Cõi Người Ta
Nhà nho thâm thúy
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) trong một lần đi kinh lý miền Bắc, đến một làng nọ rất nổi tiếng văn học
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) trong một lần đi kinh lý miền Bắc, đến một làng nọ rất nổi tiếng văn học. Dân làng làm rất nhiều cổng chào, cổng chào nào cũng dán đầy những câu ca ngợi thịnh đức của Thủ Tướng. Các nhân viên đi theo liền chép lại tất cả các câu ấy để trình lên cấp trên để lấy điểm. Thủ Tướng rất lấy làm bằng lòng, chỉ có hơi thắc mắc mấy chữ đại tự trên một bức hoành:
ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN
Có người giải thích rằng, Thủ Tướng đi kinh lý tức là đã làm một cuộc điểm mặt tất cả các quần thần, mà đây cũng là một cuộc tổng điểm danh lớn, nên người ta mới dâng câu mừng "Đại điểm quần thần".
Có người lại bàn rằng Thủ Tướng là người đứng đầu các quan chức là người nổi bật trong số các quần thần của Hoàng đế Bảo Đại, "đại điểm quần thần" có nghĩa như thế...
Mỗi người giải thích một cách, ai cũng cho rằng mình đúng. Tới khi ai nấy ra về hết, mới có một người lại gần nói khẽ với Thủ Tướng:
-Bọn đó nó nói xấu Thủ Tướng đấy. "Đại điểm" là cái "chấm to". "Quần thần" là kẻ "bầy tôi". "Chấm to bầy tôi" nói lái lại là "Chó Tâm bồi Tây".
*
Có một ông quê ở làng Động Trung, tỉnh Thái Bình, tuổi trung niên có thời mở cửa hàng bán mộc tồn để làm kế sinh nhai. Sau này khá giả, bỏ nghề. Có một năm kia mở tiệc mừng thọ.
Có người đem tặng bức hoành phi khắc ba chữ:
ĐỘNG TRUNG XUÂN
Động trung xuân có nghĩa là làng Động Trung trẻ mãi vì chữ Xuân còn hàm nghĩa trẻ trung, rất hợp với lời chúc thọ.
Chủ nhân treo lên được vài tuần, bỗng bảo người nhà hạ xuống, đem ra chẻ củi, ai hỏi tại sao cũng không nói. Mãi sau mới có người đoán ra được rằng trong bài thơ "Thiên Thai" có hai câu:
Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt
Thần thần khuyển phệ động trung xuân.
(Văng vẳng bên non gà gáy nguyệt
Oang oang trước động chó chào xuân).
Thơ thì hay thật, nhưng khổ nỗi trước chữ "Động trung xuân" lại là chữ "khuyển phệ" - chó sủa - ý người tặng muốn xỏ chủ nhân về chuyện đã từng làm nghề bán thịt chó. Chủ nhân đã muốn quên đi chuyện ấy từ lâu, nay có người nhắc lại nên giận là phải.
*
Có một ông từng làm kép hề trên sân khấu, khi về già mở tiệc lên lão. Có người mừng một bức trướng:
TỬ TÔN THẰNG THẰNG
có nghĩa là con cháu đông đúc. Chủ nhân cứ thế treo lên vì có người bàn rằng bốn chữ ở chương Chung tư, Chu Nam trong kinh Thi. Chủ nhân không ngờ rằng người tặng bức trướng đã đem nghề cũ của mình ra diễu vì nguyên văn hai câu trong Chung tư là:
"Chung tư vũ, hoăng hoăng hề, nghi nhĩ tử tôn, thằng thằng hề".
Chữ "hề" trong các bài hát cổ chỉ là tiếng đệm cuối câu, không mang ý nghĩa gì. Nhưng trong trường hợp này thì trở thành câu nói mĩa: "tử tôn thằng thằng... hề".
Cách mĩa mai như vậy hoặc cố tình moi móc về nghề bán "mộc tồn" ở trên cũng thế, so với đời bây giờ thì có vẻ hẹp hòi cố chấp và không hợp thời, nhưng đây là chuyện xảy ra dưới thời Pháp thuộc.
*
Thời còn thuộc Pháp ở Nam Định có một ông chuyên buôn đồ cổ. Vì nghề ông sưu tầm được nhiều bộ ấm chén, lọ sứ, độc bình, bát đĩa cổ rất quý. Ông cũng là người có theo đòi nghiên bút nhưng thi không đỗ nên xoay qua nghề buôn bán. Có Tây thực dân tên Cognacq là người có quyền thế lại cũng mê sưu tầm đồ cổ. Ông nhà buôn liền làm thân, nay tặng món này, mai món kia, toàn là những đồ cổ đời Thanh, đời Minh rất quý.
Dần dần được lòng quan Tây, coi như người nhà. Một ngày kia, ông được quan Tây đặc cách bổ đi làm Tri huyện ở một Huyện vùng trung du. Vì ông không đỗ đạt gì mà được bổ làm quan nên nhiều người vẫn gọi xách mé theo nghề cũ của ông là Huyện Chén; gọi mãi thành tên.
Làm quan ở trung du vài năm, ông bị chứng sốt rết ngã nước qua đời. Linh cữu đưa về quê hương ở Nam Định mai táng. Có ông nhà Nho viếng bốn chữ lấy trong Sở từ:
TỐNG QUÂN NAM PHỐ
Ai cũng phải chịu là hay, vì câu này có nghĩa: Tiễn đưa ông ở Nam phố, có vẻ tha thiết với bạn, chữ Nam phố lại cùng nghĩa với quê hương của ông Huyện.
Thật ra cái ẩn ý của người viếng câu này lại nằm ở chỗ khác. Ai cũng biết trong bộ đồ trà nào, ngoài cái ấm còn có một chén "tống" và bốn chén "quân". Chén tống, chén quân thì nói quá rõ cái nghề của quan Huyện có tên là Huyện Chén, ai chẳng biết. Nào phải mến tiếc đưa tiễn gì đâu.
*
Cũng thời thuộc Pháp ở miền Bắc có một ông thời trẻ có làm nghề lái lợn. Sau này bỏ nghề theo binh nghiệp lên quan. Khi mở tiệc mừng thọ có người đem tặng bức hoành phi có hai chữ to tổ bố:
ĐẠI LAI
bèn lấy làm mừng rỡ đem treo. "Những điều vĩ đại, lớn lao nó cứ trở lại mãi" thì tốt quá rồi còn muốn gì hơn nữa.
Sau, có người cắt nghĩa "đại lai" có nghĩa là "lớn lại", nói lái thành “lái lợn” mới biết là mình bị chơi xỏ.
Mai Luong chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Nhà nho thâm thúy
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) trong một lần đi kinh lý miền Bắc, đến một làng nọ rất nổi tiếng văn học
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) trong một lần đi kinh lý miền Bắc, đến một làng nọ rất nổi tiếng văn học. Dân làng làm rất nhiều cổng chào, cổng chào nào cũng dán đầy những câu ca ngợi thịnh đức của Thủ Tướng. Các nhân viên đi theo liền chép lại tất cả các câu ấy để trình lên cấp trên để lấy điểm. Thủ Tướng rất lấy làm bằng lòng, chỉ có hơi thắc mắc mấy chữ đại tự trên một bức hoành:
ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN
Có người giải thích rằng, Thủ Tướng đi kinh lý tức là đã làm một cuộc điểm mặt tất cả các quần thần, mà đây cũng là một cuộc tổng điểm danh lớn, nên người ta mới dâng câu mừng "Đại điểm quần thần".
Có người lại bàn rằng Thủ Tướng là người đứng đầu các quan chức là người nổi bật trong số các quần thần của Hoàng đế Bảo Đại, "đại điểm quần thần" có nghĩa như thế...
Mỗi người giải thích một cách, ai cũng cho rằng mình đúng. Tới khi ai nấy ra về hết, mới có một người lại gần nói khẽ với Thủ Tướng:
-Bọn đó nó nói xấu Thủ Tướng đấy. "Đại điểm" là cái "chấm to". "Quần thần" là kẻ "bầy tôi". "Chấm to bầy tôi" nói lái lại là "Chó Tâm bồi Tây".
*
Có một ông quê ở làng Động Trung, tỉnh Thái Bình, tuổi trung niên có thời mở cửa hàng bán mộc tồn để làm kế sinh nhai. Sau này khá giả, bỏ nghề. Có một năm kia mở tiệc mừng thọ.
Có người đem tặng bức hoành phi khắc ba chữ:
ĐỘNG TRUNG XUÂN
Động trung xuân có nghĩa là làng Động Trung trẻ mãi vì chữ Xuân còn hàm nghĩa trẻ trung, rất hợp với lời chúc thọ.
Chủ nhân treo lên được vài tuần, bỗng bảo người nhà hạ xuống, đem ra chẻ củi, ai hỏi tại sao cũng không nói. Mãi sau mới có người đoán ra được rằng trong bài thơ "Thiên Thai" có hai câu:
Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt
Thần thần khuyển phệ động trung xuân.
(Văng vẳng bên non gà gáy nguyệt
Oang oang trước động chó chào xuân).
Thơ thì hay thật, nhưng khổ nỗi trước chữ "Động trung xuân" lại là chữ "khuyển phệ" - chó sủa - ý người tặng muốn xỏ chủ nhân về chuyện đã từng làm nghề bán thịt chó. Chủ nhân đã muốn quên đi chuyện ấy từ lâu, nay có người nhắc lại nên giận là phải.
*
Có một ông từng làm kép hề trên sân khấu, khi về già mở tiệc lên lão. Có người mừng một bức trướng:
TỬ TÔN THẰNG THẰNG
có nghĩa là con cháu đông đúc. Chủ nhân cứ thế treo lên vì có người bàn rằng bốn chữ ở chương Chung tư, Chu Nam trong kinh Thi. Chủ nhân không ngờ rằng người tặng bức trướng đã đem nghề cũ của mình ra diễu vì nguyên văn hai câu trong Chung tư là:
"Chung tư vũ, hoăng hoăng hề, nghi nhĩ tử tôn, thằng thằng hề".
Chữ "hề" trong các bài hát cổ chỉ là tiếng đệm cuối câu, không mang ý nghĩa gì. Nhưng trong trường hợp này thì trở thành câu nói mĩa: "tử tôn thằng thằng... hề".
Cách mĩa mai như vậy hoặc cố tình moi móc về nghề bán "mộc tồn" ở trên cũng thế, so với đời bây giờ thì có vẻ hẹp hòi cố chấp và không hợp thời, nhưng đây là chuyện xảy ra dưới thời Pháp thuộc.
*
Thời còn thuộc Pháp ở Nam Định có một ông chuyên buôn đồ cổ. Vì nghề ông sưu tầm được nhiều bộ ấm chén, lọ sứ, độc bình, bát đĩa cổ rất quý. Ông cũng là người có theo đòi nghiên bút nhưng thi không đỗ nên xoay qua nghề buôn bán. Có Tây thực dân tên Cognacq là người có quyền thế lại cũng mê sưu tầm đồ cổ. Ông nhà buôn liền làm thân, nay tặng món này, mai món kia, toàn là những đồ cổ đời Thanh, đời Minh rất quý.
Dần dần được lòng quan Tây, coi như người nhà. Một ngày kia, ông được quan Tây đặc cách bổ đi làm Tri huyện ở một Huyện vùng trung du. Vì ông không đỗ đạt gì mà được bổ làm quan nên nhiều người vẫn gọi xách mé theo nghề cũ của ông là Huyện Chén; gọi mãi thành tên.
Làm quan ở trung du vài năm, ông bị chứng sốt rết ngã nước qua đời. Linh cữu đưa về quê hương ở Nam Định mai táng. Có ông nhà Nho viếng bốn chữ lấy trong Sở từ:
TỐNG QUÂN NAM PHỐ
Ai cũng phải chịu là hay, vì câu này có nghĩa: Tiễn đưa ông ở Nam phố, có vẻ tha thiết với bạn, chữ Nam phố lại cùng nghĩa với quê hương của ông Huyện.
Thật ra cái ẩn ý của người viếng câu này lại nằm ở chỗ khác. Ai cũng biết trong bộ đồ trà nào, ngoài cái ấm còn có một chén "tống" và bốn chén "quân". Chén tống, chén quân thì nói quá rõ cái nghề của quan Huyện có tên là Huyện Chén, ai chẳng biết. Nào phải mến tiếc đưa tiễn gì đâu.
*
Cũng thời thuộc Pháp ở miền Bắc có một ông thời trẻ có làm nghề lái lợn. Sau này bỏ nghề theo binh nghiệp lên quan. Khi mở tiệc mừng thọ có người đem tặng bức hoành phi có hai chữ to tổ bố:
ĐẠI LAI
bèn lấy làm mừng rỡ đem treo. "Những điều vĩ đại, lớn lao nó cứ trở lại mãi" thì tốt quá rồi còn muốn gì hơn nữa.
Sau, có người cắt nghĩa "đại lai" có nghĩa là "lớn lại", nói lái thành “lái lợn” mới biết là mình bị chơi xỏ.
Mai Luong chuyển