Sức khỏe và đời sống
Nguyễn Quý Đại: Hai Lúa Đi Malaysia
Giã
từ Singapore chúng tôi đi xe bus đến Kuala Lumpur, mỗi người trả 22$.
Xe có máy lạnh, ghế ngồi thỏa mái sạch sẽ, nhưng thiếu Toilet. (So với
xe bus ở Đức thì đầy đủ tiện nghi hơn, trên xa lộ có nhiều chỗ để nghỉ).
Ra khỏi biên giới Singapore du khách trình Passport đóng dấu xuất cảnh,
lên xe đi tiếp đến biên giới Malaysia phải lấy hành lý, làm thủ tục
nhập cảnh, Quan thuế xét hành lý rất nhanh. Hai bên xa lộ của Malaysia
là núi rừng trồng nhiều cây giống như cây dừa nhưng chưa có trái, đường
rộng nhưng vắng xe du lịch không có cây xăng, hay quán ăn nhiều như bên
Mỹ, dân cư thưa thớt. Thời gian dài khoảng 5 tiếng nghỉ một lần để ăn
trưa, quán ăn nhanh không có gì đặc biệt, mỗi món ăn khoảng 3-5$ (USD).
Tiền Malaysia Ringgit (MYR) 1.MYR = 4,411€. Chúng ta đừng ngạc nhiên
nhưng nhân viên phục vụ, họ không đeo găng tay bốc các món như chiên,
nướng bỏ vào diã vì họ quen ăn bốc.
Xe đến bến gần ga Kuala Lumpur, nếu gọi Taxi phải hỏi giá trước khi lên
xe, xem google maps để biết bao xa? Chúng tôi chỉ tốn 5$ là đến Hotel (ở
Phi trường Taxi chạy theo đồng hồ, nơi nầy có 2 hãng xe, nếu lấy xe
Taxi Airport phải trả 1$ cho quầy phục vụ, xe chạy đến nơi bấm số tiền
cộng thêm 2,5$, đi xe hãng khác thì không tính thêm tiền, dù quầy phục
vụ cũng gần đó).
Phong cảnh chung quanh Hotel nhiều Shopping lớn rất sang trọng, những
công trình đang xây cất là những building cao bằng kính, là nhà cho dân
và văn phòng làm việc của các Cty. Buổi chiều đi dạo phố, chúng tôi gặp
rất nhiều người khiếm thị, trên đường có nhiều chỗ lồi lõm mà họ cầm gậy
dò đường đi được, đến khu phố bình dân, đời sống người dân còn nghèo,
chung cư cũ, rêu phong, Chợ phiên buổi sáng buôn bán giống như bên Việt
Nam, tiểu thương có tiệm nhỏ trước cửa nhà, còn những người buôn gánh,
bán bưng đủ các loại ngồi dọc theo hai bên đường. Họ làm cá, làm thịt gà
tại chỗ, nước đổ ra đường bốc mùi hôi, những quán ăn lụp sụp, khách
ngồi trên những cái ghế thấp bằng nhựa đủ màu… Vào khu của người Ấn cũng
không khá hơn những con hẽm nhỏ không khí nặng mùi cà ri, các chú Ấn
bịt khăn trên đầu, ngồi bốc ăn cơm gà cà ri. Theo phong tục người Ấn,
Malaysia…. Họ có thói quen ăn bằng tay (ăn bốc), phổ biến trong tất cả
các tầng lớp xã hội. Ít khi sử dụng dao, nĩa, thìa, đũa, họ để thức ăn
lên đĩa, cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải, ăn bằng tay trái
là điều cấm kị, tay trái được coi là mất vệ sinh vì được sử dụng đến
vấn đề vệ sinh… Phong tục này phổ biến cả ở Trung Đông và một số Quốc
gia ở Phi châu.
Malaysia là một Quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa. Ảnh hưởng văn hoá
giữa Đông Phương và Tây Phương kết hợp với những nét đẹp của truyền
thống văn hóa bản địa tạo thêm sự phong phú, đặc điểm này đóng một vai
trò lớn trong chính trị quốc gia. Hơn 60 % dân số Malaysia theo đạo Hồi.
Hồi giáo được gọi là Quốc giáo, Malaysia theo quân chủ lập hiến liên
bang tại Đông Nam Á, bao gồm 13 tiểu bang diện tích 330.242 km².
Malaysia theo địa lý thiên nhiên bị tách làm hai phần qua biển Đông:
Malaysia bán đảo và Borneo, dân số Malaysia trên 28,50 triệu. Malaysia
có biên giới trên bộ giáp với Thái Lan, Indonesia, và Brunei. Biên giới
trên biển giáp với Singapore, Việt Nam, và Philippines.
Từ
thế kỷ 18, các vương quốc Malaysia bị lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các
lãnh thổ bị Anh Quốc chiếm đóng gọi là các khu định cư Eo biển. Malaysia
và các bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946.
Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya năm 1948, và giành được
độc lập ngày 31.8.1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak và
Singapore ngày 16.9.1963, danh xưng Malaya thêm chữ si thành Malaysia.
Năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.
Từ khi độc lập Malaysia trở thành một trong những nước có nền kinh tế
phát triển tại Á châu. Kinh tế Malaysia phát triển nhờ tài nguyên thiên
nhiên, ngày nay Malaysia có một nền kinh tế vững mạnh, theo GDP được xếp
thứ ba tại Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Malaysia là một thành
viên sáng lập của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao
Đông Á và Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo và là một thành viên của Diễn Đàn Hợp
Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, Thịnh Vượng Chung Các Quốc gia và
Phong Trào Không Liên Kết. (Tài liệu theo Wikipedia).
Thủ đô Kuala Lumpur có diện tích 243 km² và dân số hơn 1,6 triệu là nơi
đặt trụ sở của Quốc hội Malaysia, các cơ quan tư pháp liên bang. Cung
điện của Quốc vương Malaysia là Istana Negara. Kuala Lumpur là trung tâm
văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia, nhiều trường Đại học lớn đủ
các ngành.
Tháp đôi Petronas Twin Towers, là cao ốc nổi tiếng tại Kuala Lumpur. Từ
năm 1991 công ty dầu quốc gia Petronas quyết định dự án xây dựng tháp
đôi mãi đến tháng 3 năm 1993 khởi công xây đến ngày 31.8.1999 hai tòa
nhà chọc trời chính thức khai trương. Tòa tháp đôi này đã từng là tòa
nhà cao nhất thế giới khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao 452m, 88
tầng, (diện tích của một tầng là 494,3m², chiều cao trần là 2,65m). Giữa
tầng 41 và 42 nối giữa hai tòa tháp với một cây cầu thép / Skybridge
dài 58,4m nặng 750 tấn. Mặt tiền bao gồm 83.500m² thép không rỉ và
77.000m² kính, tạo thành 32.000 cửa sổ và 1.800 cửa lớn của hai tòa
tháp. Trọng lượng của 1 tháp cả beton và thép khoảng 300.000 tấn. Trọng
lượng nặng nề của hai tòa tháp, do sự thay thế một phần của thép bằng bê
tông cốt thép, làm giảm rung động gây ra bởi gió, 16 trụ cột ngầm mỗi
tháp, khi những trụ cột bị phá hủy trong hai tòa tháp, sự ổn định của
Twin Towers sẽ vẫn không bị đe dọa.
Tháp đôi nầy là một trong 8 tháp cao nhất thế giới. Để giữ an toàn cho
tháp, 5 tầng hầm bãi đậu xe có 5.400 chỗ, không nằm dưới những nền tảng
của tháp, mà được xây dựng ở một bên cạnh chân tháp. Dưới tòa tháp là
shopping Suria KLCC nhiều cửa hàng sang trọng và nhiều nhà hàng tha hồ
chọn món ăn ưa thích, ăn kem tính bằng trọng lượng không tính bằng ly.
Viện bảo tàng “Petrosains”, phòng hòa nhạc lớn 865 chỗ ngồi
(Philharmonie Malaysia) phòng trưng bày nghệ thuật và hàng trăm văn
phòng… Rất tiếc chúng tôi không mua được Ticket để lên trên tháp nhìn
xuống Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo
hiểm, bất động sản, truyền thông, dầu hỏa, điện tử, cơ khí và nghệ
thuật…. Kuala Lumpur dân cư gồm ba dân tộc chính: người Mã Lai, người
Hoa và người Ấn, ngoài ra còn có người Kadazan, người Iban và các sắc
tộc bản địa từ Đông Malaysia và Malaysia bán đảo
Du
lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, 8,9 triệu
du khách mỗi năm đến Kuala Lumpur là thành phố đông dân nhất tại
Malaysia, với dân số 1,6 triệu. Sự phát triển của Malaysia phải cần
người lao động đến từ Indonesia, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Bangladesh,
Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và Việt Nam. Kuala Lumpur là một thành phố
tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết các tòa nhà
xây từ thời thuộc địa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhà thích
nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.
Phương tiện công cộng trong thành phố rất tiện lợi, xe bus chạy miễn phí
có 3 tuyến đường màu: xanh, đỏ và tím, qua các khu phố lớn, khu thương
mãi hay phong cảnh đẹp. Giống như loại xe “hop on hop off”, tuy nhiên
phải chú ý xuống xe chuyển sang màu khác không nằm cùng một đường phải
tìm trạm xe ở một góc đường nào đó, du khách phải cầm theo bản đồ có
tuyến xe bus công cộng. Các khu thương mại bán quần áo đẹp, “made in Malaysia”
phẩm chất tốt giá rẻ hơn bên Singapore, thức ăn rất đa dạng không đắt
lắm. Đến China Town (Petaling Street) chơi cho biết nơi nầy cũng không
có gì đặc biệt, buổi tối khu chợ bán áo quần, nhiều người bán hơn người
mua, họ mời khách nhưng không có lôi kéo, giá rẻ vì hàng phần lớn copy.
Nhiều quán ăn bình dân vịt quay vàng, cánh gà chiên bơ, cá nướng… thực
khách phân đông là người Tàu nhưng không bán thịt heo quay vì xứ nầy
phần đông theo đạo Hồi. Nồi đậu hủ lớn bên bếp lửa hồng bốc mùi thơm
nhưng chúng tôi không dám ăn sợ Tào Tháo rượt. Chợ trái cây đủ các loại
trái cây miền nhiệt đới: chơm chơm, măng cụt, xoài, sầu riêng, dừa, mít,
đu đủ… vô cùng hấp dẫn, chúng tôi ham mua ăn không hết không thể mang
theo sang Úc, bên Úc xét có trái cây mang vào sẽ bị phạt ít nhất 150AUD
Kualua Lumpur nhiều cảnh đẹp, nhưng đi chơi trong phố nóng nực mồ hôi
lúc nào cũng ướt áo, chúng tôi đi vùng cao nguyên thời tiết mát mẻ dễ
chịu hơn, xe bus phục vụ đi về trong ngày 2$ bao cả đi cáp treo lên núi
cao trên đó có Casio, giá đi rẻ như vậy để người ta đi đánh bài. Thay
đổi không khí xa phố thị một ngày, nhìn núi đồi mây mù bao phủ mà nhớ về
Đà Lạt với kỷ niệm đẹp của những ngày trước 1975.
Kualua
Lumpur có nhiều cơ quan ngoại giao, Tòa đại sứ Myanmar/Birma gần trung
tâm thành phố, chúng tôi đến xin Visa đi Yangon, thời gian cấp visa từ 8
sáng đến 12 trưa vì tìm đường chúng tôi đến trể 30 phút, ghi tên vào
bên trong phòng đợi rất đông là người Myanmar. Hai chiếc quạt máy lớn
chạy hết tốc độ nhưng không khí vẫn nóng nực, chúng tôi đến chỗ xin
Visa, anh nhân viên phục vụ lịch sự cầm 4 Passport đi vào bên trong hỏi
xếp vì đã hết giờ làm việc, khoảng 10 phút sau anh trở lại miệng nở nụ
cười, đưa thêm 4 tờ đơn xin nhập cảnh và phải copy Passport ở quầy bên
cạnh tốn 50 cent, điền đơn dán hình nợp vào phải trả 30$ nhưng họ chỉ
nhận tiền Malaysia. Thật vui mừng 30 phút thì có Visa để đến Myanmar.
(Chú ý dù quốc tịch Mỹ hay Đức đi Úc phải xin ETA “Electronic Travel
Authority” tốn 14$, đi Cambodia/Kampuchia cũng phải có Visa tại biên
giới trả 30$).
Từ ga chính đến Kuala Lumpur International Airport (KLIA) có thể đi tàu
điện nhanh giá 15$ xe bus 3$ (cho mỗi người), xe taxi 50$, nếu có thì
giờ đi xe bus. Trước khi từ giả Kualua Lumpur, chúng tôi đến khu phố Tây
Balô/ Backpacker (der Rucksacktourist), rất đông du khách trẻ, đến từ
nhiều quốc gia trên thế giới, Hotel loại rẻ phù hợp với túi tiền cho
những người thích phiêu lưu, mạo hiễm hay chưa có tiền lương cao, còn đi
học… Quán ăn, quán cafe bên đường vắng khách, khu nầy sống về đêm như ở
đường Khao San Bangkok. Cô gái nước da trắng, tóc thề tuổi ngoài 20
đứng với người đàn ông luống tuổi nước da ngăm đen, cô hỏi các bác ở Sài
Gòn đi “tham quan”? Vâng, chúng tôi đến từ Munich và Houston
du lịch nhiều nơi ngày mai đi Úc, thì cô giới thiệu người đàn ông đó là
bạn trai người Úc sang Sài Gòn “làm ăn” quen nhau cùng đi chơi…
Ông ta nói tiếng anh giọng không phải là người Úc mà là dân nhập cư từ
Châu Phi hay Trung Đông. Trông hai người như đôi đủa lệch không bằng
trang lứa, chúng ta có thể cảm thông cho đàn bà Việt Nam ngày hôm nay?
Họ là con “nhà lành” muốn lấy chồng ngoại quốc hay vì tiền?
Từ
Sàigòn nhiều người bay sang Singapore, Malaysia, Bangkok dễ như đi chợ,
tiền vé máy bay cũng không đắt lắm. Chúng tôi đến các quốc gia ở Á Châu
gặp nhiều đoàn người Việt đi du lịch. Tục ngữ có câu “đi một ngày đàng học được một sàng khôn”,
hy vọng người từ trong nước nhiều năm sống dưới chế độ độc tài CS bưng
bít tin tức, có cơ hội ra nước ngoài tiếp nhận những văn minh tiến bộ
hơn, nhưng rất buồn cho dân tộc Việt Nam, theo dư luận nhiều người lợi
dụng sự mở cửa ra nước ngoài để “ăn cắp, buôn lậu, đứng đường…”. (tấm hình tổng hợp, nước ngoài viết bằng tiếng Việt, cảnh báo đừng ăn cắp… phổ biến trên Internet. Chúng tôi chưa thấy)
Trong tập hợp xã hội có nhiều trình độ văn hoá khác nhau, người ta không
thể vơ đũa cả nắm. Thử nhìn người Singapore, người Nhật… du lịch ra
nước ngoài họ rất lịch sự, không bao giờ xảy ra nạn ăn cắp, họ có đời
sống văn minh, lịch thiệp được thiên hạ kính trọng. Tệ nạn xã hội phần
lớn từ các nước XHCN, chúng tôi đi nghỉ hè ở Antalya-Alanya (Thổ Nhĩ
Kỳ), Hurghada – Cairo (Ai Cập), Tunnesia, thường gặp người Nga, người
Tàu họ rất ồn ào, giành ghế nằm ở bãi biển rất thiếu lịch sự. Lúc ăn họ
tham ăn, tham uống lấy cả mâm đầy, ăn không hết bỏ đầy bàn, trong khi
ngoài xã hội nhiều người không có ăn! Những yếu tố đó đã làm cho người
ta mất cảm tình. Người Đức cũng trải qua chiến tranh, thế chiến II nước
Đức bị tàn phá, dân từng đói khổ nên họ lấy đủ ăn không bao giờ bỏ thừa.
Một số người Việt Nam hơn 40 năm sống dưới chủ nghiã cộng sản ảnh hưởng
những cái xấu của người Nga, người Tàu, mà còn thêm tội ra nước ngoài
ăn cắp! Thử hỏi là người Việt Nam chúng ta có buồn không?
Nguyễn Quý Đại
http://nguoivietboston.com/?p=34142
Nguyễn Quý Đại: Hai Lúa Đi Malaysia
Giã
từ Singapore chúng tôi đi xe bus đến Kuala Lumpur, mỗi người trả 22$.
Xe có máy lạnh, ghế ngồi thỏa mái sạch sẽ, nhưng thiếu Toilet. (So với
xe bus ở Đức thì đầy đủ tiện nghi hơn, trên xa lộ có nhiều chỗ để nghỉ).
Ra khỏi biên giới Singapore du khách trình Passport đóng dấu xuất cảnh,
lên xe đi tiếp đến biên giới Malaysia phải lấy hành lý, làm thủ tục
nhập cảnh, Quan thuế xét hành lý rất nhanh. Hai bên xa lộ của Malaysia
là núi rừng trồng nhiều cây giống như cây dừa nhưng chưa có trái, đường
rộng nhưng vắng xe du lịch không có cây xăng, hay quán ăn nhiều như bên
Mỹ, dân cư thưa thớt. Thời gian dài khoảng 5 tiếng nghỉ một lần để ăn
trưa, quán ăn nhanh không có gì đặc biệt, mỗi món ăn khoảng 3-5$ (USD).
Tiền Malaysia Ringgit (MYR) 1.MYR = 4,411€. Chúng ta đừng ngạc nhiên
nhưng nhân viên phục vụ, họ không đeo găng tay bốc các món như chiên,
nướng bỏ vào diã vì họ quen ăn bốc.
Xe đến bến gần ga Kuala Lumpur, nếu gọi Taxi phải hỏi giá trước khi lên
xe, xem google maps để biết bao xa? Chúng tôi chỉ tốn 5$ là đến Hotel (ở
Phi trường Taxi chạy theo đồng hồ, nơi nầy có 2 hãng xe, nếu lấy xe
Taxi Airport phải trả 1$ cho quầy phục vụ, xe chạy đến nơi bấm số tiền
cộng thêm 2,5$, đi xe hãng khác thì không tính thêm tiền, dù quầy phục
vụ cũng gần đó).
Phong cảnh chung quanh Hotel nhiều Shopping lớn rất sang trọng, những
công trình đang xây cất là những building cao bằng kính, là nhà cho dân
và văn phòng làm việc của các Cty. Buổi chiều đi dạo phố, chúng tôi gặp
rất nhiều người khiếm thị, trên đường có nhiều chỗ lồi lõm mà họ cầm gậy
dò đường đi được, đến khu phố bình dân, đời sống người dân còn nghèo,
chung cư cũ, rêu phong, Chợ phiên buổi sáng buôn bán giống như bên Việt
Nam, tiểu thương có tiệm nhỏ trước cửa nhà, còn những người buôn gánh,
bán bưng đủ các loại ngồi dọc theo hai bên đường. Họ làm cá, làm thịt gà
tại chỗ, nước đổ ra đường bốc mùi hôi, những quán ăn lụp sụp, khách
ngồi trên những cái ghế thấp bằng nhựa đủ màu… Vào khu của người Ấn cũng
không khá hơn những con hẽm nhỏ không khí nặng mùi cà ri, các chú Ấn
bịt khăn trên đầu, ngồi bốc ăn cơm gà cà ri. Theo phong tục người Ấn,
Malaysia…. Họ có thói quen ăn bằng tay (ăn bốc), phổ biến trong tất cả
các tầng lớp xã hội. Ít khi sử dụng dao, nĩa, thìa, đũa, họ để thức ăn
lên đĩa, cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải, ăn bằng tay trái
là điều cấm kị, tay trái được coi là mất vệ sinh vì được sử dụng đến
vấn đề vệ sinh… Phong tục này phổ biến cả ở Trung Đông và một số Quốc
gia ở Phi châu.
Malaysia là một Quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa. Ảnh hưởng văn hoá
giữa Đông Phương và Tây Phương kết hợp với những nét đẹp của truyền
thống văn hóa bản địa tạo thêm sự phong phú, đặc điểm này đóng một vai
trò lớn trong chính trị quốc gia. Hơn 60 % dân số Malaysia theo đạo Hồi.
Hồi giáo được gọi là Quốc giáo, Malaysia theo quân chủ lập hiến liên
bang tại Đông Nam Á, bao gồm 13 tiểu bang diện tích 330.242 km².
Malaysia theo địa lý thiên nhiên bị tách làm hai phần qua biển Đông:
Malaysia bán đảo và Borneo, dân số Malaysia trên 28,50 triệu. Malaysia
có biên giới trên bộ giáp với Thái Lan, Indonesia, và Brunei. Biên giới
trên biển giáp với Singapore, Việt Nam, và Philippines.
Từ
thế kỷ 18, các vương quốc Malaysia bị lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các
lãnh thổ bị Anh Quốc chiếm đóng gọi là các khu định cư Eo biển. Malaysia
và các bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946.
Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya năm 1948, và giành được
độc lập ngày 31.8.1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak và
Singapore ngày 16.9.1963, danh xưng Malaya thêm chữ si thành Malaysia.
Năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.
Từ khi độc lập Malaysia trở thành một trong những nước có nền kinh tế
phát triển tại Á châu. Kinh tế Malaysia phát triển nhờ tài nguyên thiên
nhiên, ngày nay Malaysia có một nền kinh tế vững mạnh, theo GDP được xếp
thứ ba tại Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Malaysia là một thành
viên sáng lập của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao
Đông Á và Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo và là một thành viên của Diễn Đàn Hợp
Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, Thịnh Vượng Chung Các Quốc gia và
Phong Trào Không Liên Kết. (Tài liệu theo Wikipedia).
Thủ đô Kuala Lumpur có diện tích 243 km² và dân số hơn 1,6 triệu là nơi
đặt trụ sở của Quốc hội Malaysia, các cơ quan tư pháp liên bang. Cung
điện của Quốc vương Malaysia là Istana Negara. Kuala Lumpur là trung tâm
văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia, nhiều trường Đại học lớn đủ
các ngành.
Tháp đôi Petronas Twin Towers, là cao ốc nổi tiếng tại Kuala Lumpur. Từ
năm 1991 công ty dầu quốc gia Petronas quyết định dự án xây dựng tháp
đôi mãi đến tháng 3 năm 1993 khởi công xây đến ngày 31.8.1999 hai tòa
nhà chọc trời chính thức khai trương. Tòa tháp đôi này đã từng là tòa
nhà cao nhất thế giới khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao 452m, 88
tầng, (diện tích của một tầng là 494,3m², chiều cao trần là 2,65m). Giữa
tầng 41 và 42 nối giữa hai tòa tháp với một cây cầu thép / Skybridge
dài 58,4m nặng 750 tấn. Mặt tiền bao gồm 83.500m² thép không rỉ và
77.000m² kính, tạo thành 32.000 cửa sổ và 1.800 cửa lớn của hai tòa
tháp. Trọng lượng của 1 tháp cả beton và thép khoảng 300.000 tấn. Trọng
lượng nặng nề của hai tòa tháp, do sự thay thế một phần của thép bằng bê
tông cốt thép, làm giảm rung động gây ra bởi gió, 16 trụ cột ngầm mỗi
tháp, khi những trụ cột bị phá hủy trong hai tòa tháp, sự ổn định của
Twin Towers sẽ vẫn không bị đe dọa.
Tháp đôi nầy là một trong 8 tháp cao nhất thế giới. Để giữ an toàn cho
tháp, 5 tầng hầm bãi đậu xe có 5.400 chỗ, không nằm dưới những nền tảng
của tháp, mà được xây dựng ở một bên cạnh chân tháp. Dưới tòa tháp là
shopping Suria KLCC nhiều cửa hàng sang trọng và nhiều nhà hàng tha hồ
chọn món ăn ưa thích, ăn kem tính bằng trọng lượng không tính bằng ly.
Viện bảo tàng “Petrosains”, phòng hòa nhạc lớn 865 chỗ ngồi
(Philharmonie Malaysia) phòng trưng bày nghệ thuật và hàng trăm văn
phòng… Rất tiếc chúng tôi không mua được Ticket để lên trên tháp nhìn
xuống Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo
hiểm, bất động sản, truyền thông, dầu hỏa, điện tử, cơ khí và nghệ
thuật…. Kuala Lumpur dân cư gồm ba dân tộc chính: người Mã Lai, người
Hoa và người Ấn, ngoài ra còn có người Kadazan, người Iban và các sắc
tộc bản địa từ Đông Malaysia và Malaysia bán đảo
Du
lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, 8,9 triệu
du khách mỗi năm đến Kuala Lumpur là thành phố đông dân nhất tại
Malaysia, với dân số 1,6 triệu. Sự phát triển của Malaysia phải cần
người lao động đến từ Indonesia, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Bangladesh,
Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và Việt Nam. Kuala Lumpur là một thành phố
tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết các tòa nhà
xây từ thời thuộc địa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhà thích
nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.
Phương tiện công cộng trong thành phố rất tiện lợi, xe bus chạy miễn phí
có 3 tuyến đường màu: xanh, đỏ và tím, qua các khu phố lớn, khu thương
mãi hay phong cảnh đẹp. Giống như loại xe “hop on hop off”, tuy nhiên
phải chú ý xuống xe chuyển sang màu khác không nằm cùng một đường phải
tìm trạm xe ở một góc đường nào đó, du khách phải cầm theo bản đồ có
tuyến xe bus công cộng. Các khu thương mại bán quần áo đẹp, “made in Malaysia”
phẩm chất tốt giá rẻ hơn bên Singapore, thức ăn rất đa dạng không đắt
lắm. Đến China Town (Petaling Street) chơi cho biết nơi nầy cũng không
có gì đặc biệt, buổi tối khu chợ bán áo quần, nhiều người bán hơn người
mua, họ mời khách nhưng không có lôi kéo, giá rẻ vì hàng phần lớn copy.
Nhiều quán ăn bình dân vịt quay vàng, cánh gà chiên bơ, cá nướng… thực
khách phân đông là người Tàu nhưng không bán thịt heo quay vì xứ nầy
phần đông theo đạo Hồi. Nồi đậu hủ lớn bên bếp lửa hồng bốc mùi thơm
nhưng chúng tôi không dám ăn sợ Tào Tháo rượt. Chợ trái cây đủ các loại
trái cây miền nhiệt đới: chơm chơm, măng cụt, xoài, sầu riêng, dừa, mít,
đu đủ… vô cùng hấp dẫn, chúng tôi ham mua ăn không hết không thể mang
theo sang Úc, bên Úc xét có trái cây mang vào sẽ bị phạt ít nhất 150AUD
Kualua Lumpur nhiều cảnh đẹp, nhưng đi chơi trong phố nóng nực mồ hôi
lúc nào cũng ướt áo, chúng tôi đi vùng cao nguyên thời tiết mát mẻ dễ
chịu hơn, xe bus phục vụ đi về trong ngày 2$ bao cả đi cáp treo lên núi
cao trên đó có Casio, giá đi rẻ như vậy để người ta đi đánh bài. Thay
đổi không khí xa phố thị một ngày, nhìn núi đồi mây mù bao phủ mà nhớ về
Đà Lạt với kỷ niệm đẹp của những ngày trước 1975.
Kualua
Lumpur có nhiều cơ quan ngoại giao, Tòa đại sứ Myanmar/Birma gần trung
tâm thành phố, chúng tôi đến xin Visa đi Yangon, thời gian cấp visa từ 8
sáng đến 12 trưa vì tìm đường chúng tôi đến trể 30 phút, ghi tên vào
bên trong phòng đợi rất đông là người Myanmar. Hai chiếc quạt máy lớn
chạy hết tốc độ nhưng không khí vẫn nóng nực, chúng tôi đến chỗ xin
Visa, anh nhân viên phục vụ lịch sự cầm 4 Passport đi vào bên trong hỏi
xếp vì đã hết giờ làm việc, khoảng 10 phút sau anh trở lại miệng nở nụ
cười, đưa thêm 4 tờ đơn xin nhập cảnh và phải copy Passport ở quầy bên
cạnh tốn 50 cent, điền đơn dán hình nợp vào phải trả 30$ nhưng họ chỉ
nhận tiền Malaysia. Thật vui mừng 30 phút thì có Visa để đến Myanmar.
(Chú ý dù quốc tịch Mỹ hay Đức đi Úc phải xin ETA “Electronic Travel
Authority” tốn 14$, đi Cambodia/Kampuchia cũng phải có Visa tại biên
giới trả 30$).
Từ ga chính đến Kuala Lumpur International Airport (KLIA) có thể đi tàu
điện nhanh giá 15$ xe bus 3$ (cho mỗi người), xe taxi 50$, nếu có thì
giờ đi xe bus. Trước khi từ giả Kualua Lumpur, chúng tôi đến khu phố Tây
Balô/ Backpacker (der Rucksacktourist), rất đông du khách trẻ, đến từ
nhiều quốc gia trên thế giới, Hotel loại rẻ phù hợp với túi tiền cho
những người thích phiêu lưu, mạo hiễm hay chưa có tiền lương cao, còn đi
học… Quán ăn, quán cafe bên đường vắng khách, khu nầy sống về đêm như ở
đường Khao San Bangkok. Cô gái nước da trắng, tóc thề tuổi ngoài 20
đứng với người đàn ông luống tuổi nước da ngăm đen, cô hỏi các bác ở Sài
Gòn đi “tham quan”? Vâng, chúng tôi đến từ Munich và Houston
du lịch nhiều nơi ngày mai đi Úc, thì cô giới thiệu người đàn ông đó là
bạn trai người Úc sang Sài Gòn “làm ăn” quen nhau cùng đi chơi…
Ông ta nói tiếng anh giọng không phải là người Úc mà là dân nhập cư từ
Châu Phi hay Trung Đông. Trông hai người như đôi đủa lệch không bằng
trang lứa, chúng ta có thể cảm thông cho đàn bà Việt Nam ngày hôm nay?
Họ là con “nhà lành” muốn lấy chồng ngoại quốc hay vì tiền?
Từ
Sàigòn nhiều người bay sang Singapore, Malaysia, Bangkok dễ như đi chợ,
tiền vé máy bay cũng không đắt lắm. Chúng tôi đến các quốc gia ở Á Châu
gặp nhiều đoàn người Việt đi du lịch. Tục ngữ có câu “đi một ngày đàng học được một sàng khôn”,
hy vọng người từ trong nước nhiều năm sống dưới chế độ độc tài CS bưng
bít tin tức, có cơ hội ra nước ngoài tiếp nhận những văn minh tiến bộ
hơn, nhưng rất buồn cho dân tộc Việt Nam, theo dư luận nhiều người lợi
dụng sự mở cửa ra nước ngoài để “ăn cắp, buôn lậu, đứng đường…”. (tấm hình tổng hợp, nước ngoài viết bằng tiếng Việt, cảnh báo đừng ăn cắp… phổ biến trên Internet. Chúng tôi chưa thấy)
Trong tập hợp xã hội có nhiều trình độ văn hoá khác nhau, người ta không
thể vơ đũa cả nắm. Thử nhìn người Singapore, người Nhật… du lịch ra
nước ngoài họ rất lịch sự, không bao giờ xảy ra nạn ăn cắp, họ có đời
sống văn minh, lịch thiệp được thiên hạ kính trọng. Tệ nạn xã hội phần
lớn từ các nước XHCN, chúng tôi đi nghỉ hè ở Antalya-Alanya (Thổ Nhĩ
Kỳ), Hurghada – Cairo (Ai Cập), Tunnesia, thường gặp người Nga, người
Tàu họ rất ồn ào, giành ghế nằm ở bãi biển rất thiếu lịch sự. Lúc ăn họ
tham ăn, tham uống lấy cả mâm đầy, ăn không hết bỏ đầy bàn, trong khi
ngoài xã hội nhiều người không có ăn! Những yếu tố đó đã làm cho người
ta mất cảm tình. Người Đức cũng trải qua chiến tranh, thế chiến II nước
Đức bị tàn phá, dân từng đói khổ nên họ lấy đủ ăn không bao giờ bỏ thừa.
Một số người Việt Nam hơn 40 năm sống dưới chủ nghiã cộng sản ảnh hưởng
những cái xấu của người Nga, người Tàu, mà còn thêm tội ra nước ngoài
ăn cắp! Thử hỏi là người Việt Nam chúng ta có buồn không?
Nguyễn Quý Đại
http://nguoivietboston.com/?p=34142