Nhân Vật
Nhà báo nữ trong thế giới Hồi Giáo
Đạo Hồi là một tôn giáo nổi tiếng hà khắc với phụ nữ. Nhiều phụ nữ thậm chí không được ra khỏi nhà mà không có đàn ông đi kèm. Những phụ nữ dám dấn thân vào giới truyền thông phải đối mặt với nhiều thách thức do nghề nghiệp của họ không phải là công việc bình thường của phụ nữ Hồi giáo. Với mong muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của các nhà báo nữ trong những xã hội Hồi giáo hà khắc, Hải Ninh phỏng vấn một số nhà báo theo đạo Hồi trong bài viết sau đây.
Trong thời gian gần đây, cứ nói đến đạo Hồi là người ta nghĩ ngay tới khủng bố đánh bom tự sát, luật Sharia hà khắc hay gần đây nhất là lực lượng tự xưng là Nhà nước Hồi giáo ISIS. Những vụ bắt cóc rồi chặt đầu con tin nước ngoài của lực lượng này khiến cả thế giới khiếp đảm, càng làm xấu hơn hình ảnh của đạo Hồi. Gần đây nhất là vụ thảm sát dã man tại toà báo biếm hoạ Charlie Hebdo ở Paris, Pháp. Cả thế giới một lần nữa phải đặt dấu chấm hỏi lên tính cực đoan của tôn giáo này.
Theo một thống kê, 23% dân số thế giới là người Hồi giáo. Như vậy, có khoảng 1,6 tỷ người trên trái đất theo đạo Hồi. Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể về số nữ phóng viên là người Hồi giáo, tuy nhiên, nhiều nhà báo trong các nước theo đạo Hồi cho biết con số này đang tăng lên.
Ông Mushtique Waddud, một nhà báo làm việc ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, cho biết như sau:
Musfique Wadud: Ở Bangladesh, tình hình cũng không đến nỗi tệ đối với các nhà báo nữ. Chúng tôi có nhiều nhà báo nữ trong các tờ báo in và báo điện tử. Thậm chí giám đốc CEO của một kênh truyền hình tin tức còn là một phụ nữ.
Ngụp lặn trong thế giới đàn ông
Bangladesh là một quốc gia Hồi giáo ở Nam Á. Nữ CEO mà nhà báo Mushfique Wadud vừa nhắc đến là bà Samia Zaman của kênh truyền hình Ekattar TV. Tuy nhiên, trường hợp của bà Zaman chỉ là một trường hợp hy hữu. Trong các cuộc trò chuyện với các nhà báo Bangladesh hay các nhà báo tại các nước Hồi giáo khác, một điều dễ nhận thấy là số lượng nữ phóng viên thuốc vào hàng thiểu số trong các toà soạn, đặc biệt những người làm quản lý thường là rất ít. Các nữ biên tập viên, nếu có, thường là phụ trách những trang hoặc ấn bản về các vấn đề giải trí và xã hội.
Tôi không rõ con số cụ thể các nhà báo nữ ở Bangladesh như để lấy ví dụ, trong toà báo của tôi có tất cả khoảng 20 nữ phóng viên trên tổng số 60 nhà báo. Như vậy là số nhà báo nữ chỉ chiếm một phần ba. Các toà báo khác cũng tương tự như vậy
Mushfique Wadud
Ông Wadud cho hay:
Mushfique Wadud: Tôi không rõ con số cụ thể các nhà báo nữ ở Bangladesh như để lấy ví dụ, trong toà báo của tôi có tất cả khoảng 20 nữ phóng viên trên tổng số 60 nhà báo. Như vậy là số nhà báo nữ chỉ chiếm một phần ba. Các toà báo khác cũng tương tự như vậy. Những biên tập viên nữ thường phụ trách các tạp chí hay các trang mục về xã hội.
Titthe Farhana, một nhà báo nữ làm việc ở thủ đô Dhaka, Bangladesh, khoảng bốn năm nay cũng cho biết tình trạng số lượng nam phóng viên áp đảo số lượng nữ đồng nghiệp trong toà soạn. Nữ nhà báo cho biết chưa tới một phần ba đồng nghiệp của chị là nữ. Kết quả là, những biên tập viên, người ra quyết định về bài vở trong một chuyên mục, thường là nam giới. Vì thế, nhiều khi chị được giao những đề tài quá dễ dàng chứ không phải những bài viết về chính trị, chiến tranh, hay xung đột trong xã hội. Chị Farhana nói:
Tithe Farhana: Thực tế tôi không thấy bị gây khó khăn trong công việc tuy nhiên các phóng viên nữ như tôi thường bị giao các bài viết về giải trí, ăn chơi, văn hoá, nghệ thuật thay vì các vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Bangladesh hiện nay. Các nhà báo nữ bị coi là thứ yếu trong toà soạn báo. Nhiều khi họ nghĩ rằng những vấn đề hóc búa kia không phải việc của phụ nữ.
Thực tế tôi không thấy bị gây khó khăn trong công việc tuy nhiên các phóng viên nữ như tôi thường bị giao các bài viết về giải trí, ăn chơi, văn hoá, nghệ thuật thay vì các vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Bangladesh hiện nay
Chị Farhana
Sana Jamal, một nữ phóng viên trẻ của Pakistan, cũng có những chia sẻ tương tự. Chị Sana Jamal nói:
Sana Jamal: Một số nữ phóng viên báo in hay truyền hình ở Pakistan muốn thực hiện các bài báo nghiêm túc về chiến tranh hay xung đột ở các khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, họ cảm thấy toà soạn hay kênh truyền hình dường như chỉ sẵn lòng giao phó các công việc đó cho các nam đồng nghiệp của họ.
Giải thích về vấn đề này, nhà báo Mushfique Wadud cho biết:
Mushfique Wadud: Nhiều “sếp” nam không tin tưởng các nhà báo nữ, cho rằng họ không giỏi trong công việc. Chính vì lẽ đó, nhiều nữ phóng viên cũng gặp khó khăn trong con đường bổng lộc.
Phụ thuộc vào gia đình
Ngoài việc phải làm việc trong một thế giới đàn ông, các nhà báo nữ ở các quốc gia Hồi giáo còn gặp một trở lại nữa là từ phía gia đình. Trong thế giới đạo Hồi, người phụ nữ thường phải phụ thuộc vào gia đình và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của họ. Nữ phóng viên Sana Jama, ở Pakistan, kể:
Sana Jamal: Phụ nữ chúng tôi còn gặp một số vấn đề rắc rối từ phía gia đình. Chẳng hạn như gia đình chúng tôi không muốn chúng tôi đi làm việc vào ban đêm hoặc tới những khu vực nguy hiểm. Chính điều này cũng khiến các biên tập viên của chúng tôi ngần ngại khi giao việc như thế cho nữ phóng viên. Kể cả khi đã kết hôn, chúng tôi cũng phải xin phép ý kiến chồng để đi làm việc. Thường thì chúng tôi sống cùng nhà với cả gia đình lớn nên mọi chuyện vẫn là do gia đình quyết định.
Nhà báo Tithe Farhana thì cho hay chị đã lấy chồng và chồng chị hoàn toàn ủng hộ công việc của chị. Tuy vậy, người biên tập viên của chị lại không sẵn lòng giao phó công việc hóc búa cho chị do những lo ngại về an toàn cũng như những định kiến về phụ nữ trong xã hội Hồi giáo.
Nguồn tin của chúng tôi tôn trọng chúng tôi hơn và cũng dễ mở lòng với chúng tôi hơn. Chúng tôi cũng dễ được tin tưởng hơn. Các đồng nghiệp nam thì không dễ dàng lấy cảm tình của người khác như thế
Nữ phóng viên Sana Jamal
Tuy vậy, các nhà báo nữ cũng có một số lợi thế mà không một nhà báo nam nào có được và điều đó lại nhờ vào chính giới tính của họ. Phóng viên Sana Jamal ở Pakistan cho hay:
Sana Jamal: Trong công việc tôi nhận thấy và tôi cũng nghe được điều này từ nhiều nhà báo nữ ở Pakistan rằng họ cảm thấy có lợi thế vì là phụ nữ. Nguồn tin của chúng tôi tôn trọng chúng tôi hơn và cũng dễ mở lòng với chúng tôi hơn. Chúng tôi cũng dễ được tin tưởng hơn. Các đồng nghiệp nam thì không dễ dàng lấy cảm tình của người khác như thế.
Dù vậy, các nữ nhà báo Pakistan hiện cũng vẫn còn nhiều mối quan tâm và đòi hỏi đối với giới chức quốc gia này. Pakistan là một quốc gia thuộc hàng nguy hiểm nhất đối với các nhà báo dù họ là nam hay nữ. Số lượng nhà báo bị giết hại, bắt cóc lên tới mức báo động.
Ngoài ra, chị Sana Jamal cho biết dù đúng là phụ nữ Pakistan còn gặp nhiều khó khăn so với các phóng viên phương Tây hoặc các nước phi Hồi giáo, nhiều tổ chức đang đấu tranh vì quyền lợi của họ và cũng gặt hái được một số kết quả nhất định. Chị Sana Jamal cho rằng xu thế hiện giờ ở Pakistan cho thấy ngày càng nhiều phụ nữ bước vào nghề truyền thống với tư thế cân bằng với đàn ông.
Chị Tithe Farhana cũng cho hay cuộc sống của các nhà báo nữ ở Bangladesh đang dần cải thiện. Họ ngày càng có tiếng nói hơn trong cộng đồng và đang tích cực hoạt động cho quyền lợi của mình trong ngành truyền thông.
Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị. Mọi đóng góp về bài vở và đề tài cho trang tạp chí, xin mời quý vị email về theo địa chỉ phamn@rfa.org hoặc nhắn tin trên trang Facebook của Hải Ninh tại www.facebook.com/haininhrfa. Xin chào tạm biệt.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nhà báo nữ trong thế giới Hồi Giáo
Đạo Hồi là một tôn giáo nổi tiếng hà khắc với phụ nữ. Nhiều phụ nữ thậm chí không được ra khỏi nhà mà không có đàn ông đi kèm. Những phụ nữ dám dấn thân vào giới truyền thông phải đối mặt với nhiều thách thức do nghề nghiệp của họ không phải là công việc bình thường của phụ nữ Hồi giáo. Với mong muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của các nhà báo nữ trong những xã hội Hồi giáo hà khắc, Hải Ninh phỏng vấn một số nhà báo theo đạo Hồi trong bài viết sau đây.
Trong thời gian gần đây, cứ nói đến đạo Hồi là người ta nghĩ ngay tới khủng bố đánh bom tự sát, luật Sharia hà khắc hay gần đây nhất là lực lượng tự xưng là Nhà nước Hồi giáo ISIS. Những vụ bắt cóc rồi chặt đầu con tin nước ngoài của lực lượng này khiến cả thế giới khiếp đảm, càng làm xấu hơn hình ảnh của đạo Hồi. Gần đây nhất là vụ thảm sát dã man tại toà báo biếm hoạ Charlie Hebdo ở Paris, Pháp. Cả thế giới một lần nữa phải đặt dấu chấm hỏi lên tính cực đoan của tôn giáo này.
Theo một thống kê, 23% dân số thế giới là người Hồi giáo. Như vậy, có khoảng 1,6 tỷ người trên trái đất theo đạo Hồi. Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể về số nữ phóng viên là người Hồi giáo, tuy nhiên, nhiều nhà báo trong các nước theo đạo Hồi cho biết con số này đang tăng lên.
Ông Mushtique Waddud, một nhà báo làm việc ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, cho biết như sau:
Musfique Wadud: Ở Bangladesh, tình hình cũng không đến nỗi tệ đối với các nhà báo nữ. Chúng tôi có nhiều nhà báo nữ trong các tờ báo in và báo điện tử. Thậm chí giám đốc CEO của một kênh truyền hình tin tức còn là một phụ nữ.
Ngụp lặn trong thế giới đàn ông
Bangladesh là một quốc gia Hồi giáo ở Nam Á. Nữ CEO mà nhà báo Mushfique Wadud vừa nhắc đến là bà Samia Zaman của kênh truyền hình Ekattar TV. Tuy nhiên, trường hợp của bà Zaman chỉ là một trường hợp hy hữu. Trong các cuộc trò chuyện với các nhà báo Bangladesh hay các nhà báo tại các nước Hồi giáo khác, một điều dễ nhận thấy là số lượng nữ phóng viên thuốc vào hàng thiểu số trong các toà soạn, đặc biệt những người làm quản lý thường là rất ít. Các nữ biên tập viên, nếu có, thường là phụ trách những trang hoặc ấn bản về các vấn đề giải trí và xã hội.
Tôi không rõ con số cụ thể các nhà báo nữ ở Bangladesh như để lấy ví dụ, trong toà báo của tôi có tất cả khoảng 20 nữ phóng viên trên tổng số 60 nhà báo. Như vậy là số nhà báo nữ chỉ chiếm một phần ba. Các toà báo khác cũng tương tự như vậy
Mushfique Wadud
Ông Wadud cho hay:
Mushfique Wadud: Tôi không rõ con số cụ thể các nhà báo nữ ở Bangladesh như để lấy ví dụ, trong toà báo của tôi có tất cả khoảng 20 nữ phóng viên trên tổng số 60 nhà báo. Như vậy là số nhà báo nữ chỉ chiếm một phần ba. Các toà báo khác cũng tương tự như vậy. Những biên tập viên nữ thường phụ trách các tạp chí hay các trang mục về xã hội.
Titthe Farhana, một nhà báo nữ làm việc ở thủ đô Dhaka, Bangladesh, khoảng bốn năm nay cũng cho biết tình trạng số lượng nam phóng viên áp đảo số lượng nữ đồng nghiệp trong toà soạn. Nữ nhà báo cho biết chưa tới một phần ba đồng nghiệp của chị là nữ. Kết quả là, những biên tập viên, người ra quyết định về bài vở trong một chuyên mục, thường là nam giới. Vì thế, nhiều khi chị được giao những đề tài quá dễ dàng chứ không phải những bài viết về chính trị, chiến tranh, hay xung đột trong xã hội. Chị Farhana nói:
Tithe Farhana: Thực tế tôi không thấy bị gây khó khăn trong công việc tuy nhiên các phóng viên nữ như tôi thường bị giao các bài viết về giải trí, ăn chơi, văn hoá, nghệ thuật thay vì các vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Bangladesh hiện nay. Các nhà báo nữ bị coi là thứ yếu trong toà soạn báo. Nhiều khi họ nghĩ rằng những vấn đề hóc búa kia không phải việc của phụ nữ.
Thực tế tôi không thấy bị gây khó khăn trong công việc tuy nhiên các phóng viên nữ như tôi thường bị giao các bài viết về giải trí, ăn chơi, văn hoá, nghệ thuật thay vì các vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội Bangladesh hiện nay
Chị Farhana
Sana Jamal, một nữ phóng viên trẻ của Pakistan, cũng có những chia sẻ tương tự. Chị Sana Jamal nói:
Sana Jamal: Một số nữ phóng viên báo in hay truyền hình ở Pakistan muốn thực hiện các bài báo nghiêm túc về chiến tranh hay xung đột ở các khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, họ cảm thấy toà soạn hay kênh truyền hình dường như chỉ sẵn lòng giao phó các công việc đó cho các nam đồng nghiệp của họ.
Giải thích về vấn đề này, nhà báo Mushfique Wadud cho biết:
Mushfique Wadud: Nhiều “sếp” nam không tin tưởng các nhà báo nữ, cho rằng họ không giỏi trong công việc. Chính vì lẽ đó, nhiều nữ phóng viên cũng gặp khó khăn trong con đường bổng lộc.
Phụ thuộc vào gia đình
Ngoài việc phải làm việc trong một thế giới đàn ông, các nhà báo nữ ở các quốc gia Hồi giáo còn gặp một trở lại nữa là từ phía gia đình. Trong thế giới đạo Hồi, người phụ nữ thường phải phụ thuộc vào gia đình và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của họ. Nữ phóng viên Sana Jama, ở Pakistan, kể:
Sana Jamal: Phụ nữ chúng tôi còn gặp một số vấn đề rắc rối từ phía gia đình. Chẳng hạn như gia đình chúng tôi không muốn chúng tôi đi làm việc vào ban đêm hoặc tới những khu vực nguy hiểm. Chính điều này cũng khiến các biên tập viên của chúng tôi ngần ngại khi giao việc như thế cho nữ phóng viên. Kể cả khi đã kết hôn, chúng tôi cũng phải xin phép ý kiến chồng để đi làm việc. Thường thì chúng tôi sống cùng nhà với cả gia đình lớn nên mọi chuyện vẫn là do gia đình quyết định.
Nhà báo Tithe Farhana thì cho hay chị đã lấy chồng và chồng chị hoàn toàn ủng hộ công việc của chị. Tuy vậy, người biên tập viên của chị lại không sẵn lòng giao phó công việc hóc búa cho chị do những lo ngại về an toàn cũng như những định kiến về phụ nữ trong xã hội Hồi giáo.
Nguồn tin của chúng tôi tôn trọng chúng tôi hơn và cũng dễ mở lòng với chúng tôi hơn. Chúng tôi cũng dễ được tin tưởng hơn. Các đồng nghiệp nam thì không dễ dàng lấy cảm tình của người khác như thế
Nữ phóng viên Sana Jamal
Tuy vậy, các nhà báo nữ cũng có một số lợi thế mà không một nhà báo nam nào có được và điều đó lại nhờ vào chính giới tính của họ. Phóng viên Sana Jamal ở Pakistan cho hay:
Sana Jamal: Trong công việc tôi nhận thấy và tôi cũng nghe được điều này từ nhiều nhà báo nữ ở Pakistan rằng họ cảm thấy có lợi thế vì là phụ nữ. Nguồn tin của chúng tôi tôn trọng chúng tôi hơn và cũng dễ mở lòng với chúng tôi hơn. Chúng tôi cũng dễ được tin tưởng hơn. Các đồng nghiệp nam thì không dễ dàng lấy cảm tình của người khác như thế.
Dù vậy, các nữ nhà báo Pakistan hiện cũng vẫn còn nhiều mối quan tâm và đòi hỏi đối với giới chức quốc gia này. Pakistan là một quốc gia thuộc hàng nguy hiểm nhất đối với các nhà báo dù họ là nam hay nữ. Số lượng nhà báo bị giết hại, bắt cóc lên tới mức báo động.
Ngoài ra, chị Sana Jamal cho biết dù đúng là phụ nữ Pakistan còn gặp nhiều khó khăn so với các phóng viên phương Tây hoặc các nước phi Hồi giáo, nhiều tổ chức đang đấu tranh vì quyền lợi của họ và cũng gặt hái được một số kết quả nhất định. Chị Sana Jamal cho rằng xu thế hiện giờ ở Pakistan cho thấy ngày càng nhiều phụ nữ bước vào nghề truyền thống với tư thế cân bằng với đàn ông.
Chị Tithe Farhana cũng cho hay cuộc sống của các nhà báo nữ ở Bangladesh đang dần cải thiện. Họ ngày càng có tiếng nói hơn trong cộng đồng và đang tích cực hoạt động cho quyền lợi của mình trong ngành truyền thông.
Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị. Mọi đóng góp về bài vở và đề tài cho trang tạp chí, xin mời quý vị email về theo địa chỉ phamn@rfa.org hoặc nhắn tin trên trang Facebook của Hải Ninh tại www.facebook.com/haininhrfa. Xin chào tạm biệt.