Kinh Khổ
Nguyễn Thông - Nhạy cảm
Nhạy cảm bởi dù biết rằng nó phải như thế nhưng ngại nói ra, không muốn nói ra, nói nửa chừng, ngại khác ý lãnh đạo, ý cấp trên, ý đám đông.
Bây giờ, quá nhiều thứ, nhiều chỗ nhạy cảm, chứ không phải là độc quyền của đàn bà.
Nhạy cảm bởi dù biết rằng nó phải như thế nhưng ngại nói ra, không muốn
nói ra, nói nửa chừng, ngại khác ý lãnh đạo, ý cấp trên, ý đám đông.
-Vụ Formosa, hình như bây giờ cứ đụng đến Formosa là bị chửi ngay. Thứ
gì lấy từ khu nhà máy Formosa đều độc, kể cả bùn. Nếu đúng là chất thải
từ sản xuất thép của Formosa thì việc nghiêm cấm, lên án tay giám đốc
công ty có trang trại đem bùn về là đúng rồi, nhưng nếu quả thật đó là
bùn, là đất mặt bằng thải bỏ không dùng đến (như ông ta phân trần) ông
ta đem về thì chỉ nên chửi ông ta ở khía cạnh lợi dụng chức vụ quyền hạn
để mưu lợi riêng, bởi không phải ai cũng dễ dàng xin được bùn như vậy.
Nhưng bở vì Formosa và vấn đề môi trường đang nhạy cảm nên chưa cần biết
bùn ấy độc hại hay không, ùa vào mắng ngay.
-Vụ Tòa trọng tài PCA phán quyết, nhiều người thừa hiểu rằng có tòa giời
chăng nữa thằng Tàu nó cũng chả sợ, chả chùn bước, thậm chí còn kích
thích nó làm bậy thêm, nhưng lúc này là cứ phải ca ngợi tòa và mừng, chứ
nói ra cái thực chất vô tác dụng với Tàu cộng cũng sẽ bị mắng ngay.
Cũng nên hiểu rằng Philippines có lợi từ phán quyết chứ xứ An Nam chả
lợi bao nhiêu, bởi công nhận cho Phi tức là ít nhiều mất chủ quyền biển
đảo cho Việt, vả lại càng nhắc nhiều đến vụ kiện thì chỉ tổ thiên hạ
khen Phi, nhân đó chửi lãnh đạo Việt hèn, thế cho nên chỉ nói, chỉ mừng
nửa chừng, vừa phải thôi.
-Báo chí xứ này tường thuật khá nhiều phiên tòa của nhà nước, nói là xử
công khai các bị cáo nhưng lại thường dấm dúi, cấm cản hạn chế này nọ.
Ngay cả nhà báo, luật sư cũng không được vào, phải ngồi ở phòng tivi
cách ly để theo dõi, còn dân chúng thì bị cấm tiệt. Thế mà không báo nào
dám nêu ra sự trái khoáy đó, sợ đụng vào chỗ nhạy cảm. Tôi đề nghị, với
phiên tòa nào ngại lộ bí mật an ninh quốc gia, hoặc cần đảm bảo cho
cuộc sống bị cáo về sau này (chẳng hạn xử gái bán dâm, trẻ em có liên
quan), cứ xử kín, có nhẽ không ai thắc mắc. Nhưng với những bị cáo khác
phạm tội, dù là dân chúng hay cán bộ, phải xử công khai, thậm chí đem ra
sân vận động, quảng trường dựng tòa, mở rộng cửa cho dân chúng vào theo
dõi để biết được "tội" của bị cáo. Dân với nhà nước là một, sao nhà
nước cứ độc quyền công lý. Nhà nước ngại dân theo dõi tòa tức là công lý
có vấn đề, bị bẻ queo, mờ ám, sợ bị dân thấy. Theo tôi, chả có lý gì để
cấm dân chúng vào dự cả nếu nhà cai trị đàng hoàng, minh bạch, trong
sạch, làm đúng luật pháp. Còn không thì đừng gọi là tòa án nhân dân nữa.
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Nguyễn Thông - Nhạy cảm
Nhạy cảm bởi dù biết rằng nó phải như thế nhưng ngại nói ra, không muốn nói ra, nói nửa chừng, ngại khác ý lãnh đạo, ý cấp trên, ý đám đông.
Bây giờ, quá nhiều thứ, nhiều chỗ nhạy cảm, chứ không phải là độc quyền của đàn bà.
Nhạy cảm bởi dù biết rằng nó phải như thế nhưng ngại nói ra, không muốn
nói ra, nói nửa chừng, ngại khác ý lãnh đạo, ý cấp trên, ý đám đông.
-Vụ Formosa, hình như bây giờ cứ đụng đến Formosa là bị chửi ngay. Thứ
gì lấy từ khu nhà máy Formosa đều độc, kể cả bùn. Nếu đúng là chất thải
từ sản xuất thép của Formosa thì việc nghiêm cấm, lên án tay giám đốc
công ty có trang trại đem bùn về là đúng rồi, nhưng nếu quả thật đó là
bùn, là đất mặt bằng thải bỏ không dùng đến (như ông ta phân trần) ông
ta đem về thì chỉ nên chửi ông ta ở khía cạnh lợi dụng chức vụ quyền hạn
để mưu lợi riêng, bởi không phải ai cũng dễ dàng xin được bùn như vậy.
Nhưng bở vì Formosa và vấn đề môi trường đang nhạy cảm nên chưa cần biết
bùn ấy độc hại hay không, ùa vào mắng ngay.
-Vụ Tòa trọng tài PCA phán quyết, nhiều người thừa hiểu rằng có tòa giời
chăng nữa thằng Tàu nó cũng chả sợ, chả chùn bước, thậm chí còn kích
thích nó làm bậy thêm, nhưng lúc này là cứ phải ca ngợi tòa và mừng, chứ
nói ra cái thực chất vô tác dụng với Tàu cộng cũng sẽ bị mắng ngay.
Cũng nên hiểu rằng Philippines có lợi từ phán quyết chứ xứ An Nam chả
lợi bao nhiêu, bởi công nhận cho Phi tức là ít nhiều mất chủ quyền biển
đảo cho Việt, vả lại càng nhắc nhiều đến vụ kiện thì chỉ tổ thiên hạ
khen Phi, nhân đó chửi lãnh đạo Việt hèn, thế cho nên chỉ nói, chỉ mừng
nửa chừng, vừa phải thôi.
-Báo chí xứ này tường thuật khá nhiều phiên tòa của nhà nước, nói là xử
công khai các bị cáo nhưng lại thường dấm dúi, cấm cản hạn chế này nọ.
Ngay cả nhà báo, luật sư cũng không được vào, phải ngồi ở phòng tivi
cách ly để theo dõi, còn dân chúng thì bị cấm tiệt. Thế mà không báo nào
dám nêu ra sự trái khoáy đó, sợ đụng vào chỗ nhạy cảm. Tôi đề nghị, với
phiên tòa nào ngại lộ bí mật an ninh quốc gia, hoặc cần đảm bảo cho
cuộc sống bị cáo về sau này (chẳng hạn xử gái bán dâm, trẻ em có liên
quan), cứ xử kín, có nhẽ không ai thắc mắc. Nhưng với những bị cáo khác
phạm tội, dù là dân chúng hay cán bộ, phải xử công khai, thậm chí đem ra
sân vận động, quảng trường dựng tòa, mở rộng cửa cho dân chúng vào theo
dõi để biết được "tội" của bị cáo. Dân với nhà nước là một, sao nhà
nước cứ độc quyền công lý. Nhà nước ngại dân theo dõi tòa tức là công lý
có vấn đề, bị bẻ queo, mờ ám, sợ bị dân thấy. Theo tôi, chả có lý gì để
cấm dân chúng vào dự cả nếu nhà cai trị đàng hoàng, minh bạch, trong
sạch, làm đúng luật pháp. Còn không thì đừng gọi là tòa án nhân dân nữa.
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)