TIN CỘNG ĐỒNG
Nguyễn Thượng Chánh: Gạo Và Arsenic
Gạo là thành phần chánh yếu của một số sản phẩm trong đó phải kể đến các loại cereal bột gạo dành cho trẻ em.
ConsumerReports.org-Arsenic in your food
Our findings show a real need for federal standards for this toxin
http://www.consumerreports.org/cro/arsenic1112.htm
Video: ABC news -Worrisome’ Levels of Arsenic Found in Rice? (19 sept 2012)
http://abcnews.go.com/WNT/video/worrisome-levels-arsenic-found-rice-17275822
Gạo tại Hoa Kỳ được sản xuất tại đâu?
Lúa được trồng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó phải kể đến các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Úc Châu và Hoa Kỳ…
Bên cạnh các loại gạo được nhập cảng từ Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ,Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng sản xuất gạo, tập trung nhiều tại các vùng như Mississipi Delta, Louisiana, Arkansas, Missouri, Texas, Gulf Coast và vùng Sacramento Valley, California.
Tại Hoa kỳ có lối 20 loại gạo đang có mặt trên thị trường và gồm có gạo hạt dài, hạt trung và hạt ngắn.
Tỉnh Saskatchewan, Canada thì nổi tiếng về lúa dại.
Ba nhóm gạo chánh tại Bắc Mỹ:
- Gạo hạt dài (long grain)
- Gạo hạt trung (medium grain)
- Gạo hạt ngắn /tròn (short/round grain)
Gạo bán lẻ cho người tiêu thụ chủ yếu là gạo trắng hạt dài, ít dính hơn gạo hạt trung và gạo hạt ngắn.
1) Gạo hạt trung ít được bán lẻ nhưng thường được kỹ nghệ sử dụng để chế biến ra các loại soupe lon, để làm bánh rice pudding. Gạo hạt trung mềm hơn gạo hạt dài. Sau khi nấu chín thành cơm, gạo hạt trung cũng ít dính hơn. Kỹ nghệ làm cereale và các thỏi cớm kẹo cũng dùng gạo hạt trung để sản xuất ra vô số sản phẩm.
2) Gạo hạt dài là loại gạo phổ biến nhất hiện nay và thường có bốn loại dược thấy bán trong các chợ tại hải ngoại. Đó là gạo trắng hạt dài, gạo nâu (còn gọi là gạo lức), gạo hấp, và gạo chín nhanh.
Gạo trắng hạt dài (Long grain white rice) có được từ gạo nâu hay gạo lức brown rice, riz brun đã được chà xát để lấy các lớp cám bao bọc hạt gạo ra ngoài.
Chính các lớp cám nầy là nơi tích tụ nhiều chất bổ dưỡng như vitamin B complex, inositol… Sự chà xát làm cho hạt gạo trắng ra rất hấp dẫn người tiêu thụ.
Gạo trắng ít bổ dưỡng, nhưng giữ được lâu dài vì nhờ không có cám nên lâu bị hôi hơn gạo lức.
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì gạo trắng là gạo có 4% hạt nát. Khi gạo lức được cho chạy qua máy xay, gạo trở nên nóng và bị vỡ ra. 4% hạt nát hay tấm (brisure, broken rice) là một tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American standard). Gạo tấm thật sự phải là những phần mầm ở đầu hạt gạo. Những mảnh vỡ là những mảnh nâu, hoặc sậm màu và những hạt trắng hơn bình thường mà chúng ta có thể thấy trong các bao gạo.
3) Gạo hạt ngắn/trònnhỏ hơn gạo hạt trung và thường được sử dụng để làm sushi
4) Gạo dại (riz sauvage, wild rice): đây không phải là một loại gạo theo đúng nghĩa của nó nhưng là một loại thực vật mọc dưới nước có tên khoa học là Zigania aquatica. Ít thông dụng.
Thu hoạch khó khăn nên giá bán ra rất đắt. Hạt gạo có màu sậm, nâu, tím v.v… Nấu hơi lâu chín, nhưng cơm lại có một mùi thơm của hạt dẻ (noisette,hazelnut) khá đặc biệt. Gạo dại ăn rất bổ.
Tỉnh bang Saskatchewan của Canada nổi tiếng về việc sản xuất gạo dại.
* Jazzman Rice: Đây là một loại lúa thơm được ra đời năm 2009 tại LSU’s Rice Research Center in Crowley,Louisiana Hoa Kỳ.
Thật ra, lúa Jazzman đã được Tiến sĩ Xueyan Sha,(người Mỹ gốc Hoa) nghiên cứu từ 12 năm qua tại trung tâm lúa gạo nói trên.
Lúa Jazzman được lai giống từ giống lúa địa phương Toro với một giống lúa Trung Quốc. Hoàn toàn không có sử dụng giống lúa thơm Hom Mali còn gọi là Jasmine của Thái Lan.
Theo nhà khảo cứu Xueyan Sha thì ngoài Louisiana ra, giống lúa Jazzman còn được trồng thí nghiệm ở các tiểu bang khác như Arkansas, Texas, Mississippi và Missouri và đều cho kết quả tốt.
Tuy nhiên theo ông Tony Trần, người đại diện của công ty, thì chỉ có Louisiana là trồng loại lúa này dễ nhất mà thôi. Ruộng ở đây giữ được nước, còn tại các tiểu bang khác nhà nông phải bơm nhiều nước vào ruộng, phải tưới nhiều nước vì đất khô nên trồng giống lúa này tại những nơi khác rất tốn kém, do vậy mà nông gia không dám trồng.
Người Việt hải ngoại thường quen ăn gạo thơm Jasmine của Thái Lan
Lệ thường chúng ta thích ăn gạo trắng hơn gạo có màu sắc như gạo lức. Chẳng qua cũng do thói quen ăn uống và tập quán xã hội mà thôi.
Bạn thử tưởng tượng phản ứng của thực khách ra sao nếu họ được dọn món cơm gạo lức ngay bữa tiệc cưới.
Tại hải ngoại, loại gạo chúng ta thường ăn mỗi ngày là gạo trắng hạt dài Hương Lài Jasmine White Scented Rice (hay Thai Hom Mali) của Thái Lan. Gạo Thái hạt dài, cho cơm dẻo, thơm và để nguội vẫn ngon.
Tuy nói vậy, nhưng đôi khi mua một bao gạo mới (new harvest) 20kg, đem về ăn chừng 1/3 bao thì gạo hết thơm, chắc là gạo đã bị trộn quá?
Loại gạo nầy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như, chất xơ, vitamin B1, B2, Niacin, Carbohydrate (hiệu Rose Brand tại Canada có 12% carbohydrate), Protein, nhưng không có chất gluten nên không gây dị ứng. Ngoài ra gạo cũng giàu chất khoáng, sắt, calcium và phosphorus.
Lúa thơm qua cái nhìn của chuyên gia lúa gạo.
“Mùi thơm của loại lúa phần lớn do chất hóa học 2-acetyl-I-pyrroline và do gen fgr chi phối.
Mùi thơm cũng tùy thuộc vào điều kiện môi trường như đất đai, khí hậu. Chẳng hạn, lúa Nàng Thơm Chợ Đào chỉ có mùi thơm ở chợ Đào (Long An), nếu được trồng ở Cần Thơ sẽ không có mùi thơm đó nữa.
Miền Bắc có lúa Tám Thơm, lúa Tám Xoan thường được trồng ở đất màu mỡ
Miền Nam có lúa Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), Móng chim, Nàng hương, Nanh chồn (Bà Rịa), Tàu hương, Thơm sớm, Thơm lùn, lúa Huyết Rồng (Long An).
Miền Trung và Tây Nguyên: lúa Ngự, Cúc thơm, Thái thơm, Nếp than, Nếp trắng, Bake dẻo, Nếp Cải Hoa Vàng. Hai giống lúa nổi tiếng nhứt là lúa Đế An Cựu và lúa Ngự, nhưng ngày nay không còn tìm thấy nữa
Các giống lúa thơm được nhập vào Việt Nam: Basmati 370, Basmati Mutan (Ấn Độ), Khao Dawk Mali (Thái Lan), Jasmine 85 (Hoa Kỳ), VD 10, VD 20 (Đài Loan), IR 84 (Phi Luật Tân), Bác Thơm, Quế Hương Chiêm, Qua Dạ Hương, Chi Ưu Hương (Trung Quốc).
Hiện nay lúa thơm nổi tiếng nhứt là lúa Basmati Ấn Độ, Pakistan, Nepal. Lúa có hạt nhỏ dài, hàm lượng amylose trung bình 20-22%. Gạo Basmati khi nấu sẽ nở dài ra, nhưng vẫn thon và hạt cơm mềm rời nhau sau nhiều giờ. Hai đặc tính sau này bị chi phối bởi nhiều gen nên gây khó khăn trong tạo giống truyền gen (Khush, 2001). (theo TS Trần Văn Đạt, Nguyên Chánh Chuyên Gia Lúa Gạo và Thư Ký Điều Hành Ủy Ban lúa Gạo Quốc tế FAO Rome, Italy)
Các loại gạo ít được người Việt hải ngoại chiếu cố đến
* Gạo nâu hay gạo lức (riz brun, brown rice): Đây là loại gạo có được sau khi vỏ lúa bị chà lấy đi nhưng hạt gạo vẫn còn giữ mầm và vỏ cám. Nhờ còn đủ các vỏ cám và mầm nên gạo nâu được xem là loại gạo bổ nhất vì chứa nhiều chất xơ và nhiều vitamins ( B1, B3, B5, B6), cùng những chất như magnesium, manganese, zinc, Fe, Selenium, Phosphorus…
Trớ trêu thay, trong thực tế có mấy ai chiếu cố đến gạo nâu một cách thường xuyên đâu.
Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn gạo lức, nhưng mới đây ConsumerReport Hoa kỳ có cho biết brown rice có tỷ lệ arsenic cao hơn gạo trắng.
Video: Arsenic in brown rice
http://www.youtube.com/watch?v=eGCxuVpRY88
* Gạo chín nhanh, gạo sấy (Riz à cuisson rapide, Fast cooking rice, Riz instantané, Instant rice, Minute rice)
Đây là loại gạo được sản xuất tại nhà máy qua việc nấu cho thật chín, rồi rút hết nước trong cơm ra và làm cho khô đi.
Khi ăn chúng ta chỉ cần nấu nước sôi rồi đổ gạo vô và đậy nấp lại, hoặc dùng lò vi ba microwave 5 phút là cơm sẽ nở ra và dùng được ngay.
Loại gạo nầy được dân Tây phương da trắng tiêu thụ rất mạnh mẽ vì tính cách tiện lợi của nó. Khi ăn, họ thường trộn chung instant rice với thịt, légumes, đậu, bắp, bơ vv…
Riêng đối với người Việt Nam mình thì không có ai ưa loại gạo nầy cả vì cơm bời rời lạt lẽo, vô vị, ăn không ra cái gì hết.
Đứng về phương diện bổ dưỡng thì gạo chín nhanh, trong lúc biến chế gạo đã bị mất đi hết các chất bổ nhưng trong thực tế các loại gạo nầy đều được kỹ nghệ cho bổ sung và tăng cường (enriched) thêm các loại vitamins nhóm B như Thiamin (B1), Pyridoxin (B6), Niacin (B3), folic acid (folate) vv… nên cũng đỡ phần nào.
* Gạo hấp (riz étuvé, barboiled rice)
Khi chúng ta thấy trên nhãn hiệu các chữ như conditionné, conditioned, converti, converted thì đó là gạo hấp hay riz étuvé, barboiled rice. Gạo có màu vàng vàng và hơi bóng.
Gạo hấp có thể được sản xuất từ gạo hạt dài hoặc từ gạo hạt trung.
Để sản xuất, người ta hấp gạo trong môi trường có áp suất cao để cho một phần cám và các chất bổ bao quanh hạt gạo chui vào bên trong với mục đích là để giữ lại phần nào tính chất bổ dưỡng của sản phẩm.
Nói chung, gạo hấp bổ hơn gạo trắng hạt dài mà chúng ta ăn mỗi ngày. Tuy vậy, gạo hấp cũng không phải là một loại gạo phổ biến, hấp dẫn đối với người mình tại hải ngoại có lẽ tại vì màu nó ngà ngà sao giống gạo cũ, mất cảm tình quá, và lúc nấu thành cơm cũng mất đi mùi thơm cố hữu của cơm vừa mới chín tới mà chúng ta rất quen thuộc.
Ăn gạo nhập cảng từ Á Châu cũng hồi hộp lắm
Ăn gạo nhập từ Á Châu cũng hồi hộp lắm vì không biết bên đó để bảo quản gạo người ta có phun xịt cái gì vô không? Dư lượng của các loại hoá chất, nông dược pesticides có nhiều không, có nằm trong mức quy định không?
Vài năm trước đây có tin gạo Jasmine Thái Lan bán tại hải ngoại bị nhiễm cadmium ở một mức độ cao, gạo Việt Nam xuất cảng sang Nhật Bản bị nhiễm nông dược Acetamiprid, gạo Trung Quốc nhiễm methamidophos.
Gạo cũng có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin của nấm Aspergillus, v.v… Tất cả đều có hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư.
Chuyện gạo Mỹ bị nhiễm arsenic (thạch tín)
Theo Hiệp hội lúa gạo Hoa Kỳ (The USA Rice Federation), chúng ta chớ nên quá lo ngại về sự hiện diện của arsenic trong thực phẩm. Theo tổ chức trên thì arsenic là một thành phần tự nhiên trong đất và nước. Tất cả thực vật đều hấp thụ chất nói trên.
Nhưng tự nhiên không đồng nghĩa là an toàn. Chất arsenic vô cơ (inorganic arsenic), được thấy hiện diện nhiều nhất trong 65 mẫu gạo được xét nghiệm. Theo Agency for Research on Cancer (IARC), arsenic là một trong số 100 chất thuộc nhóm 1 có thể gây cancer. Đó là ung thư bọng đái, phổi và da. Người ta cũng nghi ngờ arsenic cũng có tiềm năng gây ung thư gan, thận, và tiền liệt tuyến (prostate).
Arsenic từ đâu đến
Arsenic có thể vào trong đất và trong nước do sự biến đổi của một số khoáng sản có chứa arsenic.Nhưng theo Federal Agency for Toxic Substances and Disease Registry thỉ thật sự chính con người mới là thủ phạm làm gia tăng arsenic trong môi sinh tại Hoa Kỳ.
Mỹ dẫn đầu trong việc sử dụng arsenic trong canh nông và kỹ nghệ. Mặc dù đã bị ngăn cấm từ 1980, thuốc trừ sâu có chứa hổn hợp arsenate chì (lead arsenate) vẫn tồn tại lâu dài trong đất tại các vùng canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, arsenic cũng còn được trộn trong thức ăn hổn hợp để thúc đẩy gia súc tăng trọng nhanh…
Gạo không phải là nguồn arsenic duy nhất trong thực phẩm. Năm 2009, US Environmental Protection Agency EPA cho biết gạo chỉ chiếm 17% nguồn arsenic từ dinh dưỡng mà thôi. Gạo đứng hàng thứ ba sau trái cây – nước ép trái cây (18%) và rau cải (24%).
Cereal là mối quan tâm của nhiều gia đình tại Hoa Kỳ. Đây là loại thực phẩm rất phổ thông của trẻ em ở khoảng tuổi từ 4-12 tháng. Tại hoa kỳ, các nhãn hiệu bị nêu tên là Gerber, Smart Nourish Organic Brown Rice cereal, Earth’s Best Organic Whole Grain Rice cereal có chứa những hàm lượng arsenic đáng ngại.
Theo khuyến cáo, để giảm arsenic cha mẹ chỉ nên cho các cháu ăn 1 serving/ ngày mà thôi. Và phần còn lại cho ăn thêm những thực phẩm làm từ lúa mì, yến mạch (oatmeal) và bắp. Tất cả đều là những sản phẩm có chứa tương đối ít arsenic hơn gạo.
FDA nói gì về gạo nhiễm arsenic
FDA chưa có định chuẩn hóa hàm lượng arsenic được cho phép trong thực phẩm.
Hàm lượng arsenic của gạo cao hơn so với các thực phẩm khác vì lúa được trồng dưới nước và trên đất nên hội được điều kiện tối hảo để hấp thụ các nhiễm hóa chất.
Arsenic hiện diện một cách tự nhiên trong không khí, trong nước, trong đất và trong thực phẩm dưới hai dạng: arsenic hữu cơ (organic arsenic) và arsenic vô cơ (inorganic arsenic).
Arsenic hữu cơ được loại ra khỏi cơ thể rất nhanh và ít gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, arsenic vô cơ, thấy nhiều trong các loại nông dược pesticides- rất độc hại cho sức khỏe, và có thể gây cancer nếu ở hàm lượng cao và sử dụng trong thởi gian lâu dài.
FDA commissionner Margaret Hamburg tuyên bố rằng chưa có bằng chứng cụ thể nào nói rằng ăn gạo có hại cho sức khỏe hết. Vậy mọi người hãy cứ tiếp tục sử dụng gạo, nhưng tốt hơn hết chúng ta nên theo đuổi một chế độ dinh dưỡng cân bằng gồm có nhiều loại ngũ cốc khác nhau, không những chỉ tốt về mặt dinh dưỡng mà còn giảm thiểu được tiềm năng dẫn tới các hậu quả có hại đến sức khỏe do việc chỉ chuộng ăn một loại thức ăn nào đó mà thôi.
Kết luận
Đối người Việt Nam, cơm là thức ăn chánh.
Người mình, dù sống bên nhà hay tại hải ngoại, hầu như ai ai cũng đều ăn cơm hết.
Còn vụ gạo có bị nhiễm arsenic hay cadmium thì cũng làm cho nhiều người suy nghĩ một chút nhưng rồi vài ba bửa cũng quên thôi.
Làm gì thì làm nhưng phải đi ăn ba hột cơm mới được./.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Tham khảo
Nguyễn Thượng Chánh- Gạo Thái hay gạo Mỹ
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-171060/
New company is marketing Louisina-grown “Jazzmen” rice
http://www.nola.com/food/index.ssf/2010/03/post_30.html
Jazzman not grown from Hom Mali. Bangkok Post. 5//11/2009
http://www.bangkokpost.com/news/local/26848/jazzman-not-grown-from-hom-mali
Gạo thơm Thái, gạo thơm Mỹ , gạo nào hơn
http://www.voanews.com/vietnamese/news/jazzman-rice-07-13-10-98321409.html
Plastic rice made in Taiyuan
http://www.asianews.it/news-en/Plastic-rice-made-in-Taiyuan-20751.html
Montreal, 2012
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Nguyễn Thượng Chánh: Gạo Và Arsenic
Gạo là thành phần chánh yếu của một số sản phẩm trong đó phải kể đến các loại cereal bột gạo dành cho trẻ em.
ConsumerReports.org-Arsenic in your food
Our findings show a real need for federal standards for this toxin
http://www.consumerreports.org/cro/arsenic1112.htm
Video: ABC news -Worrisome’ Levels of Arsenic Found in Rice? (19 sept 2012)
http://abcnews.go.com/WNT/video/worrisome-levels-arsenic-found-rice-17275822
Gạo tại Hoa Kỳ được sản xuất tại đâu?
Lúa được trồng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó phải kể đến các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Úc Châu và Hoa Kỳ…
Bên cạnh các loại gạo được nhập cảng từ Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ,Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng sản xuất gạo, tập trung nhiều tại các vùng như Mississipi Delta, Louisiana, Arkansas, Missouri, Texas, Gulf Coast và vùng Sacramento Valley, California.
Tại Hoa kỳ có lối 20 loại gạo đang có mặt trên thị trường và gồm có gạo hạt dài, hạt trung và hạt ngắn.
Tỉnh Saskatchewan, Canada thì nổi tiếng về lúa dại.
Ba nhóm gạo chánh tại Bắc Mỹ:
- Gạo hạt dài (long grain)
- Gạo hạt trung (medium grain)
- Gạo hạt ngắn /tròn (short/round grain)
Gạo bán lẻ cho người tiêu thụ chủ yếu là gạo trắng hạt dài, ít dính hơn gạo hạt trung và gạo hạt ngắn.
1) Gạo hạt trung ít được bán lẻ nhưng thường được kỹ nghệ sử dụng để chế biến ra các loại soupe lon, để làm bánh rice pudding. Gạo hạt trung mềm hơn gạo hạt dài. Sau khi nấu chín thành cơm, gạo hạt trung cũng ít dính hơn. Kỹ nghệ làm cereale và các thỏi cớm kẹo cũng dùng gạo hạt trung để sản xuất ra vô số sản phẩm.
2) Gạo hạt dài là loại gạo phổ biến nhất hiện nay và thường có bốn loại dược thấy bán trong các chợ tại hải ngoại. Đó là gạo trắng hạt dài, gạo nâu (còn gọi là gạo lức), gạo hấp, và gạo chín nhanh.
Gạo trắng hạt dài (Long grain white rice) có được từ gạo nâu hay gạo lức brown rice, riz brun đã được chà xát để lấy các lớp cám bao bọc hạt gạo ra ngoài.
Chính các lớp cám nầy là nơi tích tụ nhiều chất bổ dưỡng như vitamin B complex, inositol… Sự chà xát làm cho hạt gạo trắng ra rất hấp dẫn người tiêu thụ.
Gạo trắng ít bổ dưỡng, nhưng giữ được lâu dài vì nhờ không có cám nên lâu bị hôi hơn gạo lức.
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì gạo trắng là gạo có 4% hạt nát. Khi gạo lức được cho chạy qua máy xay, gạo trở nên nóng và bị vỡ ra. 4% hạt nát hay tấm (brisure, broken rice) là một tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American standard). Gạo tấm thật sự phải là những phần mầm ở đầu hạt gạo. Những mảnh vỡ là những mảnh nâu, hoặc sậm màu và những hạt trắng hơn bình thường mà chúng ta có thể thấy trong các bao gạo.
3) Gạo hạt ngắn/trònnhỏ hơn gạo hạt trung và thường được sử dụng để làm sushi
4) Gạo dại (riz sauvage, wild rice): đây không phải là một loại gạo theo đúng nghĩa của nó nhưng là một loại thực vật mọc dưới nước có tên khoa học là Zigania aquatica. Ít thông dụng.
Thu hoạch khó khăn nên giá bán ra rất đắt. Hạt gạo có màu sậm, nâu, tím v.v… Nấu hơi lâu chín, nhưng cơm lại có một mùi thơm của hạt dẻ (noisette,hazelnut) khá đặc biệt. Gạo dại ăn rất bổ.
Tỉnh bang Saskatchewan của Canada nổi tiếng về việc sản xuất gạo dại.
* Jazzman Rice: Đây là một loại lúa thơm được ra đời năm 2009 tại LSU’s Rice Research Center in Crowley,Louisiana Hoa Kỳ.
Thật ra, lúa Jazzman đã được Tiến sĩ Xueyan Sha,(người Mỹ gốc Hoa) nghiên cứu từ 12 năm qua tại trung tâm lúa gạo nói trên.
Lúa Jazzman được lai giống từ giống lúa địa phương Toro với một giống lúa Trung Quốc. Hoàn toàn không có sử dụng giống lúa thơm Hom Mali còn gọi là Jasmine của Thái Lan.
Theo nhà khảo cứu Xueyan Sha thì ngoài Louisiana ra, giống lúa Jazzman còn được trồng thí nghiệm ở các tiểu bang khác như Arkansas, Texas, Mississippi và Missouri và đều cho kết quả tốt.
Tuy nhiên theo ông Tony Trần, người đại diện của công ty, thì chỉ có Louisiana là trồng loại lúa này dễ nhất mà thôi. Ruộng ở đây giữ được nước, còn tại các tiểu bang khác nhà nông phải bơm nhiều nước vào ruộng, phải tưới nhiều nước vì đất khô nên trồng giống lúa này tại những nơi khác rất tốn kém, do vậy mà nông gia không dám trồng.
Người Việt hải ngoại thường quen ăn gạo thơm Jasmine của Thái Lan
Lệ thường chúng ta thích ăn gạo trắng hơn gạo có màu sắc như gạo lức. Chẳng qua cũng do thói quen ăn uống và tập quán xã hội mà thôi.
Bạn thử tưởng tượng phản ứng của thực khách ra sao nếu họ được dọn món cơm gạo lức ngay bữa tiệc cưới.
Tại hải ngoại, loại gạo chúng ta thường ăn mỗi ngày là gạo trắng hạt dài Hương Lài Jasmine White Scented Rice (hay Thai Hom Mali) của Thái Lan. Gạo Thái hạt dài, cho cơm dẻo, thơm và để nguội vẫn ngon.
Tuy nói vậy, nhưng đôi khi mua một bao gạo mới (new harvest) 20kg, đem về ăn chừng 1/3 bao thì gạo hết thơm, chắc là gạo đã bị trộn quá?
Loại gạo nầy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như, chất xơ, vitamin B1, B2, Niacin, Carbohydrate (hiệu Rose Brand tại Canada có 12% carbohydrate), Protein, nhưng không có chất gluten nên không gây dị ứng. Ngoài ra gạo cũng giàu chất khoáng, sắt, calcium và phosphorus.
Lúa thơm qua cái nhìn của chuyên gia lúa gạo.
“Mùi thơm của loại lúa phần lớn do chất hóa học 2-acetyl-I-pyrroline và do gen fgr chi phối.
Mùi thơm cũng tùy thuộc vào điều kiện môi trường như đất đai, khí hậu. Chẳng hạn, lúa Nàng Thơm Chợ Đào chỉ có mùi thơm ở chợ Đào (Long An), nếu được trồng ở Cần Thơ sẽ không có mùi thơm đó nữa.
Miền Bắc có lúa Tám Thơm, lúa Tám Xoan thường được trồng ở đất màu mỡ
Miền Nam có lúa Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), Móng chim, Nàng hương, Nanh chồn (Bà Rịa), Tàu hương, Thơm sớm, Thơm lùn, lúa Huyết Rồng (Long An).
Miền Trung và Tây Nguyên: lúa Ngự, Cúc thơm, Thái thơm, Nếp than, Nếp trắng, Bake dẻo, Nếp Cải Hoa Vàng. Hai giống lúa nổi tiếng nhứt là lúa Đế An Cựu và lúa Ngự, nhưng ngày nay không còn tìm thấy nữa
Các giống lúa thơm được nhập vào Việt Nam: Basmati 370, Basmati Mutan (Ấn Độ), Khao Dawk Mali (Thái Lan), Jasmine 85 (Hoa Kỳ), VD 10, VD 20 (Đài Loan), IR 84 (Phi Luật Tân), Bác Thơm, Quế Hương Chiêm, Qua Dạ Hương, Chi Ưu Hương (Trung Quốc).
Hiện nay lúa thơm nổi tiếng nhứt là lúa Basmati Ấn Độ, Pakistan, Nepal. Lúa có hạt nhỏ dài, hàm lượng amylose trung bình 20-22%. Gạo Basmati khi nấu sẽ nở dài ra, nhưng vẫn thon và hạt cơm mềm rời nhau sau nhiều giờ. Hai đặc tính sau này bị chi phối bởi nhiều gen nên gây khó khăn trong tạo giống truyền gen (Khush, 2001). (theo TS Trần Văn Đạt, Nguyên Chánh Chuyên Gia Lúa Gạo và Thư Ký Điều Hành Ủy Ban lúa Gạo Quốc tế FAO Rome, Italy)
Các loại gạo ít được người Việt hải ngoại chiếu cố đến
* Gạo nâu hay gạo lức (riz brun, brown rice): Đây là loại gạo có được sau khi vỏ lúa bị chà lấy đi nhưng hạt gạo vẫn còn giữ mầm và vỏ cám. Nhờ còn đủ các vỏ cám và mầm nên gạo nâu được xem là loại gạo bổ nhất vì chứa nhiều chất xơ và nhiều vitamins ( B1, B3, B5, B6), cùng những chất như magnesium, manganese, zinc, Fe, Selenium, Phosphorus…
Trớ trêu thay, trong thực tế có mấy ai chiếu cố đến gạo nâu một cách thường xuyên đâu.
Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn gạo lức, nhưng mới đây ConsumerReport Hoa kỳ có cho biết brown rice có tỷ lệ arsenic cao hơn gạo trắng.
Video: Arsenic in brown rice
http://www.youtube.com/watch?v=eGCxuVpRY88
* Gạo chín nhanh, gạo sấy (Riz à cuisson rapide, Fast cooking rice, Riz instantané, Instant rice, Minute rice)
Đây là loại gạo được sản xuất tại nhà máy qua việc nấu cho thật chín, rồi rút hết nước trong cơm ra và làm cho khô đi.
Khi ăn chúng ta chỉ cần nấu nước sôi rồi đổ gạo vô và đậy nấp lại, hoặc dùng lò vi ba microwave 5 phút là cơm sẽ nở ra và dùng được ngay.
Loại gạo nầy được dân Tây phương da trắng tiêu thụ rất mạnh mẽ vì tính cách tiện lợi của nó. Khi ăn, họ thường trộn chung instant rice với thịt, légumes, đậu, bắp, bơ vv…
Riêng đối với người Việt Nam mình thì không có ai ưa loại gạo nầy cả vì cơm bời rời lạt lẽo, vô vị, ăn không ra cái gì hết.
Đứng về phương diện bổ dưỡng thì gạo chín nhanh, trong lúc biến chế gạo đã bị mất đi hết các chất bổ nhưng trong thực tế các loại gạo nầy đều được kỹ nghệ cho bổ sung và tăng cường (enriched) thêm các loại vitamins nhóm B như Thiamin (B1), Pyridoxin (B6), Niacin (B3), folic acid (folate) vv… nên cũng đỡ phần nào.
* Gạo hấp (riz étuvé, barboiled rice)
Khi chúng ta thấy trên nhãn hiệu các chữ như conditionné, conditioned, converti, converted thì đó là gạo hấp hay riz étuvé, barboiled rice. Gạo có màu vàng vàng và hơi bóng.
Gạo hấp có thể được sản xuất từ gạo hạt dài hoặc từ gạo hạt trung.
Để sản xuất, người ta hấp gạo trong môi trường có áp suất cao để cho một phần cám và các chất bổ bao quanh hạt gạo chui vào bên trong với mục đích là để giữ lại phần nào tính chất bổ dưỡng của sản phẩm.
Nói chung, gạo hấp bổ hơn gạo trắng hạt dài mà chúng ta ăn mỗi ngày. Tuy vậy, gạo hấp cũng không phải là một loại gạo phổ biến, hấp dẫn đối với người mình tại hải ngoại có lẽ tại vì màu nó ngà ngà sao giống gạo cũ, mất cảm tình quá, và lúc nấu thành cơm cũng mất đi mùi thơm cố hữu của cơm vừa mới chín tới mà chúng ta rất quen thuộc.
Ăn gạo nhập cảng từ Á Châu cũng hồi hộp lắm
Ăn gạo nhập từ Á Châu cũng hồi hộp lắm vì không biết bên đó để bảo quản gạo người ta có phun xịt cái gì vô không? Dư lượng của các loại hoá chất, nông dược pesticides có nhiều không, có nằm trong mức quy định không?
Vài năm trước đây có tin gạo Jasmine Thái Lan bán tại hải ngoại bị nhiễm cadmium ở một mức độ cao, gạo Việt Nam xuất cảng sang Nhật Bản bị nhiễm nông dược Acetamiprid, gạo Trung Quốc nhiễm methamidophos.
Gạo cũng có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin của nấm Aspergillus, v.v… Tất cả đều có hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư.
Chuyện gạo Mỹ bị nhiễm arsenic (thạch tín)
Theo Hiệp hội lúa gạo Hoa Kỳ (The USA Rice Federation), chúng ta chớ nên quá lo ngại về sự hiện diện của arsenic trong thực phẩm. Theo tổ chức trên thì arsenic là một thành phần tự nhiên trong đất và nước. Tất cả thực vật đều hấp thụ chất nói trên.
Nhưng tự nhiên không đồng nghĩa là an toàn. Chất arsenic vô cơ (inorganic arsenic), được thấy hiện diện nhiều nhất trong 65 mẫu gạo được xét nghiệm. Theo Agency for Research on Cancer (IARC), arsenic là một trong số 100 chất thuộc nhóm 1 có thể gây cancer. Đó là ung thư bọng đái, phổi và da. Người ta cũng nghi ngờ arsenic cũng có tiềm năng gây ung thư gan, thận, và tiền liệt tuyến (prostate).
Arsenic từ đâu đến
Arsenic có thể vào trong đất và trong nước do sự biến đổi của một số khoáng sản có chứa arsenic.Nhưng theo Federal Agency for Toxic Substances and Disease Registry thỉ thật sự chính con người mới là thủ phạm làm gia tăng arsenic trong môi sinh tại Hoa Kỳ.
Mỹ dẫn đầu trong việc sử dụng arsenic trong canh nông và kỹ nghệ. Mặc dù đã bị ngăn cấm từ 1980, thuốc trừ sâu có chứa hổn hợp arsenate chì (lead arsenate) vẫn tồn tại lâu dài trong đất tại các vùng canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, arsenic cũng còn được trộn trong thức ăn hổn hợp để thúc đẩy gia súc tăng trọng nhanh…
Gạo không phải là nguồn arsenic duy nhất trong thực phẩm. Năm 2009, US Environmental Protection Agency EPA cho biết gạo chỉ chiếm 17% nguồn arsenic từ dinh dưỡng mà thôi. Gạo đứng hàng thứ ba sau trái cây – nước ép trái cây (18%) và rau cải (24%).
Cereal là mối quan tâm của nhiều gia đình tại Hoa Kỳ. Đây là loại thực phẩm rất phổ thông của trẻ em ở khoảng tuổi từ 4-12 tháng. Tại hoa kỳ, các nhãn hiệu bị nêu tên là Gerber, Smart Nourish Organic Brown Rice cereal, Earth’s Best Organic Whole Grain Rice cereal có chứa những hàm lượng arsenic đáng ngại.
Theo khuyến cáo, để giảm arsenic cha mẹ chỉ nên cho các cháu ăn 1 serving/ ngày mà thôi. Và phần còn lại cho ăn thêm những thực phẩm làm từ lúa mì, yến mạch (oatmeal) và bắp. Tất cả đều là những sản phẩm có chứa tương đối ít arsenic hơn gạo.
FDA nói gì về gạo nhiễm arsenic
FDA chưa có định chuẩn hóa hàm lượng arsenic được cho phép trong thực phẩm.
Hàm lượng arsenic của gạo cao hơn so với các thực phẩm khác vì lúa được trồng dưới nước và trên đất nên hội được điều kiện tối hảo để hấp thụ các nhiễm hóa chất.
Arsenic hiện diện một cách tự nhiên trong không khí, trong nước, trong đất và trong thực phẩm dưới hai dạng: arsenic hữu cơ (organic arsenic) và arsenic vô cơ (inorganic arsenic).
Arsenic hữu cơ được loại ra khỏi cơ thể rất nhanh và ít gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, arsenic vô cơ, thấy nhiều trong các loại nông dược pesticides- rất độc hại cho sức khỏe, và có thể gây cancer nếu ở hàm lượng cao và sử dụng trong thởi gian lâu dài.
FDA commissionner Margaret Hamburg tuyên bố rằng chưa có bằng chứng cụ thể nào nói rằng ăn gạo có hại cho sức khỏe hết. Vậy mọi người hãy cứ tiếp tục sử dụng gạo, nhưng tốt hơn hết chúng ta nên theo đuổi một chế độ dinh dưỡng cân bằng gồm có nhiều loại ngũ cốc khác nhau, không những chỉ tốt về mặt dinh dưỡng mà còn giảm thiểu được tiềm năng dẫn tới các hậu quả có hại đến sức khỏe do việc chỉ chuộng ăn một loại thức ăn nào đó mà thôi.
Kết luận
Đối người Việt Nam, cơm là thức ăn chánh.
Người mình, dù sống bên nhà hay tại hải ngoại, hầu như ai ai cũng đều ăn cơm hết.
Còn vụ gạo có bị nhiễm arsenic hay cadmium thì cũng làm cho nhiều người suy nghĩ một chút nhưng rồi vài ba bửa cũng quên thôi.
Làm gì thì làm nhưng phải đi ăn ba hột cơm mới được./.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Tham khảo
Nguyễn Thượng Chánh- Gạo Thái hay gạo Mỹ
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-171060/
New company is marketing Louisina-grown “Jazzmen” rice
http://www.nola.com/food/index.ssf/2010/03/post_30.html
Jazzman not grown from Hom Mali. Bangkok Post. 5//11/2009
http://www.bangkokpost.com/news/local/26848/jazzman-not-grown-from-hom-mali
Gạo thơm Thái, gạo thơm Mỹ , gạo nào hơn
http://www.voanews.com/vietnamese/news/jazzman-rice-07-13-10-98321409.html
Plastic rice made in Taiyuan
http://www.asianews.it/news-en/Plastic-rice-made-in-Taiyuan-20751.html
Montreal, 2012
( Tân Sơn Hòa chuyển )