Xe cán chó

Nguyễn Quang A - Chuyện cờ Đỏ , cờ Vàng

Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan và nhiều cuộc thương thuyết trong chuyển đổi dân chủ đã cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong các cuộc thương lượng
Chủ tịch Trương Tấn Sang đứng dưới cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa tại lễ kỷ niệm Hội nghị Băngdung

Chuyện lá cờ là chuyện về biểu tượng và dễ gây tranh cãi và chia rẽ. 

Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan và nhiều cuộc thương thuyết trong chuyển đổi dân chủ đã cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong các cuộc thương lượng như vậy là “không thảo luận các vấn đề mang tính biểu tượng,” bởi vì các bên “giải quyết tương lai và tránh tranh cãi về quá khứ…. nếu chúng ta bắt đầu lao vào các cuộc thảo luận về những cái sai trong quá khứ chúng ta sẽ không đạt được bất cứ thứ gì. Chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta nhìn vào các thứ khác nhau của quá khứ theo những cách khác nhau, và rằng chúng ta đã có tầm nhìn khác nhau về các vấn đề mang tính biểu tượng khác nhau.” (Bàn Tròn Ba Lan tr. 167).

Tại Việt Nam chưa có cuộc thương thảo bàn tròn về dân chủ hóa như vậy, nên có thể là hữu ích đi thảo luận về các vấn đề biểu tượng trên tinh thần xây dựng, hòa giải dân tộc. Còn khi Bàn tròn Việt Nam xảy ra thì trong Bàn tròn đó không nên thảo luận về các vấn đề biểu tượng (tức là có thể thảo luận trước và sau Bàn tròn, nhưng luôn lấy hòa giải dân tộc, đoàn kết dân tộc làm trọng).

Xuất xứ và tác giả của cờ đỏ sao vàng còn nhiều tranh cãi (xem Lao Động 21/03/2006), song có sự đồng thuận rằng nó là lá cờ của Mặt trận Việt Minh, sau đó ngày 02/03/1946 nó được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biểu quyết lấy làm quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được xác nhận trong Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959 của VNDCCH và Hiến pháp 1976 của Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định sử dụng lá cờ này làm quốc kỳ của VNDCCH và CHXHCN Việt Nam cho đến nay (tuy có thay đổi về tỷ lệ kích thước và hình đáng ngôi sao vàng). Cho đến tháng 12/1972 VNDCCH đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 49 quốc gia; đến 1975 VNDCCH đã bắt đầu tham gia tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Y tế Thế giới (WHO). Năm 1975 VNDCCH và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam làm đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, nhưng bị Hoa Kỳ phủ quyết.  

Cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (1948-1955) có xuất xứ từ cờ vàng ba sọc đỏ (với sọc đỏ giữa có một nét đứt, ba sọc đỏ tạo thành quẻ ly nên cờ còn được gọi là cờ quẻ ly) của Đế quốc Việt Nam (hình thành sau khi vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11/3/1945). Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) tiếp tục sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ của Quốc gia Việt Nam làm quốc kỳ. Tính đến 1975 Cộng Hòa Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới, và đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như FAO, IAEA, ICAO, ILO, ITU, UNESCO, UNICEF, UPU, WHO, WMO, IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu. Năm 1957 Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc bỏ phiếu để VNCH vào Liên hiệp quốc với 48 phiếu thuận và 8 phiếu chống, nhưng Liên Xô đã phủ quyết.

Từ ngày 18 đến 25 tháng Tư năm 1955 cả VNDCCH lẫn VNCH đã đều tham dự Hội nghị Á-Phi tại Bangdung, Indonesia, tiền thân của NAM-Phong trào Không Liên kết mà CHVN không tham gia (VNDCCH không tham dự các hội nghị 1961, 1964, 1970 của NAM, nhưng hội nghị 1973 có sự tham dự của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và từ 1976 đến 2003 có sự tham gia của CHXHCNVN).

Có thể thấy trong suốt 20 năm trước 1975 trên lãnh thổ Việt Nam có hai quốc gia: VNDCCH và CHVN với hai quốc kỳ khác nhau.

Từ 2/7/1976 Cộng hòa XHCNVN đã quyết định lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của CHXHCNVN (sửa lại tỷ lệ kích thước và hình dáng ngôi sao: các cánh sao thẳng chứ không bầu như cờ của VNDCCH). Cho đến nay CHXHCNVN đã có quan hệ ngoại giao với 186 quốc gia trên thế giới và các quốc gia này công nhận lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của CHXHCNVN.

Từ 30/4/1975 CHVN chấm dứt sự tồn tại và lá quốc kỳ của của CHVN không còn là biểu tượng của một quốc gia. Tuy nhiên, một phần không nhỏ của cộng đồng người Việt Nam đã gắn bó với lá này: tại Việt Nam họ không thể bày tỏ thái độ do sự cấm đoán, nhưng phần lớn những người Việt ở nước ngoài vẫn tôn trọng lá cờ đó, nhất là cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, và họ đã đấu tranh để chính quyền nhiều bang công nhận lá cờ đó như biểu tượng hợp pháp của cộng đồng người Việt tại địa phương (đến tháng Sáu, 2015 đã có 14 tiểu bang, 7 quận hạt và trên 90 thành phố tại Mỹ, một số thành phố tại Australia và Canada đã công nhận như vậy).

Như thế, cho đến nay cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của CHXHCNVN được hầu như tất cả các nước trên thế giới công nhận; cờ vàng ba sọc đỏ không còn là quốc kỳ của CHVN (do nó đã không còn tồn tại sau 1975) nhưng lá cờ này được công nhận là lá cờ hợp pháp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở nhiều bang, hạt và thành phố tại Hoa Kỳ cũng như vài nơi tại Autralia và Canada.

Đó là những sự thực lịch sử mà không ai có thể chối cãi.

Những ai thực sự muốn hòa giải dân tộc cần tìm hiểu người Mỹ đã đối xử với nhau như thế nào sau khi Miền Bắc đã đánh bại Miền Nam trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài từ ngày 12/04/1861 đến ngày 9/04/1865 (khi tướng Lee của quân Miền Nam đầu hàng tướng Grant của Miền Bắc). Tướng Lee được tôn trọng, quân Miền Nam được tôn trọng và cho đến ngày nay dân Mỹ tôn vinh cả hai đội quân (với các bảo tàng, tượng đài, nghĩa địa, cờ xí của cả hai bên đều được tôn trọng, thậm chí Nghĩa địa Quốc gia tại Arlington sau này đã có thêm một khu để đưa các liệt sĩ Miền Nam được cải táng vào chung với các liệt sĩ Miền Bắc). 

Muốn thực sự hòa giải dân tộc, chúng ta phải tôn trọng lịch sử, phải đối xử với các biểu tượng (cờ, quốc ca, tượng đài, nghĩa địa, các loại sắc phục,…) của các bên với sự kính trọng thực sự. Và việc này đòi hỏi sự nỗ lực phi thường của cả hai phía, nhất là của “bên thắng cuộc.”

Nhân kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á-Phi (Hội nghị Bangdung) được nhắc đến ở điểm 3 kể trên, nước chủ nhà Indonesia đã tôn trọng lịch sử khi thượng cờ của VNCH cạnh cờ của VNDCCH cùng quốc kỳ của các quốc gia khác đã tham dự hội nghị tại lễ kỷ niệm được tổ chức tại Jakarta ngày 24/04/2015 với sự tham dự của Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang. Chủ tịch CHXHCNVN Trương Tấn Sang đã đứng dưới hàng cờ đó và được trang thông tin của Lễ kỷ niệm loan tải (Chủ tịch Trương Tấn Sang đứng ở góc trái bên dưới của bức ảnh, cờ của VNCN và cờ của VNDCCH cạnh nhau trong hàng cờ trước ở vị trí thứ hai và thứ ba ở góc phải phía trên của bức ảnh).
.
Tôi cho rằng việc làm của Chủ tịch Trương Tấn Sang một cử chỉ tốt hướng tới sự hòa giải dân tộc (đáng tiếc báo chí Việt Nam đã không đăng bức ảnh này).

Đã đến lúc chúng ta, những người Việt ở trong nước và trên khắp Thế giới, nên nhìn nhận các vấn đề biểu tượng (trong trường hợp này là cờ đỏ, cờ vàng) trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hướng tới sự hòa giải dân tộc và xây dựng sự đoàn kết dân tộc. 

Người Việt ở nước ngoài, nơi mà cộng đồng người Việt lấy cờ vàng làm biểu tượng, khi về nước phải tôn trọng quốc kỳ của CHXHCNVN (như họ phải tôn trọng các biểu tượng quốc gia của nước sở tại khi họ đến bất kỳ quốc gia nào khác). Khi người trong nước có dịp gặp gỡ cộng đồng người Việt ở nước ngoài vào lúc họ tụ tập dưới lá cờ vàng thì cũng phải tôn trọng sự lựa chọn biểu tượng của bà con. Trong một số cuộc tập hợp đông đảo người Việt ở nước ngoài, ở một số nước như Đức, Nhật…, đặc biệt là khi mit tinh, tuần hành phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đôi khi đã có sự đồng lòng, sát cánh giữa những nhóm người mang cờ đỏ và nhóm người mang cờ vàng. Đó là hiện tượng đáng mừng trong quá trình phấn đấu hòa giải, hòa hợp dân tộc, cho tới khi đạt được sự thống nhất cùng đứng dưới một lá cờ chung là biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam đồng thời cũng vẫn tôn trọng các biểu tượng lịch sử khác.

Là người cổ vũ cho sự hòa giải dân tộc, tôi nghĩ rằng chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể hàn gắn các vết thương còn rỉ máu của dân tộc; làm ngược lại chỉ càng khoét sâu các vết thương đó và làm như thế thực sự phục là vụ cho các thế lực chống lại dân tộc chúng ta. Hãy phá bỏ các bức tường ngăn cách những người Việt chúng ta, thay vì dựng lên những bức tường như vậy nhân danh bất cứ thứ gì!

Bất kể hành động nào theo tinh thần như vậy từ bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều nên được hoan nghênh, ngược lại bất cứ việc khoét sâu thù hận, chia rẽ phải bị lên án

(Nguyễn Quang A FB)

Bàn ra tán vào (4)

Trần Thế
Còn hơn nữa thế kỷ qua Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã xúi giục dân Việt chia rẽ bắn giết nhau thì xoá bỏ quên luôn phải không ông NQ A?

----------------------------------------------------------------------------------

Truong tran
Xin mượn lời người trên mạng , trả lời cho bài viết này ,sau khi nhuận chính : Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống hoài? Xã hội ,đạo đức miền Nam đang tốt đẹp bỗng nhiên biến thành địa ngục của lừa lọc, tráo trở, cướp bóc, đâm chém…. Nhân phẩm rũ áo ra đi, tình người đâm đầu tháo chạy để nhường chỗ cho sức mạnh của đồng tiền vật chất và sự dối trá lật lọng của xã hội chủ nghĩa. Trong nhà đâm chém nhau, ra đường thì cướp giật, mở miệng đã chửi thề, thấy của là "chôm" ngay… đó là sản phẩm của xã hội chủ nghĩa với nền văn hóa đỏ, là đỉnh cao trí tuệ của loài người mà cộng sản đã hăm hở đưa từ Bắc vào. Bậc phu huynh đau lòng khi bạo quyền áp đặt việc giáo dục để biến thế hệ trẻ thành những con thiêu thân trụy lạc, dốt nát, mù quáng và cuồng tín để rồi chỉ biết phục vụ và sống chết cho đảng ! Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt Cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn. - Bài học số 1: Việt Cộng giết người Quốc Gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt Cộng muốn cướp quyền lãnh đạo đất nước, để có thể toàn quyền làm tay sai cho Cộng Sản quốc tế trước kia, và nay cho quan thầy Trung Cộng. - Bài học số 2: Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt Cộng đã giết biết bao người dân vô tội, giết ngay cả những người mà có lẽ chẳng bao lâu trước đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt Cộng. - Bài học số 3: Ký kết ngưng bắn với Việt Cộng chưa ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân 1968. - Bài học số 4: Việt Cộng xé ngay bản hòa đàm Paris mà chúng vừa ký 1973. Đánh chiếm Phước Long ,vượt sông Thạch Hãn ... - Bài học số 5: Trường học Cai Lậy, nơi bao trẻ thơ đang ê a bên trang sách, sao lại là mục tiêu pháo kích của Việt Cộng? Sao Việt Cộng lại nhẫn tâm bắn vào hàng ngàn đồng bào vô tội đang trốn chạy "giải phóng quân" trên đại lộ kinh hoàng? - Bài học số 6: "Nhà nước thông báo để nhân dân đừng tin vào các tin đồn thất thiệt. Nhà nước sẽ không đổi tiền". Và việc đổi tiền, thực chất là một cuộc ăn cướp tài sản của người dân miền Nam, được tiến hành chỉ một ngày sau đó. Đây là một hành động thổ phỉ , chứ không phải là một nhà nước pháp trị . 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa đổi lấy 1 đồng tiền Hồ ! Việt Cộng có cái gì để mà đổi ? - Bài học số 7: "Ngày mai em sẽ chở các con đến đây thăm anh". Mẹ tôi bịn rịn chia tay Ba tôi sau khi chở Ba tôi đến địa điểm tập trung "cải tạo". - "Em về ráng lo cho Thầy Mẹ và các con. Đêm nay chắc chắn anh sẽ bị đem đi nơi khác. Và em cũng đừng mong anh sẽ về sau 10 ngày " Ba tôi căn dặn. - "Nhưng...Cách mạng thông báo tập trung 10 ngày mà ! " Mẹ tôi trả lời. Ôi thương thay cho người dân hiền lành, thật thà của đất nước tôi. Và chắc đâu đó ở Hà Nội, đã có một nhóm người ngồi cười khoái trá. Trên đây là một ít trong số những bài học "cơ bản" mà tôi luôn tự nhắc mình và “không bao giờ cho phép mình quên ! ” Có nhiều người cho rằng Việt Cộng đã thay đổi rồi. Với tôi, Việt Cộng chỉ là một loài tắc kè dỏm và hạ cấp. Nó thay đổi màu để tồn tại, để tiếp tục lừa bịp, che đậy cái bản chất bất biến của chúng là tàn ác và đê hèn. Với những người cùng một dòng máu Việt thì chúng chẳng chừa một hành vi bẩn thỉu nào, nhưng với kẻ thù phương Bắc, kẻ thù mà ngàn năm trước cha ông ta đã chỉ mặt đặt tên, thì chúng lại quì gối . Khi đọc bản tin Giang Trạch Dân vào tắm ở Đà nẵng, rồi vào Saigon gặp mặt hoa kiều Chợ Lớn, sau đó mới bay ra Hà nội để gặp bọn đàn em ở Ba Đình, lòng tôi sôi sục căm hờn, tủi nhục. Với cái thằng Tàu phù này, Việt Nam xem chừng chỉ là cái ao làng của nó. Khi đọc bản tin thấy đám du khách Trung Cộng phất cờ, đón đuốc thế vận trên đường phố Saigon trong khi những người dân Việt bị cô lập, bị đẩy ra xa, tôi biết rằng tôi vẫn còn sáng suốt. Tôi thấy rõ cái tồi tệ, xấu xa của Việt Cộng dù đang được che đậy dưới một cái áo màu mè bên ngoài của một con tắc kè. Ngày xưa Việt Cộng gọi chúng con là đĩ điếm bám chân "đế quốc" thì nay là "khúc ruột ngàn dặm", một khúc ruột mà hàng năm có thể gửi về trong nước gần 10 tỉ "tiền đế quốc". Bao nhiêu đồng bào nghèo lê lết sống bên Cambodia hay còn kẹt lại Philippines, bao nhiêu công nhân làm "tôi mọi" khắp nơi, bao nhiêu cô gái bán thân khắp vùng Đông Nam Á, thì sao họ không là "khúc ruột"? Việt cộng giết dân miền Bắc trong "cải cách ruộng đất", chôn sống dân miền Trung trong Mậu Thân, đày đọa, thủ tiêu quân cán chính miền Nam sau ngày "giải phóng" . Nay Việt cộng lại tiếp tục cướp đất của bao người dân thấp cổ, bé miệng, tiếp tục tàn phá quê hương, phá bỏ đạo đức con người . Người dân đã chẳng những "một nhịn", mà trăm ngàn "nhịn", mà "lành" vẫn không thấy. Ông Bà kính, làm sao có "lành" với quỷ? Việt Cộng đánh đồng bào con thê thảm trong "cải cách ruộng đất". Việt Cộng chôn sống đồng bào con trong Tết Mậu Thân. Việt Cộng đánh gia đình con và biết bao gia đình miền Nam tan nát sau "ngày giải phóng". Việt Cộng đày đọa áp bức dân con đến nổi dân chúng miền Nam phải rời bỏ quê hương vượt biển Đông. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mình, ô nhục, nhơ nhớp dưới tay hải tặc. Nay Việt Cộng tiếp tục đánh phá các Cộng Đồng người Việt hải ngoại, nơi chúng con đang xây dựng lại cuộc sống mới cho thế hệ mai sau. Con có cực đoan không khi con chống Cộng hay là Việt Cộng đã thay đổi chăng? Con sẽ còn chống Cộng ngay cả khi Việt Cộng không còn trên quê hương con . Ngày quê hương thanh bình, con sẽ về lại vùng quê Mỹ Tho hiền hòa, mở ngôi trường dạy các em nhỏ . Con chắc chắn sẽ kể cho các em nghe tội ác của Việt Cộng , nhắc cho các em những kinh nghiệm thương đau của cha ông . Với một hy vọng các em sẽ không bao giờ để cái chủ nghĩa quái thai này xuất hiện một lần nữa trên đất nước thân yêu dưới bất kỳ hình thức nào . Nguyễn Khánh Vũ

----------------------------------------------------------------------------------

người Saigon trước 1975
Bài viết của một tên lưu manh mang bảng hiệu trí thức trước sau sau trước hắn cũng chỉ là thằng văn nô cho bọn việt cộng. Này nhé không có chuyện người Mĩ , người Úc ... gốc Việt biều tình chống việt cộng hay Trung Quốc mà chúng tôi chấp nhận cây cờ Phúc Kiến của việt cộng . Nhắc cho thằng tiến sĩ mày nhớ là cờ vàng có từ thời Cụ Phan Thanh Giản đi xứ hay xa hơn nữa chứ không như tên tiến sỉ nghu - dấu hỏi chữ h - đã nói. Xác nhận hi vọng tên tiến sỉ - dấu hỏi - này có chút ít thông minh nhận rõ rằng LÁ CỜ VÂNG BA SỌC ĐỎ ĐƯỢC TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CHỘNG CỘNG SẢN TÔN TROĐNG VÀ BẢO VỆ MỘT CÁCH TUYỆT ĐỐI. Cút đi con khỉ già trường sơn đội lốt trí thức thứ trí thức giả hiệu . Nói láo như vẹm vu vơ vờ vịt vụn vặt

----------------------------------------------------------------------------------

SR
Tay cầm CỜ ĐỎ chống Tàu....Khác gì lông ngỗng Mỵ Châu đã dùng.......Cờ này,lông ấy đã từng,,,,,,,,Dẫn đường cho giặc truy lùng giết ta.......Đồng bào sáng suốt nhận ra :.......Vì màu cờ máu,nước nhà đảo điên

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Quang A - Chuyện cờ Đỏ , cờ Vàng

Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan và nhiều cuộc thương thuyết trong chuyển đổi dân chủ đã cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong các cuộc thương lượng
Chủ tịch Trương Tấn Sang đứng dưới cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa tại lễ kỷ niệm Hội nghị Băngdung

Chuyện lá cờ là chuyện về biểu tượng và dễ gây tranh cãi và chia rẽ. 

Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan và nhiều cuộc thương thuyết trong chuyển đổi dân chủ đã cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong các cuộc thương lượng như vậy là “không thảo luận các vấn đề mang tính biểu tượng,” bởi vì các bên “giải quyết tương lai và tránh tranh cãi về quá khứ…. nếu chúng ta bắt đầu lao vào các cuộc thảo luận về những cái sai trong quá khứ chúng ta sẽ không đạt được bất cứ thứ gì. Chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta nhìn vào các thứ khác nhau của quá khứ theo những cách khác nhau, và rằng chúng ta đã có tầm nhìn khác nhau về các vấn đề mang tính biểu tượng khác nhau.” (Bàn Tròn Ba Lan tr. 167).

Tại Việt Nam chưa có cuộc thương thảo bàn tròn về dân chủ hóa như vậy, nên có thể là hữu ích đi thảo luận về các vấn đề biểu tượng trên tinh thần xây dựng, hòa giải dân tộc. Còn khi Bàn tròn Việt Nam xảy ra thì trong Bàn tròn đó không nên thảo luận về các vấn đề biểu tượng (tức là có thể thảo luận trước và sau Bàn tròn, nhưng luôn lấy hòa giải dân tộc, đoàn kết dân tộc làm trọng).

Xuất xứ và tác giả của cờ đỏ sao vàng còn nhiều tranh cãi (xem Lao Động 21/03/2006), song có sự đồng thuận rằng nó là lá cờ của Mặt trận Việt Minh, sau đó ngày 02/03/1946 nó được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biểu quyết lấy làm quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được xác nhận trong Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959 của VNDCCH và Hiến pháp 1976 của Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định sử dụng lá cờ này làm quốc kỳ của VNDCCH và CHXHCN Việt Nam cho đến nay (tuy có thay đổi về tỷ lệ kích thước và hình đáng ngôi sao vàng). Cho đến tháng 12/1972 VNDCCH đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 49 quốc gia; đến 1975 VNDCCH đã bắt đầu tham gia tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Y tế Thế giới (WHO). Năm 1975 VNDCCH và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam làm đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, nhưng bị Hoa Kỳ phủ quyết.  

Cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (1948-1955) có xuất xứ từ cờ vàng ba sọc đỏ (với sọc đỏ giữa có một nét đứt, ba sọc đỏ tạo thành quẻ ly nên cờ còn được gọi là cờ quẻ ly) của Đế quốc Việt Nam (hình thành sau khi vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11/3/1945). Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) tiếp tục sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ của Quốc gia Việt Nam làm quốc kỳ. Tính đến 1975 Cộng Hòa Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới, và đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như FAO, IAEA, ICAO, ILO, ITU, UNESCO, UNICEF, UPU, WHO, WMO, IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu. Năm 1957 Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc bỏ phiếu để VNCH vào Liên hiệp quốc với 48 phiếu thuận và 8 phiếu chống, nhưng Liên Xô đã phủ quyết.

Từ ngày 18 đến 25 tháng Tư năm 1955 cả VNDCCH lẫn VNCH đã đều tham dự Hội nghị Á-Phi tại Bangdung, Indonesia, tiền thân của NAM-Phong trào Không Liên kết mà CHVN không tham gia (VNDCCH không tham dự các hội nghị 1961, 1964, 1970 của NAM, nhưng hội nghị 1973 có sự tham dự của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và từ 1976 đến 2003 có sự tham gia của CHXHCNVN).

Có thể thấy trong suốt 20 năm trước 1975 trên lãnh thổ Việt Nam có hai quốc gia: VNDCCH và CHVN với hai quốc kỳ khác nhau.

Từ 2/7/1976 Cộng hòa XHCNVN đã quyết định lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của CHXHCNVN (sửa lại tỷ lệ kích thước và hình dáng ngôi sao: các cánh sao thẳng chứ không bầu như cờ của VNDCCH). Cho đến nay CHXHCNVN đã có quan hệ ngoại giao với 186 quốc gia trên thế giới và các quốc gia này công nhận lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của CHXHCNVN.

Từ 30/4/1975 CHVN chấm dứt sự tồn tại và lá quốc kỳ của của CHVN không còn là biểu tượng của một quốc gia. Tuy nhiên, một phần không nhỏ của cộng đồng người Việt Nam đã gắn bó với lá này: tại Việt Nam họ không thể bày tỏ thái độ do sự cấm đoán, nhưng phần lớn những người Việt ở nước ngoài vẫn tôn trọng lá cờ đó, nhất là cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, và họ đã đấu tranh để chính quyền nhiều bang công nhận lá cờ đó như biểu tượng hợp pháp của cộng đồng người Việt tại địa phương (đến tháng Sáu, 2015 đã có 14 tiểu bang, 7 quận hạt và trên 90 thành phố tại Mỹ, một số thành phố tại Australia và Canada đã công nhận như vậy).

Như thế, cho đến nay cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của CHXHCNVN được hầu như tất cả các nước trên thế giới công nhận; cờ vàng ba sọc đỏ không còn là quốc kỳ của CHVN (do nó đã không còn tồn tại sau 1975) nhưng lá cờ này được công nhận là lá cờ hợp pháp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở nhiều bang, hạt và thành phố tại Hoa Kỳ cũng như vài nơi tại Autralia và Canada.

Đó là những sự thực lịch sử mà không ai có thể chối cãi.

Những ai thực sự muốn hòa giải dân tộc cần tìm hiểu người Mỹ đã đối xử với nhau như thế nào sau khi Miền Bắc đã đánh bại Miền Nam trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài từ ngày 12/04/1861 đến ngày 9/04/1865 (khi tướng Lee của quân Miền Nam đầu hàng tướng Grant của Miền Bắc). Tướng Lee được tôn trọng, quân Miền Nam được tôn trọng và cho đến ngày nay dân Mỹ tôn vinh cả hai đội quân (với các bảo tàng, tượng đài, nghĩa địa, cờ xí của cả hai bên đều được tôn trọng, thậm chí Nghĩa địa Quốc gia tại Arlington sau này đã có thêm một khu để đưa các liệt sĩ Miền Nam được cải táng vào chung với các liệt sĩ Miền Bắc). 

Muốn thực sự hòa giải dân tộc, chúng ta phải tôn trọng lịch sử, phải đối xử với các biểu tượng (cờ, quốc ca, tượng đài, nghĩa địa, các loại sắc phục,…) của các bên với sự kính trọng thực sự. Và việc này đòi hỏi sự nỗ lực phi thường của cả hai phía, nhất là của “bên thắng cuộc.”

Nhân kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á-Phi (Hội nghị Bangdung) được nhắc đến ở điểm 3 kể trên, nước chủ nhà Indonesia đã tôn trọng lịch sử khi thượng cờ của VNCH cạnh cờ của VNDCCH cùng quốc kỳ của các quốc gia khác đã tham dự hội nghị tại lễ kỷ niệm được tổ chức tại Jakarta ngày 24/04/2015 với sự tham dự của Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang. Chủ tịch CHXHCNVN Trương Tấn Sang đã đứng dưới hàng cờ đó và được trang thông tin của Lễ kỷ niệm loan tải (Chủ tịch Trương Tấn Sang đứng ở góc trái bên dưới của bức ảnh, cờ của VNCN và cờ của VNDCCH cạnh nhau trong hàng cờ trước ở vị trí thứ hai và thứ ba ở góc phải phía trên của bức ảnh).
.
Tôi cho rằng việc làm của Chủ tịch Trương Tấn Sang một cử chỉ tốt hướng tới sự hòa giải dân tộc (đáng tiếc báo chí Việt Nam đã không đăng bức ảnh này).

Đã đến lúc chúng ta, những người Việt ở trong nước và trên khắp Thế giới, nên nhìn nhận các vấn đề biểu tượng (trong trường hợp này là cờ đỏ, cờ vàng) trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hướng tới sự hòa giải dân tộc và xây dựng sự đoàn kết dân tộc. 

Người Việt ở nước ngoài, nơi mà cộng đồng người Việt lấy cờ vàng làm biểu tượng, khi về nước phải tôn trọng quốc kỳ của CHXHCNVN (như họ phải tôn trọng các biểu tượng quốc gia của nước sở tại khi họ đến bất kỳ quốc gia nào khác). Khi người trong nước có dịp gặp gỡ cộng đồng người Việt ở nước ngoài vào lúc họ tụ tập dưới lá cờ vàng thì cũng phải tôn trọng sự lựa chọn biểu tượng của bà con. Trong một số cuộc tập hợp đông đảo người Việt ở nước ngoài, ở một số nước như Đức, Nhật…, đặc biệt là khi mit tinh, tuần hành phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đôi khi đã có sự đồng lòng, sát cánh giữa những nhóm người mang cờ đỏ và nhóm người mang cờ vàng. Đó là hiện tượng đáng mừng trong quá trình phấn đấu hòa giải, hòa hợp dân tộc, cho tới khi đạt được sự thống nhất cùng đứng dưới một lá cờ chung là biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam đồng thời cũng vẫn tôn trọng các biểu tượng lịch sử khác.

Là người cổ vũ cho sự hòa giải dân tộc, tôi nghĩ rằng chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể hàn gắn các vết thương còn rỉ máu của dân tộc; làm ngược lại chỉ càng khoét sâu các vết thương đó và làm như thế thực sự phục là vụ cho các thế lực chống lại dân tộc chúng ta. Hãy phá bỏ các bức tường ngăn cách những người Việt chúng ta, thay vì dựng lên những bức tường như vậy nhân danh bất cứ thứ gì!

Bất kể hành động nào theo tinh thần như vậy từ bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều nên được hoan nghênh, ngược lại bất cứ việc khoét sâu thù hận, chia rẽ phải bị lên án

(Nguyễn Quang A FB)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm