Nhân Vật

Nguyễn Hữu Nghĩa viết về Phạm Duy.

Đã lâu lắm, có lẽ cũng khoảng hai thập niên qua, tôi không để mắt tới những gì Nguyễn Hữu Nghĩa viết và ân oán giang hồ với mọi ngườ

 

Đã lâu lắm, có lẽ cũng khoảng hai thập niên qua, tôi không để mắt tới những gì Nguyễn Hữu Nghĩa viết và ân oán giang hồ với mọi người chung quanh trong giới cầm bút. Nay vì tò mò thử đọc xem cái cảm tưởng của một nhạc sĩ trẻ đối với một nhạc sĩ già tài danh nhưng nhiều tai tiếng.  Đây là bài viết  bài viết hay, đúng đắn và khá trung thực về Phạm Duy. ( Hồ Công Tâm )

Khi Trịnh Công Sơn chết, tôi không viết chữ nào. Không viết, vì không có gì để viết thêm.

Khi các anh Giang Châu, Trầm Tử Thiêng rồi Ngô Mạnh Thu qua đời, tôi chưa viết được gì vì nghĩ rằng một vài đoạn hay một bài viết ngắn không đủ để nói về họ, với những gì họ đã đóng góp cho văn học nghệ thuật, bên cạnh những kỷ niệm, ơn nghĩa, tình riêng.

Khi anh Nguyễn Đức Quang từ trần, tôi viết, vì anh gần tôi hơn, cả về tuổi tác lẫn sinh hoạt, và có với nhau những kỷ niệm ngộ nghĩnh.

Phạm Duy, thì sao?

Dĩ nhiên là không vui, nhưng cũng không buồn, chỉ bâng khuâng. Bâng khuâng, không vì sự vô thường của đời sống, vì anh năm nay 93 tuổi ta, chết như vậy là bình thường, tính theo tuổi thọ trung bình, còn dư được cả chục năm. Bâng khuâng, không vì sự thay đổi của đời người mà vì sự thay đổi của con người: con người của anh.

Lớn lên là thanh niên trong thời loạn, anh vào khu kháng chiến. Đẹp lắm. Anh gọi đó là giai đoạn của lãng mạn cách mạng, vừa trả nợ non sông vừa được sống một cuộc sống cả phiêu lưu lẫn hào hùng theo lý tưởng của tuổi thanh xuân thời đó.

Rồi anh bỏ kháng chiến, về thành. Cũng vẫn đẹp. Anh đi theo tiếng gọi của lòng mình, khi con tim nhỏ không còn ôm ấp hoài bão lớn, mà nó rung động theo những nhịp đập của tự nhiên.

Chỉ trong một đêm, anh viết lại lời mới cho những bài hát cũ. Từ “Việt nam! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” thành “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu”, cũng vẫn hay. Anh nhìn thấy cái đẹp mới, cái đẹp hơn, thì anh theo. Không ai bắt anh ôm ấp mãi những cái đối với anh không còn đẹp nữa. Có chăng, là một sự ngạc nhiên của bạn bè, như Văn Cao, bật thốt lên: “Cái thằng, nó nhanh thật!”

Anh gia nhập hàng ngũ quốc gia. Anh viết trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam, anh viết tâm ca “Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”, anh viết tục ca “Cầm c. cho nó đái”, anh viết “Đạo ca”, anh viết “Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, anh viết cả nhạc phản chiến “Kỷ vật cho em”, anh viết bình ca, rồi sau 1975, anh viết “Tháng tư đen”, viết anh hùng ca “Võ Đại Tôn”, anh phổ nhạc ngục ca “sẽ có một ngày, con người hôm nay, vứt cùm vứt Đảng”,.. rồi đột nhiên anh về Việt Nam, xoay ngang vòng nạng oan khiên…

Tôi không có nhiều kỷ niệm với anh.

Biết anh vào khoảng 1963, đi hát chung với anh dăm ba lần trên sân khấu, CPS, trường Quốc Gia Âm Nhạc, du ca,.. Tôi đến nhà thăm anh mươi, mười lăm lần gì đó ở Phú Nhuận, lần đầu tiên với các anh Đỗ Quý Toàn và Đỗ Ngọc Yến. Anh bảo tất cả chúng tôi gọi anh bằng “anh”, đối xử với nhau như bạn vong niên. Anh uống trà bằng bình, hút từ vòi như người thiểu số uống rượu cần, uống xong xoay vòi qua mời khách, rồi lại uống tiếp. Anh mua bắp vườn mới nấu để đãi. Anh dùng xe gắn máy chở tôi đi ăn kem Broda ở góc Tự Do và Nguyễn Thiếp.

Khi tôi còn nhỏ, anh khuyên tôi ba điều. Một là bỏ học đi hát. Anh bảo: “Càng học càng ngu, cái học làm cho mình bị gò bó, sáng tác không hay. Bỏ học, đi hát với thằng Duy Quang kiếm tiền sướng hơn.” Tôi không nghe anh, vì tôi không mê hát, không ham tiền và tôi không cho rằng “càng học càng ngu”, mà hiểu rằng càng học càng biết là mình ngu thì đúng hơn.

Điều thứ hai anh khuyên tôi là đàn ông yêu vợ, phải biết nói dối vợ. Anh nêu thí dụ là ông Tạ Tỵ viết sách khai hết tất cả các mối tình lớn tình con của anh. Sách anh để ngay trên kệ. “Bà Hằng đọc mà không biết gì hết”, anh nói. Vì Thái Hằng bận chăm sóc cho cả một bầy con, chị không thể đọc một lèo từ đầu đến cuối, mà mỗi ngày chỉ đọc được vài trang rồi làm dấu để đó. Mỗi ngày anh theo dõi xem chị đọc tới đâu; khi chị sắp đọc tới chỗ “gay cấn”, anh dời cái dấu qua khỏi các trang nguy hiểm, thế là êm hết mọi bề. Anh còn đưa thêm bằng chứng, là “có lần bà Hằng bắt gặp anh đang nằm trên bụng con T. mà anh còn cãi được, anh bảo nó đau bụng đau bão nên anh phải giúp nó.” Tôi không tin là “bà Hằng” khờ tới mức đó; chị chỉ cần một lời giải thích để bỏ qua, thế thôi. Anh thường ca tụng Thái Hằng là “nữ thánh”, chắc vì lẽ đó.

Điều thứ ba anh khuyên, hợp với sự giáo huấn của bà tôi và hợp với tâm tạng của tôi, nên tôi theo: “Đừng bao giờ tin người cộng sản, vì người cộng sản hễ nói là dối.” Tiếc là cuối đời, anh đã không làm được điều mà anh đã khuyên tôi lúc tôi hãy còn là một thiếu niên!

Anh có thói nói tục và chửi tục. Ghét ai, anh bảo ngay nó là “thằng mặt l.” Tôi thật tình không hiểu tại sao người ta lại đem cái chỗ chúa dấu vua yêu ông nào cũng thích vào trong câu chửi, kể cả Việt Nam lẫn Ăng-lê!

Có lần tôi cùng với Nguyên Hương tới nhà anh ở đường Chi Lăng. Anh đang bận phôn trên lầu, chúng tôi ngồi chơi dưới cầu thang, Duy Minh lúc đó mới 7, 8 tuổi gì đó, tò mò chạy tới làm quen với cô. Thấy cậu bé hay hay, Nguyên Hương tinh nghịch hỏi: “Bố có đánh không?” Minh cười, lắc đầu. Lại hỏi: “Thế bố có chửi không?” Cậu nhỏ gật đầu rất quả quyết. Hỏi tiếp: “Bố chửi thế nào?” Cậu nhỏ đáp ngay: - “Bố chửi địt mẹ.” Chúng tôi nhìn nhau tủm tỉm cười. Các cụ mình ngày xưa bảo “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” quả là hay. Trẻ con không biết nói dối…

Tôi viết chung với anh bài hát “Màu dân chủ” phổ thơ Quách Thoại. Đúng ra là tôi viết, anh sửa rồi ký tên chung. Bài này yểu tử. Tôi vượt biển, không còn gì, chỉ nhớ trong đầu; hỏi anh, anh bảo còn giữ. Anh chưa lục ra và tôi cũng chưa chép ra.

Ra hải ngoại lại hát chung với anh vài lần, nhất là khi anh vừa soạn xong các bài “ngục ca” và không còn sức để hát cho hay! Buổi sinh hoạt ấm cúng nhất có lẽ tại “Hầm Lú” ở Montreal, lần đầu tiên tôi phải nhìn vào bản thảo và hát ngay, không kịp tập dượt gì cả, may mà diễn tả được ý anh và ý tác giả các bài thơ.

Rồi anh phổ nhạc một bài thơ tình mà tôi ký tên Cung Vũ, “Từ dạo ta buồn”. Bài này cũng yểu tử. Tôi quả không có duyên với anh. Bài hát vẫn còn nằm trong tập thơ “Cỏ biếc” và trên website của Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Tôi còn giữ audio file do chính anh tự đệm đàn và hát. Tôi chưa nghe lại, nhưng vẫn mường tượng tiếng đàn, tiếng hát của anh, và bâng khuâng, vì dù anh đi đâu, về đâu, còn sống hay đã chết, nó vẫn là những dấu chân còn in vết trên một đoạn đường chung.

Tôi tiếc cho anh, nhưng nói cho thật đúng, là tiếc cho chính mình. Giá chỉ nhớ toàn kỷ niệm đẹp thì lòng mình nhẹ nhõm biết bao!

Anh có nhiều khuyết điểm mà tôi không muốn nhớ hết, nhưng bất cứ lỗi lầm nào, kể cả sát nhân, bản án có định mức, dù là án tử hình. Người ta chỉ có thể giết phạm nhân một lần; nhưng một khi liên can tới phạm vi chính trị, lập trường, thì sự kết án kéo dài vô hạn.

Với tôi, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy đã chết từ lâu, từ lúc họ tự dẫm lên phẩm cách của chính mình. Nhưng với một nghệ sĩ, khi tác giả chết, cái còn lại là tác phẩm, hay hoặc dở, đỏ hay vàng, bất tử hay yểu tử, mỗi tác phẩm tự nó có một bản sắc, một sinh mệnh, những lời bàn nhắm vào tác giả -- nói trắng ra là tư cách của tác giả -- có thể làm thay đổi mức độ tiếp nhận tác phẩm nhưng không làm thay đổi giá trị của tác phẩm. Rồi tôi lại nghĩ, có lẽ phải mất một thời gian khá lâu, có khi tới một hay hai thế hệ sau nữa, người ta mới có thể tách rời tác phẩm ra khỏi những dấu vết lấm lem của tác giả. Đó là lớp quần chúng không trực tiếp chịu ảnh hưởng những hệ luỵ chính trị của thời đại này.

(nhn)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Hữu Nghĩa viết về Phạm Duy.

Đã lâu lắm, có lẽ cũng khoảng hai thập niên qua, tôi không để mắt tới những gì Nguyễn Hữu Nghĩa viết và ân oán giang hồ với mọi ngườ

 

Đã lâu lắm, có lẽ cũng khoảng hai thập niên qua, tôi không để mắt tới những gì Nguyễn Hữu Nghĩa viết và ân oán giang hồ với mọi người chung quanh trong giới cầm bút. Nay vì tò mò thử đọc xem cái cảm tưởng của một nhạc sĩ trẻ đối với một nhạc sĩ già tài danh nhưng nhiều tai tiếng.  Đây là bài viết  bài viết hay, đúng đắn và khá trung thực về Phạm Duy. ( Hồ Công Tâm )

Khi Trịnh Công Sơn chết, tôi không viết chữ nào. Không viết, vì không có gì để viết thêm.

Khi các anh Giang Châu, Trầm Tử Thiêng rồi Ngô Mạnh Thu qua đời, tôi chưa viết được gì vì nghĩ rằng một vài đoạn hay một bài viết ngắn không đủ để nói về họ, với những gì họ đã đóng góp cho văn học nghệ thuật, bên cạnh những kỷ niệm, ơn nghĩa, tình riêng.

Khi anh Nguyễn Đức Quang từ trần, tôi viết, vì anh gần tôi hơn, cả về tuổi tác lẫn sinh hoạt, và có với nhau những kỷ niệm ngộ nghĩnh.

Phạm Duy, thì sao?

Dĩ nhiên là không vui, nhưng cũng không buồn, chỉ bâng khuâng. Bâng khuâng, không vì sự vô thường của đời sống, vì anh năm nay 93 tuổi ta, chết như vậy là bình thường, tính theo tuổi thọ trung bình, còn dư được cả chục năm. Bâng khuâng, không vì sự thay đổi của đời người mà vì sự thay đổi của con người: con người của anh.

Lớn lên là thanh niên trong thời loạn, anh vào khu kháng chiến. Đẹp lắm. Anh gọi đó là giai đoạn của lãng mạn cách mạng, vừa trả nợ non sông vừa được sống một cuộc sống cả phiêu lưu lẫn hào hùng theo lý tưởng của tuổi thanh xuân thời đó.

Rồi anh bỏ kháng chiến, về thành. Cũng vẫn đẹp. Anh đi theo tiếng gọi của lòng mình, khi con tim nhỏ không còn ôm ấp hoài bão lớn, mà nó rung động theo những nhịp đập của tự nhiên.

Chỉ trong một đêm, anh viết lại lời mới cho những bài hát cũ. Từ “Việt nam! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” thành “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu”, cũng vẫn hay. Anh nhìn thấy cái đẹp mới, cái đẹp hơn, thì anh theo. Không ai bắt anh ôm ấp mãi những cái đối với anh không còn đẹp nữa. Có chăng, là một sự ngạc nhiên của bạn bè, như Văn Cao, bật thốt lên: “Cái thằng, nó nhanh thật!”

Anh gia nhập hàng ngũ quốc gia. Anh viết trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam, anh viết tâm ca “Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”, anh viết tục ca “Cầm c. cho nó đái”, anh viết “Đạo ca”, anh viết “Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, anh viết cả nhạc phản chiến “Kỷ vật cho em”, anh viết bình ca, rồi sau 1975, anh viết “Tháng tư đen”, viết anh hùng ca “Võ Đại Tôn”, anh phổ nhạc ngục ca “sẽ có một ngày, con người hôm nay, vứt cùm vứt Đảng”,.. rồi đột nhiên anh về Việt Nam, xoay ngang vòng nạng oan khiên…

Tôi không có nhiều kỷ niệm với anh.

Biết anh vào khoảng 1963, đi hát chung với anh dăm ba lần trên sân khấu, CPS, trường Quốc Gia Âm Nhạc, du ca,.. Tôi đến nhà thăm anh mươi, mười lăm lần gì đó ở Phú Nhuận, lần đầu tiên với các anh Đỗ Quý Toàn và Đỗ Ngọc Yến. Anh bảo tất cả chúng tôi gọi anh bằng “anh”, đối xử với nhau như bạn vong niên. Anh uống trà bằng bình, hút từ vòi như người thiểu số uống rượu cần, uống xong xoay vòi qua mời khách, rồi lại uống tiếp. Anh mua bắp vườn mới nấu để đãi. Anh dùng xe gắn máy chở tôi đi ăn kem Broda ở góc Tự Do và Nguyễn Thiếp.

Khi tôi còn nhỏ, anh khuyên tôi ba điều. Một là bỏ học đi hát. Anh bảo: “Càng học càng ngu, cái học làm cho mình bị gò bó, sáng tác không hay. Bỏ học, đi hát với thằng Duy Quang kiếm tiền sướng hơn.” Tôi không nghe anh, vì tôi không mê hát, không ham tiền và tôi không cho rằng “càng học càng ngu”, mà hiểu rằng càng học càng biết là mình ngu thì đúng hơn.

Điều thứ hai anh khuyên tôi là đàn ông yêu vợ, phải biết nói dối vợ. Anh nêu thí dụ là ông Tạ Tỵ viết sách khai hết tất cả các mối tình lớn tình con của anh. Sách anh để ngay trên kệ. “Bà Hằng đọc mà không biết gì hết”, anh nói. Vì Thái Hằng bận chăm sóc cho cả một bầy con, chị không thể đọc một lèo từ đầu đến cuối, mà mỗi ngày chỉ đọc được vài trang rồi làm dấu để đó. Mỗi ngày anh theo dõi xem chị đọc tới đâu; khi chị sắp đọc tới chỗ “gay cấn”, anh dời cái dấu qua khỏi các trang nguy hiểm, thế là êm hết mọi bề. Anh còn đưa thêm bằng chứng, là “có lần bà Hằng bắt gặp anh đang nằm trên bụng con T. mà anh còn cãi được, anh bảo nó đau bụng đau bão nên anh phải giúp nó.” Tôi không tin là “bà Hằng” khờ tới mức đó; chị chỉ cần một lời giải thích để bỏ qua, thế thôi. Anh thường ca tụng Thái Hằng là “nữ thánh”, chắc vì lẽ đó.

Điều thứ ba anh khuyên, hợp với sự giáo huấn của bà tôi và hợp với tâm tạng của tôi, nên tôi theo: “Đừng bao giờ tin người cộng sản, vì người cộng sản hễ nói là dối.” Tiếc là cuối đời, anh đã không làm được điều mà anh đã khuyên tôi lúc tôi hãy còn là một thiếu niên!

Anh có thói nói tục và chửi tục. Ghét ai, anh bảo ngay nó là “thằng mặt l.” Tôi thật tình không hiểu tại sao người ta lại đem cái chỗ chúa dấu vua yêu ông nào cũng thích vào trong câu chửi, kể cả Việt Nam lẫn Ăng-lê!

Có lần tôi cùng với Nguyên Hương tới nhà anh ở đường Chi Lăng. Anh đang bận phôn trên lầu, chúng tôi ngồi chơi dưới cầu thang, Duy Minh lúc đó mới 7, 8 tuổi gì đó, tò mò chạy tới làm quen với cô. Thấy cậu bé hay hay, Nguyên Hương tinh nghịch hỏi: “Bố có đánh không?” Minh cười, lắc đầu. Lại hỏi: “Thế bố có chửi không?” Cậu nhỏ gật đầu rất quả quyết. Hỏi tiếp: “Bố chửi thế nào?” Cậu nhỏ đáp ngay: - “Bố chửi địt mẹ.” Chúng tôi nhìn nhau tủm tỉm cười. Các cụ mình ngày xưa bảo “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” quả là hay. Trẻ con không biết nói dối…

Tôi viết chung với anh bài hát “Màu dân chủ” phổ thơ Quách Thoại. Đúng ra là tôi viết, anh sửa rồi ký tên chung. Bài này yểu tử. Tôi vượt biển, không còn gì, chỉ nhớ trong đầu; hỏi anh, anh bảo còn giữ. Anh chưa lục ra và tôi cũng chưa chép ra.

Ra hải ngoại lại hát chung với anh vài lần, nhất là khi anh vừa soạn xong các bài “ngục ca” và không còn sức để hát cho hay! Buổi sinh hoạt ấm cúng nhất có lẽ tại “Hầm Lú” ở Montreal, lần đầu tiên tôi phải nhìn vào bản thảo và hát ngay, không kịp tập dượt gì cả, may mà diễn tả được ý anh và ý tác giả các bài thơ.

Rồi anh phổ nhạc một bài thơ tình mà tôi ký tên Cung Vũ, “Từ dạo ta buồn”. Bài này cũng yểu tử. Tôi quả không có duyên với anh. Bài hát vẫn còn nằm trong tập thơ “Cỏ biếc” và trên website của Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Tôi còn giữ audio file do chính anh tự đệm đàn và hát. Tôi chưa nghe lại, nhưng vẫn mường tượng tiếng đàn, tiếng hát của anh, và bâng khuâng, vì dù anh đi đâu, về đâu, còn sống hay đã chết, nó vẫn là những dấu chân còn in vết trên một đoạn đường chung.

Tôi tiếc cho anh, nhưng nói cho thật đúng, là tiếc cho chính mình. Giá chỉ nhớ toàn kỷ niệm đẹp thì lòng mình nhẹ nhõm biết bao!

Anh có nhiều khuyết điểm mà tôi không muốn nhớ hết, nhưng bất cứ lỗi lầm nào, kể cả sát nhân, bản án có định mức, dù là án tử hình. Người ta chỉ có thể giết phạm nhân một lần; nhưng một khi liên can tới phạm vi chính trị, lập trường, thì sự kết án kéo dài vô hạn.

Với tôi, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy đã chết từ lâu, từ lúc họ tự dẫm lên phẩm cách của chính mình. Nhưng với một nghệ sĩ, khi tác giả chết, cái còn lại là tác phẩm, hay hoặc dở, đỏ hay vàng, bất tử hay yểu tử, mỗi tác phẩm tự nó có một bản sắc, một sinh mệnh, những lời bàn nhắm vào tác giả -- nói trắng ra là tư cách của tác giả -- có thể làm thay đổi mức độ tiếp nhận tác phẩm nhưng không làm thay đổi giá trị của tác phẩm. Rồi tôi lại nghĩ, có lẽ phải mất một thời gian khá lâu, có khi tới một hay hai thế hệ sau nữa, người ta mới có thể tách rời tác phẩm ra khỏi những dấu vết lấm lem của tác giả. Đó là lớp quần chúng không trực tiếp chịu ảnh hưởng những hệ luỵ chính trị của thời đại này.

(nhn)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm