Đại học Stanford có một trung tâm dành riêng cho khoa học của lòng từ bi và vị tha. Tiến sĩ Emma Seppala là giám đốc khoa học của trung tâm này và cô đã giúp khoa học chứng minh lòng từ bi là điều tuyệt vời nhất.
Cô có bằng cử nhân tại Đại học Yale, Đại học Columbia và Đại học Stanford, và từ kinh nghiệm theo học những trường đại học danh giá nhất, cô thấy những người có thành tựu ở Mỹ đều có các khái niệm sai lầm về “làm việc chăm chỉ” và “thành công”.
“Một số trong những người tài năng nhất ở nước ta cũng hết sức khổ sở và rất, rất căng thẳng”, Seppala nói.
Một trong những sinh viên của Seppala tại đại học Stanford đã nói rằng, em được nuôi dạy phải phấn đấu để thành công. Em hỏi bố mẹ: “Làm thế nào để trở thành người thành công?”. Họ nói với em, “hãy làm việc chăm chỉ”. Em hỏi: “Làm thế nào mà con biết là con làm việc chăm chỉ?”. Họ nói với em “Nếu con đang đau khổ, nó có nghĩa là con đang làm việc chăm chỉ”.
Quảng c
Seppala đã viết trong cuốn sách của cô, “Con đường hạnh phúc”: “Điều hoang đường nhất trong những điều hoang đường về sự thành công là chúng ta phải hy sinh hạnh phúc trong ngắn hạn để thành công và hạnh phúc trong dài hạn. Tuy nhiên, cách đó không những không giúp chúng ta đạt được năng suất như chúng ta có thể đạt được mà còn thực sự làm cho chúng ta hết sức khổ sở”.
“Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hạnh phúc làm cho con người làm việc hiệu quả hơn 12%”, cô đã viết.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hạnh phúc làm cho con người làm việc hiệu quả hơn 12%.
— Tiến sĩ Emma Seppala, Giám đốc khoa học của trung tâm nghiên cứu và giáo dục về lòng tốt và chủ nghĩa vị tha tại Đại học Stanford.
Từ bi và hạnh phúc có sự gắn kết với nhau. Chẳng hạn như đối xử tốt với bản thân, cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi, làm gia tăng niềm hạnh phúc. Cảm thông cho người khác làm tăng lòng trung thành và cam kết giữa các đồng nghiệp và giữa những người lao động, và tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc hơn.
Cô đã liệt kê những số liệu khác trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Đại Kỷ Nguyên: lo âu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phải điều trị sức khỏe tâm thần tại Hoa Kỳ, tiêu tốn hơn 42 tỷ đô la mỗi năm trên toàn quốc.
Trong môi trường làm việc của Mỹ, 50% người lao động mất hứng thú với công việc (hiện diện nhưng tẻ nhạt) và 20% đang tự mình xa rời khỏi công việc (rất không hài lòng trong công việc).
Điều này làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ ước tính tiêu tốn khoảng 450 tỷ đô la mỗi năm.
70% người Mỹ không có hứng thú hoặc không gắn bó với công việc, gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 450 tỷ đô la mỗi năm.
Seppala tư vấn với các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 để giúp họ hiểu được những tổn thất của môi trường làm việc không hài lòng. Cô giúp họ nuôi dưỡng tình yêu thương để không chỉ tăng tinh thần, mà còn tăng lợi nhuận.
Bản nguyên của con người là ích kỷ hay tốt bụng?
“Nếu bạn để ý vào các nghiên cứu, bạn sẽ thấy sự trắc ẩn là cái gì đó rất bẩm sinh trong chúng ta”, cô nói. Trong nghiên cứu, những quyết định ngay tức khắc mà không kịp suy nghĩ đều thể hiện lòng từ bi. “Khi một sinh mệnh khác đang đau khổ, chúng ta có xu hướng đến bên và giúp đỡ họ”.
Một số người nghĩ rằng con người ta sinh ra đã ích kỷ và cạnh tranh khốc liệt là phương cách để thành công. Nhưng “điều gì phù hợp nhất sẽ sinh tồn” không hẳn đã là cách vận hành của tự nhiên, Seppala giải thích. Người ta hiện nay liên tưởng nguyên tắc này với thuyết tiến hóa của Charles Darwin, nhưng Herbert Spencer mới là người nghĩ ra nó.
Spencer (1820-1903) là một nhà sinh vật học và nhà lý luận chính trị, là người sử dụng nguyên tắc “điều gì phù hợp nhất sẽ sinh tồn” để biện minh cho hệ thống cấp bậc chủng tộc và xã hội, Seppala giải thích. Ngược lại, cô nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ sống sót trong tự nhiên nếu như không có nhau”.
Trong thế giới cạnh tranh thương mại, “Bạn có thể cạnh tranh, nhưng bạn không cần phải cạnh tranh bằng cách phá hoại người khác”, cô nói. Bạn có thể kéo mình lên mà không cần phải đẩy người khác xuống.
Làm thế nào để trở nên hạnh phúc hơn?
“Bí mật về hạnh phúc được giữ kín nhất đó là phải phục vụ những người khác”, Seppala nói. Nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết này, nó không chỉ là một lời tuyên bố dựa vào ý thức hệ.
Cho dù công việc của bạn là gì, bạn có thể nghĩ đến mục đích của nó vì lợi ích chung. Điều này có thể giúp tăng sự hài lòng trong công việc. Seppala cho biết, chẳng hạn một số công ty tạo ra sản phẩm thực sự hữu ích cho người dân.
Bí mật về hạnh phúc được giữ kín nhất đó là phải phục vụ những người khác.
— Tiến sĩ Emma Seppala, Giám đốc khoa học của trung tâm nghiên cứu và giáo dục về lòng tốt và chủ nghĩa vị tha tại Đại học Stanford.
Nếu bạn thực sự không thể tìm thấy một mục đích trong công việc, bạn có thể nghĩ rằng công việc đã cho phép bạn hỗ trợ gia đình như thế nào. Hoặc bạn có thể nghĩ đến mỗi ngày như một cơ hội để hỗ trợ bạn đồng nghiệp, cô gợi ý.
Nhiều người Mỹ cảm thấy khó khăn khi muốn thoát ra khỏi công việc và do đó dẫn đến căng thẳng. Tận hưởng kỳ nghỉ phép có thể giúp mọi người thư giãn và quay trở lại với công việc của mình bằng một sự nhiệt tình mới. Nhiều người Mỹ không dùng tất cả thời gian được nghỉ của họ.
Khoảng 90% người Mỹ cũng kiểm tra công việc trong các kỳ nghỉ của họ. Trong kỷ nguyên điện thoại thông minh, nhiều người làm gián đoạn những khoảnh khắc dành cho gia đình bằng cách theo dõi công việc, điều đó có thể khiến họ có phản ứng căng thẳng trong thời gian đáng lẽ ra phải được thư giãn.
Tầm quan trọng của tình yêu thương trong chăm sóc sức khoẻ
Một ví dụ trong số rất nhiều các nghiên cứu mà Seppala và các cộng sự của cô đã thực hiện là việc đánh giá tình yêu thương trong chăm sóc sức khỏe.
Khi mọi người đang bị căng thẳng, điều đó sẽ làm cho họ khó cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm hay sự trắc ẩn đối với người khác.
“Gần một nửa số sinh viên y khoa trải qua tình trạng liên quan đến kiệt sức căng thẳng trong quá trình đào tạo y khoa, và 11% trong số họ báo cáo có ý tưởng tự tử do hậu quả từ sự kiệt sức, giảm chất lượng cuộc sống, và các triệu chứng trầm cảm”, theo báo cáo nghiên cứu. “Trong các cư dân y tế, gần 20% báo cáo rằng sức khỏe tinh thần của họ ở dưới mức trung bình, gấp đôi so với dân số cùng tuổi nói chung”.
Trong số các chuyên gia y tế có kinh nghiệm, tỉ lệ kiệt quệ là 70%.
Trong số các chuyên gia y tế có kinh nghiệm, tỉ lệ kiệt quệ là 70%, nhiều khả năng dẫn đến việc chăm sóc bệnh nhân dưới mức tiêu chuẩn.
“Sự kiệt sức trong các cư dân, y tá và bác sĩ nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự không đạt tiêu chuẩn về thái độ và phương pháp chăm sóc bệnh nhân, sai sót trong điều trị hoặc thuốc, và nhiễm trùng bệnh viện. Ngoài các lỗi khách quan trong việc chăm sóc, căng thẳng và kiệt sức làm giảm lòng thương ở người chăm sóc”, Seppala báo cáo.
Người Mỹ coi trọng sự yêu thương trong việc chăm sóc sức khỏe. Theo nghiên cứu, phần lớn những người được hỏi sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn, đi xa hơn, và chờ đợi lâu hơn nếu được chăm sóc sức khỏe một cách từ bi hơn.
Tuy nhiên, 64% số người được phỏng vấn đã trải qua những hành vi không tốt tại các cơ sở y tế.
Tại các bệnh viện, các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp nhỏ, thì việc bồi dưỡng sự trắc ẩn sẽ đem lại kết quả tốt.
“Nghiên cứu thực sự đang bắt đầu cho thấy rằng các công ty có nền văn hóa tích cực, được đặc trưng bởi sự tôn trọng, sự tử tế, sự đồng cảm, hỗ trợ, và sự hiểu biết lẫn nhau … dẫn đến kết quả tốt hơn cho tất cả mọi người”, Seppala nói. “[Những kết quả này bao gồm] lòng trung thành hơn, sự tham gia của người lao động tốt hơn, và cuối cùng tóm lại là điều đó tốt hơn”.