Xe cán chó
Nguyễn Văn Tuấn - Xác Lenin và thi thể Hồ Chí Minh
Mới đọc báo thấy một tin thú vị: ba năm trước, Quốc hội Nga xem xét việc di dời xác Lenin ra khỏi lăng ở Quảng trường Đỏ, vì xác đó đã tan rã quá nhiều, và cái xác đó cũng chẳng còn thu hút bao nhiêu du khách
Mới đọc báo thấy một tin thú vị: ba năm trước, Quốc hội Nga xem xét
việc di dời xác Lenin ra khỏi lăng ở Quảng trường Đỏ, vì xác đó đã tan
rã quá nhiều, và cái xác đó cũng chẳng còn thu hút bao nhiêu du khách.
Xem tình trạng của Lenin bên Nga, không thể không liên tưởng đến tình
trạng của Hồ Chí Minh bên VN.
Nói chuyện với nhiều người, kể cả quan chức cao cấp ở VN, ai cũng nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên được hoả táng theo ý nguyện của ông. Ý nguyện đơn giản đó, dù đã được viết xuống hơn 46 năm qua, mà vẫn chưa được đáp ứng. Kể ra, đó cũng là một nỗi khổ của ông.
Mặc dù khi còn sống họ chống tệ nạn sùng bái cá nhân, nhưng khi chết các lãnh tụ cộng sản thuộc hàng “khai quốc” thường có lăng riêng. Khởi đầu là Lenin bên Nga (1924). Kế đến là Hồ Chí Minh (1969). Sau đó là Mao Trạch Đông (1976) và Kim Nhật Thành (1994). Con của Kim Nhật Thành là Kim Chính Nhật khi chết cũng được ướp và trưng bày nhưng chưa có lăng. Tôi không rõ trong thế giới không-cộng-sản có lãnh tụ nào được ướp xác và trưng bày lâu năm như các lãnh tụ cộng sản.
Trong tất cả những người trên đây, chỉ có ông Hồ Chí Minh là không muốn có lăng và chẳng muốn ướp xác. Trong bản gốc của di chúc ông viết rất rõ ràng: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân zân. […] Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là ‘hoả táng’. Tôi mong rằng cách ‘hỏa táng’ sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống sẽ tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì ‘điện táng’ càng tốt hơn” (1). Ấy thế mà đoạn văn quan trọng này bị “mất” trong bản di chúc chính thức được công bố, và ý nguyện đơn giản của ông không được đáp ứng! Tôi nghĩ đã 46 năm từ ngày ông qua đời, Nhà nước nên suy nghĩ đến việc hoả táng cho ông.
Có nhiều lí do để hoả táng, kể cả lí do khoa học và đạo lí. Nhiều người nói về “công nghệ ướp xác”, nhưng trong thực tế tất cả chỉ là dùng hỗn hợp các hoá chất formaldehyde, glutaraldehyde, ethanol và humectants. Nhưng các hoá chất này dù có được pha chế theo công thức bí mật của Boris Zbarsky (người phụ trách ướp xác Lenin) thì cũng khó mà giữ nguyên vẹn được thi thể. Mới đây, trong một báo cáo trước Quốc hội Nga, Ts Zbarsky cho biết hiện nay xác ướp của Lenin chỉ còn chưa đến 10% cơ thể; tế bào da cũng đã hư hỏng gần hết, ở mắt nhãn cầu hiện nay là nhân tạo, môi đã rời ra, râu rụng, môi được khâu vào 2 má và dán râu giả. Do đó, Quốc hội Nga chuẩn bị đưa xác Lenin ra khỏi lăng. “Công nghệ ướp xác” của Nga được xem là tốt nhất thế giới (nhưng trên thế giới chẳng có nước tiên tiến nào ướp xác như mấy nước XHCN!) mà còn như thế thì chúng ta có thể đoán rằng thi thể của ông Hồ Chí Minh cũng có thể cùng chung tình trạng. Nếu sau 70% mà thi thể của Lenin chỉ còn 10%, thì sau 46 năm, thi thể của ông Hồ Chí Minh có thể chỉ còn ~23%.
Đứng về mặt truyền thống dân tộc, tôi nghĩ không có triều đại nào của VN mà vua được ướp xác và trưng bày trước công chúng. Thử tưởng tượng, một người qua đời, bị bóc bỏ tim, gan, phổi, bao tử, ruột, v.v. rồi thay vào đó những chất nhân tạo. (Điều này thì cũng bình thường ở các nước phương Tây). Sau đó xác được ướp bằng hoá chất một thời gian, rồi cho vào hòm kính, và đó là những can thiệp mang tính xâm phạm vào thi thể của người quá cố. Truyền thống đạo lí VN không ai chấp nhận sự can thiệp xâm phạm như thế, vì ai cũng muốn được thân thể toàn vẹn khi về với đất.
Điều làm tôi cảm thấy không thoải mái là hình thức mang tính hành hạ. Thi thể của ông được nằm trong một cái hòm kính. Buổi sáng người ta kéo hòm lên cho công chúng xem, chiều kéo xuống hầm lạnh, và chu kì này xảy ra mỗi ngày, suốt năm này sang năm khác. Có thể người ta xem đó là cách để người dân ngưỡng mộ có dịp diện kiến người họ yêu kính, nhưng trong thực tế là một hình thức hành xác người quá cố. Ngay cả người mà họ diện kiến cũng đã thay hình trạng khá nhiều chứ đâu phải như vài mươi năm về trước. Tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ ông được “kéo lên, kéo xuống” như thế như hiện nay.
Nói tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỉ. Đó là một thời gian khá dài. Tôi nghĩ theo trào lưu của thế giới, cùng những lí do sinh học lẫn đạo lí, đã đến lúc phải suy nghĩ đáp ứng ý nguyện của ông: đó là được hoả táng. Dĩ nhiên, lúc đó thì lăng của ông có thể là nơi lưu trữ đồ lưu niệm, thậm chí có thể trở thành một viện bảo tàng cá nhân.
( Theo FB Nguyen Tuan )
Nói chuyện với nhiều người, kể cả quan chức cao cấp ở VN, ai cũng nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên được hoả táng theo ý nguyện của ông. Ý nguyện đơn giản đó, dù đã được viết xuống hơn 46 năm qua, mà vẫn chưa được đáp ứng. Kể ra, đó cũng là một nỗi khổ của ông.
Mặc dù khi còn sống họ chống tệ nạn sùng bái cá nhân, nhưng khi chết các lãnh tụ cộng sản thuộc hàng “khai quốc” thường có lăng riêng. Khởi đầu là Lenin bên Nga (1924). Kế đến là Hồ Chí Minh (1969). Sau đó là Mao Trạch Đông (1976) và Kim Nhật Thành (1994). Con của Kim Nhật Thành là Kim Chính Nhật khi chết cũng được ướp và trưng bày nhưng chưa có lăng. Tôi không rõ trong thế giới không-cộng-sản có lãnh tụ nào được ướp xác và trưng bày lâu năm như các lãnh tụ cộng sản.
Trong tất cả những người trên đây, chỉ có ông Hồ Chí Minh là không muốn có lăng và chẳng muốn ướp xác. Trong bản gốc của di chúc ông viết rất rõ ràng: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân zân. […] Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là ‘hoả táng’. Tôi mong rằng cách ‘hỏa táng’ sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống sẽ tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì ‘điện táng’ càng tốt hơn” (1). Ấy thế mà đoạn văn quan trọng này bị “mất” trong bản di chúc chính thức được công bố, và ý nguyện đơn giản của ông không được đáp ứng! Tôi nghĩ đã 46 năm từ ngày ông qua đời, Nhà nước nên suy nghĩ đến việc hoả táng cho ông.
Có nhiều lí do để hoả táng, kể cả lí do khoa học và đạo lí. Nhiều người nói về “công nghệ ướp xác”, nhưng trong thực tế tất cả chỉ là dùng hỗn hợp các hoá chất formaldehyde, glutaraldehyde, ethanol và humectants. Nhưng các hoá chất này dù có được pha chế theo công thức bí mật của Boris Zbarsky (người phụ trách ướp xác Lenin) thì cũng khó mà giữ nguyên vẹn được thi thể. Mới đây, trong một báo cáo trước Quốc hội Nga, Ts Zbarsky cho biết hiện nay xác ướp của Lenin chỉ còn chưa đến 10% cơ thể; tế bào da cũng đã hư hỏng gần hết, ở mắt nhãn cầu hiện nay là nhân tạo, môi đã rời ra, râu rụng, môi được khâu vào 2 má và dán râu giả. Do đó, Quốc hội Nga chuẩn bị đưa xác Lenin ra khỏi lăng. “Công nghệ ướp xác” của Nga được xem là tốt nhất thế giới (nhưng trên thế giới chẳng có nước tiên tiến nào ướp xác như mấy nước XHCN!) mà còn như thế thì chúng ta có thể đoán rằng thi thể của ông Hồ Chí Minh cũng có thể cùng chung tình trạng. Nếu sau 70% mà thi thể của Lenin chỉ còn 10%, thì sau 46 năm, thi thể của ông Hồ Chí Minh có thể chỉ còn ~23%.
Đứng về mặt truyền thống dân tộc, tôi nghĩ không có triều đại nào của VN mà vua được ướp xác và trưng bày trước công chúng. Thử tưởng tượng, một người qua đời, bị bóc bỏ tim, gan, phổi, bao tử, ruột, v.v. rồi thay vào đó những chất nhân tạo. (Điều này thì cũng bình thường ở các nước phương Tây). Sau đó xác được ướp bằng hoá chất một thời gian, rồi cho vào hòm kính, và đó là những can thiệp mang tính xâm phạm vào thi thể của người quá cố. Truyền thống đạo lí VN không ai chấp nhận sự can thiệp xâm phạm như thế, vì ai cũng muốn được thân thể toàn vẹn khi về với đất.
Điều làm tôi cảm thấy không thoải mái là hình thức mang tính hành hạ. Thi thể của ông được nằm trong một cái hòm kính. Buổi sáng người ta kéo hòm lên cho công chúng xem, chiều kéo xuống hầm lạnh, và chu kì này xảy ra mỗi ngày, suốt năm này sang năm khác. Có thể người ta xem đó là cách để người dân ngưỡng mộ có dịp diện kiến người họ yêu kính, nhưng trong thực tế là một hình thức hành xác người quá cố. Ngay cả người mà họ diện kiến cũng đã thay hình trạng khá nhiều chứ đâu phải như vài mươi năm về trước. Tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ ông được “kéo lên, kéo xuống” như thế như hiện nay.
Nói tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỉ. Đó là một thời gian khá dài. Tôi nghĩ theo trào lưu của thế giới, cùng những lí do sinh học lẫn đạo lí, đã đến lúc phải suy nghĩ đáp ứng ý nguyện của ông: đó là được hoả táng. Dĩ nhiên, lúc đó thì lăng của ông có thể là nơi lưu trữ đồ lưu niệm, thậm chí có thể trở thành một viện bảo tàng cá nhân.
( Theo FB Nguyen Tuan )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nguyễn Văn Tuấn - Xác Lenin và thi thể Hồ Chí Minh
Mới đọc báo thấy một tin thú vị: ba năm trước, Quốc hội Nga xem xét việc di dời xác Lenin ra khỏi lăng ở Quảng trường Đỏ, vì xác đó đã tan rã quá nhiều, và cái xác đó cũng chẳng còn thu hút bao nhiêu du khách
Nói chuyện với nhiều người, kể cả quan chức cao cấp ở VN, ai cũng nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên được hoả táng theo ý nguyện của ông. Ý nguyện đơn giản đó, dù đã được viết xuống hơn 46 năm qua, mà vẫn chưa được đáp ứng. Kể ra, đó cũng là một nỗi khổ của ông.
Mặc dù khi còn sống họ chống tệ nạn sùng bái cá nhân, nhưng khi chết các lãnh tụ cộng sản thuộc hàng “khai quốc” thường có lăng riêng. Khởi đầu là Lenin bên Nga (1924). Kế đến là Hồ Chí Minh (1969). Sau đó là Mao Trạch Đông (1976) và Kim Nhật Thành (1994). Con của Kim Nhật Thành là Kim Chính Nhật khi chết cũng được ướp và trưng bày nhưng chưa có lăng. Tôi không rõ trong thế giới không-cộng-sản có lãnh tụ nào được ướp xác và trưng bày lâu năm như các lãnh tụ cộng sản.
Trong tất cả những người trên đây, chỉ có ông Hồ Chí Minh là không muốn có lăng và chẳng muốn ướp xác. Trong bản gốc của di chúc ông viết rất rõ ràng: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân zân. […] Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là ‘hoả táng’. Tôi mong rằng cách ‘hỏa táng’ sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống sẽ tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì ‘điện táng’ càng tốt hơn” (1). Ấy thế mà đoạn văn quan trọng này bị “mất” trong bản di chúc chính thức được công bố, và ý nguyện đơn giản của ông không được đáp ứng! Tôi nghĩ đã 46 năm từ ngày ông qua đời, Nhà nước nên suy nghĩ đến việc hoả táng cho ông.
Có nhiều lí do để hoả táng, kể cả lí do khoa học và đạo lí. Nhiều người nói về “công nghệ ướp xác”, nhưng trong thực tế tất cả chỉ là dùng hỗn hợp các hoá chất formaldehyde, glutaraldehyde, ethanol và humectants. Nhưng các hoá chất này dù có được pha chế theo công thức bí mật của Boris Zbarsky (người phụ trách ướp xác Lenin) thì cũng khó mà giữ nguyên vẹn được thi thể. Mới đây, trong một báo cáo trước Quốc hội Nga, Ts Zbarsky cho biết hiện nay xác ướp của Lenin chỉ còn chưa đến 10% cơ thể; tế bào da cũng đã hư hỏng gần hết, ở mắt nhãn cầu hiện nay là nhân tạo, môi đã rời ra, râu rụng, môi được khâu vào 2 má và dán râu giả. Do đó, Quốc hội Nga chuẩn bị đưa xác Lenin ra khỏi lăng. “Công nghệ ướp xác” của Nga được xem là tốt nhất thế giới (nhưng trên thế giới chẳng có nước tiên tiến nào ướp xác như mấy nước XHCN!) mà còn như thế thì chúng ta có thể đoán rằng thi thể của ông Hồ Chí Minh cũng có thể cùng chung tình trạng. Nếu sau 70% mà thi thể của Lenin chỉ còn 10%, thì sau 46 năm, thi thể của ông Hồ Chí Minh có thể chỉ còn ~23%.
Đứng về mặt truyền thống dân tộc, tôi nghĩ không có triều đại nào của VN mà vua được ướp xác và trưng bày trước công chúng. Thử tưởng tượng, một người qua đời, bị bóc bỏ tim, gan, phổi, bao tử, ruột, v.v. rồi thay vào đó những chất nhân tạo. (Điều này thì cũng bình thường ở các nước phương Tây). Sau đó xác được ướp bằng hoá chất một thời gian, rồi cho vào hòm kính, và đó là những can thiệp mang tính xâm phạm vào thi thể của người quá cố. Truyền thống đạo lí VN không ai chấp nhận sự can thiệp xâm phạm như thế, vì ai cũng muốn được thân thể toàn vẹn khi về với đất.
Điều làm tôi cảm thấy không thoải mái là hình thức mang tính hành hạ. Thi thể của ông được nằm trong một cái hòm kính. Buổi sáng người ta kéo hòm lên cho công chúng xem, chiều kéo xuống hầm lạnh, và chu kì này xảy ra mỗi ngày, suốt năm này sang năm khác. Có thể người ta xem đó là cách để người dân ngưỡng mộ có dịp diện kiến người họ yêu kính, nhưng trong thực tế là một hình thức hành xác người quá cố. Ngay cả người mà họ diện kiến cũng đã thay hình trạng khá nhiều chứ đâu phải như vài mươi năm về trước. Tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ ông được “kéo lên, kéo xuống” như thế như hiện nay.
Nói tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỉ. Đó là một thời gian khá dài. Tôi nghĩ theo trào lưu của thế giới, cùng những lí do sinh học lẫn đạo lí, đã đến lúc phải suy nghĩ đáp ứng ý nguyện của ông: đó là được hoả táng. Dĩ nhiên, lúc đó thì lăng của ông có thể là nơi lưu trữ đồ lưu niệm, thậm chí có thể trở thành một viện bảo tàng cá nhân.
( Theo FB Nguyen Tuan )