếng phê phán đồng tiền trong văn chương trung đại, như nhiều nhà phê bình nhận xét. Để rồi ông đi đến kết luận: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười”. Câu kết luận hàm xúc ấy cho thấy sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, nó làm đảo lộn tất cả mọi đạo lí. Nhưng ông chỉ mới thấy được sự trái ngược trong xã hội mà “chưa thấy rõ thực chất của những hiện tượng đạo đức suy đồi” (Đinh Gia Khánh). Đó cũng đã là điều đáng quý trong thơ ông.

Bởi thấy được sự suy vi về đạo đức nên Nguyễn Bỉnh Khiêm lên tiếng khuyên nhủ người đời không nên đua tranh lẫn nhau:

Người dữ thì ta miễn có lành
Làm chi đo đắn nhọc đua tranh
(Thơ nôm, bài 29)

Tư tưởng này của ông thấm màu giáo lý nhà Phật vứt hết ganh đua vươn đến cái vô thường, và cũng mang tính triết lý dân gian: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” (Tục ngữ).

Bởi thế nên ông khuyên nhủ những kẻ cậy tài, cậy danh:
Làm người hay một họa hay hai
Chớ cậy rằng hay, chớ cậy tài.
(Thơ Nôm, bài 65).

Tài năng danh vọng có đừng nên cậy vào đó mà khinh thường người khác. Tiền tài với ông là số của lưu thông, cắp nắp làm chi cho nhọc lòng (Thơ Nôm, bài 74). Vật chất, danh lợi với ông chỉ là hư vô, ông hướng đến cái nhàn tản, nhìn thấy được lẽ tự nhiên:

Độc bất kiến! Thiên hạ bản doanh hư, bội nhập diệc bội xuất.
Hậu bất kiến!...Bạo đắc tùy bạo thất, tong đầu sắc bội thị không
(Cảm thời cổ ý)

(Dịch: Riêng chẳng thấy ư! Thiên hạ vốn có đầy có vơi, cái gì trái lẽ mà vào thì cũng trái lẽ mà ra.
Lại chẳng thấy ư! Được một cách dữ tợn thì cũng sẽ mất một cách dữ tợn, từ đầu đã nói sắc là không)
Có là không, không là có, vậy làm gì phải khó nhọc đua tranh! Tư tưởng vô thường của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ không mang màu sắc tiêu cực mà nó lại mang màu sắc tích cực, đó là sự phản kháng của ông đối với xã hội.

Có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chê trách sự gian xảo ở đời bằng cách nói về sự vụng dại của mình:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao
(Thơ Nôm, bài 79)

Thông qua việc so sánh thái độ sống của mình với những người khác, ông nhún mình tự nhận là “dại”, tôn người khác là “khôn”. Nhưng trong cái nhún mình chịu thiệt của ông còn mang cái khinh mạn những kẻ “khôn” mà ông chịu nhún mình ấy, để nâng mình lên cao hơn họ.

Phản kháng lại xã hội, ông nêu cao khí tiết của bản thân:

Trời phú tính ở mình ta
Đạo cả cương thường năm mấy bạ
(Thơ Nôm, bài 145).

Từng xem sách cũ một hai pho
Mến đạo thề chăng phụ nghiệp Nho.
(Thơ Nôm, bài 27).

Những vần thơ đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy một nhà Nho mực thước, luôn răn dạy đọa đức mong cuộc đời tốt đẹp hơn.

Tóm lại, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lý. Đó là cái đạo tam cương ngũ thường của Nho gia, là cái đọa luân hồi của nhà Phật, là cái đạo vô vi của Đạo gia. Sự kết hợp ba tư tưởng ấy tạo cho thơ ông màu đạo lý thâm thúy, nhưng chủ yếu thơ ông đậm màu đạo lý Nho gia vì ông là một nhà Nho xuất sắc của thời đại, nên tư tưởng mang đậm màu sắc Nho gia là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới chỉ thấy được sự suy đồi của đạo đức chứ chưa phát hiện được nguyên nhân của sự suy đồi ấy. Ông vẫn hy vọng vào chế độ phong kiến, vẫn răn dạy mọi người trung với vua, vẫn mong một minh quân để thờ, đây là sự hạn chế về mặt tư tưởng mà các nhà Nho không thể vượt qua được.

3. Nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng tính triết lí về thế sự, cuộc đời con người nhưng không khô khan. Lời thơ cô đúc như là châm ngôn để làm nổi bật triết lí về cái nhân, thói đời đen bạc, mang tính giáo hóa, giáo huấn. Ví những câu thơ sau:

Giàu: trọng, sang: yêu, khó: chẳng vì
Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ
Mỡ bùi, mật ngọt kiến nào đi
(Thơ Nôm, bài 82)

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhà thơ hay dùng ngụ ngôn, ẩn dụ cho nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gần ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Ví dụ như dùng hình ảnh ruồi để chỉ những kẻ hóa danh, háo lợi:

Cửa vương nhện nhà vì vắng
Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh
(Thơ Nôm, bài 26)

- Câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít gò bó niêm luật, đặc biệt là thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được thơ Nôm Nguyễn Trãi. Cũng sử dụng thể thất ngôn xen lục ngôn, nhưng những câu thơ lục ngôn xuất hiện với tần số nhiều, cách ngắt nhịp, niên luật không gò bó như thơ luật Đường mà phóng khoáng, cởi mở, nhuần nhị, trong sáng, gần như ngôn ngữ hiện đại chứ không dùng từ cổ như trong thơ Nguyễn Trãi. Ví dụ như trong bài thơ Nôm số 16 có tất cả là 4 câu lục ngôn:

Một bầu, một bát vững sơn tăng,
Thế sự ngoài tai biếng nói năng.
Hoa nở luống hay tin gió,
Đầm thanh, còn thấy dáng trăng.
Già, ai ủ: thông làm củi,
Trẻ, người yêu: trúc mọc măng.
Nẻo có công danh thì có lụy,
Cho hay dù có chẳng bằng chăng.

Có thể nói thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là bước tiến so với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, góp phần phát triển thơ Nôm mặc dù thơ ông vẫn là thơ triết lý, ngôn chí, đạo lý.

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lăng đã đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Đại Việt sử loại tạp lục, ông viết: Trăm năm về trước, trăm năm về sau không ai hơn…tuy ở nhà 44 năm mà lòng không ngày nào quên đời. Còn Phan Huy chú lại đánh giá rất cao ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông cho rằng ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giản dị, sâu sắc mà lại đủ ý: Văn chương của ông xuất ở tự nhiên, nói gì thành văn, không cần gọt giũa, giản dị mà đủ ý, thanh đạm mà có vị.
Theo Mọt Sách

QuynhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm