Kinh Khổ
Nguyễn Văn Tuấn - Đọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội
Thế là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong Chính phủ (1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị.
Phóng
viên Reuter mỉa mai gọi cách lấy phiếu như thế này là phường tuồng (2).
Nhưng cách họ làm khá nhất quán với năm 2013, và điều đó rất tốt để
công chúng có thể so sánh xem các nhân vật trong Chính phủ "làm ăn" ra
sao sau một năm bị cho điểm.
Thế là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong
Chính phủ (1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị. Nhưng nếu phân tích như
cách làm của VNexpress thì sẽ không nói hết "câu chuyện" được, vì chưa
xem xét đến trọng số của 3 loại phiếu tín nhiệm, và chưa so sánh với kết
quả năm ngoái. Tôi thử đọc lại kết quả năm nay và so sánh với năm ngoái
thì thấy một xu hướng rất thú vị: 16 (35%) người có điểm giảm, 2 người
không thay đổi, và 28 người (61%) có điểm gia tăng.
Xin nhắc lại là cách mà QH lấy phiếu tín nhiệm là rất lạ lùng (nhưng
chúng ta phải sống với cách làm đó). Thang điểm tín nhiệm chỉ có 3 điểm:
• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm
• Tín nhiệm thấp

Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách
làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp
sau đây: Ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Tấn Dũng đều có 320 phiếu
"tín nhiệm cao", nhưng không thể nói họ có tín nhiệm tương đương nhau,
vì chưa xem xét đến số phiếu "Tín nhiệm" mà ông Minh có 146 và ông Dũng
có 96 phiếu; và số phiếu "Tín nhiệm thấp" của ông Minh là 19 so với của
ông Dũng là 68.
Do đó, để so sánh công bằng, cần phải định lượng cho từng cá nhân. Ở
đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm),
nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm
thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những
người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín
nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên
tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến
“Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0).
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75).
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Phạm Bình Minh, với 320 phiếu “Tín nhiệm
cao”, 146 phiếu “Tín nhiệm”, và 19 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể
tính điểm quân bình là:
(320*0.75 + 146*0.25 –19*0.50) / 480 = 0.55
và ông Nguyễn Tấn Dũng:
(320*0.75 + 96*0.25 – 68*0.50) / 491 = 0.48
Nói cách khác, điểm của ông Phạm Bình Minh cao hơn ông Nguyễn Tấn Dũng 0.07 điểm.
Tính tương tự, tôi có bảng sau đây. Bảng này cũng so sánh điểm năm 2014
và 2013, dĩ nhiên là cùng một cách tính. Bảng xếp hạng (theo điểm 2014)
có khác biệt khá nhiều so với bảng của VNexpress vì cách tính của tôi có
trọng số. Có thể rút ra vài điểm chính từ bảng này như sau:
Tính trung bình, điểm tín nhiệm của năm 2014 chỉ 0.42 với độ lệch chuẩn
là 015. Con số điểm trung bình này tăng 0.03 điểm so với 2013. Tuy
nhiên, mức độ tăng rất thấp nếu so với độ lệch chuẩn. Nói theo ngôn ngữ
"effect size" thì đây là ảnh hưởng rất thấp.
Năm 2014, bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.64), kế đến là ông Trương Tấn
Sang (0.61) và Trương Thị Mai (0.61). Tất cả những người còn lại đều có
điểm dưới 0.60. Riêng ngài Thủ tướng thì có điểm 0.48, đứng hạng 23/50.
Người "đội sổ" năm 2014 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (điểm
chỉ 0.05)! Người có số điểm thấp khác là ông Bộ trưởng Thể thao & Du
lịch Hoàng Tuấn Anh (0.10) và Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (0.11).
Phân tích theo nhóm thì những thành viên Chính phủ có điểm thấp hơn
thành viên Quốc hội. Điểm trung bình của các thành viên Chính phủ năm
2014 là 0.37, còn của các thành viên Quốc hội là 0.51.
So sánh với điểm năm 2013, tôi thấy điểm năm 2014 có nhiều dao động.
Biểu đồ sau đây cho thấy đa số là có tăng điểm (những điểm nằm trên
đường màu đỏ). Thật vậy, trong số 46 người có điểm 2 năm liền (vì ông
Nguyễn Thiện Nhân không có trong danh sách năm 2014) thì có đến 28 người
(tức 61%) có điểm tăng. Ngược lại, có 16 (35%) người bị giảm điểm, và 2
người không thay đổi.
Người có điểm tăng "ấn tượng" nhất là ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn
Bình! Năm 2013 ông này đứng cuối bảng (điểm chỉ 0.02), nhưng chẳng hiểu
sao năm 2014, ông này có điểm tăng vọt lên 0.52! Có thể nói ông là
người có mức độ tiến bộ cao nhất. Người kế tiếp có điểm tăng cao là ông
Đinh La Thăng (tăng 0.29 điểm), Nguyễn Tấn Dũng (tăng 0.26 điểm), Trịnh
Đình Dũng (tăng 0.19), Bùi Quang Vinh (tăng 0.16), và Nguyễn Xuân Phúc
(tăng 0.13).
Người có điểm giảm mạnh nhất là ông Nguyễn Thái Bình, từ 0.24 năm 2013
xuống còn 0.11 năm 2014. Một người trước đây từng có điểm rất thấp là bà
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng giảm từ 0.13 năm 2013 xuống chỉ
còn 0.05 năm 2014. Bà Kim Tiến có đến 192 phiếu (tức 40%) "tín nhiệm
thấp".
Đứng trước một kết quả phân tích, chúng ta thường có 3 câu hỏi: kết quả
này có đáng tin cậy không, chúng ta nên diễn giải kết quả này như thế
nào, và chúng ta phải làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là đáng
tin cậy, vì số liệu này của Quốc hội cung cấp. Tuy có vài vấn đề nghiêm
trọng về sách thức soạn thang điểm, nhưng nhìn chung nó cũng cho chúng
ta một "câu chuyện" đằng sau những con số. Chẳng hạn như con số "Tín
nhiệm thấp" chắc chắn có thể đọc là "Không tín nhiệm". Bởi vì người ta
không được phép lựa chọn "Không tín nhiệm" nên phải dồn hết cho "Tín
nhiệm thấp". Kể ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi
khoa học, mà còn thể hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng.
Ngạo mạn là vì thang điểm là cách nói "Chúng tôi làm như thế, các anh
làm gì được tôi". Khinh thường là vì có thể người soạn thang điểm nghĩ
rằng công chúng đều ngu dốt, nên mới dám cho ra thang điểm 1 chiều.
Diễn giải kết quả như thế nào? Theo qui ước tính của tôi thì điểm tối đa
là 0.75, tức là điểm "tín nhiệm cao". Do đó, con số điểm trung bình
0.42 năm 2014 có nghĩa là chỉ đạt 56% điểm tối đa, tức chỉ trên trung
bình một chút. Ngay cả người có phiếu tín nhiệm cao nhất (bà Kim Ngân)
cũng chỉ đạt 85% điểm tối đa. Thông thường, điểm ~90% điểm tối đa được
xem là "xuất sắc", và chiếu theo qui tắc này thì không một ai trong 50
người chủ chốt của chế độ được điểm xuất sắc.
Tôi thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm nay (2014) có phần tăng nhẹ so
với năm 2013. Điều này hơi khó giải thích vì tình hình kinh tế - xã hội
trong năm qua không được khả quan mấy, vậy mà các đại biểu QH lại cho
điểm tăng! Chẳng hạn như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình (nhân vật quan
trọng trong nền kinh tế), dù nước còn nợ nần chồng chất, nhưng điểm của
ông tăng cao nhất. Như vậy, có thể nói rằng những gì đại biểu QH đánh
giá chưa chắc tương đồng với cảm nhận của người dân.
Có một điều khá thú vị là số điểm dường như có tương quan nghịch đảo với
thực quyền. Nhìn vào bảng điểm, chúng ta dễ nhận ra những người đứng
đầu bảng là người ít có quyền (như thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc
hội, Chủ tịch Nước, v.v.), nhưng những người có điểm thấp toàn là người
có quyền executive bên Chinh phủ. Chẳng hạn như người có ít thực quyền
executive nhất (?) là bà Kim Ngân) cũng là người có điểm cao nhất; ngược
lại, người có thực quyền cao nhất về giáo dục và y tế lại là người có
điểm thấp nhất. Điều này có thể nói lên rằng đại biểu Quốc hội cho điểm
cao những người nói và làm luật, chứ họ không "ấn tượng" với người làm.
Câu hỏi thứ ba có lẽ là quan trọng nhất: phải làm gì với kết quả này?
Chẳng lẽ chỉ công bố con số rồi ngưng ở đó, thì hoá ra chỉ là trò chơi
tốn tiền. Tuy nhiên, chúng ta là công chúng, không ở vị trí để quyết
định, nên chỉ đọc để biết "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng". Nhưng
các vị ở vị trí quyết định (decision makers) nên suy nghĩ phải làm gì
với những người với điểm tín nhiệm chẳng những đã thấp mà còn giảm so
với năm trước. "Nhất quá tam", chẳng lẽ để các vị ấy bị đánh giá thấp
một lần nữa?
Tóm lại, điểm tín nhiệm năm nay (2014) tuy có khá hơn so với năm trước,
nhưng mức độ cải tiến còn quá khiêm tốn. Phân tích ở mức độ cá nhân cho
thấy những người có điểm tăng mạnh là ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La
Thăng, và những người có điểm giảm mạnh là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông
Nguyễn Thái Bình. Số còn lại thì tăng/giảm không đáng kể. Điều thú vị
là tính trung bình điểm tín nhiệm của các vị trong Chính phủ thấp hẳn so
với điểm của các vị trong Quốc hội. Tuy nhiên, không một vị lãnh đạo
nào được đánh giá xuất sắc (đạt 90% điểm tối đa).
Nguyễn Văn Tuấn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Nguyễn Văn Tuấn - Đọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội
Thế là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong Chính phủ (1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị.
Thế là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong
Chính phủ (1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị. Nhưng nếu phân tích như
cách làm của VNexpress thì sẽ không nói hết "câu chuyện" được, vì chưa
xem xét đến trọng số của 3 loại phiếu tín nhiệm, và chưa so sánh với kết
quả năm ngoái. Tôi thử đọc lại kết quả năm nay và so sánh với năm ngoái
thì thấy một xu hướng rất thú vị: 16 (35%) người có điểm giảm, 2 người
không thay đổi, và 28 người (61%) có điểm gia tăng.
Xin nhắc lại là cách mà QH lấy phiếu tín nhiệm là rất lạ lùng (nhưng
chúng ta phải sống với cách làm đó). Thang điểm tín nhiệm chỉ có 3 điểm:
• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm
• Tín nhiệm thấp

Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách
làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp
sau đây: Ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Tấn Dũng đều có 320 phiếu
"tín nhiệm cao", nhưng không thể nói họ có tín nhiệm tương đương nhau,
vì chưa xem xét đến số phiếu "Tín nhiệm" mà ông Minh có 146 và ông Dũng
có 96 phiếu; và số phiếu "Tín nhiệm thấp" của ông Minh là 19 so với của
ông Dũng là 68.
Do đó, để so sánh công bằng, cần phải định lượng cho từng cá nhân. Ở
đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm),
nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm
thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những
người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín
nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên
tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến
“Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0).
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75).
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Phạm Bình Minh, với 320 phiếu “Tín nhiệm
cao”, 146 phiếu “Tín nhiệm”, và 19 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể
tính điểm quân bình là:
(320*0.75 + 146*0.25 –19*0.50) / 480 = 0.55
và ông Nguyễn Tấn Dũng:
(320*0.75 + 96*0.25 – 68*0.50) / 491 = 0.48
Nói cách khác, điểm của ông Phạm Bình Minh cao hơn ông Nguyễn Tấn Dũng 0.07 điểm.
Tính tương tự, tôi có bảng sau đây. Bảng này cũng so sánh điểm năm 2014
và 2013, dĩ nhiên là cùng một cách tính. Bảng xếp hạng (theo điểm 2014)
có khác biệt khá nhiều so với bảng của VNexpress vì cách tính của tôi có
trọng số. Có thể rút ra vài điểm chính từ bảng này như sau:
Tính trung bình, điểm tín nhiệm của năm 2014 chỉ 0.42 với độ lệch chuẩn
là 015. Con số điểm trung bình này tăng 0.03 điểm so với 2013. Tuy
nhiên, mức độ tăng rất thấp nếu so với độ lệch chuẩn. Nói theo ngôn ngữ
"effect size" thì đây là ảnh hưởng rất thấp.
Năm 2014, bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.64), kế đến là ông Trương Tấn
Sang (0.61) và Trương Thị Mai (0.61). Tất cả những người còn lại đều có
điểm dưới 0.60. Riêng ngài Thủ tướng thì có điểm 0.48, đứng hạng 23/50.
Người "đội sổ" năm 2014 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (điểm
chỉ 0.05)! Người có số điểm thấp khác là ông Bộ trưởng Thể thao & Du
lịch Hoàng Tuấn Anh (0.10) và Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (0.11).
Phân tích theo nhóm thì những thành viên Chính phủ có điểm thấp hơn
thành viên Quốc hội. Điểm trung bình của các thành viên Chính phủ năm
2014 là 0.37, còn của các thành viên Quốc hội là 0.51.
So sánh với điểm năm 2013, tôi thấy điểm năm 2014 có nhiều dao động.
Biểu đồ sau đây cho thấy đa số là có tăng điểm (những điểm nằm trên
đường màu đỏ). Thật vậy, trong số 46 người có điểm 2 năm liền (vì ông
Nguyễn Thiện Nhân không có trong danh sách năm 2014) thì có đến 28 người
(tức 61%) có điểm tăng. Ngược lại, có 16 (35%) người bị giảm điểm, và 2
người không thay đổi.
Người có điểm tăng "ấn tượng" nhất là ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn
Bình! Năm 2013 ông này đứng cuối bảng (điểm chỉ 0.02), nhưng chẳng hiểu
sao năm 2014, ông này có điểm tăng vọt lên 0.52! Có thể nói ông là
người có mức độ tiến bộ cao nhất. Người kế tiếp có điểm tăng cao là ông
Đinh La Thăng (tăng 0.29 điểm), Nguyễn Tấn Dũng (tăng 0.26 điểm), Trịnh
Đình Dũng (tăng 0.19), Bùi Quang Vinh (tăng 0.16), và Nguyễn Xuân Phúc
(tăng 0.13).
Người có điểm giảm mạnh nhất là ông Nguyễn Thái Bình, từ 0.24 năm 2013
xuống còn 0.11 năm 2014. Một người trước đây từng có điểm rất thấp là bà
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng giảm từ 0.13 năm 2013 xuống chỉ
còn 0.05 năm 2014. Bà Kim Tiến có đến 192 phiếu (tức 40%) "tín nhiệm
thấp".
Đứng trước một kết quả phân tích, chúng ta thường có 3 câu hỏi: kết quả
này có đáng tin cậy không, chúng ta nên diễn giải kết quả này như thế
nào, và chúng ta phải làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là đáng
tin cậy, vì số liệu này của Quốc hội cung cấp. Tuy có vài vấn đề nghiêm
trọng về sách thức soạn thang điểm, nhưng nhìn chung nó cũng cho chúng
ta một "câu chuyện" đằng sau những con số. Chẳng hạn như con số "Tín
nhiệm thấp" chắc chắn có thể đọc là "Không tín nhiệm". Bởi vì người ta
không được phép lựa chọn "Không tín nhiệm" nên phải dồn hết cho "Tín
nhiệm thấp". Kể ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi
khoa học, mà còn thể hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng.
Ngạo mạn là vì thang điểm là cách nói "Chúng tôi làm như thế, các anh
làm gì được tôi". Khinh thường là vì có thể người soạn thang điểm nghĩ
rằng công chúng đều ngu dốt, nên mới dám cho ra thang điểm 1 chiều.
Diễn giải kết quả như thế nào? Theo qui ước tính của tôi thì điểm tối đa
là 0.75, tức là điểm "tín nhiệm cao". Do đó, con số điểm trung bình
0.42 năm 2014 có nghĩa là chỉ đạt 56% điểm tối đa, tức chỉ trên trung
bình một chút. Ngay cả người có phiếu tín nhiệm cao nhất (bà Kim Ngân)
cũng chỉ đạt 85% điểm tối đa. Thông thường, điểm ~90% điểm tối đa được
xem là "xuất sắc", và chiếu theo qui tắc này thì không một ai trong 50
người chủ chốt của chế độ được điểm xuất sắc.
Tôi thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm nay (2014) có phần tăng nhẹ so
với năm 2013. Điều này hơi khó giải thích vì tình hình kinh tế - xã hội
trong năm qua không được khả quan mấy, vậy mà các đại biểu QH lại cho
điểm tăng! Chẳng hạn như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình (nhân vật quan
trọng trong nền kinh tế), dù nước còn nợ nần chồng chất, nhưng điểm của
ông tăng cao nhất. Như vậy, có thể nói rằng những gì đại biểu QH đánh
giá chưa chắc tương đồng với cảm nhận của người dân.
Có một điều khá thú vị là số điểm dường như có tương quan nghịch đảo với
thực quyền. Nhìn vào bảng điểm, chúng ta dễ nhận ra những người đứng
đầu bảng là người ít có quyền (như thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc
hội, Chủ tịch Nước, v.v.), nhưng những người có điểm thấp toàn là người
có quyền executive bên Chinh phủ. Chẳng hạn như người có ít thực quyền
executive nhất (?) là bà Kim Ngân) cũng là người có điểm cao nhất; ngược
lại, người có thực quyền cao nhất về giáo dục và y tế lại là người có
điểm thấp nhất. Điều này có thể nói lên rằng đại biểu Quốc hội cho điểm
cao những người nói và làm luật, chứ họ không "ấn tượng" với người làm.
Câu hỏi thứ ba có lẽ là quan trọng nhất: phải làm gì với kết quả này?
Chẳng lẽ chỉ công bố con số rồi ngưng ở đó, thì hoá ra chỉ là trò chơi
tốn tiền. Tuy nhiên, chúng ta là công chúng, không ở vị trí để quyết
định, nên chỉ đọc để biết "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng". Nhưng
các vị ở vị trí quyết định (decision makers) nên suy nghĩ phải làm gì
với những người với điểm tín nhiệm chẳng những đã thấp mà còn giảm so
với năm trước. "Nhất quá tam", chẳng lẽ để các vị ấy bị đánh giá thấp
một lần nữa?
Tóm lại, điểm tín nhiệm năm nay (2014) tuy có khá hơn so với năm trước,
nhưng mức độ cải tiến còn quá khiêm tốn. Phân tích ở mức độ cá nhân cho
thấy những người có điểm tăng mạnh là ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La
Thăng, và những người có điểm giảm mạnh là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông
Nguyễn Thái Bình. Số còn lại thì tăng/giảm không đáng kể. Điều thú vị
là tính trung bình điểm tín nhiệm của các vị trong Chính phủ thấp hẳn so
với điểm của các vị trong Quốc hội. Tuy nhiên, không một vị lãnh đạo
nào được đánh giá xuất sắc (đạt 90% điểm tối đa).
Nguyễn Văn Tuấn